Vòng tròn sáng của mặt trăng trong ngày khuyết có từ đâu? - Câu hỏi hay
Trong những ngày trăng khuyết có một vòng tròn sáng rất mảnh, hợp với phần trăng nhìn thấy thành một vòng tròn. Vậy vòng tròn sáng mà ta nhìn thấy này do đâu mà có? (Nguyễn Văn Lưu) Làm thế nào rời khỏi mặt trăng? / Tàu Trung ...
Trong những ngày trăng khuyết có một vòng tròn sáng rất mảnh, hợp với phần trăng nhìn thấy thành một vòng tròn. Vậy vòng tròn sáng mà ta nhìn thấy này do đâu mà có? (Nguyễn Văn Lưu)
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
Đó gọi là ánh đất (ánh sáng của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất phản xạ lên Mặt Trăng), những ngày Trăng khuyết (mùng 1,2 )thì khi đứng trên Mặt Trăng sẽ thấy "Trái Đất tròn", giống như ta thấy Mặt Trăng tròn vào những ngày rằm, do "Trái Đất tròn" nên khi đứng vùng đêm của Mặt Trăng sẽ thấy được ánh sáng từ Trái Đất chiếu sáng vùng tối này, và do được chiếu sáng nên khi đứng ở Trái Đất cũng sẽ thấy được phần đêm đó của Mặt Trăng. Vài ngày sau, khoảng mùng 7,8 thì Trái Đất khồng còn tròn so với Mặt Trăng nữa nên ánh đất sẽ yếu dần nên ta không còn thấy rõ được phần đêm của Mặt Trăng nữa - (Hải Duy)
Tưởng cái gì, chứ cái này em không biết - (phong)
1- Trong đêm tối, dùng một đèn chiếu sáng vừa phải (Mặt Trời), Một quả cầu tròn lớn treo (Trăng). Bạn núp mình ở phía bị quả cầu che ánh sáng, bạn sẽ thấy xung quanh quả cầu có một vòng sáng như bạn nhìn thấy khi trăng 30 hay mồng 1 AL.
2- Tuy nhiên nếu mắt bạn cùng trên đường thẳng với nguồn sáng và quả cầu (Ban ngày), thì đây là hiện tượng Nhật Thực, Mặt Trời bị Trăng "chặn ánh sáng" đến Địa cầu.
3- Cái hiện tượng bạn nhìn thấy mỗi lần trăng khuyết (30 hay 1 AL) xẩy ra mỗi tháng AL một lần, vì Địa Cầu "né" được cái vị trí Nhật Thực ở trên, và vị trí Địa Cầu bạn ở vào đêm. Trong trường hợp này Mặt Trời, Trăng và Địa Cầu không năm trên đường thẳng (180 đô) mà là một góc bẹt (Đỉnh là Trăng) Khoảng 175 - 179 độ góc.
Hy vọng giải toán hình quang học (mà không có hình!) kiểu này sẽ gợi them trí tưởng tượng. - (Laiknguyen)
Trái đất quay quanh mặt trời, mặt trăng quay quanh trái đất. Trăng khuyết là do lúc mặt trăng đi ra phía sau trái đất nên bị che khuất khỏi ánh sang mặt trời. Khi mặt trăng đi qua hết vùng khuất của trái đất là lúc trăng tròn do mặt trời chiếu vào. - (Duongkhang5431)
cái này quá khó, đến như tại sao trăng khuyết tôi nghe thầy giảng 3 lần mà không hiểu được gì cho tới khi xem mô hình trong phòng tối mà tôi tin gần 100% dân số thế giới hiện tại cũng như tôi thôi :D - (0biet)
vì mặt trăng hình cầu và ánh sáng mặt trời gần như là chùm tia song song khi chiếu tới mặt trăng nên có 1 cung tròn là tập hợp của các tia phản xạ bởi bề mặt mặt trăng là lớn nhất đi tới mắt người quan sát, tương tự đối với phần kia của cung tròn với ánh sáng mặt trời phản xạ từ trái đất tới mặt trăng - (nghebaovay)
Đó là ánh sáng phản chiếu từ trái đất - (duchung)
Là do mình dùng đèn pha chiếu lên đấy - (hyutars)
Trong những ngày trăng khuyết; Vòng tròn mờ mà ta nhìn thấy đối diện với phần sáng lưỡi liềm đó chính là phần ban đêm của mặt trăng. Vậy tại sao nó lại sáng mờ, vì ánh sáng mặt trời chiếu vào nửa sáng (phần ban ngày) của trái đất phản xạ lên phần tối của mặt trăng (giống như ánh trăng chiếu xuống trái đất vào ban đêm) nên chúng ta thấy được ánh sáng rất mờ tạo thành một vòng tròn như bạn nói - (hùng)
Bạn lấy máy ảnh phơi sáng khoảng 10 giây chụp ảnh Mặt Trăng khuyết là thấy nửa tối của mặt trăng sáng lên, chứng tỏ nó vẫ được chiếu sáng nhưng mắt người khó nhận ra thôi. - (Ma Tuan Anh)
1- Trong đêm tối, dùng một đèn chiếu sáng vừa phải (Mặt Trời), Một quả cầu tròn lớn treo (Trăng). Bạn núp mình ở phía bị quả cầu che ánh sáng, bạn sẽ thấy xung quanh quả cầu có một vòng sáng như bạn nhìn thấy khi trăng 30 hay mồng 1 AL.
2- Tuy nhiên nếu mắt bạn cùng trên đường thẳng với nguồn sáng và quả cầu (Ban ngày), thì đây là hiện tượng Nhật Thực, Mặt Trời bị Trăng "chặn ánh sáng" đến Địa cầu.
3- Cái hiện tượng bạn nhìn thấy mỗi lần trăng khuyết (30 hay 1 AL) xẩy ra mỗi tháng AL một lần, vì Địa Cầu "né" được cái vị trí Nhật Thực ở trên, và vị trí Địa Cầu bạn ở vào đêm. Trong trường hợp này Mặt Trời, Trăng và Địa Cầu không năm trên đường thẳng (180 đô) mà là một góc bẹt (Đỉnh là Trăng) Khoảng 175 - 179 độ góc.
Hy vọng giải toán hình quang học (mà không có hình!) kiểu này sẽ gợi them trí tưởng tượng. - (Lai Nguyen)
theo tôi vì mặt trăng là vệ tinh của trái đất - (hao021419)
Vòng tròn sáng của mặt trăng trong ngày khuyết có từ mặt trời. Đó là vùng tối của mặt trăng, giáp danh với vùng được chiếu sáng từ mặt trời - (huyha)
Bản chất của ánh sáng là sóng-hạt . Dùng bản chất hạt để hiểu nha . ^^ - (Huy)