Soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu – Phần 1: Tác giả
Soan bai Viet Bac cua To Huu – Soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu – Phần 1: Tác giả Câu 1: Vài nét tiêu biểu về tiểu sử của tác giả Tố Hữu: + Tố Hữu (1920-2002 ) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê quán ở Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế. + Ông sinh ra trong một gia đình nhà ...
Soan bai Viet Bac cua To Huu – Soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu – Phần 1: Tác giả Câu 1: Vài nét tiêu biểu về tiểu sử của tác giả Tố Hữu: + Tố Hữu (1920-2002 ) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê quán ở Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế. + Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, mẹ của ông cũng là nhà nho, từ nhỏ ông đã đam mê trong con đường nghệ thuật, thơ ca. + Từ nhỏ ông đã tham gia vào trường học tại Huế, cả cuộc đời của ông ...
– Soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu – Phần 1: Tác giả
Câu 1: Vài nét tiêu biểu về tiểu sử của tác giả Tố Hữu:
+ Tố Hữu (1920-2002 ) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê quán ở Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế.
+ Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, mẹ của ông cũng là nhà nho, từ nhỏ ông đã đam mê trong con đường nghệ thuật, thơ ca.
+ Từ nhỏ ông đã tham gia vào trường học tại Huế, cả cuộc đời của ông gắn liền với sự nghiệp thơ ca, chính vì thế ông có rất nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng, chủ yếu về cách mạng.
+ Ông tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân, con người anh dũng quả cảm, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
+ Ông giữ nhiều trọng trách lớn năm 1945, ông là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế, hơn nữa ông còn giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
+ Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
+ Ông mất năm 2002
Câu 2: Những chặng đường cách mạng của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp thơ, sự nghiệp cách mạng:
1. Tập thơ "Từ ấy" (1937-1946) đây là tập thơ đầu tiên của ông, nó tràn ngập tinh thần trẻ trung của người chiến sĩ khi giác ngộ lý tưởng cách mạng. Tập thơ 72 bài chia thành làm ba phần:
+ "Máu lửa" sáng tác trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, ông nói về nỗi đau khổ của người nông dân khi tham gia vào chiến đấu, trải qua thời kì khó khăn, máu lửa, bom rơi, đạn nổ.
+ "Xiềng xích" đây là tập thơ ông sáng tác trong nhà lao. Ông sáng tác để thể hiện khát vọng yêu đời, yêu tự do, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sỹ.
+ "Giải phóng" ông sáng tác khi đất nước được giải phóng, thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập, tự do.
2. "Việt Bắc"(1946-1954): Đây là tập thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nó bao gồm 27 bài: Đây là tác phẩm nói về niềm khát khao bi tráng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, anh dũng, hy sinh, người anh hùng vệ quốc.
+ Đây cũng là giai đoạn thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng, tình đồng chí đồng đội, tình quân dân thắm thiết.
3. "Gió lộng" (1955-1961): Đây là giai đoạn miền Bắc đã được thống nhất, đang trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế: Chính vì thế tất cả đều hướng tới cách mạng, phục vụ cách mạng, ngợi ca con người trong cách mạng, chiến đấu vì cách mạng, anh dũng.
4. "Ra trận" (1962-1971), gồm 34 bài, "Máu và hoa" (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Mỗi tác phẩm đều thể hiện tinh thần bi tráng của người chiến sĩ, luôn hy sinh, sẵn sàng chiến đấu vì dân tộc, cố gắng vượt qua bao khó khăn, chịu đựng khổ cực để có được tự do, hạnh phúc.
5. "Một tiếng đờn" (1992), "Ta với ta" (1999), đây là giai đoạn con người đang trong quá trình xây dựng đất nước.
Câu 3: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình vì:
+ Ông luôn sáng tác để phục vụ cách mạng, những tác phẩm của ông đều sâu đậm chất trữ tình, của người chiến sĩ vì cách mạng.
+ Ông sáng tác vì sự nghiệp lớn của cách mạng, phục vụ cách mạng, khai thác đề tài rộng mở, từ đất nước, phát triển đất nước, mạnh mẽ.
+ Lý tưởng trong cách mạng là lý tưởng cao quý của cuộc kháng chiến, ông luôn hết mình vì cuộc kháng chiến. Những tác phẩm của ông thể hiện tư tưởng cách mạng lớn, mang lại nhiều lý tưởng cao quý cho người chiến sĩ.
Câu 4: Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ của Tố Hữu biểu hiện ở những điểm nào:
+ Ông luôn sáng tác vì đại chúng, những sáng tác của ông đậm chất dân tộc, lời thơ quen thuộc, thể hiện cuộc đời cao quý, thể hiện sự phát triển và tính cộng đồng của dân tộc.
+ Thể thơ trong các tác phẩm của ông là thể thơ lục bát, ngôn ngữ của ông cũng mang tính dân tộc, phong phú, giàu nhịp điệu.