18/06/2018, 15:29

vụ ‘Giải cứu binh nhì Lynch’

Câu chuyện gây tiếng vang trong cuộc chiến ở Iraq – hành động mạo hiểm đột kích và giải cứu nữ binh sĩ Mỹ 19 tuổi Jessica Lynch – thực chất là một trong những vụ ngụy tạo tin tức lớn nhất từ trước tới nay. Đó là khẳng định của BBC, hôm 18/5. Binh nhì Lynch, người bang Virginia (Mỹ), ...

Jessica Lynch

Câu chuyện gây tiếng vang trong cuộc chiến ở Iraq – hành động mạo hiểm đột kích và giải cứu nữ binh sĩ Mỹ 19 tuổi Jessica Lynch – thực chất là một trong những vụ ngụy tạo tin tức lớn nhất từ trước tới nay. Đó là khẳng định của BBC, hôm 18/5.

Binh nhì Lynch, người bang Virginia (Mỹ), bị bắt sống ngày 23/3/2003  khi đơn vị của cô gặp phục kích ở gần Nasiriya. 9 đồng đội tử trận, còn Lynch bị đưa tới một bệnh viện trong vùng. Khi đó, tại đây vẫn còn đông quân Fedayeen (lực lượng trung thành với Saddam Hussein). Ngày 2/4, Lầu Năm Góc cho công bố đoạn băng sử dụng camera quay ban đêm chiếu cảnh các thành viên đặc nhiệm Mỹ xông vào bệnh viện này, và cứu cô gái đi bằng trực thăng. Các bản tin khi đó khẳng định Jessica đã trúng đạn, người có vết dao đâm, bị hành hạ và hỏi cung trong bệnh viện.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ Iraq ở Nasiriya, họ đã đãi ngộ cô rất tốt trong hoàn cảnh chiến tranh lúc bấy giờ. Cô được nằm trên chiếc giường chuyên dụng duy nhất của bệnh viện. Cả tầng chỉ có 2 y tá, thì một người được giao nhiệm vụ chăm sóc riêng Jessica. “Chính tôi đã khám cho cô ấy. Cô ấy bị gãy tay, đùi và trật mắt cá chân”, bác sĩ Harth a-Houssona, phụ trách điều trị Jessica Lynch, kể lại. “Không hề có dấu hiệu là cô ấy bị bắn, không vết đạn, vết dao – chỉ thuần tuý là tai nạn giao thông. Tôi không hiểu tại sao người ta lại nghĩ rằng nói cô ấy trúng đạn thì sẽ hay ho”. Jessica còn được truyền máu, một phần máu do chính nhân viên trong bệnh viện hiến tặng.

Các bác sĩ khẳng định lực lượng đặc nhiệm Mỹ biết thừa quân Iraq đã rút từ một ngày trước, khi họ ập đến bệnh viện. “Chúng tôi rất ngạc nhiên”, bác sĩ Anmar Uday làm việc tại đây cho biết. “Sao lại phải ầm ĩ thế? Làm gì còn lính Iraq nào trong bệnh viện nữa. Y như là một bộ phim của Hollywood. Cứ thế họ hét Tiến lên, tiến lên, súng thì chả có đạn. Họ làm một màn biểu diễn tấn công như là trong các phim hành động của Sylvester Stallone hay Thành Long ấy”.

Còn một chi tiết nữa, đó là 2 ngày trước khi đội đặc nhiệm tới đây, bác sĩ Harth đã cho xe cứu thương chở Jessica tới chỗ quân Mỹ đồn trú. Tuy nhiên, khi chiếc xe tiến đến gần một trạm kiểm soát, binh lính nổ súng, buộc xe phải quay trở lại bệnh viện. Lính Mỹ suýt nữa vô tình giết chính đồng đội của họ.

Sau khi đoạn băng chiếu cảnh giải cứu nói trên đuợc công bố, tướng Vincent Brooks, phát ngôn viên của Sở chỉ huy trung ương Mỹ, còn bình luận: “Những con người dũng cảm đã mạo hiểm cả tính mạng để làm nên kỳ tích này, vì một niềm tin: không bao giờ bỏ mặc một đồng đội lúc nguy nan”.

