Vùng đất Khánh Hòa sớm có con đường và trường học mang tên danh nhân Đỗ Thúc Tĩnh
Tác giả bài viết bên cạnh mộ cụ Đỗ Thúc Tĩnh Nguyễn Văn Nghệ Sách Đại Nam liệt truyện ghi về cụ Đỗ Thúc Tĩnh: “ Bấy giờ Diên Khánh đất bỏ hoang, dân hao mòn, Thúc Tĩnh tìm mọi cách vỗ về, mộ dân xiêu tán đến lựa đất cho ở, làm nhà cửa cho, cấp cho điền khí, kẻ ốm đau thời ...
Nguyễn Văn Nghệ
Sách Đại Nam liệt truyện ghi về cụ Đỗ Thúc Tĩnh: “ Bấy giờ Diên Khánh đất bỏ hoang, dân hao mòn, Thúc Tĩnh tìm mọi cách vỗ về, mộ dân xiêu tán đến lựa đất cho ở, làm nhà cửa cho, cấp cho điền khí, kẻ ốm đau thời thuốc thang, kẻ đói rét thời chẩn cấp, được người dân gọi là Đỗ phụ” (Đỗ phụ tức là người cha họ Đỗ) (1).
Cụ Đỗ Thúc Tĩnh sinh năm Mậu Dần (1818), quê xã La Châu, tổng Phước Tường Thượng, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam ( nay là thôn La Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng). Lúc nhỏ cụ có tên Đỗ Như Chương, đỗ cử nhân khoa Bính Ngọ (1846), đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thân (1848). Cụ được bổ vào làm Tri phủ phủ Diên Khánh vào năm 1853, năm 1858 được thăng làm Án sát tỉnh Khánh Hòa và năm 1859 được thăng làm Bố chánh là chức quan đầu tỉnh Khánh Hòa.
Cụ có công trong việc quy dân lập ấp. Cho đến thời điểm tháng chạp năm Đinh Tỵ (dương lịch là năm 1858) “ lĩnh Tri phủ, phủ Diên Khánh là Đỗ Thúc Tĩnh mộ dân lập ấp được 3 thôn (số dân 143 người, số ruộng 242 mẫu)”(2).
Khi cụ vừa nhậm chức Tri phủ Diên Khánh, cụ đã nghĩ ngay đến việc bồi thực danh giáo và chấn hưng Nho học. Cụ cho dời Văn chỉ Phước Điền là nơi thờ tự Nho giáo về phía đông phủ lỵ. Công việc ấy còn lưu nơi bia đá ở sân Văn miếu Diên Khánh.
Ngoài việc quy dân lập ấp, chấn hưng Nho học, cụ còn khuyến khích các nhà hằng tâm hằng sản làm việc từ thiện. Ở đình Ngọc Hội (phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang) có tấm bia đá “Ngọc Toản thôn bi ký” (Ngọc Toản sau đổi thành Ngọc Hội) được cụ Đỗ Thúc Tĩnh cho khắc năm 1860, kể lại việc bà Nguyễn Thị Hiếu xuất tiền túi mua đất dựng đình làng, mua từ khí, sửa chữa chùa, xây cầu , lập chợ , cứu giúp dân nghèo (3)
Người xưa nói “Cái quan định luận” nhưng riêngvớicụĐỗ ThúcTĩnh thì khicụ còn sống đã định luận rồi. Dịp cụ đang giữ Tri phủ Diên Khánh thìđược triều đình bổ chức Viên ngoại lang bộ Binhvà được cácquan tỉnh Khánh Hòa xin lưu lại làm nốt công việc thì vua Tự Đức có chỉ dụ : “ Thúc Tĩnh là người thanh liêm được việc hơn cả trong đám phủ huyện, chuẩn cho y thực thụ hàm Thị độc, vẫn cứ lãnh Tri phủ phủ ấy để khuyến khích người tuần lại”(4) (Người tuần lại: người quan lại tuân giữ pháp luật mà có chính tích lương thiện).
Bia đá khắc năm 1858 hiện lưu tại sânVăn miếu Diên Khánh có câu khen tặng cụ Đỗ Thúc Tĩnh: “ Cần, cán, công, liêm lại dân tín ái” ( Cần- Cán-Công-Liêm quan dân đều tin yêu).
Cụ Phạm Phú Thứ nhận xét về cụ Đỗ ThúcTĩnh: “Lịch Thiệu Hóa, Diên Khánh tri phủ, dĩ huệ ái xứng vi nhất thời thủ mục tối ưu”(5) ( Trải qua chức Tri phủ ở Thiệu Hóa, Diên Khánh thi ân huệ ưu ái với dân chúng thời đó, nổi tiếng là bậc chăn dân tối ưu). Sách Quốc triều khoa bảng lục nhận xét về cụ :“Làm quan nổit iếng thuần lương ”(6).
Vùng đất Nam Kỳ bị quân Pháp xâm lược. Vua Tự Đức tìm người để vào trong ấy phủ dụ tướng sĩ, tập hợp binh dân, mưu tính thu phục lại đất đai đã mất. Tháng 4 năm Tân Dậu (1861), cụ Đỗ Thúc Tĩnh tình nguyện “xin theo quân thứ, lòng nghĩa khái thực đáng khen” và cụ được sung chức Khâm phái quân vụ.
Công việc của cụ đang tiến triển thì cụ mất vào tháng 4 năm Nhâm Tuất (1862) với tuổi đời mới 45. Vua Tự Đức nghe tin đã than tiếc và châu phê : “Người có tài chẳng may bị chết sớm, bộ máy Nhà nước bị trở ngại, cũng nên biết vậy! Người mà không có tay chân giúp phỏng làm được việc gì đây. Chỉ biết nuốt nước mắt khóc mà thôi”(7).
Cụ Đỗ Thúc Tĩnh là một vị quan hếtl òng tận tụy vì dân vì nước được vua, quan, dân đều tin yêu. Riêng với vùng đất Khánh Hòa đã từng gọi cụ là“Đỗ phụ” (người cha họ Đỗ). Để tỏ lòng biết ơn đối với người cócông trạng vớidân với nướccó nhiều cách. Dùng tên người có công trạng đặt tên cho một con đường hoặc một trường học cũng là một cách vinh danh và biết ơn người có công.
Cho đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chưa có một con đường hoặc một trường học nào mang tên Đỗ Thúc Tĩnh. Đó là một thiếu sót lớn của người dân Khánh Hòa và cần phải khắc phục ngay. Hiện nay việc đô thị hóa ở Khánh Hòa đang phát triển, cho nên có những con đường mới, trường học mới được xây dựng. Vậy chúng ta hãy dành một con đường hoặc một trường học mới mang tên Đỗ Thúc Tĩnh để xứng đáng với những gì cụ đã làm cho người dân Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung.
Chúthích:
1-QuốcsửquántriềuNguyễn, Đại Nam liệttruyệntập 3-4, NxbThuậnHóa, tr.516
2,4-QuốcsửquántriềuNguyễn, Đại Nam thựclụctập 7, NxbGiáodục, tr.537; 411
3- ditichkhanhhoa.org.vn/index.php/2017/06/28/van-bia-dinh-ngoc-hoi/
5- PhạmPhúThứtoàntập, tập 1,NxbĐàNẵng, tr.708. BảnchữHánkhắc in sốthứtự 419 trang 1467
6- Cao XuânDục, Quốctriềukhoabảnglục, NxbVănhọc, tr.112
7- HòaVanghuyệnchí (bài 7, nguyênvănchữHán, ôngNguyễnSinhDuydịchratiếngViệt, đăngtrênantontruongthang’Blog