Sử dụng các phương pháp hóa học để khống chế vi sinh vật
Mặc dầu người ta vẫn thường dùng các phương pháp vật lý để tiêu độc nhưng các tác nhân hóa học cũng thường được dùng để tiêu độc (disinfection) và phòng thối (antisepsis). Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đếnhiệu quả tiêu độc và phòng thối ...
Mặc dầu người ta vẫn thường dùng các phương pháp vật lý để tiêu độc nhưng các tác nhân hóa học cũng thường được dùng để tiêu độc (disinfection) và phòng thối (antisepsis). Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đếnhiệu quả tiêu độc và phòng thối bằng phương pháp hóa học. Chẳng hạn như loài vi snh vật, nồng độ và bản chất của các chất tiêu độc và phòng thối, thời gian xử lý,... Trước khi sử dụng các chất tiêu độc hay phòng thối thì bề mặt vật thể phải được làm sạch. Cần đảm bảo sự an toàn khi dùng hóa chất trong các phòng thí nghiệm hay trong bệnh viện. Hóa chất cũng được dùng để phòng chống sự sinh gtrưởng của vi sinh vật trong thực phẩm. Có nhiều loại hóa chất được dùng làm chất tiêu độc, mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trước khi chọn sử dụng hóa chất nào phải hiểu rõ đặc tính của chất đó. Trong trường hợp pha rất loãng và có mặt chất hữu cơ thì chất đó vẫn có thể tác dụng có hiệu quả lên các nhân tố truyền nhiễm (vi khuẩn Gram dương, Gram âm, vi khuẩn kháng acid, nội bào tử của vi khuẩn, các loại nấm và virus...), mặt khác lại phải không có hại đối với cơ thể người, không làm ăn mòn các vật phẩm nói chung. Trong thực tiễn, rất khó đạt đến tiêu chuẩn vừa có hiệu lực vừa ít độc đối với cơ thể. Một số hóa chất tuy hiệu lực thấp nhưng vì khá vô hại nên vẫn được sử dụng. Chất tiêu độc phải ổn định khi bảo quản, không có mùi vị khó chịu, tan trong nước và trong dầu để dễ xâm nhập vào vi sinh vật và phải có sức căng bề mặt thấp để xâm nhập được vào các khe trên bề mặt. Nếu giá không cao càng tốt.
Một vấn đề nghiêm trọng là việc sử dụng quá mức Triclosan và các chất diệt khuẩn (germicides) khác. Chất kháng khuẩn (antibacterial) này hiện thấy có mặt trong các sản phẩm như chất khử mùi (deodorant), nước súc miệng, xà phòng, thớt cắt rau, đồ chơi trẻ em... Triclosan hầu như đang có mặt khắp nơi, hậu quả là đã xuất hiện các vi khuẩn kháng Triclosan. Ví dụ trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa đã có thể bài xuát chất này ra khỏi tế bào. Tương tự như trường hợp vi khuẩn phản ứng với việc dùng quá độ thuốc kháng sinh, vi khuẩn cũng sẽ có sự đáp ứng như vậy khi dùng quá mức các chất phòng thối. Hiện đã có bằng chứng cho thấy việc sử dụng rộng rãi Triclosan đã làm tăng tần số xuất hiện các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Vì vậy việc dùng quá mức các chất phòng thối (antiseptic) có khả năng sinh ra những hậu quả khó lường.
