Ý tưởng dự án: Xây dựng chương trình hành động cải cách GD
1.1 Từ sau tháng 8/1945, GD Việt Nam (GDVN) đã có được một bước phát triển khá ấn tượng. Từ trạng thái hơn 95% dân số mù chữ năm 1945, đến nay nước ta đã có một hệ thống GD quốc dân hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học (ĐH), gần 94% dân cư từ ...
1.1 Từ sau tháng 8/1945, GD Việt Nam (GDVN) đã có được một bước phát triển khá ấn tượng. Từ trạng thái hơn 95% dân số mù chữ năm 1945, đến nay nước ta đã có một hệ thống GD quốc dân hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học (ĐH), gần 94% dân cư từ 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đi học trung bình của người dân đạt 7,3 năm1), chỉ số phát triển con người (HDI - theo UNDP) đạt 0,682, xếp thứ 101/174 nước trên thế giới. Đó là một thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, khi chuẩn bị bước sang thế kỷ thứ 21 trước xu thế hội nhập toàn cầu hóa, không một ai có thể an tâm với nền GD của chúng ta hiện nay, mặc dù hơn 10 năm qua, GDVN đã được xem là “quốc sách hàng đầu”.
- Có thể nhận thấy nền GD nước ta còn có những hạn chế cơ bản sau đây:
- Về sứ mệnh và mục tiêu, theo “Thông điệp hướng dẫn tư duy về GD trong thế kỷ 21” của UNESCO, bốn cột trụ của GD là "Học đểbiết, học để làm, học để sống với nhau và học để làm người". GDVN như chủ yếu chỉ là "học để làm", phần “học để sống với nhau, học để làm người” rất mờ nhạt trong nội dung chương trình . Nhưng ngay trong học để làm, "ky năng nhận thức", "kỹ năng xã hội" và tính thực tiễn cũng chưa được chú trọng. Vì vậy, "làm" cũng kém, chưa đáp ứng được yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nền GDVN cũng còn đang khá nặng nề về thi cử, bằng cấp.
- Về nội dung chương trình, quá hàn lâm, quá tinh hoa và quá nặng nề. Ở GD phổ thông, môn toán như là để đào tạo thành nhà toán học, môn tiếng Việt như là để đào tạo thành nhà ngôn ngữ học, trong khi hàng trăm ngàn người mới cần có một nhà toán học/ ngôn ngữ học2) GS. Bùi Trọng Liễu: Xưa có người bỏ hàng ngàn lạng vàng để học kỹ thuật giết rồng nhưng học rồi không biết để làm gì vì có rồng đâu mà giết.2). Vì vậy, có nhiều nội dung mang tính “đánh đố” nên phần lớn học sinh bị quá tải cả về trí lực và thể lực. Ở GDĐH, cấu trúc chương trình cũng lạc hậu, nặng nề, quá chú trọng đến câu hỏi “tại sao” (chỉ thích hợp cho khoảng 10% số người học) mà không hướng đến việc “giải quyết vấn đề” (cho số đông). Mặt khác, chương trình còn thiếu mảng GD tổng quát (GDTQ)3) Qua một khảo sát về “GDĐH và Xã hội” gần đây (2000) người ta đã mô tả được một ngườicó GDTQ tốt là người: “(1) Có khả năng nghĩ, viết và truyền đạt một cách rõ ràng, thuyết phục, hiệu quả và có tính phê phán; (2) Am hiểu cách thu nhận kiến thức và cách nhận thức về vũ trụ, xã hội và chính bản thân mình; (3) Có kiến thức rộng về các nền văn hóa khác và thời đại khác; (4) Có khả năng ra-quyết-định có tính đến những yếu tố lịch sử; (5) Biết suy nghĩ một cách có hệ thống về các vấn đề luân lý, phẩm hạnh, đạo đức vv… và (6) Có kiến thức sâu về một lĩnh vực nào đó”. Có lẽ GDĐH VN tập trung chủ yếu vào nội dung (6).3), liên quan đến xã hội – nhân văn – nhận thức… để chuẩn bị cho cuộc sống của một công dân. Do đó, phần lớn sinh viên (SV), học sinh "sợ học", học không có hứng thú và không tạo được "khuynh hướng muốn biết"4) GS James V. Schall: "Kiến thức đơn thuần sẽ không cứu được chúng ta, dù chúng ta cũng cần nó. Điều trọng yếu là "khuynh hướng muốn biết".4) để "học tập suốt đời".
