Vì sao bầu trời lúc xanh, lúc hồng? - Câu hỏi hay
Khi thời tiết bình thường, tức là ít mây và nhiều nắng, bầu trời sẽ có màu xanh. Tuy nhiên, lúc bình minh hoặc hoàng hôn, nó lại có màu hồng. Vì sao thế? 'Ngôi sao nổ tung' trên bầu trời Canada ...
Khi thời tiết bình thường, tức là ít mây và nhiều nắng, bầu trời sẽ có màu xanh. Tuy nhiên, lúc bình minh hoặc hoàng hôn, nó lại có màu hồng. Vì sao thế?
Đây là hiệu ứng tán xạ của ánh sáng mặt trời. Trái đất có một bầu khí quyển gồm các khí như nitơ, oxy, .... Các khí này không hấp thụ ánh sáng trong vùng nhìn thấy và vì vậy nó trong suốt. Tuy nhiên, khi các "hạt ánh sáng" đi vào bầu khí quyển nó va chạm với các khí này, làm thay đổi đường đi của tia sáng, được gọi là tán xạ. Hiện tượng tán xạ tỷ lệ nghịch (bậc bốn) với bước sóng của ánh sáng, hay tỷ lệ (bậc bốn) với năng lượng của áng sáng. Ánh sáng trong vùng nhìn thấy gồm 7 màu cơ bản là đỏ, cam, vàng, lục, lam (xanh), chàm và tím. Màu này tỷ lệ với năng lượng của ánh sáng (màu tím có năng lượng cao nhất). Như vậy màu tím sẽ bị tán xạ mành nhất. Tuy nhiên, phổ của ánh sáng mặt trời có đỉnh là màu xanh, tức là ánh sáng màu xanh là nhiều nhất. Vì vậy chúng ta thấy bầu trời có màu xanh. Tuy nhiên khi về chiều, hoăc buổi sáng, mặt trời không ở đỉnh đầu chúng ta mà nghiêng. Tức là ánh sáng mặt trời sẽ đi qua quãng đường dài hơn trong bầu khí quyển so với buổi giữa trưa (trái đất hình cầu và bầu khí quyển cũng hình cầu). Ánh sáng mặt trời sẽ va chạm với bầu khí quyển nhiều hơn khi đi vào mắt chúng ta. Vì vậy sẽ làm tăng khă năng va chạm của ánh sáng màu đỏ với bầu khí quyển và bạn nhìn thấy hoàng hôn hoặc bình minh bầu trời có màu đỏ. Hơn nữa, mắt của chúng ta lại nhạy với màu xanh, nên chúng ta nhìn màu xanh tốt hơn các màu khác. - (Quang Nguyen)
Do hiện tượng "tán xạ Rayleigh" bạn ạ. Để bắt đầu đi vào chi tiết, hãy hình dung trái đất và bầu khí quyển được vẽ bởi 2 vòng tròn đồng tâm trên mặt phẳng. So với kích thước TĐ, mặt trời là to vật vã và xa vật vã :-) nên ta có thể xem ánh sáng MT là những đường song song, đi từ bên phải đến 2 vòng tròn. Bây giờ, trên vòng tròn nhỏ (TĐ), điểm ở rìa phải sẽ gần MT nhất, gọi đó là Sài Gòn (S). Rome (R), cách S "6 múi giờ", xem như 1/4 vòng tròn, nên sẽ là điểm ở rìa trên của vòng tròn nhỏ.
