Vì sao ngủ mà vẫn biết sắp ngã từ giường xuống đất - Câu hỏi hay
Khi ngủ, tôi lăn tới mép giường và biết là mình sắp ngã nên tôi thức dậy ngay. Tại sao vậy? Vì sao nằm võng dễ ngủ? / Nhìn tư thế ngủ biết tính người / Nguyên nhân con người phải ngủ ...
Khi ngủ, tôi lăn tới mép giường và biết là mình sắp ngã nên tôi thức dậy ngay. Tại sao vậy?
Bản năng từ thời ngủ treo trên cây - (Kng)
thường khi sắp bị rơi ra khỏi giường sẽ có một vị trí sát cạnh giường cơ thể sẽ bị mất cân bằng, khi đó một phần hoặc nửa người sẽ ở trạng thái lọt ra khỏi giường, phản ứng tự nhiên sẽ diễn ra trong tích tắc khiến con người bừng tỉnh, nếu may mắn thì có thể lật trở lại giường được, nếu phần cơ thể lọt ra ngoài quá nửa thì rơi xuống đất là chuyện đưong nhiên. Nhưng điều đó chỉ đúng với người còn tỉnh táo, trường hợp đang bị say xỉn hay hôn mê thì làm sao mà biết mình sắp rơi ra ngoài. Chỉ khi sớm mai tỉnh dậy thì chắc biết được. - (sam-299)
Trong cơ thể con người có cảm biến gia tốc...@@ - (TsaiYang)
TRong khi bạn ngủ, một phần não vẫn hoạt động bạn nhé - (nguyenhuuquy17)
Không phải khi sắp ngã mình đã biết mà khi đã bắt đầu ngã rồi thì khi đó cơ thể và não bộ cảm giác được sự dịch chuyển (đang rơi) nên có phản xạ ngay lập tức giúp mình có thể gượng lại được ngay hoặc chống chân, tay để khỏi bị đau. - (thang)
Bạn đang ngủ chứ đâu phải bất tỉnh mà không biết. - (nguyễn hoàng sa)
Lúc ngủ, vô thức vẫn hoạt động nên con người vẫn biết tránh những nguy hại xảy đến ở một mức độ nào đó tuỳ thuộc vào mức độ ngủ nông sâu. Giống như người mộng du leo trèo trên độ cao mà không bị ngã. - (Tac)
Tại sắp té đau nên thức dặy. - (thanhcuong)
Chà chà, cái này đúng nè, mình cũng thấy vậy, cứ lăn ra đến mép giường là thấy bất an sao sao, rồi lăn vào lại hoặc tỉnh giấc. Cái này chắc là bản năng sinh tồn đây. - (vietdung78)
Ngủ thì biết làm sao được sắp ngã. Lúc bạn lăn tới mép giường 1 phần cơ thể bạn như tay, chân, đầu, thân không còn nằm trên giường nên mất thăng bằng nên bạn mới biết mình sắp ngã xuống đất thôi. - (Hải Đường)
tôi cũng vậy, bản năng con người rất kỳ lạ mà con người chưa khám phá ra, như vậy mới thú vị - (t.khoa)
giác quan thứ 6 - (cuonghanhht)
con người có khả năng đặc biệt,tôi đã từng như vậy. tôi có thể nằm trên xe máy ngủ và lăn qua lăn lại mà không bị té ngã.còn khi tôi hẹn giờ thức dậy cũng vậy, ví dụ sáng mai tôi dạy lúc 6h15phút , điều đặc biệt là 6h 15phút tôi thức giấc, mặc dù không nhìn đồng hồ. - (chuongle5000)
Tại vì trước khi ngủ bạn đã cảm nhận được nguy hiểm khi rớt xuống giường,nên nó đã khắc sâu vào não của bạn về việc phải chú ý đề phòng. Do đó khi bạn có ngủ say đi nữa thì não của bạn cũng còn hoạt động và nhắc bạn khi bạn nằm sát mép giường. - (nguyen)
Trong cơ thể con người, cơ quan giữ thăng bằng là tiền đình nằm ở tai trong, khi bạn tiến đến mép giường lúc ngủ (nhiều khả năng là chưa ngủ sâu) và sắp ngã, rất có khả năng là trạng thái cân bằng của bạn đã thay đổi, tai trong đã đánh thức bạn dậy!!! - (Papyrus)