Bảng 15.4: Nồng độ sử dụng và mức độ hoạt tính của các chất diệt khuẩn thông dụng
Hóa chất | Nồng độ sử dụng | Mức độ hoạt tính* |
Dạng khí: | ||
Ethylene oxide | 450-500mg/L | Cao |
Dạng lỏng: | ||
Glutaraldehyde dich thể | 2% | Tương đối cao |
Formaldehyde + cồn | 8 + 70% | Cao |
H2O2 ổn định | 6-30% | Tương đối cao |
Formaldehyde dịch thể | 6-8% | Tương đối cao |
Iodophors | 750-5000mg/L | Tương đối cao |
Iodophors | 75-159mg/L | Tương đối thấp |
Iodine + cồn | 0,5 + 70% | Trung bình |
Hợp chất của Chlore | 0,1-0,5% | Trung bình |
Hợp chất của phenol,dịch thể | 0,5-3% | Tương đối thấp |
Iodine, dich thể | 1% | Trung bình |
Cồn (ethyl, isopropyl) | 70% | Trung bình |
Hợp chất Ammon bậc 4 | 0,1-0,2% trong nước | Thấp |
Chlorohexidine | 0,75-4% | Thấp |
Hexachlorophene | 1-3% | Thấp |
Hợp chất Thủy ngân | 0,1-0,2% | Thấp |
*Hoạt tính cao-có thể làm chết vi khuẩn kể cả vi khuẩn lao, bào tử, nấm, virus; Hoạt tính trung bình- làm chết mọi vi khuẩn, trừ bào tử; Hoạt tính thấp- làm chết tế bào dinh dưỡng của vi khuẩn, trừ VK lao, làm chết nấm, virus có lượng lipid mức trung bình. Theo Symour S. Block, 1983.
Hình 15.7: Cấu trúc của một số chất tiêu độc và chất phòng thối thông dụng
Loại Phenol
Phenol là chất phòng thối và tiêu độc được sử dụng rộng rãi đầu tiên. Năm 1867 Joseph Lister đã dùng phenol để làm giảm nguy hiểm của việc nhiễm vi sinh vật trong quá trtình phẫu thuật. Hiện nay phenol và các dẫn xuất như các loại cresol, các loại xylenol và orthophenylphenol đã được dùng để làm chất tiêu độc trong các phòng thí nghiệm và bệnh viện. Chất tiêu độc thương mại Lysol là một hợp chất loại phenol. Các chất loại phenol có tjhể làm biến tính protein và phá hủy màng tế bào. Chúng có ưu điểm là có thể diệt vi khuẩn lao khi có mặt các chất hữu cơ. Sau khi sử dụng có thể duy trì tác dụng khá lâu trên bề mặt vật thể. Nhưng chúng có mùi khó chịu và có thể làm kích thích da.
Hexachlorophene là một chất phòng thối thường dùng vì có thể làm giảm số lượng vi khuẩn trên da và duy trì được khá lâu, nhưng nó lại có thể làm tổn thương não cho nên hiện chỉ dùng trong bệnh viện khi có sự bộc phát của Tụ cầu khuẩn Staphylococcus.
Cồn
Cồn là một trong những loại thuốc tiêu độc và thuốc phòng thối thường dùng. Cồn có thể làm chết cả vi khuẩn và nấm nhưng không làm chết được bào tử. Một số virút chứa lipid cũng bị cồn làm chết. Ethanol và Isopopanol là hai loại cồn thường dùng để diệt khuẩn, nồng độ thường dùng là 70-80%, nồng độ này làm biến tính protein, còn có thể làm hòa tan màng lipid. Để diệt khuẩn nhiệt kế và các dụng cụ nhỏ cần xử lý bằng cồn trong 10-15 phút.
Các Halogens
Halogen là một trong 5 nguyên tố thuôc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn (Fluorin-F, Chlorine-Cl, Bromine-Br, Iodine-I và Astatine-). Ở trạng thái tự do các phân tử tồn tại dưới dạng 2 nguyên tử liên kết với nhau. Cúng có thể tạo thành muối với sodium (Na) hay các kim loại khác. I và Cl là hai loại kháng vi sinh vật quan trọng. I thường được dùng làm thuốc phòng thối (antiseptic) ngoài da. Nó làm chết vi sinh vật do oxy hóa các thành phần tế bào, iod hóa (iodinating) các protein. Với nồng độ cao có thể làm chết bào tử, nói chung là sử dụng tinture d’iode (tinture of iodine) - tức là IK với nồng độ 2 % hay cao hơn iodine trong dung dịch nước-ethanol. Mặc dầu I là chất phòng thối có hiệu quả nhưng cũng có thể làm tổn thương da, có thể làm biến màu da, còn có thể gây dị ứng (allergie). Gần đây người ta sử dụng iodophore - hợp chất của I với một chất hữu cơ. Iodophore tan trong nước, không làm bẩn màu da, có thể giải phóng dần Iodine nên giảm tổn hại và giảm kích thích da. Loại tiêu độc da và dùng trong phòng thí nghiệm phổ biến là loại có nhãn hiệu là Wescodyne, còn loại tiêu độc vết thương thường dùng loại có nhẫn hiệu là Betadine.
