08/02/2018, 15:17

Vụ án Giám đốc Bệnh viện Nhi bày mưu giết vợ Full Toàn tập 2 phần

Vụ án Giám đốc Bệnh viện nhi bày mưu giết vợ những năm thập kỷ 60 cùng cái chết bí mật của cô y sĩ xinh đẹp đã làm rúng động dư luận. Vì muốn đi theo người tình mà Vị Giám đốc Bệnh viện Nhi đã lập mưu dùng thạch tín để sát hại vợ mình khi vừa sinh con xong. Bằng trình độ chuyên môn cùng các mối ...

Vụ án Giám đốc Bệnh viện nhi bày mưu giết vợ những năm thập kỷ 60 cùng cái chết bí mật của cô y sĩ xinh đẹp đã làm rúng động dư luận. Vì muốn đi theo người tình mà Vị Giám đốc Bệnh viện Nhi đã lập mưu dùng thạch tín để sát hại vợ mình khi vừa sinh con xong. Bằng trình độ chuyên môn cùng các mối quan hệ với nhiều lãnh đạo cao cấp, vị Giám đốc Bệnh viện nhi đầu tiên đã thực hiện thành công mưu đồ ám sát vợ để qua mắt người đời và cơ quan an ninh. Tuy nhiên, lưới trời lồng lộng đã phơi bày tội ác của một trong những vị bác sĩ nổi tiếng bậc nhất Việt Nam.

 1Vụ án Giám đốc Viện Nhi giết vợ đã đi vào lịch sử Việt Nam

Cái chết bí mật của Cô Y sĩ Xinh đẹp bệnh viện Nhi đã đi vào lịch sử ngành điều tra Việt Nam. Người giết vợ không ai hết là Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương năm 1962 Bác sĩ Vưu Hữu Chánh. Ngành y Việt Nam những năm cuối thập kỷ 50, đầu 60 thế kỷ trước còn khá non trẻ. Tuy nhiên, nhờ đội ngũ bác sĩ giỏi tu nghiệp nước ngoài về đã giúp ngành y nước nhà phát triển mạnh. Trong đó, Bác sĩ Vưu Hữu Chánh là một trong những người được đánh giá cao, trở thành bác sĩ đầu ngành điều trị nhi khoa thời điểm đó. Năm 1961, bác sĩ Chánh được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương, được nhiều người kính trọng.

Tóm tắt vụ án Giám đốc Bệnh viện nhi bày mưu giết vợ


Vị Giám đốc Bệnh viện nhi những năm 1960 là người có uy tín, được đi du học Liên Xô về, còn vợ là một Y tá của Bệnh Viện nhi xinh đẹp nức tiếng. Tình yêu của 2 người khiến nhiều người vô cùng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sau khi nữ y tá sinh con đầu lòng thì cô bất ngờ bị tiêu chảy, người gầy rộc rồi qua đời trước sự ngỡ ngàng của bà còn, người thân và đồng nghiệp. (Có báo viết là Chị Nhật sinh con thứ 3 thì gia đình lục đục. Hầu hết các báo đều thay đổi tên thật của nhân vật và một số chi tiết vì không muốn ảnh hưởng tới danh tiếng của ngành Y, nên có một số tình tiết sai khác cũng dễ hiểu và thông cảm).

 3Hình ảnh Bác sĩ Vưu Hữu Chánh – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 1961 – 1962

Giám đốc Bệnh viện nhi với mối quan hệ rộng của mình khiến cơ quan điều tra cũng phải dè chừng và gặp nhiều khó khăn bởi nếu không cẩn thận có thể bị kiện ngược. Thêm nữa, sát thủ bằng khả năng chuyên môn cùng chức vụ cao liên tục tìm mọi cách che dấu tội ác bằng những chiêu trò vô cùng tinh vi.

Vụ án Giám đốc Bệnh viện nhi bày mưu giết vợ từng gây chấn động Hà Nội tưởng chừng như chìm sâu vào bóng tối thì chính vị Trưởng ban chuyên án, sau này trở thành Phó tổng cụ trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an đã vào cuộc để tìm ra chân lý cuối cùng.