Để ví dụ: Tầm 11h sáng ở S, chúng ta có trời xanh nắng vàng rực rỡ, và lúc đó đang là bình minh hồng ở R... Ánh sáng mặt trời có phổ rất rộng, nếu chỉ xét vùng khả kiến (nhìn được bằng mắt người), sẽ bao gồm đủ 7 sắc cầu vồng. Bầu khí quyển TĐ gồm những phân tử khí, chúng có kích thước phân tử (phần ngàn tỷ mét), bé hơn rất nhiều so với bước sóng của ánh sáng khả kiến (380-750 x phần tỷ mét). Đó là điều kiện xảy ra "tán xạ Rayleigh". Do đặc trưng của thành phần khí quyển, sự tán xạ này diễn ra mạnh mẽ đối với ánh sáng xanh/tím, hơn là đối với ánh sáng cam/đỏ. Vậy nên, khi ánh sáng mặt trời đến được S và R, nó đã bị "mất" thành phần xanh/tím. Phần xanh/tím này được bầu khí quyển "tán xạ", nên chúng ta thấy bầu trời màu xanh (mắt người nhạy với màu xanh hơn là màu tím). Theo hình vẽ, ta có thể thấy quãng đường trong khí quyển của tia sáng khi tới R, xa hơn khi tới S. Vì thế, ở R, chúng ta "mất" nhiều màu xanh hơn, và thấy ánh mặt trời có màu đỏ cam, trong khi ở S ta thấy ánh nắng màu vàng.
Ngoài ra, xét đến mây, độ ẩm không khí và các điều kiện khí hậu, vật lý khác, chúng ta có thể giải thích những hiện tượng biến màu khác nhau của bầu trời. Tuy nhiên, hiện tượng cực quang (ánh sáng nhảy múa đổi màu như đèn vũ trường) thì khoa học vẫn chưa giải thích được. - (Người đọc báo)
Chúng ta học vật lý cấp 2, cấp 3 xong đều biết trong vật lý có một hiện tượng rất tự nhiên - đó là sự tán xạ.
Một ví dụ rất dễ thấy nhất là trên tay bạn cầm một lăng kính hoặc một viên kim cương, sau đó chúng ta thay đổi góc nhìn của lăng kính hoặc viên kim cương thì sẽ thấy có nhiều màu sắc khác nhau khác thú vị. Và đó là bản chất của sự tán xa. Ánh sáng trắng ban ngày chúng ta thấy về bản chất là tổ hợp lại của nhiều màu khác nhau, cho nên khi đi học thầy cô ở trường dạy ánh sáng đỏ, hồng, lam, chàm tím, vân vân...mỗi một ánh sáng màu như vậy sẽ có bước sóng khác nhau, ngắn hay dài. Và về cơ bản ánh sáng màu nào có bước sóng ngắn hơn thì dễ đi qua lăng kính hơn.
Vậy bầu trời ở đây thực chất khi chúng ta nhìn lên, ánh sáng mặt trời đi tới bầu khí quyển của trái đất (vai trò như lăng kính, bề mặt kim cương), lúc này ánh sáng màu xanh có bước sóng ngắn hơn nên dễ dàng đi qua bầu khí quyển và xuất hiện trước mặt chúng ta.Do đó bầu trời có màu xanh.
Còn khi bình minh hoặc hoàng hôn thì lúc này mặt trời phải đi một quãng đường dài hơn vì thế ánh sáng phải tốn nhiều thời gian hơn để đến đươc mắt bạn, do đó ánh sáng xanh với bước sóng ngắn lúc này ko có đi đến mắt chúng ta được nữa, thay vào đó là sự chiếm ưu thế của ánh sáng đỏ, hồng, vàng, cam. Và đó là lý do tại sao chúng ta lại thấy lúc này bầu trời có những màu như vậy.
Tran Quoc Huy - (Tran Quoc Huy)
Đơn giản để hiểu
- Bầu trời có màu xanh là do khi đó, mặt trời chiếu thẳng, qua tầng ozon, và ozon có màu xanh, tức là màu xanh là màu của ozon
- Màu hồng là do khi đó mặt trời chiếu dưới góc nhỏ ánh sáng yếu, thực ra không phải màu hồng, mà màu ngả sang vàng-nâu, như thể ngọn lửa vậy, hay cái bóng đèn sợi đốt. - (theson.net)
Anh sang mat troi co mau trang su to hop cua 7 mau: Do, da cam, vang, luc, lam, cham, tim. Khi anh sang mat troi chieu xuong trai dat, cac tia sang co buoc song dai nhu tia mau do, mau vang, mau da cam se de dang vuot qua cac hat tren khong (co the la nhung hat bui, hat bang, hoac la cac giot nuoc) de xuong mat dat. Con cac tia sang con lai co buoc song ngan nhu tia mau tim, mau lam, ... thi bi cac hat tren khong trung ngan lai va tan xa xung quanh. Do la ly do khi thoi tiet binh thuong, it may va nhieu nang, bau troi co mau xanh lam. Luc binh minh hay hoang hon, cac tia sang co buoc song daj do, da cam, vang bi cac dam may day ngan laj va tan sac. Do do chung ta se co cam giac bau troi co mau hong. - (Nguyen Hien Huy)
vì ông trời cũng như con người mình bạn ạ
phải " thay áo" chứ đâu có mỗi 2 cái , xanh lúc sáng và đen lúc tối mà tới lui mỗi ngày đc - (nhàn nhAo nhÁo)
Vì chúng ta có mắt và mắt phân biệt được những màu trên :D - (ThuLe)
Màu xanh bạn thấy vào ban ngày là màu của tầng ozone, khi giữa trưa sẽ thấy rõ nhất vì lúc này mặt trời chiếu thẳng vào vị trí trên trái đất nơi bạn ở. Lúc này khoảng cách giữa mặt trời và nơi bạn ở trên quả đất gần hơn so với buổi sáng và buổi chiều.
