09/06/2018, 23:03

Tại sao ngoài vũ trụ lại tối? - Câu hỏi hay

Theo tôi biết thì ánh sáng mặt trời được phát ra từ mặt trời đến trái đất. Như vậy xung quanh mặt trời phần không bị che khuất phải sáng chứ, nhưng sao tôi thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng vũ trụ lại tối? (Hoàng Yến) ...

Theo tôi biết thì ánh sáng mặt trời được phát ra từ mặt trời đến trái đất. Như vậy xung quanh mặt trời phần không bị che khuất phải sáng chứ, nhưng sao tôi thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng vũ trụ lại tối? (Hoàng Yến)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

bản thân khoảng không vũ trụ là tối đen. Chỉ có các ngôi sao mới phát ra năng lượng nên "sáng lóa". Mặt trời cũng là một ngôi sao như các ngôi sao khác, cũng vô cùng nhỏ bé so với vũ trụ bao la. Ban đêm, bạn nhìn lên trời thấy bao vì sao lấp lánh thì từ trong vũ trụ, bạn nhìn thấy mặt trời cũng y như vậy - cũng là một trong các vì sao đó mà thôi. Có điều nó sẽ "to" hơn nếu bạn ở khoảng cách gần. Ý bạn muốn hỏi "thế ban ngày thì sao?", phải không? Thứ nhất, ban ngày của bạn nghĩa là bạn đang ở trên trái đất, phía quay về hướng mặt trời và vì trái đất ở rất gần mặt trời nên bạn thấy mặt trời to, nóng và sáng do năng lượng của nó tỏa ra. Thứ hai, bạn sẽ hỏi "thế thì chỉ mặt trời là sáng thôi , sao bầu trời xung quanh nó cũng sáng trưng, trong khi trong vũ trụ bầu trời xung quanh nó tối thui?". Đây mới là mấu chốt vấn đề. Xin trả lời bạn là ánh sáng mặt trời đi vào bầu khí quyển của trái đất nó sẽ TÁN XẠ ra xung quanh do tính chất của bầu khí quyển - cái mà vũ trụ không có - cho nên bạn sẽ thấy bầu khí quyển "sáng đều trời".
Hiểu hỉ? - (Sáu Gù)

vào ban đêm bạn chíu đèn pin lên trời bạn xem trên đó có sáng không. rồi chíu xuống đất rùi xem sáng không? - (Thịnh Nguyễn)

chỉ sáng ở những nơi phản chiếu lại ánh sáng thôi. - (Huy)

trên trái đất ta thấy sáng là vì trái đất có bầu khí quyển làm tán xạ ánh sáng, nếu ko có khí quyển thì nhìn lên trời lúc nào cũng tối đen (giống như các ảnh chụp từ mặt trăng), trong vũ trụ thì chỗ nào phản xạ ánh sáng mặt trời thì mới nhìn thấy, trong chân không thì ánh sáng cứ thế truyền thẳng thôi, ko gặp gì cả thì ko phản xạ, ko nhìn thấy thì lúc nào cũng tối - (Kim Chưa Xâu)

Đơn giản: vì một con đom đóm không thể thắp sáng cho ngôi nhà của bạn - (hung)

Thì xung quanh vẫn sáng bạn à, chỉ vì chúng ta không Có phương tiện hiện đại đễ Có thể thấy rõ Được. Nhưng sự thật thì mặt trời chỉl là một hành tinh nhỏ nhoi Đang trong giai đoạn suy hoại, đến một thời gian nào đó mặt trời Sẽ tắt ánh sáng và nổ tung thành bụi vũ trụ. So với tam thiên đại thiên thế giới thì mặt trời không đáng là bao nên ánh sáng cũng không đáng kể, ví như ánh sáng que diêm trong đêm tối bao la vậy đó - (vô ảnh ma cổ)

tại vì mắt ta chỉ nhìn thấy ánh sáng khi nhận được ánh sáng truyền từ vật thể đến mắt,hoặc vật thể đó nhận được ánh sáng từ vật thể sáng khác rồi truyền đến mắc ta, như trong trường hợp này mình nghĩ do vũ trụ bao la rộng lớn ánh sáng mặc trời không truyền đến hoặc do mắc ta không nhận được ánh sáng phản chiếu do khoảng cánh quá xa sôi. - (do tuan vu)