Iodine thường được dùng để tiêu độc nước tiêu dùng tại thành thị và các bể bơi. Cũng được dùng trông công nghiệp sữa, công nghiệp thực phẩm. Có thể dùng khí chlorine, sodium hypochlorite hoặc calcium hypochlorite. Khi sử dụng chúng biến thành HClO rồi giải phóng nguyên tử oxy: Sẽ xảy ra sự oxy hóa các tế bào dinh dưỡng của vi khuẩn, nâm nhưng không có tác dụng với bào tử:
Cl2 + H2O→ HCl + HClO
Ca(OCl)2 + 2H2O → Ca (OH)2 + 2 HClO
HClO → HCl + O
Dưới tác dụng của chúng hầu như tất cả vi sinh vật sẽ bị giết chết trong vòng 30 phút. Vì phản ứng của chất hữu cơ với tác động của Cl và các dẫn xuất của Cl nên đã can thiệp vào tác dụng diệt khuẩn của Cl cho nên người ta thường sử dụng quá lượng Cl để bảo đảm hiệu quả diệt khuẩn. Có một khả năng là Cl phản ứng với chất hữu cơ hình thành nên những hợp chất gây ung thư trihalomethanes, cho nên trong nước uống cần phải kiểm tra sự tồn tại của chất này. Tại Châu Âu và Canada đôi khi người ta sử dụng thành công ozone để thay thế cho việc chlorine hóa (chlorination).
Cl là một chất tiêu độc tốt, khống đắt, lại dễ dàng sử dụng nên rất hay được sử dụng. Với một lượng nước uống nhỏ có thể tiêu độc bằng những viên halozone. Halozone (acid parasulfone dichloramidobenzoic) sau khi đưa vào nước sẽ từ từ giải phóng ra chloride, sau khoảng nửa giờ có thể đạt tới mục đích tiêu độc. Chất này thường được sử dụng trong trường hợp thiếu nước sạch để uống.
Dung dịch Cl là chất tiêu độc có hiệu quả trong gia đình và trong các phòng thí nghiệm. Có thể dùng nồng độ pha loãng 100 lần dịch tẩy trắng gia dụng (household bleach) phối hợp với chất tẩy không ion hóa (non ionic detergent) sao cho nồng độ chất tẩy vào khoảng 0,8%. Hỗn hợp này vừa làm sạch vừa loại bỏ vi khuẩn
Các Kim loại nặng
Trong nhiều năm các ion kim loại nặng như Hg, Ag, As, Zn và Cu thường được dùng để làm chất diệt khuẩn (germicides). Nhiềug kim loại nặng có tác dụng ức chế vi sinh vật (bacteriostatic) hơn là diệt khuẩn. Hiện các chất này đã được thay thế bằng các chất khác có độc tính thấp hơn và có hiệu quả hơn. Nhưng cũng có thường hợp ngoại lệ, ví dụ dung dịch 1% AgNO3 thường được dùng làm thuốc nhỏ mắt để phòng bệnh lậu ở mắt (trong nhiều bệnh viện người ta dùng Erythromycin để thay thế nitrat bạc vì chất kháng sinh này có hiệu quả chống cả Chlamydia lẫn Neisseria. Bạc sulfadiazine thường được dùng trong điều trị bỏng. CuSO4 thường được dùng để diệt tảo có hiệu quả trong ao hồ và các bể bơi.
Kim loại nặng kết hợp với protein , làm bất hoạt protein và cũng có thể làm kết tủa protein của tế bào.