Vào bình minh và hoàng hôn, vì trái đất xoay nên ánh sáng từ mặt trời sẽ phải đi xa hơn một chút mới tới được vị trí của bạn trên trái đất, nắng sẽ dịu hơn và sẽ đổi thành màu cam/hồng vì phải đi qua một lớp ozone dày hơn, cũng như là đi qua nhiều bụi và khí của vũ trụ hơn (bạn tưởng tượng buổi trưa mặt trời chiếu thẳng, sáng và chiều chiếu nghiêng). Lúc này, vì mặt trời chiếu 7 màu mà những màu như màu lục lam chàm tím thường bị phản chiếu đi và khi chiếu tới trái đất chỉ còn các màu như đỏ cam vàng, do đó tùy tình hình bụi bặm, ô nhiễm... mà bạn thấy bầu trời màu đỏ hay hồng hay cam... - (Dũng Phạm)
cái này leonardo da vinci giải thích là do 1 chất khí nào đó trên cao với lại không gian bên ngoài là màu đen tạo cho bầu trời có màu xanh . Theo mình thì leonardo nói đúng , trái đất mình có tầng ozon bao bọc , ozon là khí có màu xanh nhạt , hoá lỏng màu xanh thẳm ở -112 độ C , hoá rắn ở -193 độ C , khi ánh sáng chiếu đến trai đất thì trên bầu trời sẽ có màu xanh đậm do bên ngoài không gian là 1 màu đen . Nhưng khí quyển trái đất không đồng nhất về mặt vật lý or hoá học mà nó tồn tại ở cả 2 dạng là vật lý và hoá học luôn , khí ozon nó hấp thụ ánh sáng có bước sóng xanh và phát ra quang phổ xanh do bản chất nó có màu xanh ( màu nào thì hấp thụ ánh sáng có bước sóng màu đó ) , do sự kết hợp giữa tính chất vật lý và hoá học nên bầu trời thường có màu xanh .
Còn hoàng hôn và bình minh có màu hồng , vàng là vì khi mặt trời nằm ở gần đường chân trời thì ánh sáng của nó tán sắc tới trái đất thường có bước sóng dài hơn vì tia tới từ mặt trời nó xa đường pháp tuyến hơn những lúc bình thường . Mà bạn thấy thường là có mây ở hướng mặt trời mọc hoặc lặn lúc đó mới có ánh sáng màu hồng trên mây , mây nó làm nhiệm vụ khúc xạ và phản xạ ánh sáng , ở góc nhìn của trái đất lúc bình minh or hoàng hôn khi nhìn về hướng mặt trời thì bước sóng ánh sáng khúc xa tới ta là bước sóng dài , còn những chỗ khác như phía trên đầu thì vẫn màu xanh ( nếu màu vàng hoặc hồng thì do mây dạ quang gây nên ) , phía ngược hướng mặt trời thì cũng vậy , cũng màu xanh . - (Khoa Học Tự Nhiên)
Ánh sáng di chuyển trong không gian theo các bước sóng khác nhau. Ánh sáng nhìn thấy được thường có bước sóng khá ngắn, màu đỏ có bước sóng dài nhất còn màu tím có bước sóng ngắn nhất. Mặt trời tạo ra đủ mọi ánh sáng có các màu khác nhau và trộn lẫn tất cả các màu này lại thì chúng ta sẽ có ánh sáng trắng. Đó là lý do tại sao ở ngoài vũ trụ chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu trắng.