Theo suy nghĩ của mình là do ở khoảng không gian giữa mặt trời và trái đất hay bất cứ nơi nào khác trong vũ trụ, phần lớn là môi trường gần như chân không, i.e. không có khí quyển như trên các hành tinh nên không có vật gì để ánh sáng tương tác hay phản chiếu. Vì thế trong các hình minh họa về vũ trụ ta thường thấy một màu đen thui trừ các vật thể lớn hơn mà ta có thể quan sát bằng mắt thường như thiên thạch hay hành tinh và các vì sao. Là phỏng đoán nên (rất) có thể không chính xác, xin các vị chọn đá nhỏ nhỏ mà ném, đau em tội nghiệp. - (Tôi luôn đúng)

"Các vật trong tự nhiên tự chúng không có màu sắc, mà chỉ hấp thụ, truyền tải và phản xạ ánh sáng chiếu vào chúng. Vì tính chất hấp thụ, truyền, và phản xạ ánh sáng của vật này khác tính chất này ở vật khác, khi ánh sáng phản xạ từ các vật khác nhau chui vào mắt ta, các tế bào nón và que trên võng mạc ghi nhận các bước sóng ánh sáng khác nhau từ các vật khác nhau." vậy nên khi không có vật phản chiếu ánh sáng thì bạn ko thể thấy được ánh sáng trong không gian mà thôi. - (Thanh Son Nguyen)

Tại sao ngoài vũ trụ lại tối?
Bạn có biết là vũ trụ này nó rộng lớn biết dường nào không? Mặt trời, trái đất và các hành tinh bao quanh mặt trời người ta gọi là Ngân Hà. Và trong vũ trụ này có hàng tỷ Ngân Hà như thế, và người ta gọi chung là Thiên Hà. Mặt trời của chúng ta chỉ là hạt bụi trong vũ trụ này thôi bạn ạ.
Hãy ví dụ; Ánh sáng từ mặt trời chiếu tới trái đất phải mất 8 phút 16 giây, trong khi 1 chiếc máy bay, bay từ trái đất đến mặt trời phải mất 24 năm mới đến được mặt trời. Và lấy vận tốc ánh sáng để so sánh thì từ mặt trời đến được vì sao khác phải mất cả ngàn năm ánh sáng thì bạn biết vũ trụ này nó bao la đến dường nào rồi. Ví như ánh sáng mặt trời của chúng ta so với vũ trụ này chỉ là ánh sáng đom đóm trong màn đêm, thì làm sao tỏ sáng hết cái vũ trụ bao la này được! - (lacmatmuaxuan38)

Mặc dù số lượng các ngôi sao trong vũ trụ rất lớn, nhưng mật độ của chúng thì vẫn còn rất thưa thớt nếu so với sự rộng lớn của vũ trụ. Bạn thấy bầu trời sáng thực ra đó là ánh sáng phản chiếu của bầu khí quyển trái đất. Bạn không thể nhìn thấy ánh sáng, bạn chỉ có thể nhìn thấy những vật phản xạ lại ánh sáng mà thôi. - (minh)

Hãy tưởng tượng bạn đang đi trên biển vào buổi tối với 1 cái đèn biển, bạn sẽ nhận ra rằng: Mặt trời giống như cái đèn biển, biển là bao la vũ trụ, cái mặt của bạn là trái đất...tự tưởng tượng ra tiếp đi nha :D - (TMD)

"sống" và "chết" chỉ là cách gọi, chỉ có ít hoặc nhiều hay không có sự sống
"tối" và "sáng" chỉ là cách gọi, chỉ có ít hoặc nhiều và thậm chí là không có ánh sáng
-trích dẫn (không đầy đủ và chế thêm) lời Albert Einstein- - (Tam chu)