- Về cách tổ chức nền GD, trong đó có việc xây dựng chính sách, tổ chức quản lý, tổ chức dạy học, vv… cũng còn nhiều bất cập, đang có những khoảng cách “mờ” giữa chính sách và thực tiễn5) Ví dụ, khoảng cách “mờ” giữa chính sách “cấm mọi hành vi thương mại hoá GD”và thực tiễn GD hiện nay. Khoảng cách “mờ” là cơ hội cho những kẻ lợi dụng.5), chưa chú trọng đúng mức vấn đề quản lý GD, quá tập trung quyền lực ở cấp bộ và hệ thống GD cũng thiếu đa dạng. Do đó, hệ thống mất cân đối6) GDĐH hiện nay rất mất cân đối: về trình độ, về ngành nghề, về sự phân bố trên lãnh thổ v.v… Lưu ý là, “khoảng 70% công việc trong nền kinh tế Mỹ không đòi hỏi 4 năm ĐH và 70 – 75% thanh niên Mỹ trên thực tế không học hết 4 năm ĐH”.6), kém hiệu quả, không thích hợp với nền GD cho số đông, không tạo được điều kiện để hình thành một "xã hội học tập".
- Về mặt tài chính, nền GDVN xuất phát từ một nền GD được hoàn toàn bao cấp, nay đã có thu học phí, đã có trường tư thục v.v… nhưng những vấn đề như quản lý tài chính ở các trường học7) Trường ĐH dân lập Đông đô, không có một ai góp vốn mà sau 5 – 7 năm hoạt động đã có khoản dôi trên 30 tỷ Đ. Có một số trường ĐH dân lập mà cổ đông trên thực tế có mức lợi nhuận cao hơn 3 lần lãi suất ngân hàng. Rõ ràng là siêu lợi nhuận. Trong khi đó, các trường ĐH công lập thì gần như không có mảng “kinh tế đào tạo”, chưa tính đến chi phí đào tạo cho một SV trong một năm, chưa nói đến hiệu quả đào tạo vv…7), ở các chương trình mục tiêu, chính sách cấp kinh phí, chính sách chia sẻ chi phí, chính sách học phí, hiệu quả đầu tư vv.. trong GD như vẫn còn bỏ ngỏ. Do vậy, có thể nói, hiệu quả tài chính trong GD hiện nay khá thấp.
- Về mặt xã hội,chưa chú trong đúng mức vấn đề công bằng xã hội trong GD8) Có số liệu không chính thức cho rằng, phân tầng trong kinh tế tính theo tỷ lệ thu nhập bình quân của 20% dân số giàu nhất so với thu nhập bình quân của 20% dân số nghèo nhất hiện nay khoảng 8 lần, nhưng tỷ lệ số con em trong độ tuổi của hai lớp dân số nói trên ở ĐH đã lên đến 20 lần.8), “sự loại trừ xã hội” đối với những thanh thiếu niên không đủ điều kiện tiếp tục học tập ở nhà trường. Xã hội cũng đang có phần mất niềm tin đối với GD, mà “niềm tin GD có vai trò căn bản trong phát triển cá nhân và xã hội”. GD cũng đang bị "nhiễu". GD một mặt là sự lựa chọn khó khăn của chính xã hội nhưng mặt khác GD lại quá quen thuộc và "dễ gây ra cảm giác dễ hiểu, thậm chí dễ làm". Vì vậy rất dễ bị “nhiễu” trong dư luận đối với GD. Nhưng mảng “quan hệ công chúng” trong quản lý GD như đang còn bỏ trống.
- Thế giới của thế kỷ 21 một mặt là thế giới của “toàn cầu hóa”, cạnh tranh toàn cầu, di dân quốc tế 9) Toàn cầu hóa lần đầu, từ 1870-1910, có 10% dân số thế giới tái định cư vĩnh viễn. Di dân cũng kèm theo “xuất nhập cảng” bạo lực, khủng hoảng … và mất chất xám của nước nghèo. Khoảng 30% người có bằng tiến sĩ của Mexico sống tại Mỹ; khoảng 0,1% dân số Ấn độ sống ở Mỹ có thể tạo ra số lượng sản phẩm bằng 10% GDP của Ấn độ.9) v.v...; GD Việt Nam cũng phải “chủ động hội nhập”, “nâng cao năng lực cạnh tranh” (NQ BTC 27/01/2001) như là hội nhập về kinh tế. Nhưng, mặt khác đó cũng là một thế giới đầy hiểm họa, bất trắc, đa khủng hoảng, bạo lực, bất bình đẳng gia tăng… và không có ai lường trước nổi điều gì sẽ xảy ra, "tương lai không còn là sự tiếp tục của quá khứ" (!). Trong bối cảnh đó, với những hạn chế nói trên, những hệ lụy sau đây sẽ xảy ra:
- Sử dụng không có hiệu quả nguồn lực trong GD, hiệu quả nền GD thấp, không có được một nguồn nhân lực đủ sức cạnh tranh, đặc biệt là "nguồn nhân lực tư duy", "nguồn nhân lực sáng nghiệp". Bản thân nền GD cũng không đủ sức cạnh tranh, khi mà thế giới đã xem GD là một loại hàng hoá dịch vụ để xuất cảng10) Với các nước phát triểnvà cả cácnước đang phát triển như Malaysia … là:”Công ty trong trường ĐH và trường ĐH trong công ty”; “Nền công nghiệp GDĐH”; “GDĐH đang mở ra một thị trường cạnh tranh thực sự” (1/1998); “Mỹ đang có cơ hội xuất cảng các chương trình...sang các nước đã và đang phát triển” (6/1999) vv...10). Và, VN sẽ bị chảy máu chất xám một cách đáng kể trong quá trình hội nhập toàn cầu hoá(9).
