02/06/2017, 13:20

Soạn bài Giao thức văn bản và phương thức biểu đạt văn 6

Soạn bài Giao thức văn bản và phương thức biểu đạt văn 6. 1. Văn bản mục đích và giao tiếp. – Để biểu đạt một điều gì đó cho người khác biết chúng ta cần: giao tiếp có thể giao tiếp bằng lời nói hoặc bằng chữ viết, để đối phương là người nghe có thể nắm được nội dung chúng ta cần biểu đạt. ...

Soạn bài Giao thức văn bản và phương thức biểu đạt văn 6. 1. Văn bản mục đích và giao tiếp. – Để biểu đạt một điều gì đó cho người khác biết chúng ta cần: giao tiếp có thể giao tiếp bằng lời nói hoặc bằng chữ viết, để đối phương là người nghe có thể nắm được nội dung chúng ta cần biểu đạt. – Khi biểu đạt không nhất thiết chúng ta phải diễn đạt nó quá dài dòng và nhiều câu chỉ cần một câu đầy đủ và hoàn thiện chúng ta cũng có thể để cho người nghe hiểu được ...

.

1. Văn bản mục đích và giao tiếp.

– Để biểu đạt một điều gì đó cho người khác biết chúng ta cần: giao tiếp có thể giao tiếp bằng lời nói hoặc bằng chữ viết, để đối phương là người nghe có thể nắm được nội dung chúng ta cần biểu đạt.

– Khi biểu đạt không nhất thiết chúng ta phải diễn đạt nó quá dài dòng và nhiều câu chỉ cần một câu đầy đủ và hoàn thiện chúng ta cũng có thể để cho người nghe hiểu được nội dung mình biểu đạt.

– Để biểu đạt đầy đủ và trọn vẹn những tư tưởng của mình với người nghe thì chúng ta nên biểu đạt bằng văn bản, một văn bản phải rõ ràng có mở đầu và có nội dung câu chuyện một cách rõ ràng.

– Câu ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền, dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai:

Câu ca dao trên sáng tác nhằm dăn dậy cho con người cần kiên trí bền bỉ có lòng kiên định vững chắc không vì những lời nói hay một nhân tố tác động mà thay đổi quyết định của mình.

Chủ đề tư tưởng trong câu ca dao trên nói về sự kiên trì bền bỉ và ý chí quyết tâm hoàn thành được mục tiêu của mình.

Câu 6 và câu 8 có quan hệ về vần với nhau: bền –nền, nó tạo ra sự nhấn mạnh về ý chí của con người, luôn vững vàng không vì chút hoàn cảnh thay đổi mà mất đi ý chí kiên cường, hai câu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau câu trước nêu ra quan điểm và câu sau là giải thích cho quan điểm đó.
Câu ca dao trên đã biểu đạt một ý trọn vẹn: Nó là một văn bản để khuyên ngăn con người nên sống có ý chí và lòng kiên định.

Có thể coi lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong ngày lễ khai giảng đầu năm là một văn bản vì: Nó thường có lời mở đầu và nêu bật chủ đề trong bài phát biểu đó, câu mở đầu thường nói về nội dung và lý do, các câu trong một văn bản phát biểu nó có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một liên kết và nó có ý nghĩa biểu đạt rất lớn, những lời nói của thầy cô được sâu chuổi thành một sự kiện dài có đầu có kết thúc và nó mang ý nghĩa biểu đạt rất lớn.

Khi viết một bức thư cho bạn bè chúng ta nên thiết lập một văn bản, văn bản ở đây chúng ta một biểu đạt nó chứa đựng những nội dung tư tưởng tình cảm và những nguyện vọng của mình đối với đối phương, bức thư đó thường nói về nội dung tư tưởng và ý nghĩa của việc ta tạo lập là giúp cho sự kiện trong văn bản đó nó được thống nhất và người nghe cũng có thể dễ tiếp thu những điều chúng ta cần diễn đạt.

Bài thơ, truyện kể, câu đối phải là một văn bản bởi nó chưa đựng những nội dung nhất định, thống nhất và tạo nên một phong cách hiểu dễ dàng và tiện lợi hơn.

Đơn xin và thiếp mời cũng là một văn bản vì nó chứa nội dung chúng ta cần biểu đạt đối với thiếp mời chứa nội dung và lý do mời, … để người đọc hiểu được nội dung của câu chuyện.

=>Văn bản là một chuỗi lời nói được người nói sử dụng để thống nhất một chủ đề nó có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất từ nội dung đến hình thức nó nêu bật ý kiến và tư tưởng của người nói muốn biểu đạt. Nó là một phương tiện và mục đích của giao tiếp để người khác hiểu được nội dung và mục đích của cuộc nói chuyện.

2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt trong văn bản.

Với mục đích và cách thức giao tiếp có thể lựa chọn những phương thức biểu đạt phù hợp: Trình bày diễn biến của sự việc, tái hiện lại trạng thái của sự việc, bày tỏ tình cảm cảm xúc, giới thiệu đặc điểm tính chất phương pháp, trình bày ý muốn quyết định nào đó  của con người.

Trong văn tự sự mục đích giao tiếp thường là tái hiện lại trạng thái của sự việc, văn biểu cẩm bày tỏ tình cảm cảm xúc, nghị luận giới thiệu đặc điểm tính chất phương pháp, thuyết minh trình bày diễn biến của sự việc, hành chính công vụ trình bày ý muốn quyết định nào đó của con người.

Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố: thuộc kiểu trình bày ý kiến muốn quyết định nào đó của con người.

Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá: trình bày diễn biến của câu chuyện.

Giới thiệu lại quá trình thành lập: tái hiện lại trạng thái của sự việc

Bày tỏ lòng yêu bóng đá: bày tỏ tư tưởng tình cảm, cảm xúc.

Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém làm ảnh hưởng không tố tới việc học tập và công tác của nhiều là giới thiệu đặc tính phương pháp.

Bài tập.

1. Văn bản dưới đây sử dụng phương pháp tự sự, câu chuyện đang kể lại truyện Tấm Cám.

2. Sử dụng phương pháp miêu tả.

3. Sử dụng phương pháp nghị luận, đây là lời kêu gọi học sinh nên cố gắng học tập và rèn luyện.

4. Bày tỏ tình cảm cảm xúc của người đọc.

5.Thuyết minh về một vấn đề.

6. Giới thiệu về sự quay của trái đất.

Truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản: tự sự đây là kể lại truyền thuyết và gốc tích ra đời của tổ tiên.

0