Giới quân sự Mỹ đã sử dụng những phóng viên có mặt tại đây và các hình ảnh từ chính camera của họ, rồi tự mình biên tập lại cả đoạn phim. Trong chiến dịch tuyên truyền này, Bộ Quốc phòng chịu ảnh hưởng của các nhà sản xuất phim hành động Hollywood, trong đó phải kể đến Jerry Bruckheimer, tác giả cuốn phim Black Hawk Down. Chính ông Bruckheimer đã cố vấn cho Lầu Năm Góc về việc làm bộ phim truyền hình “Những chân dung từ tiền tuyến”, nói về lực lượng Mỹ ở Afghanistan năm 2001. Phương pháp đưa tin như vậy được phát triển xa hơn trên chiến trường Iraq.

Một luật sư Iraq tên là Mohamed Odeh al-Rehaief nhờ thông báo cho quân đội Mỹ về địa điểm bắt giữ Lynch, sau đó đã được Washington cho phép tị nạn chính trị ở Mỹ. Jessica thì trở thành binh sĩ Mỹ nổi tiếng nhất trong cuộc chiến ở Iraq. Tên và hình ảnh cô gái được in trên đủ thứ sản phẩm, từ khuy áo, đề can dán ôtô cho tới áo phông. Đồ dùng liên quan đến cô được bán đấu giá trên Internet. Nhưng các bác sĩ cho biết Jessica Lynch không còn nhớ gì về chuyện đã xảy ra và có lẽ trí nhớ của cô sẽ không bao giờ hồi phục.

M. Châu (theo BBC, NBC)

Sự thật về Jessica Lynch 

http://www.guardian.co.uk/world/2003/may/15/iraq.usa2 
http://www.commondreams.org/views03/0905-09.htm 

SSX999 dịch và bình luận

Lại nói về Jessica. Nàng thật xinh đẹp, người Hùng nước Mỹ. Nàng được vinh dự tặng thưởng 3 huy chương cao quí: Bronze Star, Prisoner of War và Purple Heart. Hẳn nhiên đã có quá nhiều người hùng Rambo nước Mỹ trên phim ảnh. Nhưng một con người ‘thật việc thật’ bằng xương bằng thịt

Đám lính canh gác Jessica đã bỏ đi từ lâu, nhưng nàng được chăm sóc tốt và một ông bác sĩ người Iraq đã thực sự cố gắng để giải thoát cho nàng. Câu chuyện thực sự đằng sau một huyền thoại chiến tranh hiện đại của Mỹ đã không còn gì là bí mật. 

Jessica Lynch đã trở thành biểu tượng của cuộc chiến Iraq. Người hùng của nước Mỹ, câu chuyện cổ tích nàng bị lính Iraq bắt và đặc nhiệm Mỹ giải cứu đã trở thành một trong những khoảnh khắc yêu nước vĩ đại nhất của cuộc chiến. Nó đã không thể xảy ra tại một thời điểm kém quan trọng hơn, khi các lực lượng liên minh đang sa lầy, và chiến thắng trước đối thủ nhỏ yếu kiệt quệ vì 10 cấm vận thì vẫn quá chậm. 

Cuộc giải thoát ly kỳ được hoan nghênh nhiệt liệt như một trong những mảng sáng nhất của tin tức chiến trường. Nhưng nó mang hơi hướng của các nhà sản xuất Hollywood trong phương diện điều khiển truyền thông của Lầu Năm Góc, và trở thành kiểu mẫu để người Mỹ hy vọng vào các cuộc chiến tranh tương lại. 

Nhưng chiến thuật truyền thông Mỹ, mà đỉnh cao là tình tiết giải cứu Lynch, đã làm người Anh, những người đã sát cánh cùng Mỹ ở Doha, Qatar tức phát điên, không có gì ngạc nhiên khi báo chí Anh phanh phui đả kích việc này nhiều đến vậy. Chương trình BBC chủ nhật đã tiết lộ câu chuyện bên trong của vụ giải cứu và phần trọng tâm của hoạt động truyền thông tuyên truyền quảng cáo của các đồng minh mà nó chẳng có tý anh hùng nào như đã mô tả. 

Đại uý Al Lockwood người phát ngôn của QĐ Anh tại trung tâm chỉ huy nói: “Trong thực tế, chúng tôi có hai phong cách khác nhau trong việc quản lý thông tin truyền thông. Tôi cảm thấy may mắn là một bộ phận của phía Anh.” 