Mặt trời trời chỉ chiếu sang được những thứ gần nó như trái đất và các hành tinh còn vũ trụ thì vô cùng rộng lớn làm sao mà chiếu hết được. Trong vũ trụ mặt trời chỉ là một hạt cát thôi. - (thuyhuong1407)

chinh xac - (thaian239)

Thực ra vũ trụ cũng sáng, nhưng mắt người không thể thấy được thôi, đó là bức xạ phông nền vũ trụ tương ứng với bước sóng của nhiệt độ gần 4 độ K. - (khocviem)

đứng ở trái đất nhìn thấy trời sáng rực là vì không khí xung quanh ta được mặt trời chiếu sáng nên nó sáng rực theo.
còn ngoài trái đất không có không khí nên ta thấy nó đen thui.
giống như là ban đêm rọi đèn bin vào khói thuốc lá vậy, chỗ nào có khói chỗ đó sáng rực. - (neo đại đế)

Gửi bạn,
Chúng ta chỉ có thể nhận thấy được ánh sáng khi có ánh sáng đi vào mắt ta. Ở ngoài vũ trụ là một không gian bất tận và ánh sáng phát ra từ mặt trời chỉ đi mà không trở lại hay phản xạ lại mặt ta nên vũ trụ tối. Còn những ngôi sao bạn nhìn thấy do chúng tự phát sáng hoặc phản xạ ánh sáng từ các ngôi sao khác, hoặc đó có thể là các vụ nổ vũ trụ từ hàng trăm nghìn năm về trước mà đến nay ánh sáng mới đi đến Trái Đất của chúng ta. - (Tấn Nguyễn)

Đoạn đầu tiên Kinh Thánh chép rằng: "Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước." - (thiendao_200)

Năng lượng mặt trời truyền tới trái đất bằng chùm tia bức xạ. Khi tới trái đất nó chia thành nhiều dạng tia: Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia trông thấy...do bề mặt trái đất có bầu khí quyển bao quanh. - (nguyenan)

Bạn thử dùng đèn pin chiếu lên bầu trời đêm xem sao!
bạn sẽ hiểu ra phần nào tại sao bầu trời tối. - (tuanpa)

Vũ trụ chứa "vật chất tối", ánh sáng MT quá nhỏ so với VT rộng lớn giống như bạn soi đèn pin trong một đường hầm tối như hũ nút. !!! - (sytd)

Toàn là các thánh phán !!! Chưa thấy câu trả lời nào dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng hết ! Lậy các thánh ! Riêng e thì e ko bít, nhưng cũng mún biết để học hỏi, nên ngồi hóng thôi. - (dmcoffeediaoc)

Anh sáng nhìn thấy được là do mắt , bạn nhắm mắt lại thì chẳng thấy gì hết .Khi trong bóng tối không có nguồn phát sáng bạn vẫn có thể thấy ánh sáng bằng cách lấy tay chọc vào mắt .sẽ thấy hiện tượng đom đóm bay - (Thiên Hậu)

câu trả lời rất đơn giản: các ngôi sao trong vũ trụ phát sáng nhờ phản ứng nhiệt hạch của nó trong đó có mặt trời của chúng ta. Sở dĩ chúng ta thấy được bầu trời sáng là do ánh sáng đi vào bầu khí quyển của Trái đất bị khúc xạ. Chúng ta cũng có thể thấy được ánh sáng từ các ngôi sao tương tự như Mặt trời ở khoảng cách rất xa. Như vậy thì tất cả các đường ngắm từ Trái đất đều đến bề mặt các ngôi sao trong vũ trụ và như vậy thì rõ ràng đáng nhẽ cả bầu trời nhìn ở trái đất phải sáng rực (kể cả ban đêm chứ) không như những j chúng ta thấy? Nguyên nhân là vì phản ứng nhiệt hạch bên trong ngôi sao cũng có hạn, hay nói cách khác khi một ngôi sao đốt hết năng lượng của nó (Mặt trời sẽ đốt hết năng lượng khoảng 5 tỷ năm nữa) nó sẽ có các kết cuc khác nhau(nổ tung thành sao lùn nâu, hoặc nếu khối lượng ngôi sao lớn hơn mặt trời chuc làn trở lên thì sẽ biến thành hố đen --> như vậy Mặt trời sẽ cáo chung và ko thể phát sáng đươc nữa. Các ngôi sao khác cũng vây vì vây khi chúng ta nhìn vào vũ trụ thực tế là chúng ra nhìn vào quá khứ của chúng! - (ktshiep84)

