18/06/2018, 15:37

Vương quốc Angkor

Những Thành Tựu Của Đế Quốc Ăngkor Trong Thời Kỳ Cực Thịnh Tạ Đức Vượng Đế quốc Ăngkor là một niềm tự hòa của người Á Đông cũng như toàn thế nhân loại, đất nước này, con người xứ sở này đã xây dựng nên công trình vĩ đại cho nhân loại, đó chính là Ăngkor Wat. Việc xây dựng ...

angkor-wat-2

Những Thành Tựu Của Đế Quốc Ăngkor Trong Thời Kỳ Cực Thịnh

Tạ Đức Vượng

Đế quốc Ăngkor là một niềm tự hòa của người Á Đông cũng như toàn thế nhân loại, đất nước này, con người xứ sở này đã xây dựng nên công trình vĩ đại cho nhân loại, đó chính là Ăngkor Wat. Việc xây dựng nên những công trình bao gồm cả bệnh viện, hồ chứa nước,  Ăngkor vĩ đại là biểu hiện cho một quá trình phát triển của đất nước, đế quốc này.

Chúng ta cũng hay tự hỏi cho mình tại sao gọi là “đế quốc Ăngkor” cái từ đế quốc hay dùng cho các nước tư bản. Nếu chúng ta tìm hiểu thì sẽ trả lời được ngay, vì đã có một thời kỳ người Campuchia đã có một lãnh thổ với một tích rộng. Trong thời kỳ cực thịnh của ĂngKor thì đã có những thành tựu sau.

Thời kỳ vua Suryavarman I (trị vì 1002 – 1050)

Sau cái chết của Jayavarman V là một thập kỷ xung đột. Các vị vua chỉ trị vì vài năm và bị thay thế thông qua bạo lực của các vị kế nhiệm cho mãi đến thời vua Suryavarman I (trị vì 1002 – 1050) cuối cùng giành được ngôi báu.

Thời kỳ trị vì của ông có những thành tựu sau:

Thứ nhất: Được đánh dấu bằng các nỗ lực đảo chính liên tục của các đối thủ hòng lật đổ bằng quân sự. Về phía tây, ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tỉnh Lopburi của Thái Lan ngày nay, về phía nam đến eo đất Kra.

Thứ hai: Tại Angkor, việc xây dựng Tây Baray bắt đầu dưới triều Suryavarman I, một hồ chứa nước thứ 2 và rộng hơn hồ Đông Baray với kích thước 8 x 2,2 km. Với việc xây dựng hồ chứa này nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đồng thời là nơi cung cấp nguồn nước cho việc sinh hoạt của nhân dân.

Đó là một số thành tựu nổi bật trong thời kỳ Suryavarman I nắm Vương quyền, ông được coi là người khởi đầu cho sự phát triển, hưng thịnh của đế quốc Ăngkor.

 Thời kỳ Suryavarman II – Angkor Wat

Angkor-Wat

Suryavarman II là một vị anh hùng có tài hơn người, ông có đường lối ngoại giao khôn khéo, ông còn là nhà quân sự  lỗi lạc đồng thời là nhà kiến trúc tài ba, chính vì thế trong thời kỳ cầm quyền ông đã xây dựng nên nhiều thành tựu cho nhân dân Camphuchia nói riêng và thế giới nói chung.

Trước tiên đó là việc ông cho xây dựng ngôi đền lớn nhất của Angkor Wat, ngôi đến này  được xây dựng trong khoảng thời gian 37 năm: Angkor Wat, là nơi thời thần Vishnu. Công trình ngày nay vẫn còn tồn tại, nó biểu tượng cho sức manh, trí tuệ của con người Camphuchia. Công trình này vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhưng xét kỹ ra thì nó cũng đang bị ảnh hưởng xấu bởi sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, mỗi năm nhà nước Camphuchia phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để trùng tu lại.

Thứ hai: Suryavarman II  đã xâm chiếm vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn đến phía tây (ngày nay là miền Trung Thái Lan) và một khu vực xa hơn về phía tây của vương quốc Pagan (Myanmar ngày nay), phía nam lấn về khu vực bán đảo Malay đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), về phía đông lấy nhiều tỉnh của Champa, về phía bắc đến biên giới phía bắc của Lào ngày nay. Sự kết thúc của hoàng đế Suryavarman II không được rõ ràng lắm. Văn bia cuối cùng ghi nhận tên ông có liên quan đến dự tính xâm lược Đại Việt là từ năm 1145. Có lẽ ông qua đời trong một cuộc hành quân trong khoảng thời gian từ năm 1145 đến 1150.

Thời kỳ tiếp theo các vua trị vì trong thời gian ngắn và bị vị vua sau lật đổ bằng vũ lực. Cuối cùng, năm 1177, Khmer đã bị quân Chămpa đánh bại trong một trận thủy chiến trên hồ Tonlé Sap và bị sáp nhập thành một tỉnh của Chămpa.

Nói chung trong thời kỳ Suryavarman II trị vì thì đế quốc Ăngkor có được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển của mình. Một đế quốc rộng lớn bậc nhất tại Đông Nam Á  đã được tái thiết lập tại bán đảo Đông Dương. 

Jayavarman VII – Angkor Thom

Angkor-Thom-Bayon-temple

Vị vua tương lai Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1218) đã là một nhà lãnh đạo quân sự như với tước vị hoàng thân dưới thời các vua trước. Sau khi người Chăm đã xâm chiếm Angkor, ông đã tập hợp một đội quân và giành lại kinh đôYasodharapura. Năm 1181, ông đã lên ngôi và tiếp tục gây chiến chống lại các vương quốc phía đông trong 22 năm cho đến khi Đế quốc Khmer đánh bại Chăm Pa năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa.

Jayavarman VII được coi là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Angkor không chỉ vì những chiến công của ông chống lại quân Chăm Pa mà còn là một người cai trị không phải là bạo chúa như cách các hoàng đế trước đó đã cai trị vì ông là người thống nhất đế quốc này và trên cả là do các công trình xây dựng được tiến hành dưới thời kỳ cai trị của ông.

cau-da-co-o-Siem-Riep

Cầu đá cổ hơn 1000 tuổi thuộc vương triều Angkor

Kinh đô mới được xây dựng  có tên gọi là Angkor Thom (có nghĩa là: “Thành phố vĩ đại”). Ở khu trung tâm, nhà vua (một phật tử Phật giáo Đại thừa) đã cho xây dựng làm tòa tháp quốc gia – Bayon với các tháp được cho là mang hình khuôn mặt của Quán Thế Âm bồ tát, mỗi tháp cao vài mét được chạm khắc bằng đá. Các đền chùa khác được xây dựng dưới thời Jayavarman VII là Ta Prohm, Banteay Kdei và Neak Pean, cũng như hồ chứa nước Srah Srang.