Đó gần như là một bản năng phòng vệ khi ngủ. Tôi tin rằng trước khi bạn nhận ra sắp ngã thì bạn đã ngã ít nhất 1 lần, chính vì vậy khi nằm vào vị trí đấy khi sắp ngã thì bạn có phản ứng và thực chất lúc đó não bộ vẫn "thức" nên cảnh báo cho bạn là sắp ngã. Tôi có thể lấy ví dụ luôn trường hợp của tôi: Một lần tôi ngủ trên ghế Sofa, đến khi ngủ say tôi trở mình thì bị ngã bịch xuống đất. Nhưng lần sau tôi vẫn ngủ trên ghế đó, mặc dù trở mình nhưng khi cánh tay tôi thấy cảm giác chạm ra mép ngoài của ghế và tôi đã nhẹ nhàng trở mình nhưng ko bị ngã nữa. - (Hà Hiển)
Ồ! chẳng những thế mà còn nữa nè: trời lạnh không đắp chăn thì thấy mình bị nhốt vào kho lạnh rồi cố vùng vẫy thoát thân, thế là giật mình thức dậy lấy chăn đắp; lúc ngủ cần đại tiện hoặc tiểu tiện thì lại thấy mình đến nhằm khu vực dơ bẩn hoặc trống trải quá nên lại không thể thực hiện được, thế mới hay, nếu không thì chắc tè đầy mùng chiếu!!! Lý do à? Đơn giản thôi, vì tạo hóa đã sinh ra con người mà, một bộ máy hết sức hoàn hảo, con ngưới cứ học hoài mà không sao hiểu hết. Hihi!!! - (vananh)
Theo tôi lúc đó do cơ thể mình gần như ở thể mất trọng lượng trong thời gian ngắn nên giật mình thức dậy thôi - (Minh hung)
Cái này là phản xạ tự nhiên hoặc vô điều kiện hình thành trong tâm thức mỗi người cho dù bạn ngủ nhưng 1 phần não vẫn hoạt động.... cũng giống như bạn đi xe mà ngủ gật đến khi gần đâm thì choàng tỉnh...và với những người khác nhau sẽ có phản xạ khác nhau. nhanh hay chậm và còn tuỳ thuộc nhiều thứ... Nói vui là 1 số ông chồng ngoại tình vợ canh lúc mê ngủ hỏi cắc cớ, một số người sẽ trả lời bị hớ...1 số khác thì không..., hì hì... - (Chotoibinhyen)
khi ngủ não bạn không ngủ hoàn toàn, não người và não động vật có vùng trong cùng là não nguyên thủy, dù bạn ngủ thì phần này vẫn thức, phòng vệ cơ thể trước những nguy hiểm , như bạn bị kim chích trong khi ngủ thì bạn vẫn rụt chân lại. - (manhcuong_k50neu)
Mình cũng bị giống bạn nhưng chưa tìm được câu trả lời??? - (etaone)
Dễ mà,cơ thể chạm tới cạnh giường làm thần kinh ta cảnh giác,ta sẽ phản ứng lại thôi mà. - (Chau nguyen hoai)
Bởi vì giấc ngủ của bạn chưa sâu. Còn mình thì rơi luôn mới tỉnh - (mys5660)
Cai nay, neu hieu duoc giao ly cua Phat phap, dac biet la Duy thuc hoc va Kinh Lang Nghiem thi se hieu ngay thoi ma. - (Quangthu)
Tại vì bạn chưa thực sự ngủ! - (goldmonkey219)
ngủ là một quá trình điều hòa các hoạt động không chỉ của các cơ quan mà còn là của hệ thần kinh. trong giấc ngủ, các hệ cơ quan cũng như các cơ quan hoạt động đạt hiệu quả hơn (như hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch, gan, thận...) và cũng có các cơ quan và hệ cơ quan đi vào trạng thái nghỉ ngơi (như hệ cơ, tim, thần kinh...) các cơ quan vẫn hoạt động, hệ thần kinh vẫn hoạt động (ít) biết là bạn sắp "rớt" đất, bạn cũng biết là "rớt"đất là đau nên cố thức dậy đó! mình không biết nhiều, biết sao nói vậy ak! - (Nguyễn Văn Khởi)
Xin chào bạn.