theo tôi không gian vũ trụ là tối đơn giản tầm mắt con người có giới hạn so với khoảng cách chiếu sáng của mặt trời chẳng khác gì khi ta thắp một ngọn nến cạnh bóng đèn cao áp - (hao021419)

haha :3 đơn giản thôi mà !
Bạn thấy mặt trời rất sáng nhưng không có vật chắn => nó phải sáng toàn vũ trụ phải không nào ?
Đúng => thắc mắc của bạn là hoàn toàn chính xác :D thật ra vũ trụ luôn sáng đấy nhưng vì lượng photon không đủ thôi !
đơn giản là thế này : bạn dùng đèn pin chiếu càng xa thì bạn thấy nó càng mờ => vì lượng photon ở đầu đèn pin còn nguyên khi nó vừa bức ra . Nhưng khi di chuyển theo sóng điện từ trong không khí thì nó bị mất đi + tản ra nên lượng photon bạn thấy bây giờ rất " Loãng " thế nên bạn chỉ thấy một màu tối .
chính vì nguyên tắc này nên Einstein đã phát minh ra tia laser đó :D nó là sự cộng hưởng ánh sáng của các hạt photon => nên bạn thấy tia laser rất hẹp + không bị phát tán quá nhiều photon và thế là nó chiếu xa hơn đèn pin bình thường :D - (Minh Thời Thượng)

Mọi thứ chúng ta nhìn thấy là vì ánh sáng chiếu vào vật đó và phản chiếu lại mắt chúng ta. Vũ trụ ko có thứ gì để cản ánh sáng lại nên ánh sáng cứ đi hoài đi mãi không có kết thúc, không thể phản chiếu lai mắt chúng ta. Nên vũ trụ tối. - (Võ Phúc Tường)

chúng ta nhìn thấy mọi vật nhờ sự tương phản ánh sáng từ vật đó đến mắt, trong vũ trụ là chân không (không có vật chất) nên không thể nhìn thấy sáng. - (muitendoc)

bạn nhìn thấy ánh sáng thật ra là nhìn vào vật sáng ( nguồn sáng, vật nhận ánh sáng...). Ngoài khoảng không vũ trụ không có vật chất nhận nhận được ánh sáng nên bạn không thấy gì ngoài màu đen. - (Huynh Thinh)

khoảng cách các thiên hà rất lớn nó có thể lên đến hàng tỉ năm ánh sáng, những khoảng cách đó quá lớn không có một tia sáng của một ngôi sao nào có thể đi đến được, những khoảng cách đó người ta gọi là những khoảng tối trong vũ trụ, - (Mark Anthony Johnson)

trong chân không không hề có không khí, chính vì thế ánh sáng truyền thẳng đến vật chắn không qua 1 phân tử khí nào cả dẫn tới trong không gian truyền trên không có ánh sáng phản xạ nào được truyền tới mắt. - (Nasoyl SC)

CO VAT THE PHAN CHIEU MOI NHAN DC ANH SANG MAT TROI-BAN NGAY NHO BAU KHI QUYEN PHAN XA...VE TINH KHI RA KHOI THUONG TANG KHI QUYEN THI BAO QUANH CHI LA MAU DEN... - (thao nguyenvan)

Khi nhật thực bạn thấy được nhật hoa, đó là ánh sáng của vùng không gian quanh mặt trời đó thôi - (khocviyeu)

Ánh sáng truyền trong vũ trụ từ Mặt Trời đến Trái Đất là 8phút 19 giây,truyền đến khiản không vũ trụ không giới hạn thì sao mà truyền đc - (alatka)

bạn nhìn thấy vật gì là do ánh sánh phản chiếu từ vật đó vào mắt bạn mà thấy. Ngoài đó không có không khí thì lấy gì mà phản chiếu hì hì - (Nắng Chiều Đà Lạt)