Cùng với những công trình đó, một hệ thống các đường phố đã được xây dựng kết nối các trấn của đế quốc. Bên các phố này, 121 nhà nghỉ được xây cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách. Ông cũng cho thiết lập 102 bệnh xá.

Đây là thời kỳ thật huy hoàng, chói sáng  và vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển Campuchia, đồng thời đây cũng là thời kỳ đánh dấu sự đi xuống, suy vong của đế quốc Ăngkor. Thật sự mà nói đế quốc  Ăngkor  bước vào thời kỳ suy vong sau khi con của Jayavarman VII là Indravarman II (trị vì 1219-1243), bởi vì trong thời gian trị vì thay cho Cha mình thì Indravarman II cũng có những thành tựu trong việc hoàn thành những công việc về mặt xây dựng mà trước đó Cha ông chưa làm xong, tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng ông không thành công trong việc quân sự.

Tóm lại đế quốc Ăngkor trong thời kỳ cực thịnh của mình được bắt đầu từ khi Suryavarman I (trị vì 1002 – 1050) và kết thúc Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1218) đã có nhiều thành tựu nổi bật, và nó biểu hiện ở những việc như là xây dựng đền đài, những công trình thủy lợi như là đào hồ chứa nước, đào kênh mương. Trong thời kỳ cực thịnh này những công trình như là bệnh viện hay là công trình Ăngkor Wat- một kỳ quan thế giới cũng đã được xây dựng. Chúng ta phải hiểu rằng, việc xây dựng những công trình này tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, sức người, chính điều đó là cái duyên cớ để là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự suy vong của đế quốc này. Những công trình vĩ đại luôn có hai mặt, những công trình vĩ đại của Camphuchia nói riêng hay của thế giới nói chung luôn ẩn chưa trong đó xương máu của người dân lao động. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, những công trình đó là biểu tượng cho sức mạnh, trí tuệ của người cầm quyện, của những con người làm lên nó. Còn riêng đối với công trình ĂngKor Wat việc xây dựng nó tốn rất nhiều thời gian và công sức của người xưa, tuy nhiên việc giải hết mật mã về việc xây dựng công trình này là một dấu hỏi chấm mà người ngày nay chưa thật sự giải hết được, nó hình như là cùng tồn tại với năm tháng.

Những vị vua huyền thoại của vương triều Angkor

vua Suryavarman II

Nam Yên

Có dịp đến Campuchia ngày nay để tham quan khu vực Hoàng cung vương quốc Campuchia, thăm chùa Vàng, chùa Bạc xong, mọi người men theo một lối đi dài để ra phía cổng sẽ gặp bức tượng đá khá cao tạc thờ vua Suryavarman II, vua  Jayavarman VII đang tọa thiền nhập định, với tấm bản đồ bờ cõi đế chế Khmer sau lưng rất rộng lớn.

Nhưng chắc chắn mọi người sẽ phải đặt một câu hỏi rằng: Vì sao hai vị vua vĩ đại nhất, tài ba lỗi lạc nhất trong lịch sử dân tộc Khmer, người đã kiến trúc và xây dựng nên Angkor Wat, Angkot Thom, Bayon… người đã có công mở rộng đế chế Khmer bằng những cuộc chinh phạt hùng mạnh mà tượng thờ không có hai cánh tay? Tất nhiên, không phải vì chiến tranh hay do con người làm hư hỏng hai cánh tay. Giả dụ, nếu có điều ấy, những nghệ nhân điêu khắc đá tài hoa của đất Chùa Tháp sẽ dễ dàng làm hai cánh tay cho những vị vua thần thánh này, điều đó không phải là chuyện khó. Nhưng vì sao bức tượng không có hai cánh tay?

Vị vua huyền thoại xây dựng Angkor Wat bất tử với thời gian

Suryavarman II (thụy hiệu Paramavishnuloka) là một vị vua của Đế quốc Khmer từ năm 1113 đến 1149 và là vị vua đã cho xây dựng đền và thành Angkor Wat thờ thần Hindu Vishnu. Thành tựu rực rỡ của ông được thể hiện qua những kiến trúc tuyệt mỹ của tôn giáo dân tộc Khmer và nhiều chiến dịch quân sự vang dội, cùng việc phục hồi chính quyền cực mạnh của thời đại Angkor đã khiến cho nhiều nhà lịch sử xếp Suryavarman II là một trong vị vua vĩ đại nhất của đế quốc này.

Toàn bộ khu vực Angkor Wat có chu vi gần 6km và diện tích khoảng 200ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở đất nước Campuchia có lối vào chính ở hướng Tây, hướng mặt trời lặn. Theo kiến trúc và tín ngưỡng tôn giáo, cửa Tây là cửa tử, cửa ma quỷ. Dấu ấn này dễ nhìn thấy trên tất cả đền tháp Hồi giáo và Ấn Độ giáo ngày nay. Tất cả cổng chính đều quay về hướng Đông, hướng của Đấng Tối cao và Thánh Ala ngự trị. Cửa Tây, hầu hết là cửa giả, xây kín, không sử dụng nhằm tránh tà khí và yêu ma.

angkor-wat-5

Thế nhưng, Angkor Wat lại chọn hướng Tây làm cổng chính. Sự bí hiểm này rất có thể là một kiến thiết đặc biệt về quân sự, nhằm bảo vệ kinh đô huyền thoại. Vì phía Tây Angkor Wat ngày nay là một khu rừng già nguyên sinh, nối tiếp các khu vực đền tháp liên hoàn. Trước đó, người Chiêm Thành, Java liên tục đánh phá các kinh đô Chân Lạp, dựa vào thủy quân đi ngược sông Mê Kông lên Biển Hồ Tonle Sap trực diện tấn công vào các kinh đô của Angkor.

