Cây hoa lài là cây gì?
Hoa lài được người dân biết đến là một loài hoa màu trắng tinh khôi và có hương thơm man mác. Hoa tượng trưng cho tình bạn vĩnh cửu và tình yêu chung thủy. Tuy hoa lài nhỏ bé nhưng chúng lại có tác dụng rất nhiều các tác dụng tốt cho cơ thể như trị mất ngủ, trị cảm lạnh, đau đầu sốt… Hôm ...
Hoa lài được người dân biết đến là một loài hoa màu trắng tinh khôi và có hương thơm man mác. Hoa tượng trưng cho tình bạn vĩnh cửu và tình yêu chung thủy. Tuy hoa lài nhỏ bé nhưng chúng lại có tác dụng rất nhiều các tác dụng tốt cho cơ thể như trị mất ngủ, trị cảm lạnh, đau đầu sốt… Hôm nay caythuocdangian.com sẽ cùng các bạn đọc tìm hiểu về loài cây này nhé.
Nội dung bài viết gồm:
Cây hoa là cây có xuất xứ từ khu vực Đông Nam Á, hoa lài là tên gọi ở miền Nam Việt Nam còn ở miền Bắc người ta gọi là hoa nhài. Tên khoa học là Jasminum sambac Ait, thuộc họ Nhài Oleaceae.
Đặc điểm của cây
Thành phần hóa học
Qua nghiên cứu hoa của cây hoa lài ngời ta đưa ra được kết luận như sau:
Trong hoa nhài có chất béo thơm chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Thành phần chủ yếu của chất béo thơm đó là chất parafin, este formic axeticbenzoic- linalyl, este anthranili metyl và indol.
Khu vực phân bố
Hoa lài phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Và phân bố khắp Việt Nam với nhiều mục đích nhưng đa số là làm cảnh.
Tác dụng của cây
Cây hoa lài có rất nhiều công dụng trong cuộc sống.Ở một số nước người ta vẫn thường dùng ha lài để ướp trà. Bạn chỉ cần chọn một bông hoa trà dang nở và cho vào ấm trà của mình là bạn đã có những tách trà có hương thơm đậm đà khó quên. Ngoài tác dụng ướp trà người ta còn dùng cây hoa lài làm cảnh vì:
Lá cây có thể thu hoạch quanh năm. Hoa thì nên thu vào lúc hoa mới nở. Tất cả đem về phơi khô và dùng dần.
Hoa nhài và lá nhài có vị cay, ngọt nhưng lại có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tốt cho xương khớp. Vì vậy nếu bạn là người máu nóng, hay nổi mụn và hay bị nhiệt thì bài thuốc từ hoa nhài chắc chắn sinh ra để dành cho bạn.
Không chỉ có lá và hoa lài có thể dùng làm thuốc mà còn rễ cây hoa lài cũng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Rễ ngoài có vị cay ngọt chuyên trị thanh nhiệt giải độc còn có tác dụng trấn thống. Tuy nhiên trong rễ hoa lài có độc nên cần phải có các bước xử lý chất độc trước khi chế biến dược liệu. Rễ cây chuyên trị mất ngủ, điều trị vết thương do ngã. Lưu ý chỉ dùng bên ngoài vì rễ có chất độc.
Cách sử dụng: rễ, hoa, lá tổng 3 – 6 g dùng cho vết thương bị ngã, không xây sát.
Công dụng chữa bệnh của Hoa lài
1. Trị đau mắt
Cách dùng: Đun nước sôi rồi thả 6 gam hoa nhài vào, dùng nước này để ấm và rửa mắt hoặc để nóng để xông mắt.Có thể kết hợp cùng một số vị thuốc khác như kim ngân,…Trộn một ít nước này với lòng trắng trứng và đắp ngoài mắt.
2. Trị mất ngủ
Nếu bạn bị những cơn khó ngủ hành hạ thì bài thuốc trị mất ngủ từ rễ cây hoa lài sẽ đem đến cho bạn một giấc ngủ ngon. Dùng 1 đến 1,5 gam rễ cây nhài để uống. Vì trong rễ cây ha lài có chưa một lượng nhỏ chất độc nên bạn không nên lạm dụng vì quá liều có thể gây ngộ độc.
3. Trị cảm lạnh, sốt
Cách dùng: Chỉ cần 3 gam hoa lài và 6 gam lá trà xanh là có thể khắc phục cơn sốt của bạn. Có thể cho thêm 1 gam thảo quả để hiệu quả cao hơn.
4. Trị rôm sảy, ngứa ngáy:
Cách dùng: Lấy lá cây hoa lài rửa sach rồi vò nát với nước tắm. Có thể dùng chung với lá khế để có tác dụng tốt hơn. Dùng được cho cả trẻ em và người lớn.
