Ý nghĩa của đấu thầu đối với các công ty xây dựng
Với nhiều ngành, quá trình tiêu thụ sản phẩm thường xảy ra sau giai đoạn sản xuất, còn ở ngành xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp, quá trình mua bán lại xảy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn thi công xây dựng công trình thông qua việc ...
Với nhiều ngành, quá trình tiêu thụ sản phẩm thường xảy ra sau giai đoạn sản xuất, còn ở ngành xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp, quá trình mua bán lại xảy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn thi công xây dựng công trình thông qua việc thương lượng, đấu thầu và ký kết hợp đồng xây dựng. Quá trình này còn tiếp diễn qua các đợt thanh toán trung gian, cho tới khi bàn giao và quyết toán công trình.
Đấu thầu hiện nay đã trở thành phương thức phổ biến trong các nước có nền kinh tế thị trường. Ở nước ta hình thức đấu thầu đã được áp dụng trong những năm gần đây, đặc biết là những công trình, có chủ đầu tư là các tổ chức và
doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước.
Theo tính chất công việc, đấu thầu có thể áp dụng cho một trong ba giai đoạn chính sau đây:
+ Đấu thầu công tác giám định và tư vấn.
+ Đấu thầu mua sắm thiết bị và vật tư để xây dựng công trình.
+ Đấu thầu thực hiện thi công xây dựng công trình.
Đấu thầu xây dựng là một hình thức cạnh tranh trong xây dựng, nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình của chủ đấu thầu.
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường việc đấu thầu để nhận được hợp đồng và đặc biệt hợp đồng có giá cao, để thi công có lợi nhuận đối với các doanh nghiệp là rất khó khăn. Do cạnh tranh, nên doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thắng thầu. Khi tham gia ĐTXD công trình doanh nghiệp phải tập trung nhân lực, thiết bị và chất xám để lập hồ sơ thầu: đồng thời cho thấy có doanh nghiệp phải chi phí đến hàng trăm triệu đồng cho đấu thầu một dự án.
Quyết địnhCó dự thầuCho L đồng lợi nhuậnXác suất thắng thầu: A%Mất B đồngXác suất không thắng thầu: 100% -A%Không dự thầuKhông được gì, mất gì
Khi tham gia tranh thầu, doanh nghiệp sẽ đứng trước 2 tình thế là:
+ Tham gia tranh thầu sẽ phải chi phí một khoản tiền như mua hồ sơ dự thầu, chi phí lập hồ sơ dự thầu (lập phương án dự thầu) tiếp thị và ngoại giao…Nếu thắng thầu sẽ được giải quyết được việc làm và có thể thu được một khoản lợi nhuận. Ngược lại, sẽ mất toàn bộ chi phí đã bỏ ra trong giai đoạn làm hồ sơ dự thầu.
+ Không tham gia tranh thầu.
Đứng trước vấn đề đó, doanh nghiệp phải tính toán để quyết định có tham gia tranh thầu hay không. Có thể áp dụng lý thuyết xác suất để quyết định có hay không tham gia đấu thầu có thể dựa vào kết qủa E của hai quyết định sau:
+ Khi có dự thầu: E0= (L.A%)+ [-B(100% - A%)]
+ Khi không dự thầu: E0= 0
So sánh nếu E0> E0 (E0 >0) thì nên chọn phương án tham gia dự thầu và ngược lại.
Như đã trình bày ở trên, do sự cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ngày càng cao nên khả năng nhận thức được hợp đồng xây dựng rất thấp. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành càng phải đầu tư nhiều cho công tác đấu thầu. Để thắng lợi trong cạnh tranh các doanh nghiệp càng phải có chiến lược đấu thầu phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời điểm, từng công trình và phù hợp với khả năng của chính bản thân doanh nghiệp. Chiến lược đấu thầu không những làm cho các nhà nghiên cứu quan tâm mà còn là vấn đề hàng đầu của các tổ chức xây dựng.
Chiến lược đấu thầu có thể bao gồm một số chiến lược sau đây: Chiến lược về Marketing, chiến lược về công nghệ và tổ chức xây dựng, chiến lược về giá xây dựng, chiến lược liên kết trong đấu thầu, chiến lược thay đổi thiết kế công trình.