Angkor Wat (tiếng Khmer nghĩa là thành phố chùa) từ lâu đã trở thành biểu tượng huy hoàng của đất nước Campuchia. Ngay sau khi được phát hiện vào năm 1861, Angkor Wat đã làm cho các nhà nghiên cứu bàng hoàng. Lúc đó người ta đã đặt ra nhiều giả thuyết kỳ lạ. Người cho rằng chính chủ nhân của những kim tự tháp Ai Cập đã đến đây và xây dựng nên Angkor Wat. Người khác lại phỏng đoán có bàn tay của người Hy Lạp cổ đại trong việc tạo dựng nên ngôi chùa đá kỳ diệu này. Còn truyền thuyết của người Khmer thì cho rằng Angkor Wat có nguồn gốc từ thần linh trợ giúp.

Truyền thuyết về Angkor Wat kể lại rằng: Ngày xưa, vị thần tối thượng Indra có quan hệ với một người đàn bà dưới trần gian. Người đàn bà này đã hạ sinh ra một hoàng tử tên là Preah Két Mêalêa (ánh sáng thiên thần). Vì được Hoàng hậu sinh ra, nên Preah Két Mêalêa trở thành hoàng tử kế vị ngôi vua ở Indra Prast (Campuchia cổ). Thần Indra nhìn thấy vẻ khôi ngô tuấn tú của chú bé nên đã đem chú về trời.

Các thiên thần không bằng lòng cho con của người dưới trần gian chung sống với mình trên thượng giới, nên đòi Indra phải trả Preah Két Mealêa xuống hạ giới làm người phàm. Tuy rất thương hoàng tử, nhưng vị thần tối thượng không thể làm trái các quy định nơi thượng giới và làm mích lòng các thiên thần. Thần nảy ra ý định sai một vị kiến trúc sư vĩ đại của các thần là Preah Pisnuka xây ngay ở hạ giới một lâu đài tráng lệ giống hệt lâu đài của thần Indra trên thượng giới cho hoàng tử sống, làm nguôi ngoai nỗi nhớ thượng giới.

Chỉ một đêm, các thiên thần đã trợ giúp xây xong tòa lâu đài, đó chính là Angkor Wat ngày nay. Trên các phiến đá ở Angkor Wat còn hằn rõ những lỗ tròn chính là những dấu tay bê đá của các thần. Và trên núi Kulen còn in dấu hai bàn chân khổng lồ của những thiên thần vác đá khối xây thành Angkor Wat. Chính vì vậy mà ngày nay, con người không thể lý giải những tảng đá nặng cả chục tấn được đưa lên cao bằng cách nào và đá xanh quý hiếm này được khai thác từ nơi đâu…

Người đời sau lần theo dấu vết của những dòng bia đá ở các đền đài để tìm trong sâu xa những bí ẩn người xưa để lại và lịch sử về Angkor Wat đã hiện dần lên. Cùng với tục thờ Thần – Vua, một loại hình kiến trúc kỳ lạ của người Khmer ra đời: đền núi. Mỗi ngôi đền mộ là hình ảnh của quả núi vũ trụ Mêru, nơi ngụ của thần linh theo Ấn Độ giáo.

Sau khi lên ngôi vào năm 1113, Vua Suryavarman II chọn một khu đất rộng và thoáng đãng ở góc Đông Nam đô thành Yasodharapura để xây đền núi cho mình. Đó chính là kỳ quan thế giới Angkor Wat ngày nay. Công trình được khởi công vào năm 1122 và hoàn thành vào năm vua mất, khoảng năm 1150. Angkor Wat nằm trong khu đất thiêng rộng 1500 x 1300m và bị giới hạn bởi một hồ nước rộng. Không ai biết vì sao nhà vua chọn cửa đền chính mở về hướng Tây – nơi có hồ lớn, cũng là hướng tới đô thành, chứ không mở về hướng Đông như mọi đền núi Khmer khác.

Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm trổ, khắc đá độc đáo cả trên trần phòng, hành lang, các lan can… tất cả thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại. Cũng chưa có một tài liệu nào nói về số lượng nhân công xây dựng Angkor Wat cũng như những kỹ thuật được sử dụng vào thời này ra sao.

Xung quanh đền, có hào rãnh bao bọc, bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và lung linh rực rỡ. Toàn bộ khu vực nằm trong vòng tường thành rộng tới 83.610m². Hai bên phía trong cổng chính có hai nhà dạng tháp nhỏ đối xứng nhau, tương truyền là nơi các quan lại dừng chân trước khi vào đền và cũng là nơi nhà vua và hoàng tộc ngự giá.

Trung tâm của thánh điện là một tòa tháp cao 61m. Con người muốn đi tới đó phải qua mấy bậc cửa, một bậc thềm cao và một khu sân rộng. Cấu trúc các tòa tháp còn lại luôn ở vị trí thấp hơn. Trên những bức phù điêu đá, các nghệ nhân tài ba đã miêu tả rất sinh động những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc. Qua bốn góc hành lang dài hun hút tầm mắt, lộng gió là các phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm thước, đã thể hiện nhiều nhân vật lịch sử, cũng như đời sống, tôn giáo, nghệ thuật, văn hóa, xã hội, quân sự rất thật trong lịch sử của Campuchia suốt các triều đại Angkor.

Qua một khoảnh sân rộng như một quảng trường, lô nhô hình rắn thần Nagar và các tượng thần binh, dẫn vào cửa chính môn Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, mặt lộ rộng gần 10m, cao 5m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên. Sự thật không phải là hồ nước mà là con hào đào hình vuông như một con sông nhân tạo vuông vức bao bọc quanh kinh đô Angkor Wat. Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình vuông dài một cây số rưỡi.

angkor-wat-temple

Tương truyền quanh con hào sâu và rộng này, nhà vua Suryavarman II đã thả xuống hàng triệu con sấu hung dữ để bảo vệ vòng ngoài cho kinh đô.  Trong một trận chiến ác liệt với người Chiêm Thành tại con hào này, người Chiêm Thành đã dùng bè tre kết thành mảng lớn, bốn mặt đốt dầu tẩm chất độc đặc chế từ cây trái mã tiền và mủ cây mít độc làm “đội thủy binh sấu” chết, không gây trở ngại cho đoàn quân thiện chiến và dũng mãnh của Chiêm Thành vượt hào đánh chiếm Angkor, bắt luôn cả vua Chân Lạp.

Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi vũ trụ Mêru của Ấn Độ và được chia làm ba cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng hai tượng trưng cho đất liền hay là đất nơi cư ngụ con người, cỏ cây, muôn loài, độ cao thứ ba tượng trưng cho quyền năng thần bí, của gió, nơi cư ngụ của thần thánh như đỉnh Olympia trong thần thoại Hy Lạp. Tầng trên cùng được xem là cao nhất với độ cao tuyệt đối là 65m, có 7 vòng tượng trưng cho 7 rặng núi thiêng của Mêru vươn lên giữa rừng già. Mỗi tháp có hình dáng một đóa hoa sen đang nở.

