09/06/2018, 23:03

Vì sao ở vùng nhiệt đời gió mùa, nhưng Ninh Thuận lại khô nóng? - Câu hỏi hay

Tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng lại có khí hậu khô nóng. Vì sao vậy? (Trọng Đức) Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây ...

Tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng lại có khí hậu khô nóng. Vì sao vậy? (Trọng Đức)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Ninh Thuận và Bình Thuận quê mình đúng là nóng thật, để giải thích thì bạn xét 2 mùa gió và địa hình của nơi này:
Mùa hè có gió TN thổi: Hướng núi ở Ninh Thuận, Bình Thuận là hướng ĐB-TN nên địa hình ở đây không thuộc kiểu địa hình đón gió để gây mưa, cộng với việc gió đa phần đã gây mưa ở đồng bằng sông Cửu Long rồi.
Mùa đông có gió ĐB thổi: Gió ĐB thổi qua biển nên mang lượng hơi nước dồi dào để gây mưa cho duyên hải Nam Trung Bộ, do có dãy Trường Sơn đón gió. Nhưng tiếc rằng địa hình nơi này một lần nữa lại song song với hướng gió nên lượng gió đón được không nhiều và cũng ít gây mưa. - (Tùng)

Bạn là nguoi Việt Nam ?
Bạn học địa lý việt nam chưa?
Bạn có nghe bài hát Trường Sơn đông....trường sơn tay chua....bên nắng cháy bên mưa dằm....
Nguyên nhân bạn đang thắc mắc là nằm ở bài hát đó
Gio mùa tay nam mang theo hơi nước...nhung khi đến dãy truong sơn thi hơi nước bị giử lại....chỉ còn gió không khí khô....nên khí hậu từ cái vùng mà bạn nói trên chạy dài ra Huế bị như thế....có người gọi đó là gió Lào...ngươi thì gọi la gio Nồm.... - (Phân Phối Camera)

Đó là do vị trí địa lý đặc biệt của Ninh Thuận. Khí hậu nhiệt đới được chia thành khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm) và khí hậu nhiệt đới savan (nóng khô). Nhân tố chính kiểm soát khí hậu nhiệt đới gió mùa chính là hướng gió. Do nằm khuất hướng gió nên Ninh Thuận có kiểu khí hậu khác biệt so với các vùng miền còn lại.
Về mùa hè, khi có gió mùa Tây Nam từ Thái Bình Dương thổi vào Việt Nam mang theo mưa thì toàn bộ lượng mưa đã trút xuống khu vực ĐBSL và sườn đón gió của dãy Trường Sơn (các tỉnh Tây Nguyên). Ngoài ra, khí hậu nhiệt đới có đặc trưng khô nóng, bốc hơi mạnh nên làm thời tiết càng thêm hanh khô. - (Phúc An)

Vì Tỉnh này có quá nhiều Cây xương rồng!!!!!!! - (Phan Rang)

Khi nhìn vào bản đồ địa hình Việt Nam bạn sẽ thấy rằng, phía tây khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận là khối núi cực Nam Trung Bộ (gồm Cao nguyên Di Linh và cao nguyên Lâm Viên) có hướng đông bắc - tây nam song song hướng của gió Tín phong bán cầu bắc và gió mùa Tây Nam. Khi địa hình song song với hướng gió thì không thể có mưa được nên vùng Ninh Thuận Bình Thuận quanh năm ít mưa, lượng mưa trung bình năm dưới 800mm. Các gió này thổi qua biển mang nhiều hơi ẩm và gây mưa khi gặp địa hình núi cao chắn gió (mưa địa hình). Điều này cũng giống như ở Huế lại có mưa quanh năm do có dãy Bạch nã chạy theo hướng đông tây. Ngoài ra Ninh Thuận, Bình Thuận ít mưa còn do hiện tượng sóng lừng ven biển (dòng biển lạnh trồi lên từ đáy biển), cái này ít ảnh hưởng nhiều nên bạn tự tìm hiểu nhé. - (Phạm Hoài Nam)

May mà trời như thế mới có thanh long với nho mà ăn, trái cây miền nam nhiều và ngon nhưng ăn riết cũng ngán :D - (meohaman)