Có lẽ trong óc chúng ta vẫn hoạt động dưới dạng tiềm thức cảm nhận nên mới phản ứng kịp. Nếu ta quyết định và vẫn nhủ lòng trước khi ngủ thì sẽ hiệu lực hơn. Bản thân của mình khi tập ngủ nằm nghiêng một bên phải, mình nằm sát ngay mép giường và chỉ cần nhúc nhích là rớt ngay xuống giường. Trong óc của mình luôn biết sẽ rớt, và rớt thật rất nhiều lần, có điều lần nào cũng thức kịp nên không ngã, mà chỉ kịp đứng hoặc lăn vào trong ngay. Sau thời gian ngắn, mình chỉ nằm yên từ đầu đến cuối một tư thế. Như vậy bộ não rõ ràng hoạt động ngay cả khi mình đang ngủ rồi. - (tinh yeu)
sự cân bằng trọng trường - (khả năng cân bằng trong không gian của não bộ)
Vì bạn chưa thực sự ngủ say. Hệ thần kinh vẫn còn nhận được tín hiệu từ bộ phận truyền thông tin về vị trí cơ thể của bạn (ở trong tai). Khi thực sự ngủ sâu, bạn chắc chắn sẽ ngã luôn xuống giường. Một số trẻ đã bị chấn thương nặng ở đầu khi ngủ giường tầng mà quên dựng vách an toàn. - (Phong)
vì khi bạn ngủ nhưng tâm vô thức của bạn không bao giờ ngủ. Nó thức tỉnh 24 trên 24 và luôn phản ứng với tất cả mọi cảm giác. Thí dụ khi bạn đang ngủ mà bị muỗi cắn bạn vung tay đập nó một cái bốp. Đó là do bạn ngủ nhưng phần vô thức ( insconcience ) vẫn tỉnh thức. Nó biết là bạn sắp rơi xuống giường nên bạn thức dậy ngay.
Tôi tu thiền 12 năm nay nên kinh nghiệm được điều này. - (yogavido)
Đó là cơ chế phòng vệ của cơ thể được lưu giữ từ quá trình tiến hoá. Loài vượn nguyên thuỷ sống ở trên cây, nếu không biết tỉnh giấc lúc cơ thể mất thăng bằng thì ngã hết xuống đất mất - (Hoàng Hiệp)
Tại vì bạn chưa ngủ, hoặc vì sợ vợ quá nên ngủ giả vờ!!! - (tungduong)
Do bạn đã ngủ quen cái giường đó.. lâu ngày não của bạn sẽ "đo" kích thước cái giường đó . Vi vậy khi bạn sắp ngã, não sẽ nhận biết và 'đánh thức' bạn dậy.. nếu bạn ngủ 1 chiếc giường mới, bạn sẽ lăn xuống đất trước khi bạn tỉnh dậy - (hoạt)
ngủ là não đang trạng thái nghỉ chứ đâu phải trạng thái không hoạt động - (naphapro_wa)
Vì cơ quan giữ thăng bằng cho cơ thể gồm 2 phần là tiền đình nằm ở trong tai trong và tiểu não riêng tiền đình luôn luôn họat động nên khi chỉ cần có sự thay đổi không gian sẽ dẫn đến tín hiệu lên não - (duc)
chỉ thánh mới giải thích nổi... - (danhify)
Vì thực ra lúc sắp ngã thì thì có 1 số hoạt động nó giống như trong cuộc sống bình thường khi bạn rơi xuống đất, hoặc sắp rơi xuống đất. Con ng rất sợ bị rơi, nó ăn sâu vào tiềm thức, vì vậy bạn có những hành động giống vậy thì thần kinh bạn nó bị kích thích mạnh, tạo ra phản xạ phòng thủ, nên lập tức sẽ thức dậy ngay - (haikdcn)
Đấy là do tiềm thức của mỗi con người bạn ạ. Khi gần đến mạn giường tay hoặc vai sẽ chạm cạnh giường và gửi tín hiệu lên não. Tuy não đang ngủ nhưng vẫn nhận tín hiệu và tiềm thức sẽ nhận thấy nguy hiểm và chúng ta thức dậy.