Các muối ammon bậc bốn (Quaternary Ammonium Compounds)
Các chất tẩy (Detergents - từ gốc La Tinh detergere có nghĩa là loại trừ) là những phân tử hữu cơ được dùng làm các chất giữ âm (wetting agents) và nhũ hóa (emulsifiers) vì chúng vừa có cực thân nước (polar hydrophilic) vừa có những gốc phi cực kỵ nước (nonpolar hydrophobic ends). Chúng có thể làm tan các chất khó hòa tan bởi các phương pháp khác, vì vậy dùng làm chất tẩy rửa, giặt giũ rất có hiệu quả, nhưng cơ chế khác với các chất béo có trong xà phòng.
Mặc dầu các chất tẩy dạng ion có chức năng kháng vi sinh vật nhất định nhưng chỉ có các chất tẩy rửa cationic (ion dương) mới có tác dụng tiêu độc. Thường dùng nhất là các muối ammon bậc bốn, chúng làm phá vỡ màng tế bào, cũng có thể làm biến tính protein.
Các chất tẩy cationic như Benzalkonium chloride và Cetylpyridinium chloride có thể giết chết phần lớn vi khuẩn nhưng không giết được vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis và các nội bào tử. Chúng có ưu điểm là ổn định, không độc và không gây kích thích... nhưng lại bị mất tác dụng trong nước cứng (hard water) và nước xà phòng. Các chất tẩy cationic thường được dùng để làm chất tiêu độc đối với bát đĩa, các thiết bị nhỏ và để xử lý ngoài da. Zephiran có chứa benzalkonium chloride và Ceepryn có chứa cetylpyridinium, chloride là các mặt hàng thường gặp trên thị trường.
Các Aldehyde
Hai loại aldehyde thường được sử dụng là Formaldehyde và Glutaraldehyde. Chúng có phản ứng rất mạnh, có thể kết hợp với acid nucleic và protein và làm bất hoạt chúng, còn có thể làm bất hoạt thông qua việc liên kết chéo (crosslinking) và alkyl hóa (alkylating). Chúng có thể làm chết bào tử, có thể dùng làm chất diệt khuẩn hóa học. Formaldehyde thường được dùng dưới dạng hòa tan trong nước hay trong cồn. Dung dịch đệm 2% glutaraldehyde là một loại chất tiêu độc có hiệu quả và thường được dùng để tiêu độc các phòng thí nghiệm và bệnh viện. Glutaraldehyd trong 10 phút đã đủ để tiêu độc nhưng để giết chết bào tử cần tới 12 giờ.
Các khí diệt khuẩn
Có nhiều vật phẩm không chịu được nhiệt độ cao như các đĩa Petri bằng chất dẻo, các ống tiêm nhựa, các bộ phận của máy tim-phổi nhân tạo, các ống dẫn, ống nói... cần diệt khuẩn bằng khío ethylene oxide (EtO). EtO có thể kết hợp với protein, có thể làm chết cả vi sinh vật lẫn bào tử. EtO nhanh chóng xuyên qua được các bao bì bằng chất dẻo nên là một loại chất tiêu độc đặc biệt hiệu quả.
Tiêu độc bằng EtO rất giống với tiêu độc trong nồi cao áp. Cần khống chế nồng độc EtO, nhiệt độ và độ ẩm. Với EtO thuần khiết thường dùng nồng độ 10-20% phối hợp với CO2 hay dichlorodifluorromethane. Với các vật dụng sạch cần xử lý ở 38°C trong 5-8 giờ, nếu ở 54°C cần xử lý trong 3-4 giờ. Nồng độ EtO là là 700mg/lít.Vì EtO có độc tính lớn cho nên sau khi tiêu độc cần thổi khí mạnh để loại trừ hết EtO đi.
Betapropiolactone (BPL) cũng là loại khí dùng để tiêu độc. Trong trạng thái lỏng BBL dùng để tiêu độc văcxin và huyết thanh. BBL sẽ bị phá hủy thàn dạng vô hoạt tính sau vài giờ chứ không khó loại trừ như EtO. Năng lực diệt khuẩn tuy cao hơn EtO nhưng khả năng xuyên thấu qua vật liệu lại kém hơn so với EtO. Hơn nữa chất này có thể gây ung thư cho nên không được ứng dụng rộng rãi như EtO.
Gần đây hydrogen peroxide dạng bay hơi cũng được dùng để tiêu độc các phòng thao tác an toàn sinh học.