Mặt trăng có phản ứng nhiệt hạch không? - Câu hỏi hay
Khi ta nhìn thấy mặt trời là do bản thân nó xảy ra các phản ứng nhiệt hạch và phát ra nguồn năng lượng. Vậy các ngôi sao và mặt trăng có các phản ứng như trên mặt trời hay không? Ánh sáng của chúng có được từ đâu? Cận cảnh mặt ...
Khi ta nhìn thấy mặt trời là do bản thân nó xảy ra các phản ứng nhiệt hạch và phát ra nguồn năng lượng. Vậy các ngôi sao và mặt trăng có các phản ứng như trên mặt trời hay không? Ánh sáng của chúng có được từ đâu?
Gởi bạn:
Trước hết mình xin nói về khái niệm "Sao" trong Thiên Văn Học, "Sao" trong Thiên Văn Học là khái niệm dùng để chỉ tất cả các thiên thể có khả năng tự phát ra ánh sáng của mình. Tất cả chúng đều là những khối cầu khí khổng lồ có khối lượng lớn hơn Trái Đất hàng chục đến hàng trăm ngàn lần hay thậm chí là lớn hơn nhiều nữa và chỉ có nhờ một khối lượng lớn như thế mới giúp chúng tự tạo ra ánh sáng của bản thân mình. Mặt Trời chúng ta là một "Sao"
Hằng đêm, những đốm sáng trên bầu trời mà chúng ta vẫn thường gọi là sao, nhưng thực chất, trong số đó, có những cái là sao (vật thể tự phát sáng, ánh sáng truyền đến mắt ta), có những cái là hành tinh (VD: Sao Kim, chúng ta vẫn thường thấy nó sáng nhưng đây không phải là Sao, mà chỉ là một hành tinh, Kim Tinh phản xạ ánh sáng mặt trời đến mắt ta nên ta thấy sáng như một ngôi sao thứ thiệt) và có những cái là bụi vũ trụ hay sao chổi, sao băng.
Mặt Trăng không có phản ứng nhiệt hạch, vì để tạo nên phản ứng nhiệt hạch, vật thể phải có lực hấp dẫn cực kỳ lớn để chính bản thân chúng tự nén lại, làm vật chất trong chúng cọ sát nhau tạo ra sức nóng lên hàng triệu độ, lúc đó phản ứng nhiệt hạch mới xảy ra, mặc khác, để tạo thành phản ứng nhiệt hạnh, vật chất phải ở dạng khí (hidro,...). Mà trên Mặt Trăng chỉ toàn là cát, đá,... các vật chất nặng, lực hấp dẫn yếu (nếu mạnh thì Mặt Trăng đã va vào Trái Đất) nên không thể xảy ra phản ứng nhiệt hạch. Ánh sáng mà ta thấy từ Mặt Trăng là do Mặt Trăng phản xạ từ Mặt Trời xuống Trái Đất.
Thân! - (Thái Ngọc)
Mặt trăng là đất cứng không phải thể khí hay plasma nên không có phản ứng nhiệt hạch , và bản thân nó không tự phát sáng. Mặt trăng mà chúng ta thấy chỉ phản chiếu ánh sáng mặt trời đến mắt chúng ta. Vì vậy trong chu kỳ trăng của nó sẽ có lúc tròn lúc khuyết tuỳ vào góc độ của nó đối với trái đất và mặt trời.
Còn nếu nó tự phát sáng thì lúc nào bạn cũng thấy nó tròn như mặt trời vậy đó.
Thân!
- (phamvuanh_91)
Trước hết là mặt trăng không có phản ứng tạo ánh sáng bạn nhé . Ánh sáng của nó là do phản xạ từ mặt trời đến . Thế nên mới có hiện tượng trăng tròn , trăng khuyết . Là do mặt trăng bị bóng của trái đất che . Còn các " ngôi sao " như bạn nói thì nó có thể là một thien hà hoặc một quần thể thiên hà xa xôi nào đó . Nó có chứa hàng tỷ ngôi sao có khả năng phản ứng nhiệt hạch như mặt trời . Nên tự bản thân nó có thể phát sáng .