Chính điện Angkor Wat là một kiến trúc ba tầng, kết nối với nhau nhờ những hành lang sâu thẳm. Toàn bộ kiến trúc Angkor Wat là những phiến đá xanh, ở đâu cũng thấy chạm trổ hoa văn, phù điêu theo truyền thuyết và các tích cổ xưa mà các chuyên gia nghiên cứu, khảo cổ đều cho rằng nguồn gốc xuất phát từ sử thi Ấn Độ Mahabharata và Raymana và toàn cảnh lịch sử về chiến công, đất nước và con người Chân Lạp dưới thời vua Suryavarman II trị vì.

Tầng một có tên là Địa ngục, là công trình được xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor. Có lẽ độc đáo nhất là những bức tranh điêu khắc trên tường của dãy hành lang tầng thấp nhất. Đây có thể xem là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới được điêu khắc hoàn toàn bằng đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Khmer trong hàng chục năm. Với bề cao 2,5m và chạy dài hơn 800m miêu tả những điển tích trong kinh điển Bà La Môn, những chiến công lừng lẫy của vua huyền thoại Suryavarman II – người tạo dựng ngôi đền.

Tầng hai có tên gọi là Trần gian là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường thành, bên trong là các gian điện thờ các vị thần, khu vực tầng tháp thứ hai là nơi có hệ thống thoát nước cho cả ngôi đền. Tại các gian điện thờ các vị thần Visnu theo Ấn Độ giáo to lớn bằng loại đá đen tuyền, hiện đang bị người dân Campuchia  lầm tưởng là Phật Thích Ca nên đã mặc áo bào vàng và thờ cúng. Sự lầm tưởng về vị thần của Hindu giáo và Phật giáo cũng dễ hiểu vì trong quá khứ, lịch sử đã có sự pha trộn.
 
Tầng ba của Angkor Wat có tên gọi là Thiên đường. Đây là tầng cao nhất, nơi được xem là nơi trú ngụ của các thần linh trong truyền thuyết với độ cao 65m. Các cầu thang đi lên các tháp trung tâm chia làm bốn mặt. Tầng thứ ba gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat. Xưa kia trung tâm đền có tượng thờ bằng vàng thần Visnu, nhưng tượng đã bị kẻ xấu lấy mất. Ngày nay, trung tâm đền chỉ có các tượng thờ Phật.

Tháp ở trung tâm đền là tháp cao nhất Angkor Wat, chung quanh tháp là bốn hành lang hình vuông. Ở mỗi góc hành lang là một tháp. Tháp trung tâm và bốn tháp chung quanh tạo thành tòa chân trời nổi tiếng của Angkor Wat khi ta nhìn từ đằng xa hay lúc gần đến khuôn viên đền. Các cầu thang đi lên dốc đứng gần như 45 độ, hẹp và vô cùng khó leo. Vào năm 2010, công việc tu sửa và tôn tạo di tích kỳ quan thế giới được tiến hành nên du khách đến Angkor Wat tham quan không được lên tầng Thiên đường.

Trong những gian phòng lớn của ngôi đền, có một gian rất huyền bí, du khách thường đến đó đứng hơi sát tường, nắm chặt bàn tay và vỗ lên ngực nhẹ nhẹ thì lập tức có tiếng vang vọng với âm thanh rất rõ, hệt như mình đang đánh trống. Với rất nhiều hình ảnh các tiên nữ được điêu khắc trên tường, nếu để ý sẽ nhìn thấy có một tiên nữ há miệng nửa kín nửa hở giống như cô này đang mắc cỡ vì mới tiến cung nên đứng thầm cười một mình, thập thò bên phải sát cánh cửa. Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, nó thể hiện một trình độ sâu sắc về thể tích, không gian và sự tổ hợp kỷ hà.

Vị vua huyền thoại với trận chiến bi thảm

Theo lịch sử, dưới triều đại cai trị của vua Suryavarman II, ngôi đền lớn nhất Angkor Wat (Đế Thiên) đã được vua ra lệnh xây dựng trong kinh đô Angkor trong khoảng thời gian 37 năm. Cũng trong thời gian này, Suryavarman II đã phát động cuộc xâm lăng các quốc gia lân cận. Đầu tiên là vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn (nay là miền Trung Thái Lan).

Tiếp đến là một phần đất khá rộng về phía Tây thuộc vương quốc Pagan (nay là Myanma) cũng bị đội quân dũng mãnh của Suryavarman II thôn tính xác nhập vào bản đồ đế chế Khmer (Chân Lạp). Phía Nam, vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon SiTham Marat Thái Lan) thuộc khu vực bán đảo Malay cũng bị Suryavarman II chiếm đất. Một phần đất Chiêm Thành phía Đông cũng bị chiếm mất và uy hiếp cả Đại Việt về phía Tây.

Cũng cần nhắc lại một giai đoạn lịch sử, vào năm 1080, sau khi vương quốc Chiêm Thành hòa hoãn với Đại Việt, vua Chiêm Thành Harivarman IV đã dốc toàn lực hùng mạnh tràn sang đánh chiếm đế quốc Chân Lạp. Quân Chiêm Thành chiếm Sambor (phía Bắc Phnompenh và phía Đông Biển Hồ Tonle Sap), giết vua Chân Lạp Harshavarman III, tàn phá kinh đô Somesvara (Angkor), bắt mang về nước rất nhiều tù binh Chân Lạp.

Để trả mối thù cao hơn núi này, năm 1145, vua Suryavarman II của Chân Lạp phục thù đánh chiếm thành Đồ Bàn của Chiêm Thành và tàn phá khu Thánh địa Mỹ Sơn tan tành mà ngày nay chúng ta nhìn thấy đống đổ nát hoang tàn như vậy. Cho mãi đến năm 1149, vua Chiêm Thành mới đủ sức đánh đuổi người Khmer xâm lược, giành lại đất nước.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 1128, hơn hai vạn quân Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An. Đoàn quân xâm lược hùng mạnh này do đích thân vua Suryavarman II thân chinh. Vua Lý Nhân Tông sai Nhập nội Thái phó Lý Công Bình cùng các đô chức Nghệ An đi đánh giặc.

