02/06/2017, 13:20

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió của Xéc-van-tét

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) của Xéc-van-tét I.Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả Xéc-van-tét (1547-1616) không chỉ là nhà văn nổi tiếng của đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp mà còn là một nhà văn nổi tiếng thế giới. Ông là một người có tài năng và trí tuệ với trái ...

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) của Xéc-van-tét I.Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả Xéc-van-tét (1547-1616) không chỉ là nhà văn nổi tiếng của đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp mà còn là một nhà văn nổi tiếng thế giới. Ông là một người có tài năng và trí tuệ với trái tim tràn ngập yêu thương, nhân đạo, ông đã mang hết tâm huyết của mình hiến dâng để lại cho đời những kiệt tác bất hủ. Trong đó có cuốn tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê, ông viết ...

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) của Xéc-van-tét

I.Tìm hiểu tác giả – tác phẩm
1. Tác giả

Xéc-van-tét (1547-1616) không chỉ là nhà văn nổi tiếng của đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp mà còn là một nhà văn nổi tiếng thế giới. Ông là một người có tài năng và trí tuệ với trái tim tràn ngập yêu thương, nhân đạo, ông đã mang hết tâm huyết của mình hiến dâng để lại cho đời những kiệt tác bất hủ. Trong đó có cuốn tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê, ông viết cuốn tiểu thuyết này khi thời đại của lối sống hiệp sĩ đã qua rồi. Trong xã hội lúc bấy giờ vẫn còn không ít người nuối tiếc một quá khứ đó và cố tìm kiếm cho mình những hồi ức bằng những ảo vọng, những lí tưởng phù du, xa rời thực tế. Họ say mê đọc những cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp và rồi họ hành động theo những nhân vật tỏng tiểu thuyết ấy. Xác-van-tét đã nhận thấy rõ căn bệnh xã hội và đã viết cuốn tiểu thuyết gửi gắm trong đó những thông điệp, tư tưởng, triết lý của chính mình trước hiện tượng đó.

2. Tác phẩm
a. Nội dung

Trích đoạn đánh nhau với cối xay gió được trích từ tiểu thuyết cùng tên của ông, đây không phải tác phẩm ông ca ngợi tinh thần hiệp sĩ mà là để phê phán một tư tưởng đã quá lỗi thời. Ông xây dựng nhân vật của mình mang những lý tưởng cao đẹp nhưng lại phi thực tế, do đó không soa thực hiện nổi cái lý tưởng của mình bởi sức lực và hoàn cảnh xã hội không còn như trước. Những thất bại liên tiếp trong trạng thái u mê của nhân vật chính, đó cũng là nhân vật đại diện để giúp tác giả thông qua đó muốn nhắc nhở cảnh tỉnh đối với những con người chỉ thích sống trong hoài niệm và mang những lý tưởng viển vông.

b. Bố cục

– Từ đầu đến không cân sức: Nhận thức của Đôn-ki-hô-tê.
– Tiếp theo….đến ngã văng ra: Đôn-ki-hô-tê gây chiến với cối xay gió.
– Phần còn lại: Quan niệm của hai thầy trò sau những sự việc xảy ra.


II. Đọc – hiểu văn bản

1. Xecvantet viết Đôn Ki-hô-tê không  phải để ca ngợi một con người có khí chất anh hùng hiệp sĩ mà ý nghĩa mang trong đó sự việc phê phán một tư tưởng đã quá lỗi thời. Nhân vật mà ông xây dựng nên mang một dáng vẻ bề ngoài gầy gò, già nua, đầu óc chứa những tư tưởng có thể rất cao sang nhưng nó mang tính phi thực tế. Đối với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ thì những tư tưởng đó không phù hợp nữa. Những thất bại liên tiếp của ông trong trạng thái như nửa mê nửa tỉnh. Tất cả nhà văn muốn qua hình ảnh nhân vật của mình để truyền đạt một triết lí mang những tư tưởng cảnh báo cho những người mà luôn thích sông strong hoài niệm mà không nhìn vào thực tại.


2. Cuộc đấu tranh về tư tưởng giữa một người giàu tư tưởng và một người bình thường:

Đấu tranh giữa Đôn ki hô tê và Xan chô, hai người đối lập nhau hoàn toàn, một người đọc rất nhiều sách kiếm hiệp và có vẻ bị u mê quá nặng bởi những sách kiếm hiệp đó và biến hành động của ông ta thành những hành động như trong phim kiếm hiệp vậy. Một người trái ngược lại là một người rất bình thường, một người nông dân hẳn là không được hoặc chưa bao giờ được đọc những cuốn sách, cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp nhưng lại mang một tư tưởng, suy nghĩ rất thực tế.

Hình ảnh cối xay gió – đó là sản phẩm do chính con người làm ra để phục vụ cho chính cuộc sống con người. Nhưng Đôn ki hô tê nhìn tưởng tượng ra là kẻ thù khổng lồ cần tiêu diệt để bảo vệ chính nghĩa. Cối xay gió như một cái gì đó xấu xa. Nhưng với Xanchopanxa thì nhìn bằng con mắt của người bình thường, coi cối xay gió chỉ là cối xay gió.

Một người không biệt nổi sự khác nhau giữa một chiếc cối xay gió và một tên khổng lồ độc ác. Tuy nhiên nếu đặt sự kiện này trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy thì có phần hợp lý. Bởi rằng khát vọng của Đôn ki hô tế được xây dựng từ sách vở, trong sách vở, chứ không phải ngoài thực tế, đó là từ những cuốn tiểu thuyết dày cộp.

Những suy nghĩ và khát vọng của Đôn ki hô tê là rất cao cả, chính nghĩa, đó là cái đẹp chân chính nhưng bởi cái dòng tư tưởng ấy không phù hợp với hoàn cảnh.

3. Đôn ki hô tê mặc cho lời can ngăn của Xan cho phân xa mà lao vào chiến đấu với cối xay gió:

Tinh thần chiến đấu của Đôn ki hô tê thật đáng ca ngợi nếu như đó là một cuộc đấu thật sự. Lão biết lượng sức mình, biết rằng cuộc giao tranh rất khó khăn nhưng vẫn quyết liệt xông vào, lão thét bảo xan chô lánh xa để một mình lão chiến đấu. Đối thủ của Đôn ki hô tê không phải những kẻ xấu xa, độc ác, tàn bạo mà là chiếc cối xay gió, nên hành động trở thành lố bịch.
Kết thúc cuối cùng là một thảm cảnh xảy ra cà người và ngựa của Đôn ki hô tê đều bị thương, một điều như thức tỉnh những u mê của Đôn ki hô tê.

4. Thử pháp nghệ thuật:

Bằng thủ pháp nghệ thuật tương phản được sử dụng tả từng chi tiết, từng câu, từng chữ. Tác giả đã làm nổi bật lên hai tính cách, hai hình ảnh đối lập: một bên là quá thực tế đến mức thô thiển, một quá lãng mạn đến mức viển vông.
Qua đó dựa vào những hành động của Đôn ki hô tê mà tác giả cho ta thấy được cần phê phán tính chất ảo tưởng, mơ hồ suy nghĩ viển vông.

0