Buổi sớm ngày 2 Tháng 4, các phóng viên ở Doha bị dựng dậy từ trên giường để đến Centcom (trung tâm thông tin liên quân), Jim Wilkinson là nhân vật chóp bu của Nhà Trắng đã có mặt ở đây qua đêm. Ông ta khơi gợi: “Chúng tôi có một tình huống mà có rất nhiều tin tức nóng. Tổng thống đã được báo cáo vắn tắt, cũng như bộ trưởng quốc phòng.” 

Các nhà báo đổ xô vào, họ nghĩ Saddam Hussein đã bị bắt. Câu chuyện được kể thay vào đó lại là chuyện cổ tích Mỹ. Binh nhì Jessica Lynch, 19 tuổi, West Virginia, là thành viên của quân đội Mỹ thuộc đại đội bảo trì hậu cần số 507, đã đi lạc đường ở khu vực gần Nassiriya và bị phục kích. Chín đồng sự Mỹ của Jessica đã bị giết. Binh lính Iraq đã đưa Lynch đến một bệnh viện địa phương, nơi có rất nhiều quân tình nguyện nổi loạn và cô nàng bị giam giữ ở đây cho đến 8 ngày sau. Đó là tất cả những gì có vẻ rõ ràng, không phải tranh cãi. 

Qua một đoạn phim dài 5 phút được phát, Lầu Năm Góc tuyên bố rằng Lynch đã bị đâm bằng dao găm và bị nhiều vết đạn, và rằng cô đã bị tát và đánh đập trên giường bệnh cũng như bị thẩm vấn. Chỉ nhờ lòng can đảm của một luật sư người Iraq, tên là Mohammed al-Odeh Rehaief, mà cô được cứu sống. Cũng theo Lầu Năm Góc, Al-Rehaief đã liều mạng sống của mình để báo với người Mỹ rằng Lynch đã bị bắt. 

Chỉ sau nửa đêm, biệt kích Mỹ Ranger và Navy Seals xông vào bệnh viện Nassiriya. “Cuộc tấn công táo bạo” của họ trên vùng đất đối phương kiểm soát được ghi lại bằng máy quay đêm. Người ta được kể đặc nhiệm Mỹ đã liều mình dưới làn đạn quân thù, nhưng họ làm thế là để giải cứu cho nàng và đưa nàng lên trực thăng, thoát khỏi bàn tay kẻ thù tàn bạo. Những thông điệp sáng ngời đến với người xem chỉ trong vòng 1 giờ sau vụ giải cứu. 

Ông bác sĩ Al-Rehaief được công khai cấp thẻ tị nạn chỉ 2 tuần sau khi đến Mỹ. Ông ta được chào đón ở Washington, với một tấm séc trị giá $500000 đặt viết sách. Câu chuyện giải cứu nàng Jessica sẽ được xuất bản sau đó. Còn nàng Jessica được chào đón sùng bái vọng trọng chưa từng thấy như anh hùng Mỹ. Các site bán đấu giá liệt kê ít nhất 10 món đồ Jessica mà các fan săn lùng, từ một bức sơn dầu cũ với giá mở cửa $200 cho một đến cái nam châm tủ lạnh “người Mỹ yêu Jessica” giá $5. Một chút rắc rối là bây giờ các bác sĩ nói rằng nàng không còn trí nhớ về những gì đã xảy ra và có lẽ sẽ chẳng bao giờ hồi phục được. Mất trí nhớ có nghĩa là “các nhà nghiên cứu” sẽ được triệu tập để lấp đầy khoảng trống trong câu chuyện cổ tích mà nàng để lại.

Một câu chuyện, hai phiên bản. Các bác sĩ tại Nassiriya nói rằng họ đã điều trị tốt nhất có thể cho Jessica giữa lúc chiến tranh. Nàng được ưu tiên một chiếc giường đặc biệt trong bệnh viện, và một trong 2 người y tá còn lại của bệnh viện chăm sóc nàng. “Tôi đã như một bà mẹ cho Jessica và Jessica ấy được chăm sóc như đứa con gái,” y tá Khalida Shinah nói. 