- Thế hệ trẻ lớn lên không tự biết mình "ta là ai", không biết cách sống với nhau, thiếu lòng khoan dung, thiếu ý thức tự chịu trách nhiệm và ý thức cộng đồng. Họ cũng dễ có cảm giác bị thất bại. Từ đó, với ảnh hưởng của di dân(9), họ rất dễ rơi vào khủng hoảng, bạo lực hoặc ít ra là ngả về lối sống tiêu thụ, quá chú ý những vấn đề của chính mình, rơi vào một xã hội các phương tiện truyền thông, thông tin, nói chung, chất lượng thấp và nhanh lỗi thời.
Trong khi đó, có thể cho rằng, trong suốt một thời kỳ dài có nhiều biến đổi lớn lao của đất nước vừa qua VNvẫnchưa cómột chương trình CCGD cơ bản và toàn diện
1.4 CCGD tuy là một công việc lâu dài có thể đến hàng chục năm nhưng không là một công việc quá tốn kém so với những chi phí kém hiệu quả hiện nay
Như vậy, CCGD chỉ có "mất" những quan niệm đáng mất mà "được" thì lại được rất nhiều. Hơn nữa, đây cũng là dịp để xã hội nhận ra những điều "tiến thoái lưỡng nan" trong GD cũng như có dịp để sử dụng quyền lựa chọn của mình. CCGD sẽ đem lại niềm tin cho GD và một nhuệ khí mới cho cộng đồng.
2.1 Trong hơn 15 năm qua, VN cũng đã có một số nghiên cứu rất công phu. Tuy nhiên có thể cho rằng, phần lớn các kết quả đó: (a) Hoặc còn thiếu tính khả thi do không phù hợp với chính sách xã hội về GD của VN, văn hoá VN và tập quán Á đông; (b) Hoặc bị cản trở bởi những hệ quy chiếu truyền thống; (c) Hoặc chưa phải là sự lựa chọn của xã hội, chưa có sự đồng thuận v.v… Do vậy, phần lớn các dự kiến đó chưa được thực thi. VN cũng đã có "Chiến lược phát triển GD 2001 - 2010". Nhưng các giải pháp ở đây đương nhiên mới ở mức chiến lược, mà CCGD phải là những hành động của toàn dân.
2.2 Tuy nhiên, CCGD vội vã là bóp chết cải cách. Để CCGD, trước hết cần soạn thảo một chương trình hành động CCGD quốc gianhằmtriển khai Chiến lược phát triển GD 2001 – 2010 nói trên. Nhưng VN chịu nhiều ảnh hưởng của nền GD nho giáo (tháp ngà, khoa bảng), của nền GD Pháp (hàn lâm, tinh hoa) và một phần của nền GD Nga. VN lại có rất hiếm nhà GD thực chuyên tâm, chuyên nghiệp và ảnh hưởng của lớp trẻ thì chưa đủ, lớp truyền thống có ảnh hưởng lớn trong xã hội thì thường bị gắn vào những quan điểm của nền GD tinh hoa. Việc sử dụng chuyên gia "không chuyên" cũng rất dễ bị nhầm lẫn. Trong bối cảnh đó, việc soạn thảo chương trình CCGD dưới dạng một dự án có tính chất chuyên nghiệp có sự tham vấn quốc tế là rất cần thiết.
3.1 Trong phạm vi dự án, mục tiêu trực tiếp và kết quả kỳ vọng nhằm đạt tới là:
(a) Xây dựng được một chương trình hành động CCGD cơ bản, toàn diện, có lộ trình và được Quốc hội chính thức phê duyệt. Trong đó có các hoạt động sau:
- Triển khai (có điều chỉnh, cập nhật và phát triển) Chiến lược phát triển GD 2001-2010, tham chiếu các chiến lược khác của Nhà nước , thông điệp của UNESCO,… để hiệu chỉnh lại các mục tiêu chiến lược và các “Nguyên tắc phát triển”.