Một số " ngôi sao " gần trái đất như sao hôm , sao mai hay sao hỏa .. tuy được gọi là sao nhưng bản thân nó cũng chỉ phản xạ anh sáng mặt trời thôi . Đúng ra nó là những hành tinh trong hệ mặt trời . Gọi là " sao " là do cách đặt thôi . Mặt trời mới đúng là " sao " đúng nghĩa . - (blackcat)
Cái anh dangbach356 kia bảo mặt trăng là vệ tinh nhân tạo của trái đất ư? Vậy theo anh thì nước nào đã sx và đưa nó lên quỹ đạo đó. - (Phúc Manly)
nếu học văn học cấp hai thì chắc bạn đã từng được nghe cụm "thứ ánh sáng giả dối"
đó là chỉ Mặt Trăng. Mặt Trăng không phát sáng mà phản chiếu ánh sáng Mặt Trời, vì vậy nên bạn mới thấy trăng tròn trăng khuyết, còn nếu nó phát sáng thì lúc nào nó cũng tròn.
Và cũng vì vậy mà Amstrong mới có thể đi trên mặt trăng mà ko bị thiêu cháy.
Vì vậy, các vì sao cũng có cái nọ cái kia, có cái phát sáng có cái phản chiếu và có cái không thấy gì cả - (Truong Thai)
Mặt trăng không tạo ra được ánh sáng và cũng không có phản ứng nhiệt hạch nào ở mặt trăng cả. Mặt trăng phải xạ lại ánh sáng của mặt trời. Vậy nên ánh sáng mặt trăng đến từ mặt trời. - (Thành Võ)
Ánh sáng từ mặt trăng xuống trái đất là do sự phản xạ ánh sáng từ mặt trời chiếu vào. - (Đoàn Văn Dương)
ở mặt trăng không có phản ứng nhiệt hạch và ánh sáng từ mặt trăng đa phần là do phản chiếu anh sáng từ mặt trời tới trái đất. Mặt trăng đóng vai trò gần giống 1 chiếc gương để phản chiếu ánh sáng mặt trời mà thôi. - (sungttytdpdt)
Ánh sáng bạn thấy được từ mặt trăng là ánh sáng phản xạ lại từ mặt trời bạn ạ. Đó là lí do vì sao có trăng khuyết. Trăng khuyết là do bạn thấy được cả 2 vùng của mặt trăng, trong đó vùng tối là do không nhận được ánh sáng từ mặt trời, nên không phản xạ lại :) - (HLV)
Nói về ánh sáng của mặt trăng lấy ở đâu thì có lẽ bạn chưa học hết cấp 2, bạn cần phân biệt giữa ngôi sao và hành tinh thì mới dễ hiểu khi người ta giải thích cho bạn - (Phạm Kiên)
Mặt trăng không phải là 1 ngôi sao mà là 1 thiên thạch và là vệ tinh nhân tạo duy nhất của Trái Đất. Mặt trăng ko tự phát sáng bạn nhé, bạn thấy nó sáng là vì nó được Mặt Trời chiếu sáng, ánh sáng phản chiếu đến mắt ta. Còn Mặt Trời là 1 ngôi sao, và như những ngôi sao khác trong vũ trụ, để phát sáng thì trong nhân nó luôn có xảy ra phản ứng nhiệt hạch. - (dangbach356)
Mặt trăng không có phản ứng nhiệt hạch! Vũ trụ bao gồm các ngôi sao* có phản ứng phát sáng như mặt trời và hành tinh không tự phát sáng nhưng chúng ta đã quen gọi chúng là “sao”. Mặt trăng là vệ tinh của trái đất, giống như nhiều hành tinh khác không tự phát sáng, ánh sáng chúng ta nhìn thấy từ chúng chỉ là phản xạ ánh sáng của các ngôi sao* hoặc mặt trời. - (Hoang Quan)
khảng định là mặt trăng không phản ứng nhiệt hạch . bản thân mặt trăng chỉ có bóng đêm và cũng không phát sáng như chúng ta vẫn nhìn thấy khi mặt trăng chiếu sáng xuống mặt đất , mặt trăng chi như tấm gương phản chiếu ánh sáng từ mặt trời xuống mặt đất . - (đinh tuấn hải)
Các ngôi sao (phát sáng) thì như mặt trời, thậm chí còn mãnh liệt hơn. Còn mặt trăng (moon - vệ tinh cửa trái đất) thì không có phản ứng nhiệt hạch, không tin thì hỏi Neil Armstrong. Ánh sáng của mặt trăng là phản xạ ánh sáng cửa mặt trời.