“Chúng tôi đã cho Jessica 3 chai máu, hai trong đó lấy từ các nhân viên y tế vì không có máu vào lúc này”, ông bác sĩ Harith al-Houssona nói, ông là người chăm sóc nàng trong lúc đầy thử thách. “Tôi khám cho Jessica, tôi thấy một cánh tay bị gãy, bắp đùi bị rách và mắt cá chân bị trật khớp. Sau đó, tôi đã làm các xét nghiệm khác… Không có dấu vết đạn bắn, không có đạn bên trong cơ thể, không có vết thương vì bị đâm – chỉ là RTA, một tai nạn giao thông”, ông al-Houssona nhớ lại. “Họ muốn bóp méo hình ảnh. Tôi không biết tại sao họ nghĩ rằng có một số ích lợi trong việc nói rằng cô Jessica có vết thương đạn bắn…” 

Các bác sĩ nói vào ngày trước khi đặc nhiệm Mỹ đột kích bệnh viện, các phiến quân đã bỏ đi. Hassam Hamoud, một chân chạy bàn tại một quán ăn ở địa phương cho biết anh ta thấy lính Mỹ đổ bộ vào thị trấn. Thông dịch viên tiếng Ả Rập hỏi anh ta bệnh viện ở đâu. “Người ta hỏi: Có tay súng Fedayeen nào ở đây không?” và tôi nói: ‘Không’.” Cùng một kiểu như vậy, ngày hôm sau “các chiến binh Mỹ tốt nhất” hạ cánh xuống toà nhà. 

Bác sĩ Anmar Uday nói: “Chúng tôi nghe thấy tiếng ồn của máy bay trực thăng, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên. Tại sao lại phải làm thế? Không có quân đội, không có binh lính tại bệnh viện.” 

“Nó giống như một bộ phim Hollywood. Họ gào lên, ‘Go, go, go’, với các khẩu súng, đạn giả và âm thanh các tiếng nổ. Họ đã đóng kịch – một bộ phim hành động kiểu Sylvester Stallone hay Jackie Chan, vừa nhảy vừa la hét, đạp tung các cánh cửa.” Máy quay phim quay từ đầu đến cuối. Những người Mỹ đến không phải tình cờ, họ ngăn cản các bác sĩ và bệnh nhân, những người này bị còng tay vào khung giường bệnh. 

Thêm một sự bóp méo khác ở đây. Hai ngày trước khi các đội biệt kích đến, Al-Houssona đã thu xếp để đưa Jessica trả cho người Mỹ bằng xe cứu thương. “Tôi đã nói với Jessica tôi sẽ cố gắng để giúp cô ta thoát về với quân đội Mỹ, nhưng tôi sẽ làm việc đó rất bí mật vì tôi có thể bị mất mạng.” Ông ta đặt Jessica vào xe cứu thương và hướng dẫn lái xe đi đến trạm kiểm soát Mỹ. Khi xe tiến đến đó, lính Mỹ đã bắn vào xe. Họ chỉ kịp quay đầu chạy trốn trở lại bệnh viện. Người Mỹ đã gần như giết chết người Hùng bị bắt cao quí của họ. 

Máy quay phim quân sự đã quay cảnh giải cứu này. Đó là cuộc chạy đua với thời gian để chỉnh sửa đoạn video quay được. Cuộc trình diễn video đã sẵn sàng một vài giờ sau thông báo ngắn gọn đầu tiên. Khi nó được chiếu, tướng Vincent Brooks, người phát ngôn Mỹ tại Doha, tuyên bố: “Một số linh hồn dũng cảm liều mạng sống của họ trên đường để thực hiện công cuộc giải cứu này, nhờ lòng tận tuỵ với chúa mà họ biết rằng họ sẽ không bao giờ bỏ rơi đồng đội trong tay giặc.”

Không có chi tiết nào mà các bác sĩ đã cung cấp cho PV được đưa vào video hay bất kỳ lời giải thích nào sau đó hay việc làm rõ thêm của CQ Mỹ. Tôi hỏi người phát ngôn Lầu Năm Góc ở Washington, Bryan Whitman, để ông ta cung cấp cuốn băng đầy đủ cảnh giải cứu, hơn là phiên bản đã biên tập của nó, để làm sáng tỏ bất kỳ sự sai biệt nào. Ông ta từ chối. Whitman không nói quân đội Mỹ phải đối mặt với loại chiến binh Iraq nào. Cũng như không bình luận gì về những vết thương đạn bắn mà nàng Jessica thực sự chịu đựng được. “Tôi hiểu có một số thông tin mâu thuẫn ở đây, và trong thời gian thích hợp câu chuyện đầy đủ sẽ được thông báo, tôi chắc chắn thế,” ông ta nói với tôi. 