Khi ánh sáng từ mặt trời đi vào Trái Đất, chúng đi qua khí quyển của Trái Đất trước khi chạm vào chúng ta. Bầu khí quyển của Trái Đất chứa rất nhiều oxy (O) và nytrogen (N). Các phân tử oxy và nytrogen này nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng ánh sáng. Ánh sáng đập vào các phân tử này không bị phản chiếu nhưng bị tán xạ đi khắp mọi hướng (còn nếu đập vào các phân tử nước trong các đám mây thì có thể sẽ tán sắc và tạo ra cầu vồng). Ánh sáng có bước sóng dài hơn (ví dụ như màu đỏ và màu vàng) sẽ ít bị tán xạ hơn còn ánh sáng có bước sóng ngắn như màu xanh hoặc tím sẽ bị tán xạ nhiều hơn. Khi nhìn thấy nền trời màu xanh có nghĩa rằng ánh sáng màu xanh đã được tán xạ và “chạy lung tung” khắp nơi cho tới khi đập vào mắt bạn từ mọi hướng (chứ không phải thẳng từ mặt trời).
Ánh sáng di chuyển trong không gian theo các bước sóng khác nhau. Ánh sáng nhìn thấy được thường có bước sóng khá ngắn, màu đỏ có bước sóng dài nhất còn màu tím có bước sóng ngắn nhất. Mặt trời tạo ra đủ mọi ánh sáng có các màu khác nhau và trộn lẫn tất cả các màu này lại thì chúng ta sẽ có ánh sáng trắng. Đó là lý do tại sao ở ngoài vũ trụ chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu trắng.
Khi ánh sáng từ mặt trời đi vào Trái Đất, chúng đi qua khí quyển của Trái Đất trước khi chạm vào chúng ta. Bầu khí quyển của Trái Đất chứa rất nhiều oxy (O) và nytrogen (N). Các phân tử oxy và nytrogen này nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng ánh sáng. Ánh sáng đập vào các phân tử này không bị phản chiếu nhưng bị tán xạ đi khắp mọi hướng (còn nếu đập vào các phân tử nước trong các đám mây thì có thể sẽ tán sắc và tạo ra cầu vồng). Ánh sáng có bước sóng dài hơn (ví dụ như màu đỏ và màu vàng) sẽ ít bị tán xạ hơn còn ánh sáng có bước sóng ngắn như màu xanh hoặc tím sẽ bị tán xạ nhiều hơn. Khi nhìn thấy nền trời màu xanh có nghĩa rằng ánh sáng màu xanh đã được tán xạ và “chạy lung tung” khắp nơi cho tới khi đập vào mắt bạn từ mọi hướng (chứ không phải thẳng từ mặt trời).
Ánh sáng di chuyển trong không gian theo các bước sóng khác nhau. Ánh sáng nhìn thấy được thường có bước sóng khá ngắn, màu đỏ có bước sóng dài nhất còn màu tím có bước sóng ngắn nhất. Mặt trời tạo ra đủ mọi ánh sáng có các màu khác nhau và trộn lẫn tất cả các màu này lại thì chúng ta sẽ có ánh sáng trắng. Đó là lý do tại sao ở ngoài vũ trụ chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu trắng.