Vì nhiều lý do riêng mà tên của các nhân vật đã được thay đổi. Nhất là khi nó ảnh hưởng lớn tới uy tín của Bệnh viện Nhi Trung ương. Hãy cùng Yêu Tri Thức lật lại vụ án nổi tiếng Giám đốc Viện nhi giết vợ để đi theo người tình.

Chân dung vị bác sĩ Giám đốc viện nhi tài giỏi

Cũng như nhiều thanh niên trí thức khác của Việt Nam đầu những năm thập niên 60, Vưu Hữu Chánh là một sinh viên y khoa được đưa sang Liên Xô để tu nghiệp. (Các báo đều thay tên là Trần Hữu Chính để tránh đi). Sau khi trở về nước Chánh trở thành bác sĩ đầu ngành về chuyên khoa Nhi và được giữ chức Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương nhờ học thức chuyên sâu cùng khả năng, kinh nghiệm vượt trội.

Lúc đó, Viện nhi Trung ương đang tọa lạc tại đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm nay là bệnh viện Tim Hà Nội. Sau này, BV Nhi mới chuyển về đường Đê La Thành. Bác sĩ Vưu Hữu Chánh bằng tài năng của mình đã đưa ra các pháp đồ điều trị hiện đại giúp cứu chữa nhiều bệnh nhân qua cơn nguy kịch dù điều kiện vật chất khi đó còn rất thiếu thốn.

Thời điểm này, công tác tại Bệnh viện Nhi có y tá Nguyễn Nhật (Các báo gọi tên thay thế là Nguyễn Thật Thu) được mệnh danh là Hoa khôi ngành Y Hà Nội đã lọt vào mắt xanh của Giám đốc Vưu Hữu Chánh. Cả 2 nên duyên và được ví như cặp đôi trai tài gái sắc vẹn toàn.

Sau thời gian tìm hiểu, Bác sĩ Chánh và Y tá Nhật tổ chức đám cưới với nhiều cán bộ các ngành tham dự, cả bên Chính quyền, Y học, Công an, Quân đội đều có mặt vì tầm vóc của Giám đốc Bệnh viện Nhi. Thời điểm đó, kinh tế miền Bắc còn muôn vàn khó khăn, thiếu thốn nhưng đám cưới vợ chồng Chánh– Nhật chẳng thiếu cái gì.

Cuộc sống vật chất của hai vợ chồng Giám đốc Viện nhi khá dư giả. Niềm vui như được nhân đôi khi Y tá Nhật thông báo có bầu, mọi người đều đến chúc mừng và cầu mong chị sinh được quý tử thì mối tình giữa 2 người quả là vẹn toàn. Bản thân bác sĩ Vưu Hữu Chánh rất tự hào và tuyên bố sẽ làm đầy tháng cháu thật to bất kể trai hay gái.

Những ngày tháng vợ mang bầu rồi vượt cạn

Mang bầu đến tháng thứ 6, Y tá Nhật đã được nghỉ làm ở nhà chờ sinh. Đó là ưu ái của “vợ Giám đốc Bệnh viện Nhi”, đồng thời bởi kinh tế gia đình dư giả có điều kiện. Thời gian này thì Giám đốc Chánh vẫn đi làm đúng giờ, sáng 7 giờ đến cơ quan mãi chiều tối muộn mới về, có khi còn ngủ lại bệnh viện.

Mọi người trêu đùa chị Nhật nên tìm cách giữ chồng, không thì Giám đốc sẽ ngủ miết bên ngoài cho coi. Chị nghe xong chỉ biết cười “vợ chồng tin nhau, nghĩ làm gì đến điều đó…”. Nói vậy nhưng Y tá Thu vẫn lo lắng vì chồng có ngoại hình, đi học nước ngoài nên giao tiếp cởi mở, lôi cuốn, rồi còn giữ chức Giám đốc bệnh viện Nhi thì khối cô gái trẻ khác bám đuôi bất kể đã lập gia đình.