Đó là cách tiếp cận của người Mỹ – bỏ lướt qua những chi tiết – thay vào đó tập trung vào thông điệp khái quát (đây là cách các @ Mỹ phán như đúng rồi), điều đó đã dẫn đến những căng thẳng sau hậu trường với người Anh. Người của phố Downing ở Doha, Simon Wren đã tức giận khi mà ngay những ngày đầu tiên của cuộc chiến, Mỹ đã từ chối đưa ra bất cứ thông tin nào tại Centcom. Người Anh đã bị đặt vào vị thế khó khăn khi phải lấp đầy những khoảng trống của các tin bài. 

Để chấm dứt va chạm, ông Wren đã phải viết một bức thư kín dài 5 trang cho Alastair Campbell phàn nàn rằng những tóm tắt viên người Mỹ đã không đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong thư ông mô tả màn trình diễn Lynch như là sự lúng túng. 

Ông Wren nhận ra sự kiện bất ngờ nàng Jessica là “cực kỳ lố bịch” và là triệu chứng của một vấn đề lớn hơn. “Người Mỹ không bao giờ chịu nói ra và giải thích cái gì đã xảy ra trong cuộc chiến tranh,” ông nói. “Tất cả những gì họ cần là phải cởi mở và trung thực. Họ đã quá mập mờ, quá sợ sệt việc tiếp cận với giới truyền thông.” Ông nói các nhà báo Mỹ “đừng đặt họ dưới áp lực”. 

Ông Wren đã được sự ủng hộ từ bộ trưởng QP Anh, cho biết ông đã nhiều dịp cố gắng để thuyết phục Wilkinson và Brooks thay đổi cách làm việc. Tại London, Ông Campbell cũng đã làm các động thái tương tự với Nhà Trắng, nhưng chẳng giúp ích gì. “Giới truyền thông Mỹ không bị gây áp lực do đó họ thoải mái lẩn tránh. Họ không cảm thấy cần thiết phải thay đổi.” 

Ông thừa nhận rằng các sự kiện xung quanh vụ “giải cứu” nàng Jessica đã trở thành vấn đề của sự “phỏng đoán”. Nhưng ông nói thêm: “Dù bằng cách nào, thì đó cũng không phải là tin tức chính trong ngày. Đó chỉ là 1 quân nhân, đó là một phần phụ thêm: việc quan tâm đến con người. Nó hoàn toàn làm lu mờ các sự kiện khác, những thứ đã thực sự xảy ra trên chiến trường. Nó che đậy một thực tế là những người Mỹ đã tìm thấy thi thể các đồng nghiệp của cô Lynch. Cái mà chúng tôi muốn đưa tin là tin tức thực sự.” 

Lockwood nói với một PV: “Họ đã thua trong cuộc tranh cãi đầu tiên, họ (Mỹ) đã mất mát khá nhiều khi đưa chiến tranh ra giới thiệu để được giới truyền thông ủng hộ. Mặc dù các thứ của Albeit đã tốt hơn và tất cả đi đến kết luận khá nhanh, nhưng cảm giác của tôi họ đã đánh mất đối tác ban đầu của họ trong chiến dịch và người ta sẽ không bao giờ đi trên đôi chân giả một lần nữa. Cố vấn báo chí chúng tôi có ở đây (Wren) là một chuyên gia trong lĩnh vực của ông ấy. Đối tác của ông ở bên Mỹ (Wilkinson) là kẻ lẩn tránh và đã không được vây xung quanh như ông ta cần phải có khi đến nói chuyện với giới truyền thông.” 

Chiến lược (truyền thông) của người Mỹ là tập trung vào các hình ảnh và đưa ra các thông điệp chung chung. Chi tiết – là cái hữu ích – đến từ phía sau. Mấu chốt là để đảm bảo tính đúng đắn các cảnh truyền hình. Các phóng viên có thể làm một số dạng này. Trong các nhiệm vụ khác, quân đội sử dụng máy quay riêng của họ, tự họ chỉnh sửa các bộ phim và giới thiệu chúng cho các nhà phát sóng như là các gói truyền thông ăn sẵn. Lầu Năm Góc đã chịu ảnh hưởng của các nhà sản xuất truyền hình và phim hành động Hollywood, đặc biệt là Black Hawk Down. 

