24/05/2018, 11:29

Xin chỉ giúp tôi cách phân biệt rắn độc và rắn không độc, cần làm gì khi bị rắn cắn?

Rắn độc Không có đặc điểm nào có thể phân biệt được rắn độc với rắn không độc. Chỉ có kinh nghiệm về các loài rắn độc thường gặp ở Việt Nam. Đó là các loài đứng đầu bảng là loài rắn biển, dân gian gọi là con đẻn. Nhưng không phải loài đẻn nào cũng độc mà chỉ có loài đẻn kim có đầu ...

Rắn độc

Không có đặc điểm nào có thể phân biệt được rắn độc với rắn không độc. Chỉ có kinh nghiệm về các loài rắn độc thường gặp ở Việt Nam. Đó là các loài đứng đầu bảng là loài rắn biển, dân gian gọi là con đẻn. Nhưng không phải loài đẻn nào cũng độc mà chỉ có loài đẻn kim có đầu nhỏ như một mũi kim đan. Chất độc của loài đẻn kim mạnh gấp hàng trăm lần rắn hổ và tất nhiên một phát cắn của nó có thể làm con người mất mạng sau nửa giờ.

Kế đến là loài rắn chàm quạp thường gặp ở vùng rừng cao su bạt ngàn miền Đông Nam bộ và Campuchia. Còn gọi là Khô mộc xà. Giữa đám lá mục, con rắn chàm quạp ẩn mình chẳng khác gì khúc gỗ.

Độc xà thứ 3 ở Việt Nam khá hiếm gặp, thường chỉ thấy ở khu vực đại ngàn Trường Sơn. Loài rắn này to như một con trăn gấm nhưng nhanh nhẹn và có chiếc đầu tam giác với hai túi nọc chứa độ 200cc. Điều khác biệt rất khó nhận ra là vằn trên mình “chú trăn” này có hình bông hoa mai năm cánh. Đó là rắn hổ bướm, Trung Quốc gọi là Mai hoa xà. Một cú mổ của rắn hổ bướm với khoảng 2 - 5cc nọc độc thì trâu cũng chết, nói chi tới người.

Loài xà độc đứng hàng thứ 4 là rắn ống tre, độc cực kỳ. Người Trung Quốc gọi loài rắn này là Kim tuyến xà. Ở nông thôn Việt Nam, cách để nhận biết nơi trú ẩn của kim tuyến xà chính là hiện tượng dù không có gió bụi tre vẫn kêu xào xạc hoặc le te như tiếng lá tre cọ vào nhau. Loại rắn này sống trong ống tre và chỉ thò lưỡi ra hứng sương cũng như định hướng con mồi. Với việc săn mồi thụ động như thế nên rắn ống tre đói thường xuyên, mà đói thì nọc độc càng dữ dội.

Loài xà độc thứ 5 có mặt ở Việt Nam là loài lai hổ mang bành (Cobra Thái Lan) với giống địa phương. Nhìn bề ngoài, loài rắn này hệt như con Cobra ở Thái Lan mang sang trong thời chiến tranh chống Mỹ, nhưng màu sắc đậm hơn và nhỏ chỉ bằng 1/3 cha mẹ chúng. Tuy nhiên, loài rắn mới này nguy hiểm hơn nhiều vì cực kỳ nhanh nhẹn và nọc độc có phần trội hơn.

Nói chung tránh bị rắn cắn và nếu bị cắn thì cần nẹp garo phía trên vết thương theo đường mạch máu và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Nguồn tin: Theo Nông Nghiệp Việt Nam

0