Vì lượng mưa chủ yếu của Nam Trung Bộ va các tỉnh Nam Bộ là gió mùa Tây Nam, nhưng bị dãy núi Trường Sơn Nam chặn lại, gây mưa, nên không còn yếu tố gây mưa khi thổi đen vùng Ninh Thuận, Bình Thuận. Chỉ còn gió va hơi nóng. - (Tructravel)

Bờ biển và hướng núi chạy song song với hướng gió nên thiếu yếu tố để tạo mây, mưa. - (Quy Ho Van)

Ngoài khơi Ninh Thuận có khối nước trồi ấm nên tạo cho Ninh Thuận một hình thái khí hậu đặc biệt, như 1 thung lũng mà độ ẩm khó vô thung lũng. Thế là Ninh Thuận khô nóng chứ không như tỉnh Khánh Hòa hay Đồng Nai ở phía bắc, phía nam tỉnh, cả Lâm Đồng ở phía tây nữa. - (phamkhang)

bởi vì ở ninh thuận có những dãy núi cắt biển nên khi gió thổi vào không đón được nên k thể tích tụ hơi nước do đó kk có mưa - (Cát Cát)

Do che khuất bởi những dãy núi hình vòng cung và núi lấn biển thôi! - (nguyenvanthietnapa)

Song song hướng gió mùa TN nên không gây mưa mà tạo khô nóng. - (nguyenductuan)

Vì Ninh Thuận, Bình thuận có gío thổi dọc hướng bờ biển nên nước biển sẽ bị tách khỏi mép bờ (mực nước biển ven bờ thấp hơn ngoài khơi) và áp xuất mặt biển vì thế thấp hơn nơi khác. Chỗ nào áp suất thấp thì sẽ có sự bồi hoàn vật chất chính vì thế nước dưới đây đại dương sẽ " trồi" lên bù vào khoảng trống...bạn có thể đọc bài về hiện tượng nước trồi, nước chìm để hiểu rõ hơn cơ chế. Nước dưới đáy đại dương tất nhiên lạnh hơn bề mặt nên nước biển vùng này lạnh hơn các vùng biển khác ở nước ta quanh năm. Nước biển lanh nên nước bốc hơi ít dẫn đến ít mưa và khí hậu khô, và vì biển có nhiệt độ thấp ảnh hưởng nhiều đến hoàn lưu gío địa phương (gío núi, gío đất, gío biển) dẫn đến khí hậu nóng ngay cả mùa đông vì phía nam nước ta gần sát xích đạo mà. - (Quảng Quạ)

Song song hướng gió. - (tuannd)

Do Ninh Thuận có địa hình lòng chảo, do vậy, mưa thường xảy ra ở Khánh Hòa và một phần phía Nam Bình Thuận do các dãy núi chạy hình cánh cung chắn mây nên Ninh Thuận ít mưa. Tương tự như miền Trung Việt Nam vào mùa mưa thì phía Lào nóng rang, ngược lại khi phía Lào mưa do Trường Sơn Tây chắn gió nên các tỉnh Trường Sơn Đông gồm những tỉnh miền Trung Việt Nam nóng như huơ lửa rơm vào mặt. - (Nguyen Viet Trung)

Vị trí Ninh Thuận khá đặc biệt, do dãi núi Nam Trường Sơn kéo dài theo cánh cung lấn ra biển; tạo địa hình "lòng chảo" do đó gió thổi vào cả ba hướng Tây - Bắc & Nam đều không được. Mặt khác, quá trình phong hóa lâu dài địa hình nơi đây đã tạo nên những đồi cát chính là nguyên nhân làm cho Ninh Thuận không giữ được nước, tạo ẩm được. Dòng biển bên ngoài chạy song song với địa hình làm cho Ninh Thuận ít mưa, tạo khô nóng. Các khối khí từ phía Nam vịnh Bengan thổi lên tuy mang hơi ẩm, tạo mưa nhưng khi đến khu vực Bảo Lộc (Lâm Đồng) do địa thế cao nên đã trút mưa hết, khối khí khi vượt qua dãy Nam Trường Sơn thì tăng độ nóng lên. Đó chính là những nguyên nhân làm cho Ninh Thuận khô nóng. Bởi thế, nơi đây có câu nói: "đất nơi đây thì chó ăn đá mà thì gà ăn sỏi" - (Ngô Hoàng Đại Long)