- (Tien)
màu xanh của bầu trời mà bạn thường thấy theo tôi nghĩ đó là sự phản chiếu của nước biển . còn vào những lúc bình minh hoặc hoàng hôn bầu trời thường có màu đỏ là vì do lúc đó ảnh hưởng của ánh mặt trời - (anh lâm)
Các sắc thái đỏ và cam chói của bầu trời khi Mặt Trời mọc hay Mặt Trời lặn chủ yếu là do sự tán xạ ánh sáng Mặt Trời của các hạt tro, bụi, các loại xon khí rắn và lỏng có trong khí quyển Trái Đất. Về mặt toán học, các sắc thái đỏ và cam được gia tăng này vào thời điểm Mặt Trời mọc hay Mặt Trời lặn có thể được giải thích bằng thuyết Mie hay xấp xỉ lưỡng cực rời rạc. Khi trong không khí tại tầng đối lưu không còn hay chỉ có ít các hạt nhỏ này, chẳng hạn sau các trận mưa dông lớn, thì phần màu đỏ còn lại và ít mãnh liệt hơn có thể được giải thích bằng tán xạ Rayleigh đối với ánh sáng Mặt Trời do các phân tử không khí. Màu sắc bầu trời khi Mặt Trời mọc nói chung ít mãnh liệt và ít chói gắt hơn so với màu sắc bầu trời khi Mặt Trời lặn, do nói chung trong không khí vào buổi sáng có ít các hạt nhỏ và xon khí hơn so với trong không khí buổi chiều. Không khí ban đêm thường cũng lạnh hơn và ít gió hơn, cho phép các hạt bụi và tro có thể ngưng đọng từ khí quyển xuống thấp hơn, làm giảm lượng hạt gây ra tán xạ Mie. Tán xạ Mie giảm xuống tương ứng với sự suy giảm lượng ánh sáng tán xạ đỏ và cam vào lúc Mặt Trời mọc - (phuocnguyen4190)
màu xanh là của Ozon, còn màu hồng là chuyển giao giữa đêm và ngày; ngày và đêm - (tranmitsin)
Mình gần như là nhất trí với cách giải thích của bạn Quang Nguyen, chỉ có 1 chỗ bạn nói bị sai bản chất đó là khi nói về tán xạ, bạn dùng từ các "hạt ánh sáng". Hiện tượng tán xạ là do "tính sóng" của ánh sáng gây ra, chứ không phải do "tính hạt" của nó. Nên khi giải thích về tán xạ, phải nói là "sóng ánh sáng" chứ không được nói là "hạt ánh sáng". Mặc dù ánh sáng có "lưỡng tính sóng - hạt" - (robert_cute83)
Don gian giong nhu tivi chuyen he ma. Tu he Pal sang NTSC . Khi chuyen ve he Auto thi luc do bau troi mau den - (thangkhung)
Trả lời câu này thì đơn giản thôi
Bầu trời trên Trái Đất có màu xanh da trời, vì khí quyển Trái Đất tán xạ mạnh thành phần màu xanh da trời (bước sóng ngắn) trong ánh sáng trắng đến từ Mặt Trời. Đây là một ví dụ của tán xạ Rayleigh.Vào buổi sáng thì tầng mây mỏng thì hiện tượng tán xạ kém hơn so với buổi chiều trời nhiều mây chi co ánh sáng đỏ có bước sóng dài thì moi xuyên qua đuọc tang mây này nên trời buổi chiều có màu đỏ hoặc hồng - (Tuanh Tran)
Trước tiên, phải hiểu "bầu trời" ở đây nghĩa là gì. Đó chính là khoảng không xung quanh phía trên của người quan sát . Từ phía người quan sát sẽ đến tầng khí quyển, rồi khoảng không gian của vũ trụ. Vì vậy ở đây theo ý người hỏi chính là tầng khí quyển của Trái đất.
Thứ hai, phải giải thích tại sao bầu trời lại có màu, tức là bầu trời phát sáng. Khi ánh sáng chiếu đến, đi xuyên quan tầng khí quyển, nó sẽ bị các vật chất của khí quyển (phân tử khí, hơi nước, bụi,..) hấp thụ và tán xạ. Sự tán xạ ánh sáng sẽ làm cho bầu trời (tầng khí quyển) phát sáng.
Thứ ba vì sao bầu trời lại có nhiều màu trong ngày? Ánh sáng là tổng hợp của nhiều màu sắc khác nhau với các bước sóng dài ngắn khác nhau: tia hồng ngoại,..đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, ..tia tử ngoại. Khi trời nhiều nắng, màu xanh có bước sóng ngắn nên bị khí quyển hấp thụ và tán xạ nhiều hơn, màu đỏ có bước sóng dài nên đi xuyên qua hầu hết tầng khí quyển. Do đó bầu trời có màu xanh. Khi bình mình hoặc hoàng hôn, ánh sáng từ mặt trời chiếu xiên, nên quãng đường đi qua khí quyển dài hơn; ánh sáng xanh bị hấp thụ hết trong quãng đường đầu (xa người quan sát), khi đến khoảng khí quyển gần người quan sát, chỉ còn ánh sáng đỏ bị tán xạ; do đó sẽ thấy bầu trời có màu đỏ.