- (tran)
Chỉ có các ngôi sao mới có khối lượng và áp lực đủ lớn để có phản ứng nhiệt hạch (mặt trời cũng là 1 ngôi sao nhé). còn các hành tinh như trái đất, kim, mộc, thủy,...và các vệ tinh (mặt trăng) đều ko có phản ứng nhiệt hạch vì kích thước nhỏ bé. ánh sáng của hành tinh và vệ là từ sự phản chiếu ánh sáng của các ngôi sao. nó cũng giống như 1 chiếc gương khổng lồ thôi. - (Ben Pluto)
À còn phần nữa. Các ngôi sao trên bầu trời đêm của chúng ta đa số là các "mặt trời" với đủ kích thước, màu sắc cách chúng ta hàng nghìn năm ánh sáng. Phần còn lại như sao hôm (sao mai) mặt trăng, sao hoả, thổ tinh thì chỉ là các hành tinh phản chiếu ánh sáng của mặt trời ( bản thân nó không tự phát sáng) - (phamvuanh_91)
Mặt trăng không tự phát sáng mà nó chỉ phản xạ lại ánh sáng mặt trời - (Văn trường)
Mat trang có duoc ánh sáng mat troi và phan chieu xuong mat dat Trái Dat nhu 1 tam guong - (tuanyen)
Chào bạn ! Theo mình thì các ngôi sao ở rất xa chúng ta nên việc chúng ta thấy được ánh sáng của nó trong màn đêm thì theo khoa học giải thích các ngôi sao tự phát sáng được là do bên trong cấu trúc của chúng đang xảy ra các phản ứng nhiệt hạch cung cấp năng lượng để chúng phát sáng. Còn về mặt trăng thì đó là một Hành tinh không phải là ngôi sao nên nó không hề có phản ứng nhiệt hạch bên trong mà ánh sáng bạn thấy đó là do sự phản xạ ánh sáng từ bề mặt của nó chiếu xuống trái đất do được chiếu sáng bởi mặt trời mà thôi. - (nhatkhanhcn)
Ngôi sao (ý bạn nói ở đây là các hành tinh như Trái đất, Sao Hỏa, Sao Kim...) và mặt trăng không có phản ứng nhiệt hạch. Phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra trên các Hằng tinh (như Mặt Trời) là các sao phát sáng và tự phát nhiệt. Ánh sáng của các hành tinh, mặt trăng mà bạn nhìn thấy thật ra là ánh sáng phản chiếu do các hằng tinh chiếu vào mà thôi. - (Mr)
Mat troi la nguon sang.con mat trang chi la vat sang thoi.the nen ko co cai phan ung nguy hiem do dau.:-) - (tam tit)
mặt trời và các ngôi sao tự phát sáng nhờ phản ứng nhiệt hạch
còn mặt trăng không tự phát sáng.ánh sáng mình nhìn thấy từ mặt trăng là nó phản chiếu ánh sáng của mặt trời thôi - (Đông)
Mặt trời, gọi chung là các sao để chỉ những vật tự phát sáng. Ánh sáng của nó phát ra là nhờ phản ứng nhiệt hạch. Còn Mặt trăng, Hỏa tinh, Thủy tinh, Mộc tinh,.... những thiên thể quay quanh mặt trời được gọi là các hành tinh và những vệ tinh của nó (Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất) thường là những khối đá nguội, không tự phát sáng. Ánh sáng của chúng có được là do phản xạ từ ánh sáng Mặt trời. - (lha)