Nhìn bề ngoài, mọi người vẫn thấy vợ chồng trong ấm ngoài êm, chẳng điều tiếng gì. Rồi đến ngày sinh, chị Nhật đã vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông. Từ sau đó, Bác sĩ Chánh ở nhà miết chỉ việc cần mới đến cơ quan.

Chị Nhật nhờ được chăm sóc cẩn thận mà sức khỏe rất tốt, những người có kinh nghiệm sinh nở đều bảo cứ đà này thì chỉ vài bữa có thể trở lại trạng thái bình thường. Nhưng vẫn khuyên nên kiêng cữ cho an toàn.

Thế mà điều lạ là sau khi sinh được 3 ngày, chị Nhật được đưa từ bệnh viện về nhà thì bất ngờ mắc bệnh tiêu chảy. Chồng chị là bác sĩ chuyên khoa đầu ngành nên theo lẽ thường sẽ chẳng khó khăn gì để phát hiện, chẩn đoán bệnh cho vợ để kê thuốc. Thế nhưng, lạ một nỗi tình trạng của Y tá Nhật ngày một xấu đi, uống bao nhiêu thuốc cũng chẳng thuyên giảm.

Theo người thân, y Tá Nhạt vốn ăn uống kiêng cũ rất cẩn thận, lúc nào cũng ăn chín uống sôi hợp vệ sinh. Các món ăn tẩm bổ đều do một tay bác sĩ Chánh nấu xong rồi đưa cho vợ.

Đáng nói hơn, dù y tá Nhật được đưa vào bệnh viện khám hậu sản nhưng các bác sĩ không đưa ra được kết luận gì để chữa bệnh tiêu chảy, thậm chí bệnh còn trầm trọng hơn. Sau hơn 1 tuần sinh, từ chỗ khỏe mạnh béo tốt mà chị Thu bỗng gầy rộc, yếu đến mức không còn sức ngồi dậy cho con bú. Gia đình 2 bên nhìn chị lo lắng, còn bác sĩ Vưu Hữu Chánh cũng bất lực vô phương cứu chữa.

20 ngày sau khi sinh, y tá Nhật đột ngột qua đời trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Đám tang của Vợ Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương có sự tham gia của nhiều người đến thăm viếng. Trong đó có Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng, lúc đó đang giữ vị trí Đội trưởng Đội Cảnh sát Bảo vệ Cơ sở Y tế, đơn vị chuyên đảm trách công việc bảo vệ trật tự an ninh các bệnh viện. Ông cũng đến chia buồn với bác sĩ Chánh . Nhưng tại đây, Nguyễn Quang Phòng nghe thấy những tiếc khóc ái oan, rồi nhiều lời bàn tán về cái chết vô lý của y tá Nhật . Trước khi sinh nở, chị Nhật khỏe mạnh là thế mà sau khi chuyển dạ lại đổ bệnh tiêu chảy tới mức suy kiệt dẫn đến tử vong, trong khi chồng là bác sĩ đầu ngành.

 2Trưởng ban Điều tra Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng

Chính từ đây, ông Phong đã nảy ra suy nghĩ có điều gì khuất tất trong cái chết của Y tá Nhật . Sau thời gian đấu tranh tư tưởng, ông quyết định mở cuộc điều tra làm rõ vụ việc.

Cái chết của chị Nhật tưởng như rơi vào quên lãng bởi mọi người chẳng thể biết chuyện gì xảy ra, thì lúc đó, anh em Phòng bảo vệ của Thiếu tướng Phòng đã ngồi lại để nhận định tình hình. Tất cả đều nhất trí phải điều tra tìm ra sự thật về cái chết của Y tá Nhật, rồi phân công nhiệm vụ cho từng người.

Mọi việc được báo lên cho Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ trưởng Bộ Y tế để mở cuộc điều tra nghi vấn về cái chết của vợ bác sĩ Vưu Hữu Chánh, Giám đốc Bệnh viện Nhi. Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng trở thành Trưởng ban Chuyên án.

Lúc đầu, khi đi vào tìm hiểu tài liệu và chứng cớ thì ban chuyên án phần nào củng cố cho nhận định của mình là chị Nhật bị chồng giết. Nhưng mấu chốt của vấn đề là phải tìm hiểu xem bác sĩ Chánh giết vợ bằng cách nào và chứng cớ cụ thể ra sao? Bởi việc kết tội một Giám đốc Bệnh viện Trung ương không hề đơn giản, cần phải có bằng chứng xác đáng nếu không đội điều tra có thể bị kiện ngược vì tầm ảnh hưởng của Bác sĩ Chánh.

Khi mọi tình tiết đã hé mở với những bằng chứng thu thập, kèm theo đơn của em gái Nhật thì Thiếu tướng Quang Phòng đã chính thức lập hồ sơ trình lên lãnh đạo về nghi vấn bác sỹ Vưu Hữu Chánh giết hại vợ. Do Chức năng nhiệm vụ của Phòng bảo vệ Y tế nên việc điều tra có chút vướng mấc. Thiếu tướng Phòng đã báo lên Bộ Trưởng Bộ Công an khi đó là Trần Quốc Hoàn. Sau khi xem xét kỹ lưỡng hồ sơ, Bộ trưởng Hoàn quyết định cho Phòng bảo vệ Y tế của Tướng Phòng trực tiếp điều tra, đồng thời chuyển mọi báo cáo sang Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân lúc đó là Hoàng Quốc Việt để khởi tố vụ án.

Việc điều tra vụ án Giám đốc Bệnh viện nhi giết vợ khá nhạy cảm nên tướng Phòng gặp trực tiếp Bộ trưởng Bộ Y tế lúc đó là Phạm Ngọc Thạch để báo cáo, xin chỉ đạo và họp kín (Có cả Thứ trưởng Đinh Thị Cẩn). Vì Bác sĩ Chánh là Giám đốc viện Nhi Trung Ương, có tên tuổi và tiếng tăm nên việc Chánh giết vợ nếu đến tai người dân sẽ làm giảm uy tín ngành y. Nhưng pháp luật không cho phép kẻ giết người thoát tội nên tướng Phòng đã thuyết phục được lãnh đạo Bộ Y tế chấp thuận cho điều tra. Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch yêu cầu phải giữ bí mật và Phòng bảo vệ Y tế phải trực tiếp thụ lý.

Lộ diện chân dung Giám đốc Bệnh viện nhi bày mưu giết vợ

Trong quá trình điều tra, một trinh sát của Phòng bảo vệ Y tế được một người ở Trường Đại học Dược Trung ương cho biết cách ngày chị Nhật mất 1 tuần, BS Vưu Hữu Chánh có xin 3 gam acxenic (thạch tín). Nhờ đây mà ban chuyên án mới dám kết luận cái chết của y tá Nhật có ẩn khúc và đối tượng cần điều tra là Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương. Trinh sát đã xin lại cuốn sổ ghi nhận và chữ ký của BS Tín đã xin thạch tín.

Ban chuyên án thu thập thêm thông tin và đưa ra nhận định, chị Nhật đã bị chính chồng là Vưu Hữu Chánh đầu độc. Nhưng việc trinh sát thu sổ ghi nhận đã đến tai Bác sĩ Chánh. Y sợ bị lộ nên đã đi trước một bước là nói với bạn bè thân thiết rằng mình đã xin 3 gam thạch tín về chế thuốc nhưng để trong túi áo đi đường rơi mất. Hắn nói với bạn là sợ cơ quan Công an hiểu nhầm mình giết vợ vì chị Nhật vừa mất, còn y lại vừa xin thạch tín. Bạn bè Chánh chẳng mảy may nghi ngờ, chỉ sợ Chánh bị công an hỏi, rồi tình ngay lý gian có thể rơi vào vòng lao lý.