Mình xin chia sẻ kiến thức vật lý mình biết khi học Trung học. Đến nay gần 20 năm, chắc nhiều sai sót, mong các bạn bỏ qua và cùng góp ý.
Thân, - (Duc Nguyen)
Tại vì trái đất quay quanh mặt trời....tia bức xạ - (nguyễn văn thị)
cái này phụ thuộc vào góc chiếu của mặt trời đi vào bầu khí quyển rồi tới nơi bạn quan sát. - (Phú Trương Công)
bởi vì trong không khí có các tầng bụi. do gió hoặc các hoạt động của động vật khiến cuốn tầng bụi ấy lên
vào buổi trưa thì vị trí mặt trời tới vị trí mình đứng là ngắn nhất nên tầng bụi ấy mỏng khiến trời quang ánh nắng chói chang có màu vàng của ánh nắng, còn trời xanh là do tầng ozon trong không khí
còn sáng và chiều có màu vàng vì lúc đó khoảng cách từ mặt trời tới vị trí mình đứng là xa nhất. lớp bụi vàng dày lên khiến bần trời có màu vàng (cam nâu)
ps: mình là dân 3D realistic k phải dân khí tượng học - (gió lang thang)
Khi trời nhiều mây và nhiều nắng ,ánh sáng từ nắng của mặt trời sẽ chiếu được nhiều mà ánh sáng có 7 màu:đỏ-cam-vàng-lục-lam-Chàm-tím,ánh sáng màu lam có bước sóng ngắn nhưng mạnh nên sẽ xuyên qua khí quyển và ko thể xuống dưới được nữa và bị gió đưa đẩy qua lại thành ra nhuộm xanh cả bầu trời.Khi hoàng hôn hay boình minh mặt trời còn xa nên trời mới có màu hồng - (Iron man)
Màu xanh là do tầng khí quyển phản chiếu màu xanh cúa đại dương mà - (sơn)
It may bau troi xanh la do hoi nuoc tren troi phan chieu mat nuoc bien con bau troi binh minh co mau hong, hoang hon co mau do cam la do su chenh lech buoc song anh sang cua may troi vao cac thoi diem khac nhau trong ngay do su thay doi vi tri cung nhu khoang cach cua mat troi so voi trai dat - (duc)
Do khúc sạ ánh sáng mặt trời của các phân tử nước ở từng thời điểm khác nhau thì mắt sẽ nhìn thấy các màu khác nhau. Và Cầu Vồng cũng là 1 trong những hiện tượng nhưu thế. - (dung.leanhdung)
vì do bước sóng của các dải màu là khác nhau.khi hoàng hôn mặt trời chiếu xiết do bước sóng của màu đỏ là lớn nhất,nằm ở ngoài cùng dải màu, nên ta sẽ thấy màu đỏ .khi vào buổi trưa mặt trời chiếu thẳng góc với mặt đất ,mặt khác màu xanh có bước sóng dài trung bình trong khoảng bước sóng của ánh sáng nên trời lúc này sẽ có màu xanh. =))) - (Hai Nguyen)
ánh sáng, nguyên bản xuất phát từ mặt trời, là không màu hay được coi là màu trắng, trải qua môi trường khí quyển trái đất tiến hành khúc xạ, những dải ánh sáng có tần số khác nhau sẽ đi theo những hướng khác nhau, khiến cho người ở hướng đó nhìn thấy bầu trời có màu khác nhau. - (Tiến Béo)
Do do day hay mong cua may. Co the thoi ma cung hoi - (Thao)
Chuyện này học vật lý cấp 3 đã giải thích rồi. - (Lâm)
Hien tuong quang hoc thoi ma. Tan sac anh sang. - (Hoanganhlisemco)
Đối diện lấy nước làm gương, góc tù lấy nó làm màu phát tán... - (Warmly)
Không chỉ lúc xanh lúc hồng đâu bạn, trời nhiều khi đang nắng lại mưa kìa. - (Con cua)