Trời! Khi xưa thượng đế tạo ra trái đất ko co´ ánh sáng vào ban đêm. Ông ấy cũng đau đầu lắm mới nghi ra dc mặt trăng đấy bạn a. - (thành)
Mặt trăng không phải là 1 ngôi sao mà là 1 thiên thạch và là vệ tinh nhân tạo duy nhất của Trái Đất. Mặt trăng ko tự phát sáng bạn nhé, bạn thấy nó sáng là vì nó được Mặt Trời chiếu sáng, ánh sáng phản chiếu đến mắt ta. Còn Mặt Trời là 1 ngôi sao, và như những ngôi sao khác trong vũ trụ, để phát sáng thì trong nhân nó luôn có xảy ra phản ứng nhiệt hạch. - (Nguyễn Ngọc Huy)
mặt trăng thì không có phản ứng nhiệt hạch bạn à...ánh sáng của mặt trăng là ánh sáng phả chiếu từ mặt trời :D - (Nam)
Ánh sáng mà ta nhìn thấy ở mặt trăng là do phản chiếu từ ánh sáng mặt trời bạn ah. - (Kachi Tà Giáo)
Ánh sáng của mặt gồm chủ yếu là ánh sáng Mặt Trời phản chiếu trên bề mặt Mặt Trăng. Quang phổ của ánh trăng rất giống với quang phổ của ánh sáng Mặt Trời, chỉ khác là cường độ yếu hơn, do hệ số phản xạ của bề mặt Mặt Trăng thay đổi tương đối ít với bước sóng ánh sáng.
Ánh sáng phát ra từ Mặt Trăng còn là ánh sáng phản chiếu từ Trái Đất và các thiên thể khác, tuy nhiên chúng không đáng kể so với đóng góp từ Mặt Trời. Bức xạ điện từ có nguồn gốc từ chính Trái Đất phản xạ lên Mặt Trăng và dội ngược về có thể quan sát rõ nhất khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất trong nguyệt thực, hay trong phần tối của Mặt Trăng khuyết, và trong phổ hồng ngoại, vốn là cực đại bức xạ vật đen của Trái Đất. - (Nguyễn Văn Nhân)
Không bạn ơi. Bề mặt mặt trăng và lõi của nó toàn đá mà thôi. Ánh sáng của Mặt trăng là do Mặt trời cung cấp. Nó như cái gương vậy. Còn sao thì cũng như Mặt trời mà thôi. Cũng xảy ra phản ứng nhiệt hạch. - (Gián)
mặt trăng giống như cái gương phản chiếu ánh sáng mặt trời thôi. nó không có phản ứng nhiệt hạch(công nghệ năm 60 con người lên được rồi mà). còn các ngôi sao thì cái có cái không. nó cũng có các hành tinh giống như mặt trời thôi. - (Nguyễn Vũ Cường)
Mặt trời là 1 ngôi sao nên nó tự phát sáng, mặt trăng và các hành tinh thì không tự phát sáng được, chúng ta nhìn thấy mặt trăng và các hành tinh là do anh sáng từ các ngôi sao gần nó chiếu vào và phản xạ tới mắt chúng ta! Như vậy mặt trăng không có phản ứng nhiệt hạch và anh sáng của nó là do mặt trời chiếu vào! - (H3)
không bạn à...........nó chỉ là 1 tiểu hành tinh...kích cỡ khối lượng nhỏ...không có đủ các yếu tố, các nguyên tố cần thiết để tạo nên phản ứng nhiệt hạch (Hidro + heli) ánh sáng của nó chỉ là ánh sáng phản chiếu từ bề mặt của ánh sáng mặt trời thôi.cũng giống như những ngôi sao ý bạn à..thân ái - (nguyễn đức mạnh)
1 Ngôi sao là 1 Mặt trời.
Mặt trăng là hành tinh. Không phải sao. Ánh sáng có được là từ mặt trời chiếu vào.