Nói chuyên môn tí nghe.
Vũ trụ tối thui vì:
-1 ánh sáng các vì sao ko lớn hơn vũ trụ nó rất nhỏ so với sự bao la vũ trụ nên nó ko làm vũ trụ sáng dc.
- 2: vũ trụ sao lại màu đen ko phải môt màu khác. Vấn đề chỗ này nè. Theo mình biết vũ trụ cấu tạo năng lượng tối 68,3%, vật chất tối 26,8%, 2 thành phần này là nguyên nhân làm cho vũ trụ đen thui? ( tất cả đang là giả thuyết các nhà khoa học chưa chứng minh dc sự tồn tại của nó) - (Dark)

ánh sáng luôn tồn tại trong bóng tối, trừ những vật có thể phát hay phản chiếu ánh sáng thì tất cả những vật còn lại đều tối, vì trong 1 nguyên tử chỉ có phần nhỏ là electron, nucleon, notron còn lại là khoảng tối, chính là phần vật chất tối trong vũ trụ !!! 1 nguyên tử như vậy thì cả vũ trụ cũng như vậy thôi, chỉ có 1 phần nhỏ là sáng còn lại tất cả đều là tối, tối chiếm đa phần - (men who)

Mặt trời, trái đất và các hành tinh bao quanh mặt trời người ta gọi là Ngân Hà không phải là Ngân Hà và được gọi là Thái dương hệ. Thiên hà và Ngân hà cũng chỉ là 1 - (Trung)

mặt trời rất sáng nhưng so với vũ trụ thì không là gì cả, bởi vũ trụ là không gian vô tận, nhiều tỷ mặt trời cũng không thể làm cho vũ trụ sáng lên được vì thế vũ trụ luôn tối. - (hoang)

nó giống như cái đèn bin ban soi lên bầu trời vào ban đêm ý . khi soi lên bầu trời thì k thấy j nhưng soi mà có vật cản thì sẽ sáng . như mặt trời là đèn bin trái đất là vật cản y - (thuanmnbv)

Gửi bạn,
Chúng ta chỉ có thể nhận thấy được ánh sáng khi có ánh sáng đi vào mắt ta. Ở ngoài vũ trụ là một không gian bất tận và ánh sáng phát ra từ mặt trời chỉ đi mà không trở lại hay phản xạ lại mặt ta nên vũ trụ tối. Còn những ngôi sao bạn nhìn thấy do chúng tự phát sáng hoặc phản xạ ánh sáng từ các ngôi sao khác, hoặc đó có thể là các vụ nổ vũ trụ từ hàng trăm nghìn năm về trước mà đến nay ánh sáng mới đi đến Trái Đất của chúng ta. - (Tấn Nguyễn)

Nhung nguon anh sang do di vao khong gian Vu tru khong co vat can de phan chieu anh sang nen Chung ta nhin thay toi - (Thomasvnguyen610)

Mặt trời là một ngôi sao. K phải là hành tinh vì nó đứng yên - (Ngô Văn Tùng)

Đơn giản là trái đất có bầu khí quyển, nó hấp thụ và phả xạ ánh sáng. - (Thanh Tri TRAN)

tất cả những gi chúng ta nhìn thấy là do vật đó phản xạ với ánh sáng,,,, - (tuyen le)

99% vật chất trong vũ trụ là VẬT CHẤT TỐI (dạng vật chất mà ngày nay các nhà khoa học nghi ngờ có tồn tại nhưng vẫn chưa chứng minh được, đề tìm hiểu vật chất tối là gì bạn cần đọc nhiều hơn nữa, trong hạn hẹp mình không giải thích được).
Vũ trụ không tối, nhưng khoảng không giữa các vì sao trong vũ trụ là rất rất lớn, NÊN KHẢ NĂNG THẤP SÁNG GIỮA CÁC SAO CŨNG CÓ GIỚI HẠN.
Một điều nữa, Mặt Trời của chúng ta cũng chẳng là gì so với các sao khổng lồ, khả năng chiếu sáng của Mặt Trời chỉ tới hạn của vành đai Kuiper.
Mặt Trời của chúng ta chỉ to bằng 1 pixel so với ngôi sao khổng lồ VY Canis Major trong chòm Đại Khuyển.
Xét ở mức độ quy mô, mỗi giây trong Ngân Hà đều có các sao chết đi, gọi là siêu tân tinh và hàng triệu sao mới sinh ra; độ sáng của các siêu tân tinh có thể thắp sáng cả một thiên hà và các vùng lân cận.