mặt đất hấp thụ khoảng 49% sóng mặt trời phát ra (là sóng ngắn, có màu xanh ) , lúc bình minh or hoàng hôn thì sóng mặt đất phát ra là sóng dài có màu đỏ. - (hongle)
Phần lớn các ý kiến phân tích của các bạn giải thích bầu trời lúc xanh (buổi trưa), lúc vàng đỏ (buổi sáng sớm, chiều muộn) là do hiện tượng tán xạ khi khoảng cách giữa trái đất với mặt trời lúc buổi trưa gần hơn so với buổi sáng và buổi chiều. Điều đó là đúng, tuy nhiên tôi có câu hỏi là: vậy tại sao vào buổi trưa chúng ta nhìn thấy mặt trời lại nhỏ hơn so với buổi sáng, chiều (mặt trăng cũng vậy càng lên cao càng nhỏ hơn). Xin các anh chị giải thích giúp nhé. Cảm ơn - (Đặng Hùng)
Chắc do thay phông giống lúc đi chụp ảnh ở studio đấy ạ - (ăn theo nói leo.)
Ánh sáng trắng từ mặt trời là hỗn hợp của tất cả màu sắc trong cầu vồng. Newton đã chứng minh điều này bằng cách dùng lăng kính để tách các màu sắc khác nhau trong ánh sáng mặt trời, đó gọi là quang phổ. Phần nhìn thấy của quang phổ dao động từ ánh sáng đỏ với bước sóng khoảng 720 nm đến bước sóng ánh sáng tím khoảng 380nm, với màu cam, vàng, lục, lam và chàm ở giữa.
Màu sắc bầu trời ta nhìn thấy được là màu sắc của ánh sáng trắng sau khi tán xạ qua tầng khí quyển. Các thí nghiệm của Tyndall và Rayleigh đã chứng minh rằng lượng ánh sáng tán xạ tỷ lệ nghịch với lũy thừa bậc 4 của bước sóng. Như vậy ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì lượng ánh sáng tán xạ càng cao. Vậy tại sao bầu trời lại không có màu tím?
Trong võng mạc của chúng ta có 3 loại tế bào hình nón gọi là màu đỏ, màu xanh và màu xanh lá vì chúng phản ứng mạnh mẽ nhất với những bước sóng tương ứng. Hệ thống thị giác về màu sắc của chúng ta được xây dựng dựa trên sự kích thích chúng ở những tỷ lệ khác nhau.
Khi chúng ta nhìn lên bầu trời, các tế bào màu đỏ phản ứng yếu với ánh sáng đỏ (ánh sáng tương ứng với bước sóng đã tán xạ) và một phần ánh sáng cam và vàng, các tế bào màu xanh lá phản ứng ánh sáng vàng và phản ứng rất mạnh với ánh sáng xanh lá và xanh-xanh lá, các tế bào màu xanh phản ứng rất mạnh với ánh sáng xanh. Nếu không có màu chàm và tím trong quang phổ thì bầu trời sẽ có một màu xanh pha chút xanh lá. Tuy nhiên, ánh sáng chàm và ánh sáng tím kích thích đối với tế bào màu đỏ và tế bào màu xanh, đó là lý do tại sao xuất hiện màu xanh pha thêm chút màu đỏ. Ta thấy được tế bào màu đỏ và tế bào màu xanh lá được kích thích ngang nhau, trong khi tế bào màu xanh được kích thích mạnh mẽ hơn. Sự kết hợp này là bầu trời có màu xanh nhạt. Nó có thể không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, chúng ta đã tiến hóa để phù hợp với môi trường của mình và khả năng phân biệt màu sắc tự nhiên rõ ràng có lẽ là một lợi thế trong sinh tồn. - (NguyenTuanDat)
1. Theo Thuyết tán xạ Rayleigh ánh sáng bị tán xạ tỉ lệ với 1/ (λ^4). Dải quang phổ có màu từ đỏ đến tím với λ(Bước sóng) giảm dần, nên ánh sáng đỏ bị tán xạ ít hơn so với lục, lam tím...