- (Minh)
bản thân mặt trăng không phát ra ánh sáng. mà là do có ánh sáng của mặt trời chiếu sáng mặt trăng nên ta mới nhìn thấy mặt trăng - (jupiter_2115)
Mặt trăng quá nguội lạnh (thiếu năng lượng khởi đầu) và quá nhỏ (thiếu áp suất cần thiết) để phản ứng nhiệt hạch diễn ra được trong nó. Các "ngôi sao" mà ta nhìn thấy được có nhiều loại. Đa phần các "ngôi sao" là những ngôi sao thực thụ nóng và phát sáng, năng lượng khiến chúng phát sáng cũng chủ yếu là phản ứng nhiệt hạch. - (King Hieu)
mặt trăng ko có phản ứng nhiệt hạch nó phát sáng nhờ phản chiếu ánh sáng mặt trời
còn các ngôi sao bản chất của nó giống mặt trời - (langthang090)
Chào bạn SHE, ánh sáng mà ta nhìn thấy từ mặc trăng và các ngôi sao khác là do chúng phản xạ ánh sáng mặt trời trở lại. Mặt trăng không có phản ứng nhiệt hạch. Trong vũ trụ cũng tồn tại nhiều ngôi sao có phản ứng nhiệt hạch giống mặt trời nhưng ở rất xa trái đất. Khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng rất gần nên nếu mặt trăng có phản ứng nhiệt hạch thì trái đất đã bị thiêu rụi từ lâu rồi. Và như vậy thì cũng sẽ không có chuyện người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng đâu bạn nhé. - (Anh Tuấn)
không, ánh sáng đó được mặt trăng phản xạ khi mặt trời chiếu đến. - (k9)
Ánh sáng của mặt trăng có được là do phản xạ ánh sáng mặt trời. Đối với các vì sao thì có ngôi tự phát sáng, có ngôi phản xạ ánh sáng. - (Do Huynh Dang Ngoc)
Chỉ là phản chiếu ánh sáng mặt trời thôi, nếu có phản ứng nhiệt hạch thì nhà du hành vũ trụ Gagarin thành thịt nướng mất rồi - (dan nguyen van)
Do phản chiếu ánh sáng từ mặt trời!!
Các ngôi sao khác ở xa hơn là phản chiếu ánh sáng từ các "mặt trời khác" - (Hoang minh)
Mặt trăng không có phản ứng nhiệt hạch trên bề mặt. Ánh sáng của mặt trăng mà ta nhìn thấy được là do phản xạ ánh sáng của mặt trời. - (om)
Ánh sáng từ một số ngôi sao ko tự phát ra ánh sáng hay mặt trăng là do sự phản xạ lại ánh sáng từ mặt trời bạn ạ, như mọi vật xung quanh bạn hoặc chính bạn đó, bạn ko tự phát ra ánh sáng nhưng mọi ng vẫn nhìn thấy bạn là vì bạn phản xạ lại ánh sáng tới bạn. - (Tuấn)
khái niệm khá mập mờ. vì thực ra cái gọi là "ánh sáng" thực ra là các bức xạ điện từ, mà hễ vật nào trên O Kelvin đều phát ra hồng ngoại. Vì thế nếu nói một cách khái quát thì vật nào cũng "tỏa sáng" dưới góc nhìn hồng ngoại. Còn về miền ánh sáng nhìn thấy thì những ngôi sao thuộc dãy sao chính (có khả năng duy trì phản ứng nhiệt hạch) và một số sao thuộc kì "hậu sao" là có thể tỏa sáng được nhờ nguồn năng lượng sót lại. Những thiên thể như vệ tinh hay hành tinh không có phản ứng nhiệt hạch (có thể có phản ứng phân hạch trong lõi) và cũng ko tỏa sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các ngôi sao. - (khôi nguyễn)
Không có phản ứng nhiệt hạch ở mặt trăng, bề mặt của nó toàn đá thôi. Nhìn thấy nó là nhìn thấy phần được chiếu sáng bởi mặt trời của nó, vì thế cho nên ở những thời điểm khác nhau, góc độ mặt trời với một vị trí nào đó trên Trái Đất khác nhau tạo nên hiện tượng trăng tròn trăng khuyết... - (Iris Plus)