Mình đính chính lại một tý. Vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ĐBSCL, duyên hải Nam Trung Bộ mùa hè chịu ảnh hưởng bởi gío mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi tới. Loại gío này mang mưa cho các vùng TN, ĐBSCL, ĐNB và một phần duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên vùng cực nam duyên hải Nam Trung Bộ ( Phan Rang- Ninh Thuận) là nơi khuất gío mùa Tây Nam nên mưa ít hơn. Ngoài ra nếu gío Tây Nam thổi tới khu vực này thì hướng gío lại song song với hướng địa hình nên không mang mưa cho khu vực khiến khí hậu ở đây khô và nóng. Bạn thử tưởng tượng địa hình giống như bức tường, nếu gío thổi trực tiếp vào bức tường nó sẽ bị đẩy lên cao, làm lạnh tụ lại thành những giọt nước và gây ra mưa. Còn nếu gío song song với bức tường khả năng gây mưa rất ít. Còn một loại gío khác là gío Đông Nam từ biển vào mang mưa thì loại gío này lại hoạt động chủ yếu ở miền Bắc, vào mùa hè. - (Cam Thi)

-Lý do 1: Ninh Thuận,bình Thuận bi ảnh hưởng rìa đông dảy trường sơn,ảnh hưởng hiệu ứng "phơn Tây nam",nên nóng và khô.
-lý do 2: dong hai lưu Đông Hải chảy từ vùng Biển lạnh tới Như :Nhật bản,Hàn Quốc,Trung quốc nên biển "lạnh
hơn",...nên hơi nước ít bốc hơi,..ít Mưa. - (nhattien431)

Có thể còn có nguyên nhân khác là tầng địa chất lỏng của các tỉnh này mà chúng ta chưa biết được - (tu_pham_72)

Trả lời: Ninh Thuận, Bình Thuận nóng, khô hạn nhất Việt Nam bởi các lý do sau:
1. Mùa Đông: Gió mùa đông bắc thổi vào, đi ngang qua dãy Bạch Mã đã gây mưa ở khu vực Quảng Trị + Huế ( vì gió mang theo hơi nước, càng lên cao, càng lạnh, hơi nước ngưng tụ thành mây, gây ra mưa). Sau khi bỏ lại phần lớn lượng nước tại dãy Bạch Mã, gió tiếp tục di chuyển đến khu vực Đèo Cù Mông, tiếp tục gây mưa ở khu vực Nha Trang, Khánh Hòa ( nhưng không nhiều bằng khu vực Huế). Qua khỏi đèo Cù Mông, gió thổi vào khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, mang theo một lượng hơi nước rất ít, cùng với địa hình khu vực này song song với hướng gió ( không có dãy núi nào chắn gió) nên gió đi qua nơi này mà không gây mưa.
2. Mùa Hè: Gió Mùa Tây Nam thổi từ hướng Vịnh Thái Lan sang, gây mưa tại Khu vực đồng bằng Nam Bộ, nhưng sau đó gặp phải các cao nguyên ở khu vực phía tây Ninh Thuận, Bình Thuận => tiếp tục bỏ lại hơi nước gây mưa ở khu vực Tây Nguyên. Khi gió thổi đến khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận thì hầu như không còn hơi nước nữa nên không thể gây mưa mà đi thẳng ra biển.
3. Khu Vực này còn nhận được một hướng gió khác đi qua biển rồi mới vào đất liền: đó là gió Đông Nam, và một phần của gió mùa Đông Bắc. Nhưng khi đi qua khu vực biển thì gió không thể nhận được lượng hơi nước từ biển, bởi vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận có dòng dương lưu trồi ( nghĩa là dòng biển lạnh, đè lên trên dòng biển nóng, khiến nước không thể bốc hơi). Cùng với việc gặp phải nhiệt độ cao ở khu vực này nên gây hiện tượng sốc nhiệt, gây mưa ở ngoài biển, cách đất liền khoảng 150km. Sau đó gió nóng lại tiếp tục thổi vào Ninh Thuận, Bình Thuận.
4. Do không có mưa, cây cỏ khó phát triển nên ở đây hiện tượng phong hóa diễn ra nhanh chóng. Nên địa hình nơi đây chủ yếu là đá và cát. Ban ngày, đá và cát hấp thụ một nguồn nhiệt rất lớn từ mặt trời, nhưng ban đêm lại tỏa nhiệt rất chậm khiến cho nhiệt độ khu vực này luôn ở mức cao.