Nhóm bạn do tin lời Chánh đã tìm cách giải nguy cho hắn. Họ cũng đều là bác sĩ trình độ cao tu nghiệp ở nước ngoài về nên bảo Chánh hãy nói là xin acxenic về chế thuốc thử nghiệm, rồi cho khỉ uống nhưng nay khỉ đã chết. Nhưng Vưu Hữu Chánh bảo lỡ công an hỏi khỉ chôn ở đâu thì trả lời sao. Vì thế, một người trong nhóm mới mách nước nói rằng xin 3 gam thạch tín để chế dung dịch liqueur fowler điều trị cho bệnh nhân.

Để chuyển 3 gam thạch tín thành dung dịch liqueur fowler cần tới ½ lít nước cất. Hắn phải tìm đủ số lượng này nhằm giải thích cho cơ quan điều tra. Lúc đầu Chánh đến gặp Bác sĩ Trịnh Kim Ảnh, Giám đốc Bệnh viện Việt Xô thời đó để xin 10cc liqueur fowler. Hắn còn đến nhiều nơi nữa nhưng vẫn không đủ. May mắn thay, việc hắn đi đến đâu đều được các trinh sát nắm rõ nhờ được quần chúng báo tin, đồng thời thu lại giấy tờ ký nhận liqueur fowler.

Do thiếu dung dịch liqueur fowler nên Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương nghĩa ra cách là kê đơn thuốc cho bệnh nhân có thành phần dung dịch này, rồi thu lại số liqueur fowler mà bệnh nhân được phát. Hắn chỉ chọn bệnh nhân tỉnh xa như vùng Cao Bằng, Lạng Sơn… nhằm làm khó cho việc điều tra.

Tuy nhiên, Thiếu tướng Phòng không ngại khó khăn đã điều lực lượng tới tận nơi có bệnh nhân được Chánh kê thuốc rồi hỏi họ có nhận liqueur fowler không. Mọi thứ được thu thập đầy đủ làm bằng chứng.

Xin lệnh công tác bất ngờ trong 5 ngày

Thiếu tướng Phòng sau khi thu thập tài liệu đã chỉ đạo trinh sát theo dõi mọi hoạt động của bác sĩ Vưu Hữu Chánh . Ban chuyên án nắm được thông tin về việc kê khai số dung dịch liqueur fowler, nguyên liệu để điều chế thuốc từ thạch tím mà bác sĩ Chánh dùng làm công cụ che dấu tội ác (sẽ được nói rõ ở phần sau). Dù biết rõ bác sĩ Chánh đã cấp liqueur fowler cho bệnh nhân rồi sau đó thu lại, nhưng lực lượng điều tra cần chứng cớ và tài liệu rõ ràng. Vì thế, Tướng Phòng đã cử quân đi các tỉnh để thu thập.

Họ đến Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn và một số nơi khác để tìm các bệnh nhân đã được kê đơn. Tất cả trinh sát phải thu bằng được đơn thuốc mà bác sĩ Vưu Hữu Chánh đã kí trực tiếp cấp liqueur fowler, đồng thời lập biên bản làm việc để nhân chứng xác nhận là liqueur fowler đã bị bác sĩ Chánh lấy lại. Sau gần 1 tuần, ban chuyên án đã thu thập đầu đủ chứng cớ vô cùng có giá trị.

Mấu chốt vẫn là phải chứng minh nguyên nhân cái chết của y tá Nhật là do thạch tín. Nhưng nếu xảy ra trường hợp nạn nhân chết vì đau ốm thì ban chuyên án sẽ gặp rắc rối to về tội vu cáo. Vì thế, biện pháp cuối cùng là phải khai quật tử thi. Ngặt nỗi, từ khi vợ mất, bác sĩ Vưu Hữu Chánh chiều nào cũng xuống nghĩa trang thắp hương. Hành động này khiến mọi người xung quanh vô cùng cảm động vì thấy trên đời hiếm ông chồng nào chung tình như vậy.