Lõi mặt trăng có thể rất nóng như trái đất nhưng không liên quan gì đến chuyện phát sáng. Mặt trăng không phải là ngôi sao và không tự phát sáng. Ánh sáng mà mọi người ở trên trái đất nhìn thấy từ mặt trăng là do phản chiếu ánh sáng từ mặt trời. - (T Trung)
Mặt trời cũng là một ngôi sao, vì vậy cả mặt trời hay ngôi sao đều có phản ứng nhiệt hạch để phát ra năng lượng. Còn mặt trăng là tiểu hành tinh có cấu tạo rắn (gần giống trái đất) và ánh sáng của nó là phản xạ từ mặt trời. - (Thành Lê)
Mặt trăng và những hành tinh nằm trong hệ mặt trời có ánh sáng là do phản chiếu ánh sáng từ mặt trời chiếu đến. Cũng giống như ta đi trong bóng tối mà dùng đèn pin để dọi đường vậy. Còn phần lớn những ngôi sao trên bầu trời mà ta thấy được là do những ngôi sao đó ko phải là 1 hành tinh, mà là một thiên hà hay 1 cụm thiên hà. Như thế gần như tất cả các ngôi sao mà ta thấy đc ánh sáng của nó là những thiên hà xa xôi. Một thiên hà như thế tập hợp vài trăm tỉ ngôi sao. Trong hàng trăm tỉ ngôi sao đó chắc chắn sẽ có rất nhiều ngôi sao nóng (phát sáng) bằng hoặc hơn mặt trời. Từ đó hình thành nên 1 nguồn sáng chung, và phải mất hàng ngàn, hàng triệu năm ánh sáng (NAS) ánh sáng đó mới tới đc hành tinh của chúng ta. Như vậy khi nhìn vào bầu trời vào ban đên, chúng ta chỉ thấy được những sự kiện diễn ra trong quá khứ đã diễn ra từ hàng triệu đến hàng tỉ năm trước. ^^ - (Hoan Le)
minh nhìn thấy mặt trăng chắc là do ánh áng mặt trời chiếu sáng. cung giống như cái ly thủy tinh nêu ko có anh sáng sao thấy nó mặc dù nó ko tự phát sáng - (vybmtaoe)
Mặt trăng không tự phát sáng đâu bạn. Bạn thấy được mặt trăng là do ánh sáng phản chiếu từ mặt trời đó. Chỉ có các ngôi sao thực sự mới tự đốt cháy năng lượng và phát sáng. Các hành tinh phản chiếu ánh sáng không phải là 1 ngôi sao đâu nhé bạn, ví dụ như các hành tinh trong hệ mặt trời (Sao Hỏa, Kim, Thủy, Mộc, ...) - (Shanan)
Mặt trăng cũng như trái đất chỉ là không có sự sống, không có màu xanh.... Ánh sáng mà ta thấy từ mặt trăng chính là ánh sáng phản chiếu do ánh sáng mặt trời chiếu đến. nếu không có mặt trời thì mặt trăng cũng như những ngôi sao trong hoặc gần Thái Dương Hệ không thể phát sáng. - (Đoàn Văn Huyên)
Mặt Trăng không có phản ứng nhiệt hạch. Ánh sáng mà ta nhìn thấy được từ Mặt Trăng là phần bề mặt được chiếu sáng bởi Mặt Trời. Nếu ta đứng từ Mặt trăng nhìn về Trái Đất cũng sẽ thấy giống vậy nhưng có màu xanh vì hành tinh của chúng ta có các đại dương xung quanh. Còn Mặt trăng có màu trắng bạc vì trên đó chỉ có đất đá mà thôi. - (Linh)
Phản ứng nhiệt hạch có trên các ngôi sao, mặt trời cũng là một ngôi sao. Mặt trăng chỉ phản xạ ánh sáng mặt trời mà thôi. Tương tự, Sao Kim, Sao Hỏa, v.v.. là các hành tinh chứ không phải sao, cũng sáng nhờ phản xạ ánh sáng của mặt trời. - (Bùi Hoàng Hải)
nó chỉ là tảng đá lớn phản xạ ánh sáng tới trái đất thì lấy đâu ra phản ứng nhiệt hạch? - (20388)
Mặt trăng bạn nhìn thấy sáng là do phản chiếu ánh sáng từ mặt trời đó. - (quang anh)
Mặt trăng không có phản ứng nào cả, nó chỉ là 1 khối cầu toàn đá ( đại loại thế ). Ánh sáng của chúng có được là do mặt trời chiếu vào, ánh sáng của mặt trăng mà bạn nhìn vào ban đêm thực chất là ánh sáng của mặt trời phản chiếu.
