Ẩm thực: Tiết kiệm được cả núi tiền nhờ biết cách bảo quản thực phẩm thông minh
1. Dâu tây, dấm và nước Trộn tỉ lệ 1:10 giấm táo và nước. Rửa dâu tây trong dung dịch này, để ráo nước, đặt chúng vào một bát giấy lót và cho vào trong tủ lạnh. Cách này sẽ giúp dâu trở nên tươi và ngon hơn. 2. Cần tây, bông cải xanh, rau diếp và giấy bạc ...
1. Dâu tây, dấm và nước
Trộn tỉ lệ 1:10 giấm táo và nước. Rửa dâu tây trong dung dịch này, để ráo nước, đặt chúng vào một bát giấy lót và cho vào trong tủ lạnh. Cách này sẽ giúp dâu trở nên tươi và ngon hơn.
2. Cần tây, bông cải xanh, rau diếp và giấy bạc
Dừng giấy bạc để gói phần gốc của bông cải xanh, cần tây, hoặc rau diếp, chúng sẽ tươi và giòn trong 2-3 tuần hoặc lâu hơn.
3. Pho mát, giấy da
Pho mát sẽ bảo quản được lâu hơn nếu bạn quấn nó trong giấy da và đặt trong một bát gốm hoặc thủy tinh. Bạn cũng có thể đặt nó vào một hộp nhựa, nhưng phải mở nắp. Sau đó đem để vào ngăn mát của tủ lạnh.
4. Quả mơ, khay trứng
Nếu lỡ mua quá nhiều quả mơ, cách bảo quản tốt nhất là đặt chúng trong một hộp, gói trong giấy da. Bạn cũng có thể sử dụng khay trứng và đặt trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 10-15°C.
5. Phô mai, đường hoặc muối
Đặt một gói pho mát vào một cái hộp, rưới đường lên bên trên và đậy nắp sau đó để trong tủ lạnh. Bạn cũng có thể bảo quản bằng một cách khác, đổ một lớp muối vào một cái hộp, đặt gói phô mai vào, phủ lên một lớp vải mềm, sau đó đậy nắp lại.
6. Nho và sợi dây
Cột nho bằng những sợi dây, treo chúng ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát, lưu ý giữ cho nho để chúng chạm vào nhau càng ít càng tốt. Như vậy bạn sẽ bảo quản nho lâu hơn là để chúng trong một cái hộp.
7. Gừng, nước đun sôi hoặc giấy da
Nếu bảo quản trong tủ đá, gừng vẫn giữ được mùi vị nhưng những dưỡng chất trong đó đã bay biến hết. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giữ nó tươi trong một thời gian dài, hãy phơi chúng dưới ánh mặt trời, sau đó bọc trong giấy da và đặt ở nơi mát mẻ. Một cách khác là ngâm trong nước đun sôi và đặt trong tủ lạnh cũng hiệu quả lắm đấy.
8. Hành lá, chai lọ, tủ đông
Một cách đơn giản để giữ hành là được lâu là rửa sạch, để ráo nước sau đó thái nhỏ và cho vào trong một chai nhựa, đem để vào tủ đá.
9. Cà chua cuống lên hoặc xuống
Nếu cà chua chưa chín, bạn hãy đặt chúng vào một túi giấy, để ở nơi thoáng mát và để cuống cà chua hướng xuống. Còn đối với cà chua chín, nên để bảo quản với nhiệt độ bình thường, cuống hướng lên, tốt nhất là không nên đặt gần những trái cây chín khác.
10. Cá, đá
Các tủ lạnh trung bình không thể đảm bảo nhiệt độ thích hợp để chứa cá tươi, hãy đặt cá vào một hộp nước đá, bạn có thể kéo dài thời hạn sử dụng của nó lên 2-3 ngày.
11. Rau, nước, túi nhựa
Bạn có thể dễ dàng bảo quản rau tươi của mình bằng cách đặt thân cây vào một bát nước và phủ lên đó 1 cái túi nhựa, sau đó đưa chúng vào một nơi mát mẻ.
12. Táo, giấy
Nếu bạn mua hơi nhiều táo, bạn có thể bảo quản bằng cách bọc từng quả riêng vào giấy gói, hoặc giấy da, đặt chúng ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
13. Nấm, hộp, bát, hoặc túi giấy
Nấm mua về, làm sạch và cắt bỏ phẩn bị hỏng, để ráo nước. Đặt chúng trong tủ lạnh trong một túi giấy, một hộp nhựa hoặc một cái bát phủ khăn ăn.
14. Dưa hấu, tro, lưới, đất sét, rêu, hoặc rơm
Bao dưa hấu trong một miếng vải, và treo chúng trong lưới hoặc để trên kệ. Bạn cũng có thể bọc trong rơm, tro. Dưa hấu sẽ bảo quản được lâu nếu để trong tối.
15. Bơ, lò nướng
Phương pháp cổ xưa này cho phép bơ được giữ trong 1-3 năm. Đặt các bình khử trùng vào một tấm nướng bánh, và đặt bơ bên trong. Nướng bơ trong lò (230°F hay 110°C) trong 15-20 phút. Sau đó thêm nhiều bơ vào lọ, vặn nắp, để thêm 45 phút nữa. Sau đó làm mát và đặt lên kệ.
Trên đây là những cách bảo quản thực phẩm một cách tốt nhất, giúp giữ được lâu và không bị mất đi các chất dinh dưỡng. Các bà nội trợ hãy lưu lại ngay và sử dụng khi cần thiết.
Mỹ Anh/ Theo TTVH