Vào thời điểm này, vua Lý Nhân Tông lâm bệnh, có di chiếu để lại luôn dặn dò các quan tướng trong triều lập thái tử Dương Hoán lên ngôi hoàng đế khi mới 12 tuổi và tổ chức tang lễ bình thường trong ba ngày, chuyên tâm mài gươm, mài giáo chuẩn bị đánh giặc Chân Lạp quay lại. Ba tháng dốc tâm đánh giặc, Thái phó Lý Công Bình đã đánh tan tành quân Chân Lạp tại Nghệ An.

Bị thua quá đau, chưa quá nửa năm sau, vua Suryavarman II tức tối huy động thêm thủy binh trên 700 thuyền chiến quay lại đánh phá vào hương Đỗ Gia thuộc châu Nghệ An (nay là Hà Tĩnh) báo thù thất bại lần trước. Vua Lý Thần Tông hạ lệnh cho Nguyễn Hà Viêm ở Thanh Hóa, tướng Dương Ổ ở châu Nghệ An đánh giặc Chân Lạp. Lúc này, hoàng đế Suryavarman II gửi quốc thư cho vua Lý Thần Tông yêu cầu cử sứ giả sang Chân Lạp, vua Lý nhận thư nhưng không thèm trả lời.

Năm Nhâm Tý 1132, vua Suryavarman II hội quân với Bắc Chiêm Thành, hợp nhau tấn công vào châu Nghệ An của Đại Việt. Hoàng đế Lý Thần Tông xuống chiếu cho Thái úy Dương Anh Nhĩ huy động toàn bộ quân binh ở Thanh Hóa, cùng với quân binh châu Nghệ An hợp sức đánh tan tành quân xâm lược Chân Lạp và Chiêm Thành.

Sau thất bại thảm hại, Chân Lạp và Chiêm Thành đều cử sứ giả đến Đại Việt cầu thân, thuần phục. Nhưng chỉ hai năm sau, Suryavarman II lại sai tướng Phá Tô Lăng mang thêm mấy vạn quân vào đánh Nghệ An lần thứ ba. Lần này, vua Lý Thần Tông hạ lệnh cho Thái úy Lý Công Bình mang quân tiêu diệt hoàn toàn quân xâm lược.

angkor-wat-4

Trong khoảng thời gian từ năm 1145 – 1149, đế quốc Chân Lạp hùng mạnh đã nuốt chửng Chiêm Thành vùng đất phía Bắc, xem như đã tiếp giáp biên giới Đại Việt ở phía Nam. Năm 1150, vua Suryavarman II thân chinh mang quân tấn công vào Đại Việt. Lúc bấy giờ, vua Lý Anh Tông mới 10 tuổi, nhưng dưới trướng có rất nhiều quan văn, quan võ tài ba lỗi lạc như Thái phó Tô Hiến Thành, Thái úy Mậu Du Đô… nên việc canh phòng biên giới rất cẩn mật.
 
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn bia đá khắc trên tường thành Angkor Wat ghi lại cho thấy: Vào năm 1149, vị vua Chiêm Thành anh hùng Jaya Harivarman IV đánh bộc hậu từ phía Nam tiến ra phía Bắc vương quốc Chiêm Thành để đánh quân xâm lược Chân Lạp, giành lại lãnh thổ phía Bắc. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chỉ ghi lại quân xâm lược và vua Chân Lạp Suryavarman II gặp phải bệnh tật, chướng khí trong rừng núi nên tử vong rất nhiều và tự tan vỡ.

Nhưng nếu xét ở thế, vua Chân Lạp “lưỡng đầu thọ địch” trong hoàn cảnh vô cùng bất lợi: không gặp thiên thời – năm đó hạn hán kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu lại gặp phải mùa gió phơn Tây Nam (gió Lào) rất khắc nghiệt. Không gặp địa lợi, quân Chiêm Thành hùng mạnh đang ráo riết tấn công từ phía Nam, quân Đại Việt phòng bị cẩn mật, vững chắc phía Bắc. Và cuối cùng là yếu tố nhân hòa, quân đội xâm lược của Suryavarman II luôn bị người Chiêm Thành và Đại Việt oán ghét, căm hận nên chỉ riêng cuộc chiến tranh du kích cũng đủ làm quân binh Chân Lạp suy yếu dần từng ngày.

Trong một cuộc chiến không đánh mà tan, vị vua vĩ đại, tài giỏi và cường quyền tham vọng nhất của đế chế Khmer Suryavarman II cùng đoàn quân xâm lược hùng mạnh của ông ta đã có kết cục rất bi thảm tại vùng núi lam chướng tử địa ở núi Vụ Thấp, còn gọi là núi Vụ Ôn tức Vụ Quang (Hương Khê – Hà Tĩnh) ngày nay.

Vị vua huyền thoại của người Chân Lạp đã bỏ mạng giữa núi rừng sâu thẳm từng là nơi giáp ranh giữa hai quốc gia Chiêm Thành và Đại Việt. Một nhà kiến trúc vĩ đại tạo nên kỳ quan nhân loại Angkor Wat và nhiều đền đài khác, chỉ vì tham vọng bành trướng cả khu vực châu Á, đã đi đến kết cục rất bi thảm. Không ai biết thân xác nhà vua vĩ đại ở đâu và cũng không ai biết gì những bí mật về Angkor Wat mà ông mang theo vào cõi vĩnh hằng. Một vương triều hùng mạnh nhất trong lịch sử chấm dứt vĩnh viễn, mãi sau này, đời cháu của ông mới khôi phục lại đế chế cường thịnh.

Lăng mộ hoang phế của vị vua “bách chiến bách thắng”

Boeng Mealea là ngôi đền nằm trong quần thể Angkor Wat, cách Siêm Riệp khoảng 70km về phía Đông Bắc, được xem là phiên bản của Angkor Wat, tương truyền là nơi chôn cất vị vua vĩ đại Suryavarman II. Ngôi đền linh thiêng cùng chung số phận với Kulen, Angkor Wat hơn 800 năm lạc mất giữa rừng già được các nhà khoa học khảo cổ Pháp phát hiện vào năm 1954.

Vương triều Angkor từng là vương triều hùng mạnh nhất lịch sử Khmer, dưới sự trị vì của vua Suryavarman II – vị vua được mệnh danh là “vị vua bách chiến bách thắng”. Cũng chính ông là người xây dựng nên Angkor Wat – một công trình vĩ đại mà người đời sau nghiêng mình thán phục. Đế chế Khmer dưới sự trị vì, mở mang bờ cõi của ông đã bành trướng đến biên giới Bắc Lào ngày nay, phía Nam đến tận bán đảo Malay, phía Tây đến tận vương quốc Pagan-Myanmar.