Còn các ngôi sao, thứ bạn thấy trên trời mà ta thường gọi là sao thì bao gồm có các ngôi sao và các hành tinh, các ngôi sao theo đúng nghĩa thì nó như là mặt trời, cũng tự phát ra năng lượng từ các phản ứng nhiệt hạch. Còn các hành tinh ( như sao mộc,sao kim, sao hỏa, . . . ) thì bản thân nó cũng không tự phát sáng mà chỉ phản chiếu ánh sáng của các ngôi sao ( ngôi sao theo đúng nghĩa, giống như mặt trời ) - (Nguyễn Đình Thực)
Câu trả lời là không!
Nó là ánh sáng phản xạ từ mặt trời.
Nếu bạn lên mặt trăng bạn cũng sẽ nhìn thấy trái đất "phát sáng màu xanh" nhé! - (Lương Đình Nghĩa)
không, ánh sáng phản xạ từ mặt trời - (không, ánh sáng phản xạ từ mặt trời)
Bạn phải phân biệt ngôi sao và mặt trăng đã.
Ngôi sao là một khối cầu khổng lồ và phát sáng, giữ vật chất dạng plasma (thể ion hoá) bằng chính lực hấp dẫn của nó, có khả năng tự đốt cháy bằng phản ứng nhiệt hạch helium và hydro trong lõi của nó, giải phóng năng lượng ra ngoài khoảng không. Ngôi sAo gần chúng ta nhất là mặt trời, có hàng tỷ ngôi sao trong dải ngân hà của chúng ta và các thiên hà khác. Như vậy ngôi sao phát sáng nhờ phản ứng nhiệt hạch.
Mặt trăng lại khác, mặt trăng là thiên thể xoay quanh một hành tinh nào đó nhờ tương tác hấp dẫn giữa nó và hành tinh đó. Hành tinh lại xoay quanh một ngôi sao. Mặt trăng chủ yếu là chứa các vật chất rắn (đất, đá, bụi), các chất khí và chất lỏng chiếm lượng nhỏ trong khối lượng hoặc thể tích cuả nó. Mặt trăng phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao mà hình tinh của nó xoay quanh. Sở dĩ chúng ta nhìn được the Moon (Mặt Trăng cuat Trái đất) là nhờ ánh sáng phản chiếu từ the Sun (Mặt Trời).
Kết luận lại ánh sáng từ ngôi sao và mặt trăng có bản chất khác nhau. - (Kcatluong)
các ngôi sao tự phát sáng do phản ứng nhiệt hạch đốt cháy Hydro = Heli + năng lượng (Phản ứng xảy ra khi đủ điều kiện về trọng lượng và lượng Hydro...). còn mặt trăng, hỏa tinh, kim tinh, thổ tinh... nhìn thấy sáng do ánh sáng mặt trời phản chiếu lại, nó không tự phát sáng. - (kim Suong)
Mặt trời là quả cầu khí heli khổng lồ nên mới có phản ứng nhiệt hạch. Mặt trăng là hành tinh đất đá thì làm sao cháy được. Ánh sáng của mặt trăng là phản xạ ánh sáng mặt trời. Các kiến thức này cấp 2-3 đều có. - (trungmtv)
ví như mặt trời là bóng đèn, trong đêm tối nếu đèn không sáng thì ta không thể thấy được chính bàn tay mình. Mặt trăng cũng như bàn tay, muốn thấy thì phải bật đèn. Con người muốn thấy được vật nào thì vật đó phải tự phát sáng hay được chiếu sáng. Hay nói cách khác thì sao trên trời có cái tự phát sáng như mặt trời và có cái được chiếu sáng như mặt trăng. - (Phạm Lâm)
Mặt trăng phản chiếu ánh sáng từ mặt trời. Bản thân mặt trời là 1 ngôi sao . - (N6u)
Ánh sáng của Mặt Trăng là do nó hấp thu ánh sáng từ Mặt Trời và phản chiếu lại nên chúng ta mới nhìn thấy, kể cả các ngôi sao khác cũng như vậy. Giống như khi đứng ở trên Mặt Trăng thì sẽ nhìn thấy Trái Đất phát sáng thôi. - (Cóc)
Ánh sáng từ mặt trăng là do tán xạ từ ánh sáng mặt trời, nó không có tự phát năng lượng và cũng không có phản ứng nhiệt hạch.