Chính các thiên hà cũng tỏa sáng. - (Gà Con)

Nếu không có vật chất hấp thu hoặc phản xạ lại ánh sáng (nghĩa là có vật để ánh sáng chiếu lên) thì chúng ta cũng không thể nhìn được ánh sáng cũng như không thể khẳng định trong vũ trụ bao la có ánh sáng hay không có ánh sáng. Nghĩa là chúng ta nhìn thấy vật chất với điều kiện ánh sáng chiếu vào. Như mặt trời chiếu ánh sáng hay những ngôi sao khác ta nhìn thấy tại bởi ta đang nhìn thấy vật chất phát ra ánh sáng hay phản xạ ánh sáng. Còn độc 1 mình ánh sáng liệu ai dám khẳng định nó sáng hay là tối. - (quachhuuchau)

tôi nghĩ đơn giãn như ánh sáng đèn pin chiếu vào nhà thì chỉ sáng trong nhà,còn xung quanh vẫn tối,ý kiến tôi có thiển cận ko các bạn - (phamtanphuoc)

vũ trụ tối do , 1 nó tối sẵn , 2 các ngôi sao k thể nào cung cấp đủ ánh sáng cho cả vũ trụ như 1 con đom đóm k thể nào thắp sáng cả ngôi nhà - (Tôm)

Vi vat chat Toi chiem da phan trong vu tru...The thoi - (nguoi.xa_x)

vì bản chất thật của sư sáng là màu đen(vô minh) - (lê hạ)

Mấy bạn chưa ai giải thích được hết. chỉ đơn giản là vu tru quá rộng lớn , mặc dù có tỷ tỷ ngôi sao phát ra ánh sáng nhưng khi vũ trụ mới vừa có do tuổi khoảng 2 tỷ năm ánh sáng, lúc đó chưa có nhiều sao. Cho nên ánh sáng của những ngôi sao mà có từ 12,5 tỷ năm ánh sáng về trước đã đi tới được trái đất của ta đâu mà ta thấy. Do đó mặt trời chỉ cách gần trái đất là khoảng 8 phút ánh sáng nên ta mới chỉ thấy được ánh sáng từ mặt trời của hệ mặt trời của ta mà thôi - (Jason)

rất đơn giản là cũng như bạn ở chỗ sáng nhìn vào chỗ tối và ở chỗ tối nhìn ra chỗ sáng. - (tmobilebacgiang)

Theo lý thuyết hiện đại thì là do vũ trụ đang giãn nở. Các nhà khoa học nghĩ, trong thời kỳ mà vũ trụ co lại, không gian vũ trụ sẽ đầy ánh sáng và các hành tinh sẽ hoàn toàn không có sự sống như của chúng ta hiện tại, đơn giản là vì nhiệt độ lúc đó ở mọi nơi đều rất cao (đầy ánh sáng mà ). - (B Vũ)

Vì vũ trụ không có điện - (hoa)

tối hay ko do vị trí mà! cái gì nó đi đến ngược chiều, đập vào mắt thì nó sáng, Cái gì nó xuôi chiều , đi khỏi ta thì nó tối. Ánh sáng nó đi nhanh hơn ta mà! - (Tuankinh Vu)

Vì trên không gian vũ trụ là chân không,không có không khí nên không có sự khúc xạ ánh sáng, khi quan sát chi là khoảng không gian tối đen. - (Tien Vinh)