Khi giữa trưa, ánh sáng tím lam lục... bị tán xạ nhiều, ánh sáng đỏ bị tán xạ ít, các tia lam, lục. đỏ từ mặt trời vẫn đến được mặt đất.
Khi Bình minh hoặc Hoàng hôn do các tia sáng đi quang đường dài hơn trong khí quyển so với lúc giữa trưa, nên các tia tím, lam, lục bị tán xạ rất nhiều, các tia này chiếu đến mặt đất còn rất ít, hầu như chỉ có tia vàng cam đỏ đến được mặt đất. và các tia đỏ đến từ đường chân trời được phản xạ hoặc hấp thụ tại các đám mây trên tầng đối lưu
Vậy tại sao giữa trưa bầu trời không phải màu tím mà là màu cyan?
2. Mắt người có 3 bộ thu xử lý tín hiệu R,G,B và tạo thành 3 kênh so màu B+(R+G) là kênh luma, kênh B-(R+G) là kênh Blue/Yellow; Kênh G-R là kênh Red/Green. 3 kênh so màu so sánh các tín hiệu RGB nhận được để tổng hợp và gửi tín hiệu về não bộ xử lý và đưa ra nhận biết về màu sắc. Vậy mắt người không nhận biết được màu tím phát xạ, chỉ nhận biết được màu tím phản xạ? tôi cũng không chắc nữa.
3. Vậy lúc giữa trưa, ánh sáng trực tiếp từ mặt trời đến mắt gồm R,G,B. Theo tổng hợp cộng được màu trắng, mặt trời màu trắng. Bầu trời tán xạ và phản xạ đến mắt rất nhiều B, G và ít R, theo tổng hợp cộng, B+G = Cyan. màu trời Cyan.
Lúc hoàng hôn, bình minh. tia sáng từ mặt trời đến mắt rất nhiều tia R, rất ít G B vật mặt trời màu đỏ Red. Bầu trời do tầng đối lưu dưới thấp phản xạ các tia đỏ đến mắt nhiều, và phần rất ít tia Green đến được mắt nên ta thấy bầu trời màu đỏ hoặc Rs+G = vàng cam. - (Nc Hiệp)
Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng chính xác là tổng hợp 3 màu cơ bản...Khi đi qua khí quyển do sự biến đổi của chúng làm ánh sáng đến nơi bạn đứng chỉ có màu hồng, hoặc đỏ, hoặc xanh... các ánh sáng màu khác bị chặn lại hoặc khúc xạ ra các hướng khác. Tại sao có hiện tượng đó thì xem sách là chính xác nhất - (Trịnh Tân)
Vì đó là tuyệt tác mà tạo hóa ban tặng - (phu quang)
Nói cho vui nhưng muốn các bạn suy nghĩ vì chúng ta là con người nên thấy như thế, còn các cảnh giới khác không nhìn thấy như vậy, chúc mọi người an lạc trong kiếp này - (Trần Bá Chương)
Khi nguoi ta yeu, thay bau troi la mau hong. Khi nguoi ta yen binh, thay bau troi la mau xanh... Hihihih - (Lan)
Bau troi chi co toi va sang , chi co ngay va dem , anh sang lúc xanh luc hong la tai vi mổi chung ta co su cam nhạn khac nhau ve cuoc song ma tao ra thoi - (Viet tran)
Anh binh minh ruc hay hoang hon la do su khuc xa anh sang tu mat troi. Khuc xa chi xay ra khi anh sang va phai mot hay nhieu vat du tuong tac voi anh sang do, khi mat troi chieu thang vao be mat trai dat thi anh sang gan nhu de dang di xuyen qua nhung dam may von vuong goc voi mat dat nen khong xay ra khuc xa, tuy nhien khi vao buoi sang hay chieu thi anh sang phai xuyen qua cac tang may von luc nay dang nam song song duong anh sang toi mat dat nen khuc xa bat dau xay ra voi nhieu mau hon hop nhung ta thuong chi nhan biet va goi la mau lam chieu hay vang ruc cua binh minh. - (Kim ngoc linh)