Còn các ngôi sao (theo nghĩa thường dùng) thì đa phần là tự phát sáng, một bộ phận nhỏ có nguyên tắc giống mặt trăng (sao hôm, sao mai).
Sao (theo thiên văn học) là các thiên thể tự phát sáng do phản ứng nhiệt hạch. Như vậy thì mặt trời cũng là một "ngôi sao".
Sao Mộc, Sao Hoả... theo nghĩa thiên văn thì nó là các hành tinh chứ không phải ngôi sao. - (Don)
Phan ung nhiet hach cua mat trang da can tu lau, ánh sang cua mat trang la do phan chieu cua mat troi. Nhung ngoi sau khac co phan ung nhiet hach nhu mat troi. - (JM)
không có phản ứng nhiệt hạch trên mặt trăng đâu, ta nhìn thấy mặt trăng sáng là do nó phản xạ lại ánh sáng từ mặt trời chiếu đến mà thôi, xem như nó là một tấm gương lớn vậy - (hiếu lê đình)
mặt trăng mà phát sáng thì làm gì có trăng khuyết với nhật nguyệt thực hả bạn ^^ mặt trăng chỉ phản xạ ánh sáng từ mặt trời thôi - (minh)
Việc tại sao mặt trăng phát sáng thì đương nhiên không cần lý giải nhiều, vì nó là kiến thức vật lý tối thiểu. Tuy nhiên trong lõi mặt trăng cũng như trái đất, vẫn tồn tại những phản ứng phân rã hạt nhân để tạo ra nguồn nhiệt tự thân. Nguồn nhiệt này không đủ lớn để giúp nó tự phát sáng, tuy nhiên vẫn lan truyền lên đến bề mặt. - (tuananhcv304)
mặt trăng không có đủ các nguyên tố nhẹ như hidro, heli và không có đủ khối lượng và nhiệt độ để sinh ra phản ứng nhiệt hạch - (đông)
sao cu phai la phan ung nhiet hach nhi.con co nhung loai phan ung khac nua thi sao.trong phan tu co nguyen tu.trong nguyen tu co hat nhan,e,p,n,vay van toc di chuyen cac hat chua dat toi toi han thi phai co nhung phan ung nho hon nua chu.ma toi han moi chi lay anh sang lam chuan fuc la hat dang proton vay thi lap luan anh sang khong phai la hat duy nhat co vam toc nhanh nhat. - (dungtienbui)
Các ngôi sao có phát sáng, sao là tên gọi các hành tinh có thể phát sáng như mặt trời, còn mặt trang là phản chiếu ánh sáng mặt trời. - (Tuấn Bún)
Mat trang chi phan chieu anh sang mat troi. Con cac ngoi sao la nhung mat troi o rat xa, no co phan ung. - (Db)
mặt trăng ko có phản ứng nhiệt hạch mà có muốn cũng chẳng đủ điều kiện để phản ứng đc.nó sáng đc chẳng qua là do mặt trời chiếu vào rồi phản xạ ánh sáng lại nên người trên trái đất nhìn thấy thôi... - (phantrunghoang)
mặt trăng là vệ tinh tự nhiên của Tđ. do vụ nổ nào đó nó tách khỏi trái đất và là vệ tinh tự nhiên duy nhất, mặt trăng không có bầu khí quyển như trái đất, mà có nhiều khí heli -3. nguồn năng lượng khoảng 1,1 triệu tấn, dùng cho phản ưng hạt nhân . - (saigon book)