5. Trị đau bụng, tiêu chảy
Cách dùng: Hoa nhài tươi (6 gam) cộng hậu phác và sơn tra. Sắc nước uống sẽ triệt để đau bụng và tiêu chảy.
6. Giúp lành vết gãy xương, rạn xương đau nhức
Cách dùng: Rễ lài bóc lấy vỏ có thể dùng kèm với lá của cây cà độc dược. Mỗi loại một nắm nhỏ cho vào giã (không giã nát) sau đó sao với rượu hoặc giấm rồi đắp và bó lên chỗ đau.
7. Làm da đẹp, căng tràn sức sống
Với chị em phụ nữ làm đẹp là một nhu cầu tất yếu, ai cũng muốn có một làn da trắng sáng, căng tràn sức sống. Vậy bạn hãy thử làm mặt nạ từ nước cánh hoa lài và lòng trắng trứng nhé.Đắp hỗn hợp lên mặt sau 15 phút thì rửa sạch.Lặp lại việc này hàng ngày bạn sẽ tháy sự thay đổi rõ rệt trên làn da của mình.
8. Trị ho ra máu
Cách dùng: Giã nát hoa nhài rồi thêm mật ong và uống.
9. Khó tiểu tiện, đái giắt
Cách dùng: sắc nước có thành phần từ hoa và mật ong. Uống vào sẽ có tác dụng tức thì. Vì hoa lài có tính thanh nhiệt mà đái giắt là do cơ thể bị nóng trong.
10. Chữa đau lưng, đau đầu gối, chân không có lực
Cách dùng: 1 lạng hoa nhài hầm với 3 lạng chân giò lợn. Ăn cả cai và nước.
11. Trị kinh nguyệt không đều
Cách làm: rễ nhài phơi 3 lầ sắc 3 lần, uống thay nước lọc. Sẽ giúp khí huyết lưu thông giúp vòng kinh đều đặn trở lại.
12. Trị lở loét ở trẻ nhỏ
Cách làm: rửa sạch mủ bằng nước sôi để nguội rồi dùng lá nhài đã giã nhỏ đắp lên vết loét.
13. Giúp giảm cân
Cân nặng là mối lo của nhiều người. cư thể có quá nhiều cholesteron sẽ tiềm ẩn rất nhiều loại bệnh ngủy hiểm. Để giảm cân bạn chỉ cần khoảng 20 bông hoa nhài cộng 1 khối đậu hũ.
Cách làm: rửa sach hoa lài bằng nước muỗi sau đó để ráo nước, cho đậu thái miếng cho vào chảo rán đều 2 mặt sau đó thả hoa vào chảo thêm dầu và xì dầu và đảo, thêm nước rồi đun lửa nhỏ trong vòng 3 đến 5 phút.
14. Chữa viêm tuyến vú
Cách làm: lấy một nắm lá nhài rửa sạch, vẩy sach nước rồi giã nát và đắp nên vú.
15. Có khả năng ngăn ngừa ung thư
Theo một nghiên cưu cho thấy trà hoa nhài có khả năng ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến do có chứa chất làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư.
Các bạn có thể xem thêm : Hạt hướng dương cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư
16. Tăng đề kháng cho cơ thể
Hoa trà có lài có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, mà vi khuẩn và một số vi sinh vật khác lại gây hại cho cơ thể con người nên hoa lài góp phần giúp tăng sức đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh tật một cách tốt hơn.
17. Kích thích tình dục
Hoa nhài có hương thơm quyến rũ nên là một loại chất kích thích cực mạnh. Dùng hoa nhài thường xuyên sẽ giúp cải thiện và nâng cao sinh lý.Tăng cường tình cảm chốn phòng the. Tuy nhiên nên uống trà hoa nhài sau khi ăn.
Cách chăm sóc Hoa lài
Có thể nhân giống bằng cách thân hoặc giâm cành già. Nên trồng vào khoảng tháng 2 dến tháng tư vì khi đo tiết trời ấm áp tạo điều kiện cho cây phát triển tuyệt đối.
Cây dễ trồng, ít sâu bệnh. Không nên trồng nơi có ánh sáng mạnh.
Sau mỗi đợt hoa nên cắt và tỉa cành, bón thúc để cây phát triển vượt trội hơn và mùa hoa tới.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về Hoa lài mà caythuocdangian.com muốn chia sẻ cho bạn đọc. Mong rằng với kiến thức này sẽ giúp được bạn đọc trong cuộc sống. Hãy để lại bình luận nếu có câu hỏi về loài hoa này nhé.