Sau khi nhà vua Suryavarman II tử trận, cái chết của ông cùng với vương triều Angkor Wat rực rỡ đã chìm sâu vào quên lãng. Người ta không biết và cũng không ai có thể giải thích về những bí mật của vương triều.

Theo tư liệu người Pháp để lại tại Viện Viễn Đông Bác cổ, năm 1954, các nhà khoa học Pháp đã có thông tin về một khu đền lớn như một phiên bản của Angkor Wat nằm trong khu rừng già cách Angkor Wat không xa, nhưng hoàn toàn không có đường vào. Qua những tư liệu cổ, trên các bia ký còn đặt trong đền, người ta mới biết đền Boeng Mealea chính là nơi chôn cất thi hài vua Suryavarman II cùng nhiều vàng bạc, châu báu của vương triều.

Nhưng do chiến tranh triền miên, khu đền Boeng Mealea lại chìm đắm giữa rừng hoang. Năm 2003, chính phủ khai phá một con đường mòn dẫn vào Boeng Mealea. Đây là khu vực còn rất nhiều bom mìn vẫn chưa gỡ bỏ hết sau chiến tranh Ponpot, nên xung quanh khu vực đền, lực lượng CMAC – lực lượng rà phá bom mìn quốc tế – vẫn đang hoạt động. Khu vực rà soát bom mìn được căng cờ đỏ và có khi bom mìn chỉ cách con đường độc đạo vào đền không đầy nửa mét.

Gần như toàn bộ đền tháp đã sụp đổ hoang tàn, nhưng vẫn có thể nhận ra dáng dấp vĩ đại và sự hoành tráng của nó không thua kém gì Angkor Wat. Thậm chí, các khối đá xây đền nơi này còn to hơn cả đền Angkor, nặng trung bình 8 tấn so với 3 – 5 tấn của Angkor Wat. Đền Boeng Mealea ngày xưa như một thành phố nhỏ với diện tích 108ha và có hào nước bao bọc quanh thành, có nơi rộng đến 45m. Đền có ba lớp tường bao bọc và được trấn giữ bởi những cánh cổng bằng đá khổng lồ, chính giữa là ngọn tháp cao đến 42m nhưng đã bị gãy đổ.

Đặc biệt hơn, Boeng Mealea có đến bốn thư viện ở bốn góc thành trong cảnh hoang tàn, trong khi hầu hết các đền đài thời kỳ Angkor chỉ có hai thư viện. Trung tâm của đền có quan tài của vua Suryavarman II nằm lăn lóc dưới đất. Theo Ủy ban Apsara, từ những năm chiến tranh, không chỉ các nhà nghiên cứu khảo cổ học mà còn những băng nhóm đào bới mộ cổ đã tìm đến đây và khai quật ngôi mộ cổ này, nhiều vàng bạc, châu báu đã bị lấy đi, những mảng phù điêu tuyệt mỹ trên tường của đền cũng bị đục lấy mất và xô ngã chiếc quan tài từ trên đền xuống đất. Nhưng họ không tìm thấy được thi hài của Suryavarman II.

Suryavarman II – người xây những đền tháp vĩ đại

Sau khi vua Suryavarman II qua đời, ánh sáng mặt trời đã tắt vụt, bóng đêm và sự tuyệt vọng của đế chế Angkor huy hoàng phủ trùm lên một màu đen tóc tang. Nội bộ triều đình mâu thuẫn, lục đục, tranh giành quyền lực, các công trình đền tháp xây dựng dở dang phải ngưng trệ, đình đốn. Chiến tranh tranh giành cát cứ và ngoại xâm bấy lâu dòm ngó chờ cơ hội xâm chiếm đế chế Khmer. Cả xã hội Chân Lạp rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng cho đến khi một mặt trời mới rực rỡ xuất hiện trên bầu trời Angkor… đó là Hoàng tử Jayavarman VII.

Jayavarman VII (1181- 1220) là vua của Đế quốc Khmer, được xem là một trong ba vị vua tài năng, anh hùng lỗi lạc của dân tộc Khmer dưới triều đại Angkor. Ông là con trai của vua Dharanindravarman II (trị vì từ 1150 – 1160) và Sri Jayarajacudamani. Ông đã cưới Jayarajadevi và sau khi bà qua đời, ông cưới em gái bà là Indradevi. Người ta cho rằng hai người phụ nữ này đã truyền cảm hứng lớn cho ông, đặc biệt là lòng mộ đạo của ông đối với Phật giáo.

Nhiều giả thuyết cho rằng sau khi vua Suryavarman II tử nạn trong vùng rừng núi Vụ Quang, châu Nghệ An (Đại Việt), để tránh bị xâm hại, trả thù đời sau nên hoàng tộc đã cho làm lễ trọng đại hỏa táng thi hài vua như một cách trấn an người dân và quân binh đế chế Khmer. Sau đó tro cốt được đưa vào thờ trong đền Angkor Wat, còn quan tài và ngôi đền này được xây nên chỉ làm nơi thờ cúng hình bóng quốc vương.

Trước đó, chỉ có một vị vua khác của Đế quốc Khmer là một Phật tử. Ông là người đã cho xây dựng rất nhiều đền đài to lớn còn lưu dấu đến ngày nay như: Ta Prohm, Preah Khan, Angkor Thom, Bayon, Jayatataka Baray, Neak Pean, Ta Som, Ta Nei, Ban Teay Chhmar, Prasats Chrung, Sân Voi, Ta Prohm Kel, Hospital Chapel, Krol Kô, Srah Srang, Royal Place.

Ta-Prohm-Temple

Đền TaProhm

Trong số những ngôi đền đó, nổi tiếng nhất là kinh thành Angkor Thom với đền Bayon là sự tuyệt mỹ về kiến trúc và điêu khắc. Nơi đây còn có tên gọi là Đền Đế Thích – một kiệt tác kiến trúc chỉ sau Angkor Wat mà tổ tiên ngài là vua Suryavarman II đã xây dựng nên.

