25/05/2018, 16:38

Video Bài giảng phương pháp lập bảng Cân đối kế toán

Đối với những bạn sinh mới ra trường cũng như những bạn đã làm kế toán nhiều năm nhưng việc lên Bảng Cân đối kế toán vẫn gặp nhiều khó khăn. Tham gia Lớp học Kế toán Tổng hợp nâng cao tại Trung tâm kế toán Centax các bạn có thể hiểu đúng bản chất và được thực hành trực tiếp cùng với sự hướng dẫn ...

Đối với những bạn sinh mới ra trường cũng như những bạn đã làm kế toán nhiều năm nhưng việc lên Bảng Cân đối kế toán vẫn gặp nhiều khó khăn. Tham gia Lớp học Kế toán Tổng hợp nâng cao tại Trung tâm kế toán Centax các bạn có thể hiểu đúng bản chất và được thực hành trực tiếp cùng với sự hướng dẫn của Chuyên gia Bùi Thị Lệ Phương. Kế toán Centax xin chia sẻ  một phần bài học qua bài viết

Một số vấn đề được lưu ý trong bài giảng như sau:

1. Khái niệm

Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán và là một báo cáo kế toán chủ yếu, phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai các phân loại vốn: kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

2. Bản chất

  • Bảng cân đối kế toán mang tính thời điểm chứ không mang tính thời gian
  • Các chỉ tiêu trên báo cáo Bảng Cân đối kế toán được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ (giá trị)
  • Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản đồng thời theo hai cách phân loại vốn: kết cấu vốn và nguồn hình thành. Tính cân đối kế toán biểu diễn bằng phương trình:

Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu

  • Bảng cân đối kế toán phản ánh các loại vốn (theo kết cấu) và nguồn vốn (theo nguồn hình thành tài sản) tại một thời điểm

Chi tiết hướng dẫn lập bảng Cân đối số phát sinh trên Excel các bạn có thể tham khảo bài viết tại đây Hướng dẫn lập bảng Cân đối số phát sinh trên Excel

3. Kết cấu

  • Bảng Cân đối kế toán được chia thành hai phần theo kết cấu dọc: phần trên là phần “Tài Sản”, phần dưới là phần “Nguồn vốn”
  • Căn cứ vào mức độ linh hoạt của tài sản hoặc tính thanh khoản của nguồn vốn để sắp xếp thứ tự các chỉ tiêu trong từng phần theo tính giảm dần. (Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn; Nợ phải trả ngắn hạn, nợ phải trả dài hạn; vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và các quỹ).
  • Kết cấu chính của bảng Cân đối kế toán được chia làm 05 cột : Cột chỉ tiêu (Tài sản, Nguồn vốn): cột mã số; thuyết minh; cột số đầu năm; cột số cuối kỳ;
  • Trong từng phần (tài sản hoặc phần nguồn vốn) được chia thành 02 loại, trong các loại được chia thành các mục, trong các mục được chi tiết thành các khoản…
  • Ngoài phần kết cấu chính, bảng Cân đối kế toán có phần phụ: Các chỉ tiêu chi tiết ngoài bảng Cân đối kế toán. Đối với TT200 người ta không sử dụng hệ thống tài khoản ngoài bảng nữa.

Chi tiết Hướng dẫn lập Bảng Cân đối kế toán trên Excel các bạn có thể theo dõi bài viết  Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC trên excel

4. Cơ sở số liệu và công việc chuẩn bị lập BCĐKT

4.1 Cơ sở số liệu: Nguồn số liệu để lập Bảng Cân đối kế toán bao gồm:

  • Bảng Cân đối kế toán cuối niên độ kế toán trước;
  • Số dư các tài khoản loại I, II, III, IV và tài khoản loại 0 các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp cuối kỳ lập báo cáo.
  • Bảng Cân đối số phát sinh các tài khoản (nếu có)
  • Những tài khoản có số dư Nợ hoặc dư có đầu kỳ hoặc cuối kỳ
  • Những chỉ tiêu không có số dư thì không ghi chứ không được bỏ các chỉ tiêu đó được.