- Tiến hành một số nghiên cứu khảo sát bổ sung, xây dựng những “Nguyên tắc hành động” và hiệu chỉnh một số chỉ tiêu cụ thể cho các giai đoạn.
- Nhận ra các “vấn đề then chốt”, lựa chọn ưu tiên và xây dựng một chương trình hành động có tính tích hợp và có lộ trình.
- Có một nghị quyết của Bộ chính trị về CCGD, đảm bảo sự cam kết quốc gia.
- Quốc hội thảo luận và phê duyệt chương trình (hoặc ít ra là các nguyên tắc phát triển và nguyên tắc hành động).
(b) Thiết kế để thực hiện một số dự án thí điểm. Trong đó có các hoạt động sau:
- Cấp bách tổ chức đánh giá việc đổi mới chương trình cũng như lộ trình đổi mới sách giáo khoa trong GD phổ thông hiện nay, hiệu chỉnh, nếu cần, và đưa vào danh sách dự án ưu tiên.
- Rà soát và hiệu chỉnh các chương trình mục tiêu của Bộ, của dự án tiểu học, ĐH,… để sớm chọn một số “dự án ưu tiên thí điểm” theo lĩnh vực và địa phương.
- Thiết kế và thực hiện vài ba dự án trong vòng 1 - 2 năm, đánh giá rút kinh nghiệm.
- Xây dựng phong trào toàn dân tham gia CCGD. Trong đó có các hoạt động sau:
- Công bố việc xây dựng chương trình CCGD và tổ chức để công chúng có thể đóng góp vào quá trình ra-quyết-định qua các phương tiện truyền thông.
- Tổ chức nhiều hội thảo để đại diện của những “nhóm lợi ích có liên quan” tham gia định kỳ vào quá trình ra-quyết-định14) Chúng ta chưa có cách tổ chức các hội đồng, các hội thảo, các nhóm chuyên gia, cách làm việc với lãnh đạo… một cách thích hợp.14).
- Tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc để báo cáo và tìm kiếm sự cam kết của cộng đồng.
3.2 Cách tổ chức dự án có thể như sau:
- Lựa chọn khoảng 10 - 12 nhà GD, nhà chiến lược trong đó có 1 - 2 đại diện của Nhà nước để hình thành một tổ dự án. Tổ dự án làm việc có tính chuyên nghiệp (phần lớn làm toàn bộ thời gian và hưởng lương từ dự án) 15) Trong lần CCGD lần thứ 3 ở Nhật bản, khởi xướng năm 1984, Ủy ban CCGD cũng đã có đến hàng trăm cuộc họp trong 3 năm.15).
- Thuê khoảng 2 - 3 chuyên gia GD nước ngoài làm việc định kỳ.
- Xây dựng một mạng lưới khoảng 300 - 400 đại diện cho các “nhóm lợi ích có liên quan” như cơ quan chủ quản, thầy cô giáo, SV học sinh, phụ huynh, cộng đồng kinh doanh, các tổ chức chính trị xã hội v.v...
- Tổ dự án làm việc với lãnh đạo theo thủ tục “Ra-quyết-định đa-mục-tiêu”, quan hệ giữa “Người phân tích” và "Người-ra-quyết-định".
- Sau khi kết thúc dự án, một Ban thư ký (Như kiểu BTK Mêkông) sẽ được thành lập, đặt ở bộ GD & ĐT để chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đánh giá và báo cáo.
- Thời gian thực hiện dự án là 1,5 năm. Tổng kinh phí khoảng 15 tỷ VNĐ. Kinh phí này có thể xin tài trợ từ UNDP, dự án ĐH hoặc từ ngân sách Nhà nước . Thời kỳ cơ bản để thực hiện chương trình hành động CCGD khoảng từ 10 – 15 năm.
3.3 Nếu được các cấp lãnh đạo sơ bộ chấp thuận, đề nghị bộ GD & ĐT sớm tổ chức soạn thảo bản "Đề nghị dự án" (cần khoảng 2 tháng) để dự án có thể sớm bắt đầu và hoàn thành vào cuối 2005 đưa trình Quốc hội phê duyệt. Cần sớm công bố công khai kế hoạch này (ví dụ từ đầu năm 2005) để tạo ra phong trào toàn dân tham gia CCGD. CCGD phải là sự lựa chọn của cả xã hội