26/04/2018, 12:36

Bài 1.57 trang 38 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12: Chứng minh rằng giao điểm I của hai tiệm cận của (C) là tâm đối xứng...

Chứng minh rằng giao điểm I của hai tiệm cận của (C) là tâm đối xứng của (C).. Bài 1.57 trang 38 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12 – Ôn tập Chương I – Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số. (y = {{x + 2} over {x – 3}}) ...

Chứng minh rằng giao điểm I của hai tiệm cận của (C) là tâm đối xứng của (C).. Bài 1.57 trang 38 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12 – Ôn tập Chương I – Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số

a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số.

 (y = {{x + 2} over {x – 3}})                               

b) Chứng minh rằng giao điểm I của hai tiệm cận của (C) là tâm đối xứng của (C).

c) Tìm điểm M trên đồ thị của hàm số sao cho khoảng cách từ M đến tiệm cận đứng bằng khoảng cách từ M đến tiệm cận ngang.

Hướng dẫn làm bài:

a) 

b) Tiệm cận đứng là đường thẳng x = 3.

     Tiệm cận ngang là đường thẳng y = 1.

Do đó, giao điểm của hai đường tiệm cận là I(3; 1). Thực hiện phép biến đổi:

(left{ matrix{
x = X + 3 hfill cr
y = Y + 1 hfill cr} ight.)                                                          

Ta được (Y + 1 = {{X + 5} over X} Leftrightarrow  Y = {{X + 5} over X} – 1 Leftrightarrow Y = {5 over X})

Vì (Y = {5 over X}) là hàm số lẻ nên đồ thị (C) của hàm số này có tâm đối xứng là gốc tọa độ I của hệ tọa độ IXY.

c) Giả sử (M({x_0};{y_0}) in (C)) . Gọi d1 là khoảng cách từ M đến tiệm cận đứng và d2 là khoảng cách từ M đến tiệm cận ngang, ta có:

  ({d_1} = |{x_0} – 3|,{d_2} = |{y_0} – 1| = {5 over {|{x_0} – 3|}})                        

Có hai điểm thỏa mãn đầu bài, đó là hai điểm có hoành độ  ({x_0} = 3 pm sqrt 5 )

0