Cảm nghĩ về bài thơ “Qua Đèo Ngang”
Đề bài: Cảm nghĩ anh/ chị về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan Nói đến văn học trung đại của Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến tên tuổi của hai nữ thi sĩ tiêu biểu cho giai đoạn văn học này đó chính là Hồ xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Cùng nổi danh trong thời kỳ văn học ...
Đề bài: Cảm nghĩ anh/ chị về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan Nói đến văn học trung đại của Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến tên tuổi của hai nữ thi sĩ tiêu biểu cho giai đoạn văn học này đó chính là Hồ xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Cùng nổi danh trong thời kỳ văn học trung đại nhưng mỗi thi sĩ lại mang một hồn thơ khác nhau. Nói đến Hồ Xuân Hương chúng ta sẽ nghĩ ngay tới bài thơ “bánh trôi nước” hồn thơ của Hồ Xuân Hương ...
Đề bài: Cảm nghĩ anh/ chị về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Nói đến văn học trung đại của Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến tên tuổi của hai nữ thi sĩ tiêu biểu cho giai đoạn văn học này đó chính là Hồ xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Cùng nổi danh trong thời kỳ văn học trung đại nhưng mỗi thi sĩ lại mang một hồn thơ khác nhau. Nói đến Hồ Xuân Hương chúng ta sẽ nghĩ ngay tới bài thơ “bánh trôi nước” hồn thơ của Hồ Xuân Hương mang đầy vẻ gai góc, sắc bén và có hàm ý vô cùng thâm sâu và mạnh mẽ như chính con người bà vậy. Nhắc tới Bà huyện Thanh Quan thì chắc hẳn người đọc không tể quên được bài thơ “Qua Đèo Ngang” đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của bà, bài thơ là nỗi lòng trầm tư sâu sắc và đầy sâu lắng của tác giả.
Bài thơ Qua Đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ ra đời trong khi bà vào Phú Xuân và đi qua Đèo Ngang. Trước vẻ đẹp của đất trời, non nước và con người bà đã sáng tác nên bài thơ này.Bài thơ mang ý vị sâu lắng, nỗi buồn , nỗi cô đơn của người thi sĩ dường như đã nhuốm màu lên cảnh vật. Tác giả đã mở đầu bài thơ với hai câu đề:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lối mở đầu bài thơ của tác giả hết sức tự nhiên, chỉ với hai câu thơ vô cùng ngắn gọn tác giả đã khái quát được toàn bộ thời gian không gian cảnh vật. Đây là một bức tranh chiều hoàng hôn với hình ảnh “bóng xế tà” hình ảnh ấy gợi lên cho con người ta nỗi buồn mang mang mác vì một ngày sắp khép lại. Trong câu thơ dường như đang ẩn chứa nỗi niềm u buồn, tiếc nuối của nữ thi sĩ. Trước không gian rộng lớn của Đèo ngang và trước thời gian “bóng xế tà” nhen nhóm lên hình ảnh của cỏ cây, hoa lá. Đó là những điều đẹp đẽ, tươi mới của cuộc sống. Trong câu thơ “cỏ cây chen lá, đá chen hoa” tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa, cỏ cây hoa lá cũng biết chen chúc nhau, đua nhau trỗi dạy, thể hiện sức sống mãnh liệt của những thứ thật nhỏ bé và đơn giản.
Tác giả đã phóng tầm mắt của mình ra xa hơn, nhìn bao quát cảnh vật, cảnh vật trong quan sát của tác giả được thể hiện trong hai câu đề:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Trong bức tranh đã xuất hiện hình nhr của con người nhưng nó lại “lác đác” “tiều vài chú “con người thư thớt làm cho bức tranh cũng chở nên đìu hiu vắng vẻ, càng khiến con người trở nên nhở bé và hiu quạnh trước cảnh tượng hùng vĩ của thiên nhiên. Trong hai câu thơ này tác giả đã triệt để sử dụng biện pháp đảo ngữ nhấn mạnh dáng vẻ “lom khom”của chú tiều, sự “lác đác “của những mái nhà bên sông. Chính biện pháp đảo ngữ khiến chúng ta thấy được nét quạnh hiu, vắng vẻ của bức tranh chiều tà.
Đến hai câu luận người đọc sẽ hiểu rõ hơn lí do vì sao mà bức tranh thiên nhiên dưới ngòi bút của tác giả lại u buồn đến vậy, câu thơ ẩn chứa nỗi buồn thê lương của người nữ sĩ:
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Câu thơ không chỉ đơn thuần là tiếng kêu tha thiết của con cuốc mà còn là chính nỗi lòng của tác giả, đó là nỗi nhớ thương quê nhà. Câu thơ đã sử dụng thành công điển tích xưa nói về thời vua Thục mất nước, ông đã hóa thành con chim cuốc và vì nhớ nước mà luôn kêu “cuốc cuốc”. Tiếng chim cuốc cuốc trong bóng chiều tĩnh lặng càng tô đậm nỗi buồn của tác giả. Tiếng kêu “gia gia” ẩn chứa trong đó là nỗi “thương nhà” . Qua nghệ thuật chơi chữ kết hợp với việc sử dụng sắc sảo thủ thuật nhân hóa người đọc đã hiểu được nỗi lòng sâu thẳm của tác giả, hiểu cảm nhận của bà về thực tại xã hội lúc bấy giờ.
Kết thúc bài thơ là hình ảnh:
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Cảnh Đèo Ngang thật đẹp và hùng vĩ đó là núi non, mây trời. Cảnh đẹp ấy như muốn níu chân người thi sĩ. Cảnh thì đẹp như vậy nhưng lòng người lại chứa đựng nỗi buồn mang mác, chính sự hùng vĩ của núi đồi khiến người thi sĩ nhận ra đó là “Một mảnh tình riêng ta với ta” lòng tác giả có biết bao u buồn sầu lắng nhưng biết chia sẻ cùng ai bây giờ. Kết thúc bài thơ là tiếng thở dài, để lại trong lòng người đọc những day dứt không nguôi.
Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện rõ tâm tư của tác đó là nỗi buồn, nỗi nhớ thương và cả lòng yêu nước tha thiết của tác giả. Bài thơ đã khép lại nhưng hồn thơ của bà sẽ còn mãi, nó đã in đậm trong lòng người đọc.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
CAM NGHI VE BAI THO QUA DEO NGANG
MIÊU TẢ KHUNG CẢNH ĐÈO NGANG
PHÂN TÍCH BÀI THƠ QUA ĐÈO NGANG CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN