Vì sao nhìn xuyên qua được tấm kính? - Câu hỏi hay
Tại sao tấm kính (thủy tinh) lại trong suốt và có thể nhìn xuyên qua, còn tấm nhôm thì không thể? Thấu kính góc rộng nhất thế giới ...
Tại sao tấm kính (thủy tinh) lại trong suốt và có thể nhìn xuyên qua, còn tấm nhôm thì không thể?
Câu hỏi đã có từ lâu năm, nhưng thú vị.
Nguyên lý:
Hầu hết các chất lỏng và khí đều trong suốt như nước, các loại khí... các phân tử liên kết với nhau rất yếu không tuân theo một trật tự nhất định nào (tính chất vô định hình), ánh sáng có thể truyền qua các “kẽ hở” của sự sắp xếp hỗn loạn này. Còn các chất rắn thông thường (mang tính chất định hình) thì không có đặc tính này. Đấy là do sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc phân tử giữa các chất rắn, lỏng, khí. Khi một chất ở trạng thái rắn, các phân tử của nó được liên kết với nhau rất chặt chẽ khiến cho chúng có đặc tính cơ bản là cứng, ánh sáng không thể truyền qua.
Chất rắn trong suốt:
Có những chất rắn “vô định hình” thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đang ở nhiệt độ rất cao bị làm lạnh rất nhanh, các phân tử không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành, các phân tử liên kết với nhau ở trạng thái hỗn loạn, ánh sáng vẫn có thể lọt qua.
Thủy tinh là một trường hợp như vậy. Thông thường được chế tạo từ cát – Silicat (SiO2) được nung chảy ở nhiệt độ khoảng 2000độC, giảm đột ngột xuống 1000độC. Thường sẽ thêm Kali hay Natri để đẩy nhanh quá trình làm nguội đột ngột của thủy tinh (nên có thể gọi là thủy tinh Kali, thủy tinh Natri...).
Khoáng vật Silicat chiếm tỷ trọng rất lớn trên bề mặt trái đất, khoảng 80-90% vỏ trái đất, là nguồn tài nguyên dồi dào để chế tạo các vật liệu như gốm, sứ, thủy tinh,...
Vì thế, các trường đại học kỹ thuật lớn thường có riêng 1 khoa (hay Viện) cho nghiên cứu Silicat.
Sự trong suốt của thủy tinh:
Điều này đòi hỏi công nghệ, sự tinh khiết hay sự pha tạp nhiều thành phần khác để câu hỏi của bạn trở nên hoàn hảo.
Vài dòng đã được học ở lớp, trình bày lại cho rôm rả. Kim cương thì sao nhỉ? :) - (Tomy)
Chào bạn !
Mắt chúng ta thấy được các vật thể là do ánh sáng từ một nguồn sáng nhất định nào đó, chiếu đến vật thể và được phản xạ từ vật thể đến mắt người, và mắt người đón nhận chùm tia sáng phản xạ đó, sau đó sẽ được não thị phân tích và xử lý để cuối cùng chúng ta nhận biết được vật thể đó (màu sắc, hình dạng...).
Vì vậy nếu không có nguồn sáng, chúng ta không thể thấy được bất cứ gì.
Chính vì thế, đối với một kính trong suốt, chùm tia sáng sau khi phản xạ lên vật thể có thể chuyền qua tấm kính trong suốt đó để đến mắt chúng ta nên chúng ta mới có thể thấy được sự vật. Tương tự, đối với tấm nhôm (không trong suốt) thì chùm ánh sáng sau khi phản xạ lên vật thể, không thể đi xuyên qua lớp nhôm đó, nên không thể đến mắt chúng ta, vì vậy chúng ta không thể thấy được những vật thể sau lớp nhôm (không trong suốt) đó.
Thân chào ! - (Mạnh Toàn)
Đơn giản vì nó là Kính , nếu không nhìn xuyên qua đc thì nó là Nhôm rồi :) - (jun)
Thủy tinh là chất rắn vô định hình, có cấu trúc sắp xếp vô trật tự kiểu trạng thái lỏng tạo nên kẽ hở nên sóng ánh sáng có thể xuyên qua.
Mặt khác các hạt electron của thủy tinh không hoặc rất ít hấp thụ năng lượng của các photon ánh sáng trong quang phổ nhìn thấy nên nó trong suốt.
Còn tấm nhôm hay các chất rắn khác có cấu trúc chặt chẽ, lại hấp thụ năng lương nên hoặc là ngăn không cho ánh sáng đi qua hoặc làm tán xạ ánh sáng. - (hoang thinh)
Bạn có thể đã nghe một số người - thậm chí một số sách giáo khoa khoa học - cố gắng để giải thích điều này bằng cách nói rằng gỗ là một chất rắn đúng sự thật và thủy tinh là một chất lỏng có độ nhớt cao . Sau đó, họ tiếp tục cho rằng các nguyên tử trong thủy tinh được đẩy ra xa hơn và tạo ra những khoảng trống để ép ánh sáng qua . Họ thậm chí có thể chỉ ra các cửa sổ của những ngôi nhà cổ mà thường nhìn lượn sóng và không đều dày , như bằng chứng cho thấy các cửa sổ đã " chảy " trong nhiều năm qua.
Trong thực tế , thủy tinh không phải là một chất lỏng ở tất cả . Đó là một dạng đặc biệt của rắn được biết đến như một chất rắn vô định hình. Đây là một trạng thái của vật chất trong đó các nguyên tử và phân tử bị khóa vào vị trí, nhưng thay vì hình thành gọn gàng , tinh thể có trật tự , tự sắp xếp ngẫu nhiên . Kết quả là , kính là cứng nhắc cơ học như chất rắn , nhưng có sự sắp xếp mất trật tự của các phân tử như chất lỏng. Chất rắn vô định hình được hình thành khi một chất rắn được nấu chảy ở nhiệt độ cao và sau đó làm lạnh nhanh chóng - một quá trình gọi là dập tắt .
Bằng nhiều cách, kính giống như gốm sứ và có tất cả các đặc điểm : độ bền , sức mạnh và độ giòn , điện trở và nhiệt cao , và thiếu phản ứng hóa học . Thủy tinh oxit , như kính thương mại, bạn tìm thấy trong tấm kính, container và bóng đèn , có một đặc điểm quan trọng : Đó là trong suốt đối với một loạt các bước sóng được gọi là ánh sáng nhìn thấy . Để hiểu tại sao , chúng ta phải có một cái nhìn sâu hơn về cấu trúc nguyên tử của thủy tinh và hiểu những gì sẽ xảy ra khi photon - các hạt nhỏ nhất của ánh sáng - tương tác với cơ cấu đó.
Điều này thì lại hơi phức tạp nên chắc không cần tìm hiểu sâu :) - (Minh Tran)
* Nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh là Silicát (điôxít silic SiO2), là chất rắn vô định hình đồng nhất, thể trong suốt. Thông thường để sản xuất thủy tinh thì phaỉ làm nóng chảy ở 2.000 °C (3.632 °F), (có thêm một vài chất phụ gia khác), đủ độ nhớt, rồi làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành (tạm hình dung là không cho hình thành khoảng cách giữa các tinh thể, tức bọt khí, và các tinh thể dính liền nhau), vì vậy có thể tạo thành với bề mặt rất nhẵn, trơn và trong suốt. vì đồng nhất tinh thể và trong suốt nên Ánh sáng đi qua không bị khúc xạ, tán xạ, mà truyền theo đường thẳng --> ta có thể nhìn xuyên qua.
** Nhôm là một kim loại mềm (ký hiệu hóa học: Al ), nhẹ với màu xám bạc ánh kim mờ. Các nguyên tử nhôm sắp xếp thành một cấu trúc lập phương tâm mặt (tức 4 nguyên tử tạo thành 1 hình vuông, và có 1 nguyên tử ở giữa làm tâm) giống như viên Rubic. luôn luôn có một lớp mỏng ôxi hóa tạo thành rất nhanh khi nó để trần ngoài không khí.
Tấm nhôm sẽ có nhất nhiều cấu trúc lập phương như vậy tạo thành nhiều lớp (màu xám bạc ánh kim mờ chồng vào nhau), cộng thêm 1 lớp Oxi hóa Al2O3 - nhôm ô xít, nên ánh sáng bị chặn lại. - (Nguyễn Xuân Dương)
Có rất nhiều mức độ lý giải hiện tượng ánh sáng truyền qua môi trường trong suốt mà không phải chân không. Phần lớn các cách giải thích đã nêu bởi các bạn đều có khía cạnh đúngTuy nhiên cách giải thích sâu sắc nhất có lẽ phải dùng thuyết lượng tử, hoặc tương đương, như là cái nhìn hiện đại và sâu sắc nhất về bản chất hành vi của ánh sáng. Nó thực sự rất phức tạp và cần kiến thức tốt để hiểu, chưa nói là diễn giải. Các bạn muốn tìm hiểu thêm có thể search bài giảng của Richard Feynman, một trong 10 nhà vật lý lỗi lạc trong lịch sử, về hiện tượng này trên Youtube. Điều thú vị la Newton đã cố gắng giải thích điều này cách đây vài trăm năm. - (pqdzung)
Bạn có thấy ai đeo mắt kính bằng nhôm không? - (Trần Cường)
Vi dac tinh cua kinh la khuc xạ, chiet suat cua kinh lon hon 1 khog nhiu, nen mot tia sag di tu mot vat thể đến kinh voi goc toi gan bang goc khuc xa khi ra khoi kinh va đi thẳng vào mắt người nen cho ta nhan thay vat the đó. Còn dac tinh cua nhom khog khuc xạ nghia la ko cho anh sang xuyen qua nen ko the nhin xuyen qua. - (Le Tan (nb))
Đơn giản muốn thấy được chỉ khi nào có ánh sáng đi qua. Tấm thủy tinh là môi trường cho anh sáng đi qua. còn tấm nhôm thì ánh sáng không qua được. - (HuyNguyen)
Trong suốt : Cái này thì thuộc về cấu tạo vật lý tự thân, mình thua.
Có thể nhìn xuyên qua : Vì tấm kiếng trong suốt, cho ánh sáng đi qua mà không chặn ánh sáng lại được, còn tấm nhôm thì ngược lại. Mắt ta nhìn được là nhờ ánh sáng phản chiếu trên các vật. Nên nếu nó cho ánh sáng đi qua được thì ta có thể nhìn xuyên qua nó được, hay nó "vô hình". - (cubin)
Giải thích một cách không chính xác là ánh sáng gồm vô vàn các phần tử li ti gọi là photon được chiếu vào tấm kính trong. Các photon kích động các phần tử li ti của tấm kính (mọi vật kể cả bạn đều là tập hợp của vô vàn các hạt li ti các loại) loại gọi là electron.
Sau khi bị kích động, các electron thay đổi và hoạt bát hơn. Chúng có nhiều khả năng sinh photon bắn ra xung quanh và đến lượt các electron bên cạnh bị kích hoạt và sinh tiếp ra các photon khác... tiếp tục cho đến khi có các photon chui qua bên kia tấm kính hay phản xạ ngược lại chiều cũ, hay đi zigzag bên trong tấm kính.
Nếu các photon sinh ra và tới được mắt người (sau khi chu du qua rất nhiều giai đoạn) nằm trong khoảng nhìn thấy, ta sẽ có cảm giác chúng xuyên qua kính. Nhưng màu có thể đổi nhiều ít tuỳ theo các photon sinh ra có tính chất thế nào (VD xanh đỏ tím vàng... hay có vẻ giống ánh sáng ban đầu).
Đối với các vật không trong suốt, photon sinh ra khác nhiều so với photon đi vào nên mắt ta không nhìn thấy, mặc dù quá trình cơ bản cũng như vậy. - (pqdzung)
Tấm nhôm đủ mỏng vẫn nhìn xuyên được qua bạn nhé. Việc tại sao kính thì trong suốt, còn nhôm thì không liên quan tới việc hấp thụ ánh sáng của vật chất khi truyền qua. Khi ánh sáng truyền qua vật chất, nó khiến các electron trong vật chất dao động và năng lượng ánh sáng bị giảm, lớp vật chất càng dày thì ánh sáng càng bị hấp thụ nhiều. Các loại vật chất khác nhau thì có hệ số hấp thụ khác nhau, và hệ số hấp thụ này phụ thuộc vào bước sóng của sóng điện từ (ánh sáng cũng là sóng điện từ). Hệ số hấp thụ cao nhất đối với các tần số cộng hưởng electron trong nguyên tử. Các vật chất trong suốt là do có hệ số hấp thụ đối với dải ánh sáng nhìn thấy thấp. Vật chất không trong suốt, ví dụ như nhôm là do có hệ số hấp thụ đối với dải ánh sáng nhìn thấy cao. - (Hoa Pham)
Vì sao mở mắt lại nhìn thấy còn nhắm mắt thì lại không? - (taolao)
Vì các electron trong phân tử kính không hấp thụ năng lượng của các photon có tần số trong quang phổ nhìn thấy được. Các photon đi qua kính bảo toàn được năng lượng nên có thể đi xuyên qua tấm kính. Trong khi đó, các electron trong phân tử nhôm hấp thụ được năng lượng từ photon trong quang phổ nhìn thấy được, nên các photon này bị đuối sức, không lọt qua được tấm nhôm. - (Hoàng Hiệp)
Vì cô giáo ở trường bảo em thế - (wind)
Đơn giản vì kính không có màu, ánh sáng đi qua đến mắt ta được. - (Hùng)
hi, theo mình có xem chương trình trên tivi thì đó là do phân tử cấu tạo nên nhôm và kính. đối với kính thì các hạt phân tử cố định không di chuyển hỗn loạn nên để cho hạt ánh sáng đi xuyên qua, nên ta có thể nhìn xuyên qua được kính. còn đối với nhôm, thì hạt phân tử chuyển động kết hợp với hạt ánh sáng để trồi lên bề mặt do đó nhôm không cho hạt ánh sáng xuyên qua vì vậy ta không thể nhìn xuyên qua nhôm được.
vài ý kiến nha. Thanks - (mai_klien)
Vì nhôm và sắt là kim loại và không thể dùng để đeo lên mắt - (Nguyễn Thính Bài)
Vì kính nó trong suốt bạn àh!
P/s: Đừng hỏi vì sao kính nó lại trong suốt nhé! - (Manh Tien Nguyen)
Tại vì tấm kính thủy tinh là vật trong suốt, cho anh sáng truyền qua. còn tấm nhôm là vật chắn sáng bạn ak. - (Mr. wall)
Do ánh sáng gần như truyền qua hoàn toàn tấm kính trong suốt (hệ số truyền qua ~1) nên không có ánh sáng phản xạ lại mắt chúng ta --> không cảm nhận được vật thể. Còn với tấm nhôm thì có ánh sáng phản xạ trở lại mắt --> cảm nhận được.
Liên hệ xa hơn: Radar có thể phát hiện được máy bay vì sóng vô tuyến phát đi đập vào máy bay --> phản xạ lại bộ thu của radar => nếu vỏ máy bay làm bằng chất liệu mà hấp thụ + tán xạ gần như toàn bộ sóng vô tuyến tới từ radar thì đó là máy bay tàng hình (đối với radar chứ k phải mắt người!)
Tóm lại: nguyên lý ở đây là PHẢN XẠ của sóng (ánh sáng có tính chất sóng-hạt). - (fly)
Ta thấy vật thể bởi vật thể phát sáng hoặc phản xạ ánh sáng từ nguồn sáng để đến mắt ta. Do đó kính làm bằng vật liệu cho phép ánh sáng xuyên qua nên ta thấy vật thể bên kia của tấm kính. Nhôm không cho ánh sáng từ vật thể phía sau xuyên qua để đến mắt ta nên ta không thấy được. Hãy tưởng tượng ánh sáng chứa những " viên đạn" mang tín hiệu hình ảnh và bạn hãy suy diễn cho trường hợp về gương và các tấm chắn sáng dày mỏng. Đúng không các bạn! ^^ - (Đại Học Sỹ Biết Tất)
Tớ k rõ lắm nhưng theo tớ biết thì:
- Kính hấp thụ tất cả các màu của ánh sáng mặt trời và không phản chiếu bất cứ màu nào nên trong suốt.
- Chẳng hạn như lá cây: nó không hấp thụ màu xanh lá và phản chiếu lại màu này nên ta thấy nó màu xanh lá. - (asd2 asd1)
Những chất ở 3 thể khí, rắn, lỏng có cấu tạo phân tử vô định hình hấp thụ ánh sáng rất kém, vậy anh sáng có thể đi qua nó, và ta có thể nhìn xuyên qua. Tấm kính là một trong loại chất rắn có cấu tạo phân tử như vậy. Thông thường những chất rắn nóng chảy ở nhiệt độ rất cao( hàng nghìn độ C ), vì một lý do nào đó mà chúng đang được nung nóng chảy rồi bị lạnh đột ngột thì thường các liên kết phân tử sẽ có tính chất vô định hình. Lý do này có thể có trong tự nhiên, hay do con người. Vậy các chất rắn mà ánh sáng có thể đi qua thường đều vậy, và thuỷ tinh là một. - (VH)
Các electron xung quanh hạt nhân của nguyên tử chiếm các mức năng
lượng khác nhau. Để di chuyển từ mức năng lượng thấp lên mức năng
lượng cao, electron phải đạt được năng lượng, ngược lại electron phải
giải phóng năng lượng. Trong trường hợp nào, electron cũng đều chỉ có
thể nhận hoặc giải phóng năng lượng.
Bây giờ ta xem xét khi một photon tương tác với một vật chất sẽ xảy ra 3
trường hợp:
1. Vật chất hấp thụ photon: Khi electron đạt được năng lượng từ photon
và di chuyển lên mức năng lượng cao hơn, photon biến mất.
2. Vật chất phản xạ photon: Khi electron đạt được năng lượng nhưng sau
đó giải phóng năng lượng và tạo ra một hạt photon mới giống hệt hạt cũ
trong khi hạt cũ biến mất.
3. Vật chất cho phép photon đi qua mà không có sự thay đổi: Khi các
photon không tương tác với bất kỳ electron nào và tiếp tục cuộc hành
trình của mình.
Thủy tinh rơi vào trường hợp 3, khi photon đi qua, bởi vì không có đủ
năng lượng để kích thích electron của thủy tinh lên mức cao hơn. Giữa
các mức năng lượng của electron có các vùng không có sự tồn tại của các
mức năng lượng electron. Trong một số vật chất, trong đó có thủy tinh,
vùng này có khoảng cách lớn hơn nhiều so với vật chất khác, có nghĩa là
các electron của nó đòi hỏi năng lượng lớn hơn nhiều để có thể vượt qua
vùng này để đi đến mức năng lượng, ngược lại, nếu năng lượng không đủ
các electron sẽ không phản ứng và cho phép năng lượng đi qua.
Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng từ 400-700 nm tương ứng với 7
màu cầu vồng không có đủ năng lượng để kích thích electron của thủy
tinh. Do đó, khi các photon của ánh sáng nhìn thấy được đi qua kính thay
vì được hấp thụ hoặc phản xạ, làm cho kính trong suốt.
Tia cực tím có bước sóng từ 10-400 nm có đủ năng lượng để các electron
của thủy tinh di chuyển sang mức năng lượng khác. Do đó, tia cực tím
hầu như không thể đi qua hầu hết các loại thủy tinh. Điều này làm cho tia
cực tím đối với thủy tinh cũng giống như ánh sáng nhìn thấy được đối với
gỗ vậy. - (Đạt Nguyễn Tuấn)
Vì tạo hóa rất công bằng, chỉ cho con người công cụ nhìn đến thế thôi. Với loài có quá nhiều ham muốn và nhu cầu, lại ít bị hạn chế về năng lực thực hiện những hành vi nhằm thỏa mãn ham muốn thì càng cho ít công cụ bao nhiêu càng đảm bảo cân bằng sinh thái bấy nhiêu. :) - (khoa dinh)
Mắt ta nhìn thấy sự vật khi có ánh sáng chiếu vào sự vật đó. Tấm kính là vật trong suốt có môi trường cho phép ánh sáng xuyên qua với góc khúc xạ "thường" nhỏ tùy vào chiều dầy và vật chất của tấm kính. Do đó mắt có thể nhìn thấy "rõ hoặc không rõ "xuyên qua tấm kính. Tấm nhôm là vật chất không cho ánh sáng xuyên qua vì thế mắt ta không thể nhìn xuyên qua được. - (suntoet1987)
Vì nó cho ánh sáng đi qua. - (Long)
có thể là do đặc tính của nó là như vậy - (Giờ Em Muốn Khóc Hãy Khóc Đi Em)
Thủy tinh và nhôm khác nhau ở chỗ. Thủy tinh thì cho phép ánh sáng truyền qua nó, còn nhôm thì không cho phép ánh sáng truyền qua. Mà nguyên tắc của mắt chỉ nhìn được những vật phản xạ ảnh sáng đến mắt. Những vật ở sau tấm nhôm không nhận được ánh sáng nên không thể phản xạ đến mắt, nên mắt không thể nhìn thấy được. Còn những vật ở sau tấm kính thì vẫn nhận được ánh sáng và phản xạ lại ánh sáng đến mắt. Vì vậy mắt có thể nhìn được những vật đằng sau tấm thủy tinh - (Đặng Ngọc An)
Cái gì không Mầu (trong các điều kiện nhất định liên quan đến Quang học) thì nhìn xuyên qua được thôi. - (Nam HN)
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra là hầu hết các chất lỏng và khí đều trong suốt như nước, dầu ăn, các loại khí…. Còn các chất rắn thì không có đặc tính này. Nguyên nhân là do sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc phân tử giữa các chất rắn, lỏng, khí. Khi một chất ở trạng thái rắn, các phân tử của nó được liên kết với nhau rất chặt chẽ khiến cho chúng có đặc tính cơ bản là cứng.
Khi chuyển sang thể lỏng, sức liên kết này giảm và các phân tử bắt đầu tự xếp thẳng hàng một cách ngẫu nhiên. Và ở các chất khí, các liên kết phân tử rất yếu. Mối liên kết giữa các phân tử với nhau gần như hoàn toàn hỗn độn, ngẫu nhiên. Và chính đặc tính này là lý do tại sao ánh sáng có thể truyền qua các lỗ hổng của chất lỏng và chất khí mà không truyền qua được “bức tường” của các phân tử chất rắn xếp ngay ngắn.
Do đó, tùy thuộc vào thể của mỗi chất mà khi ánh sáng chiếu vào sẽ xảy ra các hiện tượng phản xạ, phân tán, hấp thụ hay kết hợp cả ba hiện tượng này. Các phân tử của chất đó càng sắp xếp ngẫu nhiên thì ánh sáng càng đi qua dễ dàng. - (ntn1009)
Đây là sự truyền của ánh sáng:kính ánh sáng di qua đc, gỗ,tôn,...ánh sáng k qua dc nên k nhìn qua dc.trong khi đó nhìn tháy vật gì chính là việc ánh sáng hình ảnh vật đó hội tụ trên võng mạc - (tao)
Do tính chất phản xạ ánh sáng khác nhau của các vật liệu. Vật trong suốt thì phản xạ rất ít, để cho phần lớn ánh sáng đi qua. - (lhboi.name.vn)
trong câu hỏi đã có câu trả lời! uh, vì tấm kính trong suốt, ánh sáng có thể truyền qua! - (Tam Tran)
Tính trong suốt của thủy tinh trong ánh sáng nhìn thấy là do sự vắng mặt của trạng thái chuyển tiếp của các điện tử trong khoảng bước sóng của ánh sáng nhìn thấy, và trạng thái này là thuần nhất trong mọi bước sóng hơn là chỉ trong khoảng bước sóng của ánh sáng nhìn thấy (sự không thuần nhất làm cho ánh sáng bị tán xạ, làm tán xạ hình ảnh được truyền qua). - (Thien)
Nguyên lý: cái gì ánh sáng xuyên qua được thì nhìn thấy được tấm kính thì được tấm nhôm thì không nếu tấm nhôm có 1 lỗ thì cũng nhìn xuyên được vì ánh sáng lọt qua được - (dung@yahoo.com)
nếu bạn chế tạo được tấm nhôm "trong suốt" thì bạn cũng có thể nhìn xuyên tấm nhôm đó.
Câu trả lời ngay trong câu hỏi của bạn "TRONG SUỐT" - (FOSP)
Nếu ko thể nhìn xuyên qua kính, thì khi lái ô tô thật là bất tiện, phải thò đầu ra cửa xe các bác nhỉ? - (Truyen)
Ở trên có một vài bạn nói rất đúng, Thủy tinh hay còn gọi là kính, được chế tạo bởi silicát, vì là một chất rắn vô định hình, nên để sản xuất thủy tinh theo một hình mẫu mong muốn, người ta phải làm lạnh rất nhanh, chính vì thế không có đủ thời gian để các mắc lưới tinh thể tạo thành bên trong hình dạng của thủy tinh, vì vậy nói trong suốt nghĩa là bạn có thể nhìn xuyên thấu qua thủy tinh với một độ dày nhất định nào đó, khi thủy tinh quá dày hoặc ở một độ dày mà mật độ phân tử bên trong làm che đi ánh sáng xuyên thấu qua thủy tinh thì ở đây thủy tinh không còn trong suốt nữa. - (Ken Zaki)
Câu hỏi cực kỳ thú vị!
Cái này thì mình xin đưa ra câu trả lời như thế này:
1. Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ. Bước sóng của sóng điện từ trong khoảng mà mắt người có thể cảm nhận được trong khoảng: 390 tới 570 Nm. Với bước sóng điện từ trong dải đấy thì sóng điện từ dễ dàng đi xuyên qua các vật thể như thuỷ tinh, nước hay các chất lỏng đồng nhất khác. Khi ánh sáng (sóng điện từ) xuyên qua các chất đó và mắt người có thể cảm nhận được => Con người có thể nhìn thấy.
Đối với 1 tấm nhôm hay các loại vật liệu khác. Do mật độ phân tử hoặc tính chất của khối vật liệu có các tính chất như cản quang, hấp thụ sóng ánh sáng thì bản chất là sóng ánh sáng ko thể truyền qua được nên con người không thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, đối với bất kỳ vật liệu nào thì tính chất cản hoặc hấp thụ sóng điện từ chỉ có tác dụng trong một dải các bước sóng nhất định. VỚi một tấm nhôm thì tia x, hoặc tia bức xạ Gamma có thể xuyên qua một cách dễ dàng, Với con mắt thiên nhiên của loài người thì không nhìn được xuyên qua tấm nhôm nhưng với các thiết bị hiện đại thì loài người có thể nhìn xuyên qua một khối kim loại khá dày!
Hơi lan man một tý. Nhưng bạn có thể tìm hiểu về lý thuyết sóng ánh sáng tại cuốn sách giáo khoa vật lý lớp 12. Good luck! - (Lê Dương)
da nguoi ta hoi tai sao thuy tinh trong suot va co the nhin xuyen qua, di nhien la thuy tinh cho anh sang truyen qua va toi mat nguoi nen minh thay duoc, nhung tai sao thuy tinh lai trong suot? Tai sao nhung chat ran khac khong trong suot ma thuy tinh lai trong suot? Nguoi ta hoi la hoi cho do kia may bac! - (nhan)
do trong nhôm có nhiều electron tự do nên có ánh kim(sgk hóa nc 12), phản xạ ánh sáng lại, và vì thủy tinh có chiết suất gần bằng với không khí nên ta thấy nó trong suốt và nhìn xuyên qua được - (liv_chuong)
Ánh sáng đi qua được một môi trường nào đó phụ thuộc vào cấu tạo (cáh thức sắp xếp của phân tử) của môi trường đó : có cấu tạo phản xạ hoàn toàn ánh sáng chiếu vào (không nhìn qua được); có cấu tạo hấp thu một phần hoặc hấp thu toàn bộ. Tất nhiên muốn nhìn thấy còn tùy thuộc vào môi trường đó có chiết suất tương tự không khí hay không, nếu tia sáng sau khi đi qua môi trường đó mà bị lệch góc quá nhiều thì mắt chúng ta cũng không ghi nhận được. - (Chau Tang)
nhìn là sự tiếp nhận ánh sáng của vật thể phản xạ vào võng mạc , tấm kính dc cậu tạo với mô hình lưới nên anh sáng có thể xuyên qua nên ta nhìn dc qua kính - (john ha)
Bạn tìm hiểu về vật liệu quang và nguyên lý truyền qua của ánh sáng đối với các loại vật liệu quang thì sẽ rõ ràng hơn. Mình tạm giải thích cho bạn như sau:
Với mỗi vật liệu thì nó sẽ có hai vùng năng lượng là vùng dẫn có đáy với mức năng lượng Ed và vùng hóa trị có đỉnh với mức năng lượng là Ev. Khoảng cách giữa vùng dẫn và vùng hóa trị người ta gọi là vùng cấm. Khoảng cách này được xác định là E = Ed-Ev. Năng lượng của một tia sáng với tần số f được xác định bằng công thức Es=hf. Nếu năng lượng EsE thì ánh sáng đó bị hấp thụ hoặc phản xạ hoàn toàn. Các kim loại thì chúng có E=0 nên nói chung là với vật liệu dạng khối thì nó sẽ ko cho ánh sáng truyền qua nhưng với kích thước nano thì E>0 nên nó cho một số ánh sáng truyền qua. Với các vật liệu như thủy tinh, bán dẫn Silic thì vùng cấm rất lớn nên cho hầu hết ánh sáng truyền qua (trừ các tia cực tím vì nó có năng lượng rất lớn). Nguyên lý này được sử dụng để chế tạo ra các loại đèn Diod và laser với các mức năng lượng khác nhau và có độ đồng đều về tia sáng rất lớn. - (Kiến Thạch)
Đơn giản vì phân tử của nó trong suốt. - (Quoc Lam)
Câu hỏi chưa có lời giải vì không ai quan sát được tinh thể thủy tinh như thế nào cả. chỉ biết là đó là chất lỏng vô định hình nhưng tồn tại ở dạng rắn. Năm 2013 mới có những phát hiện đầu tiên về quan sát được cấu trúc tinh thể thủy tinh bởi nhà khoa học Đức. - (bakien1507)
Theo tôi, trong suốt là do ánh sáng xuyên qua nó tốt. Cũng đồng thời cấu tạo cùng một loại nguyên tố (kim cương và than chì) nhưng cấu trúc phân tử khác nhau thì ánh sáng có xuyên qua được hay không, nhiều hay ít và ánh sáng đơn sắc nào bị cản lại, bị hấp thụ thì màu sắc chất đó khác nhau. - (Tuan)
Ánh sáng có hai tính chất, vừa mang tính chất hạt vừa mang tính chất sóng. Sóng ánh sáng có nhiều bước sóng khác nhau mỗi bước sóng cho chúng ta nhận diện một màu ắc khác nhau (xanh, đỏ, tím, vàng, ...). Vì có tính chất sóng nên nó có thể đi xuyên qua một số vật cản khác nhau tùy theo tính chất vật lý của vật cản đó. Kết cấu vật lý của tấm thủy tinh đã cho hầu hết các bước sóng của ánh sáng đi qua nên ta thấy nó trong suốt đến 99%, tấm thủy tinh mà ta thấu màu đỏ thì nó chỉ cho sóng ánh sáng có bước sóng tương ứng với vùng màu đỏ đi qua nên ta chỉ thấy màu đỏ thôi. Vật cản nào càng cản được nhiều bước sóng ánh sáng thì qua đó ta không thấy gì hết. - (Son Ha)
VI THUY TINH LA CHAT KHONG MAU, TAM NHOM CO MAU. HI.HI... - (NGOCHUNGSAIGONRES)
Nguyên nhân là do sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc phân tử giữa các chất rắn, lỏng, khí. Các hạt electron trong thủy tinh không hấp thụ năng lượng của các photon ánh sáng trong quang phổ nhìn thấy được do đó nó trong suốt trong vùng ánh sáng có thể nhìn thấy.Khi cát nóng chảy, các phân tử của nó sắp xếp ngẫu nhiên và việc làm lạnh nhanh chóng khiến các phân tử bị đông đặc nhưng vẫn giữ lại cấu trúc sắp xếp không theo trật tự ở trạng thái lỏng khiến nó trở nên trong suốt. Do vậy nên mặc dù ở trạng thái rắn, thủy tinh vẫn giữ đặc tính là trong suốt như chất lỏng.Còn ở các chất rắn, các phân tử sắp xếp dày đặc, ngay ngắn tạo nên một búưc tường không cho ánh sáng xuyên qua lỗ hổng phân tử nên no không thể nhìn xuyên qua. - (Tuanh Tran)
Thuy tinh khong mau giong nhu chat khi khong mau, mat con nguoi chi nhin thay cai j co mau thoi ban - (vutran)
Không hiểu mọi người nghiên cứu kính làm từ chất gì để giải thích - (minhnhat)
Các electron xung quanh hạt nhân của nguyên tử chiếm các mức năng lượng khác nhau. Để di chuyển từ mức năng lượng thấp lên mức năng
lượng cao, electron phải đạt được năng lượng, ngược lại electron phải giải phóng năng lượng. Trong trường hợp nào, electron cũng đều chỉ có thể nhận hoặc giải phóng năng lượng. Bây giờ ta xem xét khi một photon tương tác với một vật chất sẽ xảy ra 3 trường hợp:
1. Vật chất hấp thụ photon: Khi electron đạt được năng lượng từ photon và di chuyển lên mức năng lượng cao hơn, photon biến mất.
2. Vật chất phản xạ photon: Khi electron đạt được năng lượng nhưng sau đó giải phóng năng lượng và tạo ra một hạt photon mới giống hệt hạt cũ trong khi hạt cũ biến mất.
3. Vật chất cho phép photon đi qua mà không có sự thay đổi: Khi các photon không tương tác với bất kỳ electron nào và tiếp tục cuộc hành trình của mình.
Thủy tinh rơi vào trường hợp 3, khi photon đi qua, bởi vì không có đủ năng lượng để kích thích electron của thủy tinh lên mức cao hơn. Giữa các mức năng lượng của electron có các vùng không có sự tồn tại của các mức năng lượng electron. Trong một số vật chất, trong đó có thủy tinh, vùng này có khoảng cách lớn hơn nhiều so với vật chất khác, có nghĩa là các electron của nó đòi hỏi năng lượng lớn hơn nhiều để có thể vượt qua vùng này để đi đến mức năng lượng, ngược lại, nếu năng lượng không đủ các electron sẽ không phản ứng và cho phép năng lượng đi qua.
Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng từ 400-700 nm tương ứng với 7 màu cầu vồng không có đủ năng lượng để kích thích electron của thủy tinh. Do đó, khi các photon của ánh sáng nhìn thấy được đi qua kính thay vì được hấp thụ hoặc phản xạ, làm cho kính trong suốt.
Tia cực tím có bước sóng từ 10-400 nm có đủ năng lượng để các electron của thủy tinh di chuyển sang mức năng lượng khác. Do đó, tia cực tím hầu như không thể đi qua hầu hết các loại thủy tinh. Điều này làm cho tia cực tím đối với thủy tinh cũng giống như ánh sáng nhìn thấy được đối với gỗ vậy. - (NguyenTuanDat)
Các vật thể có chiết suất lớn sẽ phản xạ ánh sáng nên không thể nhìn xuyên qua được, thuỷ tinh có chiết suất chỉ khoảng 1.5 lần của không khí, chân không nên chúng ta có thể nhìn xuyên được. Bạn nên tham khảo về khúc xạ/ phản xạ ánh sáng. - (Sùng cha)
cái gì ánh sáng lọt qua được là nhìn thấy được! :)) - (phong)
giải thích gì mà phức tạp quá! Đơn giản chỉ vì tính chất cấu tạo của thủy tinh, lăng kính..thì làm cho tấm kính trong suốt.. mà trong suốt thì mắt mình nhìn xuyên qua được..thế thôi...! - (Cu Win)
Những hạt ánh sáng khi đi qua một vật chất khác thường vấp phải sự cản trở của bản thân những nguyên tử trong vật chất đó. ở thủy tinh, một chất rắn vô định hình với cấu trúc không chặt chẽ như nhôm hay các kim loại khác, khi ánh sáng đi qua, các hạt ánh sáng va đập vào các nguyên tử của vật cản, quá trình đó làm mất đi năng lượng của nó. Nếu như năng lượng ánh sáng không bị tiêu hao hết trong quá trình va đập, nó sẽ đi qua vật cản và đến mắt của người quan sát, đây là lý do vì sao ta có thể nhìn xuyên qua một vật thể được định nghĩa là trong suốt (bản thân vật thể có cấu trúc phân tử lỏng lẻo hoặc độ dày vật chất không đủ làm tiêu hao hết năng lượng ánh sáng) - (Đạt Nguyễn Tuấn)
Người ta hỏi tại sao nhìn xuyên qua kính được. Tôi trả lời đơn giản vì ánh sáng xuyên thấu qua thủy tinh. - (Trinh Tân)
hỏi những câu khiến người đọc đau đầu ra - (cường luxury)
Tuỳ vào mắt thôi chứ không phải là nhôm hay kính. Cách lông, da, thịt, xương...mà người ta còn nhìn thấu ruột thấu gan chứ nghĩa lý gì nhôm. Thậm chí người ta nhắm mắt mà nhìn tưởng tượng cũng có thể xuyên quần nữa là. - (thu)
vì các vật liệu cấu tạo nên kính không ngăn đk hết ánh sáng nên nó chiếu sang phía bên kia vật thể nên ánh sáng chiếu tới vật thể phía sau thế là ta nhìn thấy chúng, nên ta nhìn xuyên được kính - (Dũng Phan)
Tại sao mawtsta có thể nhìn được các vật đặt sau các tấm kính mỏng nhưng không thể nhìn thấy vật đặt sau miếng sắt mỏng? - (Trần Thị Thu Trang)