Đó là các lý do khiến khu vực Ninh Thuận- Bình thuận trở thành khu vực nóng và khô hạn nhất nước ta. - (Hồ Xuân Lộc)

Thông thường những vùng đất bị bao bọc bởi núi cao thì thường chắn gió mang hơi nước. Vì vậy nó nóng hơn bình thường. Khi gió vượt qua dãy núi thì hơi nước đều đọng lại phần bên kia hết, gió bay qua khô hanh hơn. - (Luxubu)

Cảm ơn mọi người đã cho mình biết rất nhiều điều hay, xin hỏi thêm là tại sao núi chắn gió lại tạo ra mưa được ở sườn đón gió, mình thấy núi thì không cao lắm mà mây bay cao hơn núi nhiều. - (Hamhochoi)

Trồng thật nhiều cây xanh Ninh Thuận sẽ mát như .... Đà Lạt. - (letuananh122)

không phải do khí hậu mà là do chất đất, những vùng đất cát, đá và đất đỏ có đặc điểm ngậm nước ít nên ít giữ được nước mưa, đất sét ngậm nước tốt hơn nên khi nắng nóng nước bốc hơi đem theo năng lượng làm mặt đất không quá nóng, đất cát, đá, đất đỏ ngậm nước ít nên mau hết nước và mặt đất mau nóng lên ngoài ra chúng còn có khả năng hấp thụ và tỏa nhiệt tốt hơn đất sét nên ban ngày nóng hơn nhưng ban đêm lạnh hơn - (xuanthuydmc)

Tại người ta không xài máy lạnh chứ xài máy lạnh thì chỗ nào cũng mát, - (Luxubu)

bờ biển khúc khuỷu, có nhiều nhánh núi đâm ngang chắn ảnh hưởng của biển vòa sâu nôi địa
Gió mùa tây nam và đông nam trong mùa hạ luôn thổi song song với hướng của địa hình nên không đem mưa vào trong vùng
có dòng biển lạnh chạy sát bờ - (toanthang)

Bài Trường sơn đông diễn tả về một hiệu ứng khí tượng rất cụ thể, đó là hiệu ứng triều dâng của khí động học. Khi gió mang hơi ẩm từ biển vào thì bị núi cản lại, áp suất khí quyển tăng lên và tăng nhiệt! Chính điều này làm hơi nước không thể đông tụ lại để thành mưa. Dòng khí ẩm trượt theo sườn núi vượt qua hoành sơn thì sau dảy núi áp suất giảm, khí ẩm giảm nhiệt kèm theo độ lạnh của vùng cao nên đông tụ lại thành nước mưa. Cho nên các cao nguyên sau trường sơn (trường sơn tây) đều có mưa nhiều hơn các vùng đồng bằng trước dảy núi Trường sơn đông). Các vùng bình nguyên thì không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng này. - (thenangluongtu)

Việt nam hình chữ S ,,,,ninh thuận và bình thuận lại nằm ở vị trí kô thuận lợi gió mùa đông bắc thổi dem hơi ẩm ngoài biển vào đất liền kô tới được ninh thuận va bình thuận do mƯa đã rơi hết ở quảng ngãi đến khánh hòa ,còn gió tây nam thổi từ vinh thái lan sang thì lại mưa ở miền tây và miền đông nam bộ còn lại bao nhiêu lùa ra biển đông cho nên bình thuận và ninh thuận lại kô có mưa ,các bạn thử mở bản đồ ra xem và ngắm là biết nói chung hsi tỉnh này mưa kô thuận gió kô hòa thiên thời địa lợi kô có .....cơ bản là đói - (thanhphi37h)

Vì người ta đốn hạ quá nhiều cây rừng đến mức phá hoại và mang tính tận diệt thiên nhiên nên còn đâu những lá phổi xanh để cung cấp cho sự mát mẻ nửa! - (Nguyen Thiện)

lý do cơ bản nhất là 2tỉnh ninh thuận và bình thuận có địa hình trùng với hướng gió->k giữ đc hơi ẩm trở nên khô nóng - (thanhkkk)

0