Jayavarman VII lúc sinh thời được sử sách lưu truyền là một người thích sống ẩn dật, chọn lối sống thanh bần, tu niệm theo Phật, tỏ ra rất thờ ơ với mọi biến động trong đời sống chính trị, xã hội Khmer. Tuy nhiên, nhìn thấy đất nước Chân Lạp quá tang thương vì loạn lạc và bị ngoại xâm giày xéo, ông thấy không còn con đường nào khác hơn là theo con đường kiếm cung mới mong cứu được đất nước qua cơn nguy khốn, mang lại no ấm cho muôn dân và sự cường thịnh của một vương quốc từng kiêu hãnh, hùng mạnh.

Lúc bấy giờ, đất nước Chân Lạp đã rơi vào tay Chiêm Thành, đền Angkor Wat và mọi thể chế hùng mạnh của vương triều Suryavarman II hoàn toàn bị xóa sổ. Ông dấy binh khởi nghĩa từ rừng núi Kulen nơi Tiên đế dựng nghiệp và tập hợp các thế lực hùng mạnh đang cát cứ trong các tỉnh thành lúc bấy giờ chống lại quân xâm lược Chiêm Thành. Sau bốn năm chiến đấu, ông đã đánh đuổi được quân Chiêm Thành ra khỏi đất nước, khôi phục lại sự thanh bình và xây dựng nên một đất nước hùng mạnh.

Để thực hiện sự nghiệp giải phóng đất nước, trước khi lên ngôi, Jayavarman VII bắt đầu xây dựng lại quân đội, rồi tiến hành nhiều cuộc phản công, trong đó có một trận hải chiến oanh liệt và hiển hách nhất lịch sử đã được miêu tả trên bức tường đá chạm nổi ở các đền Bayon và Bantay Cherma ngày nay. Sau khi giành lại độc lập, Jayavarman VII lên ngôi Quốc vương. Ông liền bắt tay vào việc khôi phục lại kinh đô và cho xây dựng ở đây một khu thành mới gọi là thành Yaxodarapura.

Bản văn bia có thuật lại với những lời lẽ rất nên thơ trong ngày đó như sau: “Buổi lễ đăng quang của vua Jayavarman VII tổ chức bốn năm sau ngày thất thủ kinh đô. Kinh thành Yaxodarapura giống như một cô thiếu nữ hiền hậu, xứng đôi vừa lứa với người yêu của mình, nhiệt tình và say đắm, được trang trí bằng một tòa lâu đài dát vàng ngọc với những dãy thành quách bao bọc như một dải lụa che thân: cô thiếu nữ đó được nhà vua cưới để tạo ra hạnh phúc cho muôn loài trong một buổi lễ huy hoàng, dưới đài vinh quang sáng chói”.

Nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom và cách Angkor Wat khoảng 300m, Bayon là ngôi đền ấn tượng nhất của kiến trúc đền núi Campuchia bởi sự kỳ vĩ về quy mô cũng như cảm xúc mà nó đem lại.

Từ xa, du khách có thể cảm nhận cảnh đẹp tuyệt vời được phô bày ngay trên con đường chính dẫn tới cổng đền thờ. Dọc theo hai bên đường lát đá phiến bắc qua một con sông đào, hai bên là 54 bức tượng khổng lồ ôm ngang lưng rắn thần Nagar chia thành hai hàng cân xứng: bên trái là các thần, bên phải là các quỷ.

Một vài pho tượng khiếm khuyết từng bộ phận đầu, mình, tay chân do thời gian cùng các biến động của lịch sử và chiến tranh. Hầu hết các pho tượng này đều quay lưng lại đền, ngả người ra sau với dáng điệu mạnh mẽ mô tả lại điển tích “khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh” mà vị vua Jayavarman VII cùng thần dân từng mong mỏi tìm thấy được. Một kiệt tác kiến trúc ngàn năm vẫn làm lòng người hậu thế xao xuyến, bâng khuâng.

Nếu như Angkor Wat với năm ngọn tháp lớn đã trở thành biểu tượng của vương quốc Campuchia thì những khuôn mặt Phật tạc trên những ngọn tháp đền Bayon là niềm tự hào lớn lao của người dân xứ xở này. Đó là bức thông điệp ngàn xưa mà Bayon muốn gửi lại mai sau như một khát vọng về hòa bình, lòng từ mẫn, thánh thiện đã khắc họa nên nụ cười Bayon bất tử. Khuôn mặt của đức Phật khổng lồ được tạc trên đá, sừng sững giữa trời đất, thách thức mọi biến đổi của thời gian là đề tài cho những cuộc tranh luận không dứt về những điều huyền bí ẩn chứa trong nét chạm khắc của những người thợ đá vô danh xưa kia. Có bao nhiêu Phật, Thần trong chùa là có bấy nhiêu cách thể hiện nụ cười, hướng nhìn khác nhau.

Chính vì thế, 54 ngọn tháp tại Bayon đã được thiết kế như một mê cung tròn đồng tâm, trên đó khắc trăm khuôn mặt với nụ cười huyền bí đã mãi đi vào lịch sử của miền đất cổ kính này. Điều gây ấn tượng mạnh mẽ nhất ở mỗi ngọn tháp là 4 khuôn mặt của Đức Phật xoay theo 4 hướng với cặp môi hé nở nụ cười mầu nhiệm như truyền gửi thông điệp tới cả ngàn vạn kiếp luân hồi.

Và Bayon đâu chỉ chứa đựng bí mật về nụ cười trầm mặc trên hàng trăm khuôn mặt Phật, mà mỗi bậc thang để xuống dưới chân ngọn tháp chính, trên các bức tường nối các hành lang chạy xuyên cắt nhau như một mê cung còn ẩn chứa nguyên vẹn nét sinh động của hàng trăm ngàn vũ nữ Apsara được chạm trên các phiến sa thạch.

Truyền thuyết Khmer cổ kể lại, những vũ nữ có điệu múa mê hồn này đã được hóa thân từ chính nước biển khi các thần linh cùng rắn thần Nagar khuấy tung biển sữa tìm thuốc trường sinh. Một hình tượng lãng mạn như chính vũ điệu mà con người có thể cảm nhận khi nhìn ngắm vũ nữ trên từng phiến đá.

Đôi tay mềm mại, khéo léo kỳ diệu, tấm lưng thon thả, nụ cười hé mở và đôi chân như nhún nhảy vẫn theo nhịp trống và tiếng đàn ngũ âm từ xa xăm vọng về. Không chỉ tại Bayon mà tại tất cả các kiến trúc cổ của đất nước Chùa Tháp này, đâu đâu cũng có thể chiêm ngưỡng vũ điệu uốn lượn của các vũ công Apsara trên các bức tượng đá và chạm khắc trên tường đá.

