Viết một đoạn văn (8-10 câu) theo kiểu tổng- phân – hợp phân tích ba câu thơ cuối của bài thơ Đồng chí, trong đó có sử dụng liên kết câu
Đề bài: Viết một đoạn văn (8-10 câu) theo kiểu tổng- phân – hợp phân tích ba câu thơ cuối của bài thơ Đồng chí, trong đó có sử dụng liên kết câu Bài thơ “Đồng chí” của tác giả Tố Hữu là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính cách mạng của văn học Việt Nam giai đoạn ...
Đề bài: Viết một đoạn văn (8-10 câu) theo kiểu tổng- phân – hợp phân tích ba câu thơ cuối của bài thơ Đồng chí, trong đó có sử dụng liên kết câu Bài thơ “Đồng chí” của tác giả Tố Hữu là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính cách mạng của văn học Việt Nam giai đoạn chống thực dân Pháp (1945-1954). Bài thơ viết về tình đồng đội, đồng chí trong kháng chiến, đó là thứ tình cảm nảy sinh trong chiến tranh giữa những người lính. Tác giả ...
Đề bài:
Bài thơ “Đồng chí” của tác giả Tố Hữu là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính cách mạng của văn học Việt Nam giai đoạn chống thực dân Pháp (1945-1954). Bài thơ viết về tình đồng đội, đồng chí trong kháng chiến, đó là thứ tình cảm nảy sinh trong chiến tranh giữa những người lính. Tác giả Chính Hữu đã có cái nhìn đầy khái quát và tái hiện lại tình đồng đội như một thứ tình cảm đầy thiêng liêng,cao đẹp.
Có thể nói ba câu thơ cuối là kết tinh hay nhất của giá trị bài thơ, bởi sau tất cả những khó khăn, những gian khổ thì những người lính vẫn sát cánh bên nhau trong chiến đấu, cùng nhau hi vọng về một tương lai tốt đẹp của đất nước,của dân tộc.
“Đêm nay rừng hoang sương muối”
Câu thơ gợi ra một không gian chiến đấu đầy đặc biệt mà cũng đầy khắc nghiệt của những người lính. Đó là không gian của đêm khuya, khi những làn sương muối đã phủ trắng cả cánh rừng không chỉ gây cản trở tầm nhìn mà cái lạnh buốt của sương còn gây khó khăn cho người lính khi chiến đấu. Cái lạnh trong đêm đã khắc nghiệt, cái lạnh do sương muối ở rừng còn khắc nghiệt hơn gấp bội. Trong không gian ấy, những người lính vẫn kiên cường đứng chờ giặc tới với tinh thần tập trung và sự quyết tâm cao độ:
“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
Những người lính vẫn luôn đề cao tinh thần cảnh giác và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Và quan trọng họ vẫn sát cánh bên nhau, chính tình đồng đội, đồng chí đã xua tan đi sương lạnh, đốt lên hơi ấm của tình thương, sưởi ấm cho họ trong đêm sương lạnh giá.Hình tượng “đầu súng trăng treo” cuối cùng bên cạnh ý nghĩa tả thực mà người lính có thể bắt gặp khi gác trong đêm trăng mà còn mang ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng tự do,khát vọng hòa bình.
Như vậy, ba câu thơ cuối tuy ngắn gọn nhưng có thể bao chứa được nội dung tư tưởng của toàn bài thơ, nó không chỉ nói lên được sức mạnh của tình đồng chí mà còn thể hiện được tinh thần quyết tâm chiến đấu cao độ của người lính và những khát vọng thật đẹp của họ.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
ĐỒNG CHÍ
DONG CHI
CHÍNH HỮU
PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