Điều đó cũng gây cản trở cho kế hoạch khai quật tử thi của ban chuyên án. Bởi tướng Phòng nhận định, Chánh đương nhiệm Giám đốc Bệnh viện Nhi có rất nhiều mối quan hệ. Nếu tiến hành khai quật mộ vợ mà chưa có kết luận chính xác sẽ xảy ra nhiều vấn đề phức tạc. Vì thế, cần phải làm gì đó để bác sĩ Chánh đi xa 4 – 5 ngày.

Bày tỏ nguyện vọng này với Thứ trưởng Bộ Y tế, lúc đó là ông Vũ Văn Cẩn, tướng Phòng đã nhận được sự đồng tình của Thứ trưởng. Lúc đó Bộ Y tế có hội thảo về điều trị bệnh cho trẻ em tại Quảng Ninh diễn ra trong 5 ngày, nên Thứ trưởng Cẩn thông báo cho BS Vưu Hữu Chánh tham gia. Lệnh từ trên xuống, Giám đốc Viện Nhi phải tuân theo. Lịch trình chuyến công tác được thông báo cặn kẽ cho ban điều tra để tiện bề hành động.

Khai quật mộ ngay trong đêm

Ngay khi nhận được tin Bác sĩ Chánh đã xuống Quảng Ninh, thiếu tướng Phòng lập tức báo cáo cho Bộ Y tế, Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao và Lực lượng Pháp y của Bộ Quốc Phòng vào cuộc tiến hành khai quật, giám định các mẫu phẩm. Việc nhờ cả bên Pháp y của Bộ Quốc phòng nhằm đảm bảo tính khách quan. Tướng Phòng đề nghị các bên có mặt tại buổi khai quật, trực tiếp ký nhận vào bình niêm phong vật phẩm.

Cuộc khai quật tiến hành ngay trong đêm rằng tháng Giêng năm 1962 và thực hiện đúng quy trình với các ban ngành liên quan có mặt. Mở nắp quan tài, các bác sĩ pháp y đã lấy 10 mẫu phẩm nội tạng và cơ quan bên ngoài như tóc, móng tay cho vào lọ thủy tinh có dung dịch bảo quản, niêm phong lại.

Ban chuyên án còn cẩn thận phối hợp với lực lượng chôn cất nghĩa trang Văn Điển chuẩn bị sẵn áo cỏ đã xanh tốt để đắp lên mộ cẩn thận làm như mộ vẫn còn nguyên vẹn không có dấu hiệu của việc khai quật. Mọi thứ được đặt về vị trí cũ.

10 mẫu phẩm được đưa tới phòng thí nghiệm để Bộ Quốc Phòng phân tích. Thời gian chờ đợi kết quả là rất khó khăn với ban chuyên án bởi nếu bác sĩ Chánh phát hiện thì ắt sẽ có chuyện lớn. 5 ngày sau chuyến công tác về, BS Chánh tức tốc đạp xe xuống nghĩa trang Văn Điển thăm mộ vợ ngay.

Kết quả xét nghiệm mẫu phẩu khai quật tử thi trở thành chìa khóa

Lúc này, vấn đề quan trọng nhất là chứng minh được trong người y tá Nhật có chất acxenic. Trước đó, vợ Giám đốc Bệnh viện Nhi qua đời tại Bệnh viện Bạc Mai thì các bác sĩ ở đây cũng đã yêu cầu tiến hành khám nghiệm Pháp y. Tuy nhiên, Bác sĩ Vưu Hữu Chánh nói với đồng nghiệp vì Nhật mất quá nhanh, lại vừa sinh con xong nên nếu mổ sẽ làm cho thân xác thêm đau đớn, người thân nhìn vào cũng xót xa. Phần vì lời nói có phần hợp tình hợp lý, phần vì Chánh là người mang tầm ảnh hưởng trong ngành Y nên Phó phòng Chính trị Bệnh viện Bạch Mai đã ngưng tiến hành phẫu thuật tử thi. Đó là mấu chốt giúp Giám đốc Bệnh viện Nhi với âm mưu giết vợ đã qua mặt cơ quan điều tra khi đó.