Nếu như Angkor Wat tạo nên sự kinh ngạc vì những bức họa tinh vi và hoành tráng thì tại Bayon là một sửng sốt, bởi các phù điêu có nội dung phong phú, sinh động hơn nhiều, bao gồm cả cảnh sinh hoạt đời thường và tôn giáo, lịch sử. Ở đó, các phù điêu mô tả một cách sống động những điển tích về nghi lễ tôn giáo, các sinh hoạt lễ hội, cảnh vui chơi giải trí, cảnh chiến binh Khmer giao chiến cùng quân đội Chiêm Thành bằng thủy binh giành lại đất nước…

Với những bức phù điêu này, Bayon đã tái hiện lại cho các thế hệ sau một bách khoa toàn thư về cuộc sống, phong tục tập quán, phong cảnh của hàng trăm năm trước. Một điều thú vị về sự phân chia đẳng cấp trong xã hội xưa cũng được thể hiện rõ nét ở đây: nếu như các cảnh đời thường của người dân được chạm phía ngoài, thì tại hành lang phía trong, các bích họa lại mô tả chủ yếu cuộc sống cung đình, cảnh múa hát trong cung đình, cảnh vua chúa, quan lại trong cuộc sống vương giả.

Phủ dày sau lớp màn thời gian, hình ảnh vàng son dĩ vãng của vương triều Jayavarman VII cũng như hàng trăm, hàng ngàn người thợ vô danh đã tạo dựng nên khu điện thờ Bayon đã trở thành huyền thoại, thành một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới học thuật. Song, dù hiểu biết hay không về lịch sử, kiến trúc hay tôn giáo, mỗi người khi đứng trước các khuôn mặt Phật chạm khắc trên từng ngọn tháp đang nở nụ cười gửi về thế giới đều cảm nhận rõ rệt những cảm xúc đặc biệt đang dâng lên trong lòng.

Và, dù triều đại và thời thế đã đổi thay, nhưng Bayon – ngôi đền kỳ lạ nhất và cũng lãng mạn nhất của dân tộc Khmer – vẫn trường tồn cùng với đất nước Campuchia và nhân loại như một công trình kiến trúc lịch sử đầy sáng tạo của con người.

Bayon là khu đền kiến trúc theo một nghệ thuật đầy cảm hứng và sáng tạo với những trang trí chạm khắc bằng đá đẹp đẽ và hoành tráng vô cùng. Đền Bayon được xây dựng trong khoảng cuối thế kỷ thứ 12 và đầu thế kỷ thứ 13 như là đền núi chính thức của vua Jayavarman VII, tin theo Phật giáo Đại thừa khác với tín ngưỡng Ân Độ giáo như các vua đời trước nhưng vẫn theo truyền thống vua thần (Devaraja).

Vua Jayavarman VII cải giáo sang Phật giáo Đại Thừa vì ngài cho rằng, các vua đời trước nối nghiệp nhà vua vĩ đại Suryavarman II đều theo Ấn Độ giáo, là người xây dựng Angkor Wat huyền thoại cũng đã bị quân Chiêm Thành đánh bại. Sự thay đổi về quốc giáo cũng là sự tách biệt về tôn giáo, tín ngưỡng riêng của mọi thần dân đế quốc Khmer như là một khẳng định về ý thức tự chủ, tự cường của xã hội, quốc gia Chân Lạp từ khi vua Jayavarman VII lên ngôi trị vì. Cũng từ đó, sau khi Jayavarman VII băng hà, những đời vua nối tiếp với tín ngưỡng khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo nguyên thủy, cũng đã cho xây thêm những ngôi đền dựa theo tín ngưỡng của mình.

Cấu trúc của Bayon gồm ba tầng, ngày nay cả ba tầng đều đổ nát nhiều, gạch đá nằm ngổn ngang khắp nơi do chiến tranh và sự lưu lạc tám thế kỷ giữa rừng già. Hai tầng phía bên dưới bố trí theo hình vuông, tô điểm bằng những phù điêu, chạm khắc tinh xảo trên tường. Tầng thứ ba được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp mà các mặt đá có hình khuôn mặt Phật.

Dãy hành lang ở tầng dưới là một kho tàng nghệ thuật với 11 ngàn bức phù điêu chạm khắc trên tường đá chạy dài 1200m, một tổng hợp liên quan đến lịch sử lẫn các truyền thuyết, miêu tả cảnh diễu hành của vua và hoàng gia, những trận đánh của vua Jayavarman VII với Chiêm Thành bằng cả thủy lẫn bộ chiến, ngoài ra còn miêu tả đời sống văn hóa, xã hội của một nền văn minh đã bị lãng quên từ bao thế kỷ. Nhiều khoảng tường vẫn còn dở dang, chỉ còn để lại nét phát họa, có lẽ bị dở dang khi vua Jayavarman VII qua đời.

Hình ảnh nổi bật nhất của Bayon vẫn là những ngọn tháp cao vút ở trung tâm bằng đá tảng, chạm khắc thành 2 – 3 và chung chung là 4 khuôn mặt nhìn bốn hướng. Kiến trúc của Bayon được xem như có phong cách của trường phái Baroque, trong khi Angkor Wat thuộc phái cổ điển. Sự tương đồng của vô số khuôn mặt khổng lồ ở trên các tháp của đền Bayon với các bức tượng khác của vua Jayavarman VII khiến nhiều học giả đi đến kết luận đây chính là khuôn mặt của nhà vua.

Có người cho là của mặt của Quan Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara hay Lokesvara). Nhà học giả chuyên về Angkor học Coedes thì lý luận rằng Jayavarman VII theo truyền thống của các vua Khmer tự cho mình là vua thần (Devaraja), khác với các vua trước theo Ấn Độ giáo tự cho mình là hình ảnh của thần Shiva, trong khi Jayavarman VII là một Phật tử nên cho hình ảnh Phật và Bồ tát là chính mình. Có tất cả 37 tháp đền đá tạc hình nhiều khuôn mặt nhìn xuống và nhìn đi bốn hướng như thể quan sát chúng sinh và che chở cho đất nước.

Bên trong đền có hai dãy hành lang đồng tâm ở tầng dưới, và một dãy ở tầng trên. Tất cả nằm dồn lại với nhau trong một không gian hạn hẹp 140 x 160m, trong khi phần chính của ngôi đền nằm ở tầng trên lại c

0