Quay lại năm 2001, nhân vật chính đằng sau Black Hawk Down là Jerry Bruckheimer, đã thăm viếng Lầu Năm Góc và quăng ra một ý tưởng. Bruckheimer và đồng sự, nhà sản xuất Bertram van Munster, quân sư thực sự của các show diễn thực, các gương mặt thực từ chiến trường, một sê-ri truyền hình phát trong giờ vàng về lực lượng Mỹ tại Afghan. Họ đứng sau những câu chuyện kể qua con mắt của những người lính. Mục đích của van Munster là để có sự gần gũi và cá nhân. Ông ta nói: “Anh chỉ có thể được chấp nhận bởi những người này thông qua hóa học. Anh phải có mối quan hệ với ai đó. Chỉ sau đó họ mới cho phép anh vào. Những gì người ta đang làm ở đây, chỉ là khác thường. Nếu anh bạn thách thức quan điểm của chúng tôi – là chúng tôi đáng được yên ổn và rằng chúng tôi giao thiệp với phẩm giá con người – thì những gã này thật sự đi ra ngoài vòng mạo hiểm và liều lĩnh mạng sống của họ.” 

Đó là chương trình TV hiện thực hoàn hảo được thực hiện với sự hợp tác tích cực của Donald Rumsfeld và phát sóng ngay trước khi cuộc chiến tranh Iraq. Lầu Năm Góc thích những gì đã nhìn thấy. “Những gì các nhân vật này làm là cho người khác cái nhìn sâu sắc vào những gì các lực lượng đang thực hiện”, Whitman nói. “Nó cung cấp một cái nhìn rất đời vào những thử thách hiện tại đang phải đối mặt trong những hoàn cảnh phức tạp.” Cách tiếp cận ấy đang được tiếp tục thực hiện và phát triển trên chiến trường Iraq. 

Lầu Năm Góc không có những nỗi e ngại như Anh trong các hoạt động truyền thông. Người ta tin chắc rằng những gì đã làm với nàng Jessica và những chương khác của cuộc chiến tranh này sẽ làm việc tốt hơn trong tương lai. 

Nội dung bài viết như trên đã được trình bày trên BBC2 chủ nhật. 

Bất chấp vụ Jessica đã bị lộ và bị bóc đến tận chân tơ kẽ tóc. Bất chấp đứng trước quốc hội Lynch khai nàng chẳng nhớ gì cả. Cuốn tự truyện của nàng viết về chiến tích này vẫn được một kẻ ăn cám nào đó đặt mua trước với giá 1 triệu đô la. Trong đó tình tiết ly kỳ giật gân nhất là nàng với hàng chục vết thương, băng bó khắp người nằm trong trạng thái gần chết vẫn bị ‘kẻ thù’ dã man tàn bạo hãm hiếp. Căm thù quá! lòng yêu nước đùng đùng bốc cháy. Đám choai choai chỉ muốn chạy ngay đến văn phòng tuyển quân gần nhất. 

Trên mạng, ai đó trong đám dân ăn cám còn làm thơ ca ngợi nàng. 

Dear Jessica this poem is for you. 

An American hero 
Jessica from what I hear you are really cool, I also hear you want to be a teacher at an Elementary school. 
You left your country to fight in danger, you were trying to free people who were filled with anger. 
You are now all over TV you have become an American hero, when I compare you to any superhero in the world you win 10 to 0. 

Nhưng cũng phải nói là, không có dấu hiệu nào chứng tỏ nàng là nhân vật chính chủ động tham gia vào vụ việc, nàng chỉ là một mắt xích bất đắc dĩ trong cỗ máy tuyên truyền khổng lồ mà thôi. Nhưng nàng cũng khéo lợi dụng hoàn cảnh để kiếm chác. 

Tôi sẽ luôn nhớ nàng Jessica Lynch xinh đẹp, người Hùng nước Mỹ đã ‘chịu đựng’ vô số vết thương đạn bắn và đã chiến đấu kiên cường với kẻ thù… bằng súng của mình cho đến khi hết đạn.

0