25/05/2018, 17:18

CÂY MÍT RUỘT ĐỎ CHOAI

Cây mít ruột đỏ là loại trái cây ngon được rất nhiều người dân ưa chuộng. Quả mít thích hợp để ăn tươi, làm đồ uống hay làm nguyên liệu cho công nghệ sấy. Cây ít là loại thân gỗ, mủ có màu trắng đục, cây ghép ra trái sau hơn 2 năm trồng. Cây mít rất dễ trồng, không kén ...

Cây mít ruột đỏ là loại trái cây ngon được rất nhiều người dân ưa chuộng.Quả mít thích hợp để ăn tươi,  làm đồ uống hay làm nguyên liệu cho công nghệ sấy. Cây ít là loại thân gỗ, mủ có màu trắng đục, cây ghép ra trái sau hơn 2 năm trồng. Cây mít rất dễ trồng, không kén đất và sâu bệnh hại cây cũng ít hơn các loại cây trồng khác. Khi cây trưởng thành cao tối đa 5m, tán rộng 3-4m. Nhân giống cho cây mít chỉ có 2 cách duy nhất là ươm hạt và ghép cành. Quả mít ruột đỏ ăn vào có mùi thơm, độ ngọt thanh, giòn, ngon hơn mít nghệ truyền thống, thịt quả dày. Một trái có thể đạt tới 7 đến 8kg. Cây mít ghép sẽ cho trái sớm hơn cây mít ươm từ hạt, chống chịu sâu bệnh cao hơn, giữ phẩm chất tốt của cây mẹ.

Cự ly trồng hàng cách hàng và cây cách cây đều 4m, trồng xen kẽ thành hình tam giác. Hố trồng có đường kính miệng 0,8m, đường kính đáy hố 0,6m và sâu từ 0,6 - 0,7m. Phần đất mặt hố trồng (từ 0,3-0,4m) cần trộn với phân chuồng đã hoai, trước khi trồng nên bón lót thêm phân hữu cơ vi sinh. Từ 7-10 ngày sau khi trồng nên bón thúc 50g phân urê và 50g phân lân cho mỗi gốc mít; khi bón phân nên lưu ý rào rãnh cách gốc mít 10-15cm, sâu 4-5cm, rắc hỗn hợp urê và lân xuống đáy rãnh và lấp đất lại. Phải tưới đậm nước sau khi bón phân để đủ hòa tan phân cho cây hấp thụ, 3-4 ngày sau phải tưới đậm lại một lần nữa; đậy gốc mít bằng rơm hoặc cỏ khô.

Bệnh Thối gốc chảy nhựa.
- Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây, gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora xâm nhập.
- Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.
- Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt như Ridomyl, Aliette.
 Bệnh do Sâu rầy
Sâu đục thân, đục cành Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC.
Sâu đục trái
- Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.
- Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.
0