Giống với lý do tại sao có trời tối, vũ trụ là một khoảng tối (hiển nhiên), có rất nhiều mặt trời ở khắp nơi trong vũ trụ > lẽ ra vũ trụ phải sáng trưng, những mặt trời khác đó lại ở quá xa nên ánh sáng không đạt đủ thời gian đến nơi (hoặc đến nơi với ánh sáng yếu vì phân tán) [END] - (Lương Kỳ Anh)

Phần đen của vũ trụ là phần không phản xạ ánh sáng hoặc không phát sáng hoặc ánh sáng chưa đến được đó (do vũ trụ vô tận, chưa cm được :) ) hoặc phản xạ lại nhưng bị chặn hay hút bởi vật chất khác. - (Xitrumphilu)

Một giải thích vẫn đang còn bàn cãi đó là do vật chất tối. - (Hoàng Khôi)

Vì không có tác nhân làm mắt người nhận biết được - (pnhat)

Các nhà khoa học đang tranh cãi về một loại vật chất trong vũ trụ đó là vật chất tối. Các cụ dùng google tra cụm từ "vật chất tối" để tìm hiểu thêm nhé. Tranh cãi làm chi cho mệt. - (lookman2511)

Chúng ta sẽ nói trước tiên về vật chất tối (dark matter)
Năm 1933, Fritz Zwicky phát hiện ra sự xuất hiện của loại vật chất này khi đo vận tốc của các thiên hà trong quần thiên hà Coma.
Người ta thường đo khối lượng của một thiên hà bằng 2 cách cơ bản. Cách thứ nhất là sự phân tán vận tốc trong quần thiên hà. Thiên hà có khối lương càng lớn sẽ càng có sự phân tán vận tốc rõ nét ra các thiên hà lân cận và nhờ phương pháp đó có thể xác định được tổng khối lượng của quần thiên hà. Cách thứ hai là xác định độ trưng của các thiên hà để rút ra khối lượng của chúng và từ đó tính được tổng khối lượng của quần thiên hà. Điều đáng chú ý là khối lượng của một quần thiên hà tính theo cách thứ nhất luôn lớn hơn rất nhiều khối lượng tính theo cách hai cho dù tính đến sai số rất cao. Như vậy có thể suy đoán rằng có sự tồn tại của một loại vật chất còn chưa biết. Chính sự tồn tại của vật chất này mà khối lượng thật của các thiên hà thực chất lớn hơn rất nhiều khối lượng có thể quan sát được. Hiện vẫn chưa có thực nghiệm nào xác nhận hoàn toàn sự có mặt của các vật chất tối này. Tuy nhiên việc tồn tại của nó hiện nay là rất được tin tưởng do những hiệu ứng đã đo được. Ứng dụng các phương pháp đo nói trên và so sánh kết quả của chúng, người ta nhận ra rằng có một số tỉ lệ nhất định về khối lượng đo được qua 2 phương pháp trên. Tỷ lệ khối lượng đo được bằng cách thứ nhất so với cách thứ hai đôi với một số thiên hà elip đã đưọc xác định là khoảng 7 (7:1), tức là khối lượng thật lớn hơn 7 lần khối lượng đo được dựa vào độ trưng của thiên hà. Các thiên hà xoắn có mật độ vật chất cao hơn thì tỷ lệ chỉ từ 4 đến 5. Và khi áp dụng cách tính này cho qui mô tổng quát của vũ trụ thì tỷ lệ này trong vũ trụ, vốn có không gian hầu hết là trống rỗng lên đến 300, có nghĩa là nó khẳng định cho việc vật chất tối có mặt tại khắp mọi nơi trong vũ trụ.
Nhiều người coi vật chất tối đóng góp một phần trong nghịch lí Olbers.
Nghịch lí này là câu hỏi đặt ra tại sao với rất rất nhiều sao như thế mà vũ trụ không sáng rực mà lại tối thui như thế này, và tại sao vũ trụ không đạt được trạng thái cân bằng nhiệt với các ngôi sao?
Khi lí thuyết BigBang ra đời cùng các kiểm chứng thuyết phục cũng như các hệ quả và các suy đoán sau nó, người ta giải thích nghịch lí này như sau: Trong giai đoạn đầu hình thành vũ trụ, vũ trụ trải qua một thời gian giãn nở lạm phát, tự tăng kích thược và khối lượng (qua việc tạo ra các hạt co bản liên tiếp) với tốc độ rát lớn (tăng thêm 10^50 lần chỉ trong vòng 10^-33 giây). Mặt khác vũ trụ hình thánh cách đây đã 15 tỉ năm, trong khi các ngôi sao sớm nhất ra đời sau đó hơn 1 tỉ năm, sau khi vũ trụ đã trải qua thời kì lạm phát và vẫn đang giãn nở. do đó ánh sáng từ các ngôi sao ở các vùng khác nhau của vũ trụ không bao giờ đủ thời gian truyền đến với nhau, có một chân trời giới hạn đường đi của các tia sáng đó trong không - thời gian. Chính vì thế mà vũ trụ không sáng rự như ban ngày và các ngôi sao không đủ thời gian để truyền toàn bọ nhiệt của chúng cho không gin xung quanh.
Một phần lí do nữa là có một số người giải thích rằng vật chất tối nói tới ở trên đã "ăn" bớt mất ánh sáng, do đó chúng làm giảm một cách đáng kể mật độ ánh sáng trong vũ trụ. Tuy nhiên hiện nay thì chưa có kiểm chứng nào cho thấy hạt ánh sáng (photon) có thể bị hấp thụ.
Tuy nhiên, sự tồn tại phổ biến của vật chất tối cũng nói lên một vai trò rát quan trọng nữa của nó. Đó là nó đóng góp vào việc kiềm chế sự nở ra của vũ trụ, tránh cho vũ trụ có một cấu trúc không - thời gian lạm phát hoàn toàn, như thế thì hẳn đã không có chúng ta ở đây. - (Zan)