Nhưng đến khi Cục Quân y thuộc Bộ quốc phòng trực tiếp xét phiệm mẫu phẩm mã X-715 (trong số 10 mẫu phẩm đã được niêm phong), với các phương pháp tiên tiến nhất, các bác sĩ đã tìm thấy các mẫu phẩm đều chứa hàm lượng rất cao chất Acxenic (thạch tín). Kết luận quá trình xét nghiệm khẳng định, thi thể y tá Nhật chứa nhiều thạch tín và là nguyên nhân dẫn đến cái chết. Với tài liệu thu thập được, thiếu tướng Phòng chính thức khẳng định, Giám đốc bệnh viện Nhi đã đầu độc vợ mình bằng Acxenic – thạch tín.

Kết luận xét nghiệm cùng hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, trực tiếp Viện trưởng Hoàng Quốc Việt thụ lý, rồi hồ sơ được chuyển tới tòa án. Giám đốc bệnh viện Nhi được triệu tập ngay lập tức. Công tố viên Nguyễn Quang Dụ, thuộc tòa án Hà Nội đã trực tiếp chất vấn Vưu Hữu Chánh. Y lúc đầu khăng khăng chối tội vì chưa biết rõ quá trình điều tra, nên vẫn khẳng định số liqueur fowler điều chế được cấp phát cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bằng chứng do nhóm Thiếu tướng Phòng thu thập đã khiến Chánh phải nhận tội giết vợ bằng thạch tín.

Lột trần tội ác Giám đốc viện Nhi âm mưu giết vợ vì lục đục gia đình

Trước vành móng ngựa, Giám đốc bệnh viện Nhi phải thừa nhận hành vi giết vợ trước những chứng cớ không thể chối cãi của Ban điều tra dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng Phòng.  Nguyên nhân chính khiến một vị Giám đốc giàu có, địa vị lập mưu giết vợ xuất phát từ lục đục gia đình.

Trong thời gian dài khi mang bầu, hai vợ chồng liên tục xảy ra mâu thuẫn. Cuộc sống vợ chồng luôn trong tình trạng cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, dù bên ngoài mọi người vẫn thấy hình ảnh một gia đình đầm ấm, vẹn toàn.

Trước tòa, Giám đốc Bệnh viện Nhi khai nhiều lần vợ chồng cãi nhau, có những lúc y đi về nhà lúc nửa đêm thì Y tá Nhật không chịu mở cửa, bắt y nằm ngoài hè giữa đêm đông. Tức tối vì trên cương vị đường đường là Giám đốc Bệnh viện Trung ương mà phải khổ như này, Bác sĩ Vưu Hữu Chánh nảy ra suy nghĩa sẽ phải giết vợ vì cô đối xử tệ với chồng.

Vụ án Giám đốc Bệnh viện nhi bày mưu giết vợ đã khép lại nhưng vẫn in hằn trong lòng người dân Hà Nội những trăn trở nhất định. Họ bất ngờ vì một người có học thức, địa vị lại hành động man rợ và thú tính như vậy. Kế hoạch sát hại hoàn hảo tới mức tưởng chừng như công cuộc điều tra đi vào ngõ cụt. Họ chợt nhận ra, người có học vấn càng cao thì hành động lại càng đáng sợ, được chuẩn bị kỹ lưỡng, lên kế hoạch và hành động đến mức cạn tình. Vưu Hữu Chánh bị kết án tử hình, dù có đơn ân xá nhưng bị Chủ tịch nước bác đơn.

Cám ơn ban chuyên án mà công lớn nhất phải kể đến Trưởng ban Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng. Ông đã được Bộ Công an khen ngợi và đánh giá cao. Chia sẻ với công chúng, Thiếu tướng Phòng nói, yếu tố để phá Vụ án Giám đốc Bệnh viện nhi bày mưu giết vợ là nhờ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Hy vọng xã hội sẽ không còn những tội ác như vậy xảy ra.


0