4.2 Công việc chuẩn bị

  • Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan, ví dụ: các số kế toán tổng hợp với nhau: sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán doanh nghiệp với các đơn vị có quan hệ kinh tế (Ngân hàng, người bán, người mua…) Kết quả kiểm tra đối chiếu nếu có chênh lệch cần phải điều chỉnh theo phương pháp thích hợp trước khi lập báo cáo.
  • Kiểm quỹ, kiểm kê tài sản trong trường hợp cần thiết và kiểm tra đối chiếu số liệu liên quan giữa biên bản kiểm kê với thẻ tài sản, sổ kho, sổ kế toán… nếu có chênh lệch phải điều chỉnh kịp thời, đúng với kết quả kiểm kê trước khi lập báo cáo.
  • Khóa sổ kế toán tại thời điểm lập Bảng Cân đối kế toán
  • Chuẩn bị mẫu biểu theo quy định.

Chi tiết hướng dẫn lập và trình bày bảng Cân đối kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC mời các bạn theo dõi chi tiết tại bài viết  Hướng dẫn lập và trình bầy bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

5. Phương pháp chung lập Bảng Cân đối kế toán

  • Cột “Số đầu năm”: Căn cứ vào cột “Số Cuối năm” của báo cáo BCĐKT ngày 31/12/năm trước gần nhất để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng. Cột “Số đầu năm” không thay đổi trong 4 kỳ báo cáo quý của năm nay.
  • Cột số “Số cuối năm” (Nếu báo cáo theo quý “Số cuối quý”): Căn cứ vào số dư cuối kỳ của các sổ tài khoản kế toán có liên quan (Sổ TL cấp 1, cấp 2, sổ chi tiêt…) đã được khóa sổ ở thời điểm lập báo cáo để lập BCTC như sau:

– Các chỉ tiêu trên BCĐKT có nội dung kinh tế phù hợp với số dư của các TK (tài khoản cấp 1 hoặc tài khoản cấp 2) thì căn cứ trực tiếp vào số dư của các tài khoản liên quan để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng trong báo cáo theo nguyên tắc

 – Số dư Nợ của các tài khoản được ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần “Tài Sản”

– Số dư Có của các tài khoản được ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần “Nguồn vốn”

– Các chỉ tiêu trên BCĐKT có nội dung kinh tế liên quan đến nhiều tài khoản, nhiều chi tiết của tài khoản thì căn cứ vào các số dư của các tài khoản, các chi tiết có liên quan tổng hợp lại theo nguyên tắc bù trừ: hợp nhất để lập

Phần ví dụ và giải thích chi tiết, khi tham gia khóa học tại Lớp học Kế toán tổng hợp nâng cao các bạn sẽ được hướng dẫn một cách bài bản, khoa học và dễ hiểu

  • TK phải được theo dõi chi tiết để lấy số liệu ghi vào bảng CĐKT:

– TK công nợ:

+ Phải phân loại ngắn hạn hay dài hạn để ghi vào chỉ tiêu tương ứng

+ Theo dõi hai vế, không bù trừ lẫn nhau: dư nợ ghi vào “Tài sản”, dư Có ghi vào “Nguồn vốn”

– TK đầu tư tài chính, TK chi phí:  Phân loại ngắn hạn hay dài hạn để ghi vào chỉ tiêu Tài sản dài hạn, hoặc tài sản ngắn hạn.

– Một số trường hợp đặc biệt:

+ Tài khoản 229, 214: ghi số âm

+ Các tài khoản 412, 413, 421 nếu có số dư Nợ thì vẫn được sử dụng số dư Nợ để  ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần “Nguồn vốn” bằng số âm, (dưới hình thức ghi trong đầu ngoặc đơn)

+ Đối với các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối căn cứ trực tiếp vào số dư Nợ của các tài khoản loại 0 có liên quan để ghi vào những chỉ tiêu tương ứng.

Trên đây là một phần nhỏ được đề cập đến trong bài giảng lập Bảng Cân đối kế toán. Tham gia khóa học kế toán tổng hợp nâng cao, bạn còn được thực hành ngay trên các chứng từ và số liệu thực tế tại một doanh nghiệp. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết các khóa học mời bạn theo dõi ở link dưới đây

Khóa học kế toán tổng hợp cơ bản

Khóa học kế toán tổng hợp nâng cao

Khóa học kế toán sản xuất chuyên sâu

Bản quyền bài viết thuộc về Kế toán Centax.

Khi copy vui lòng ghi đầy đủ nguồn: www.centax.edu.vn

0