Các nhà khoa học đang tranh cãi về một loại vật chất trong vũ trụ đó là vật chất tối. Các cụ dùng google tra cụm từ "vật chất tối" để tìm hiểu thêm nhé. Tranh cãi làm chi cho mệt. - (Hoàng Khôi)

Sai het.vi ben ngoai vu tru ko co khong khi - (boygioi84)

Bạn chỉ nhìn thấy cái gì "sáng" khi ánh sáng chiếu vào võng mạc. Vì vũ trụ quá lớn cho nên ánh sáng mặt trời một đi không quay lại võng mạc của bạn. Nếu bạn chắn tường xong quanh như cái phòng thì noa sẽ sáng. - (bao ngoc)

Ánh sáng Mặt Trời tỏa khắp vũ trụ. Thế nhưng nó cũng có giới hạn. Ví như một cái bóng đèn tròn trong nhà ánh sáng của nó không thể tỏa khắp một thị trấn. Vì vây trong vũ trụ nhữn gì ta không nhìn thấy được vì nó ở quá xa. Ánh sáng của các ngôi sao đó không đến được trái đất. Có lẽ phần tối cũa vũ trụ là phần không có ánh sáng. - (Pham tien thanh)

Hãy thử hình dung một cái bóng đèn tròn. Ánh sáng của nó chỉ sáng khắp trong nhà chứ không thể sáng khắp cả một thị trấn. Vậy thì ánh sáng của mặt trời cũng có giới hạn. Nó không thể tỏa sáng hết cả vũ trụ. Do đó tấc cả các ngôi sao trong vũ trụ nếu ánh sáng của nó chiếu tới trái đất thì ta nhìn thấy nó. Cho nên phần tối của vũ trụ là phần không có ánh sáng. - (tiến thành)

Chắc ai cũng hiểu ánh sáng của một bóng đèn tròn trong nhà không thể sáng khắp một thị trấn. Vậy thì ánh sáng Mặt Trời cũng có giới hạn. Hay như các nhà khoa học nói vũ trụ còn có vật chất tối và năng lượng tối. Nó chiếm hơn nữa vũ trụ. Vì thế phần tối của vũ trụ có thể là phần nằm ngoài giới hạn của ánh sáng Mặt Trời hoặc là vật chất tối và năng lượng tối. - (Thành)

0