Có lần tôi đi xe buýt ngủ quên nhưng trong giấc mơ tôi nghe đến điểm dừng tiếp theo..... Là nơi tôi muốn đến và tỉnh dậy đi xuống :)cái này đọc tài liệu về thôi miên sẽ hiểu rõ hơn. - (hatiboy)
Tôi chưa tìm thấy tài liệu nào nói về vấn đề này, nhưng theo tôi thì đây chỉ là một dạng phản xạ có điều kiện. - (nhatnamit)
Thực ra, bạn đang ở trạng thái nửa ngủ, nửa thức nên mới biết đã lăn ra tới mép giường. Còn nếu bạn ngủ say hoàn toàn, trong trường hợp đó bạn vẫn có thể ngã như nhiều người khác từng bị. - (Tất Thông)
Đó là phản xạ đã đuợc luyện tập khắc nghiệt từ nhỏ. Bạn hoàn toàn ko muốn đầu mình sưng 1 cục sau khi thức dậy đâu. Tuy vậy, sự tập luyện này đã trải qua luyện tập rất nhiều.
Minh chứng rõ ràng là: các em bé khi ngủ vẫn ngã từ giường xuống.
Ngoài ra, người lớn cũng có nhiều người vẫn ngã từ giường xuống - (nguyensantino)
Cái này là do giác quan thứ 6. Giác quan này nằm ngoài sự điều khiển chủ động của mỗi người.Khoa học đã xác nhận điều này, nhưng giác quan thứ 6 mạnh hay yếu tuỳ cơ thể và hệ thần kinh mỗi người - (phuongtran)
Vì bạn chưa ngủ say - (Khoa)
Là sự chọn lọc và tiến hoá. - (vanthuong_dn2007)
Vi cho minh nam ngu da quen thuoc voi minh,cho nen khi minh lan mot ti la ban nang cua minh tu bao ve minh ngay - (tranhuyentran)
Ban Kng có câu trả lời xuất sắc. - (minhminhcon)
Mình mà ngủ có người bê đi cũng không biết? Tại sao thế nhỉ - (datbka)
Hic, còn tui có lần ngủ rớt từ trên phản xuống, mà các bạn biết rồi đó, phản cao hơn giường lại không có cái gờ để ngăn, nên té 1 phát đau u cả đầu - (ngtienbao)
1 giấc ngủ thường kéo dài 1,5 tiếng mơ là giai đoạn cuối và kéo dài khoảng 10-15 phút vào những phút cuối của giấc mơ người ta thường cảm nhận được rõ nhất giâc mơ thậm chí còn hành động giống trong giấc mơ như la hét, đấm đá, lăn lộn khiến cở thể của bạn bị dịch chuyển và rơi xuống đất. Chính trong thời khắc ấy là sự chuyển giao giữa mơ và tỉnh nên não của bạn sẽ ghi nhận được chi tiết về giấc mơ và sự ngã khỏi giường của bạn kết thúc 1 giấc ngủ - (mèo già)
Đơn giản đó chính là bản năng sinh tồn. Nếu ko ai có cảm giác như bạn thì chác chắn sẽ ko thức dậy đươc nữa rồi :D - (DatNguyen)
Xem Phim Inception đi bạn :), trong phim nó gọi đó là cú hích khi đang ngủ mà cơ thể mất thăng bằng, cũng là một kiểu giải thích vừa khoa học vừa điện ảnh. - (Lương Anh)
Khi ban ngu tat ca cac co quan chuc nang deu duoc nghi ngoi va hau nhu it hay ko hoat dong . Nen khi ban dang con lan ra canh giuong duoc chung to ban chua hoan toan la ngu nen ban phan xa duoc . Con neu ban da ngu thuc su va ngu say co the nguoi dua ban tu cho nay qua cho khac chua chac ban da biet - (Thanh)
Phản xa vô điều kiện - (vudailong)
Hôm nào lên đỉnh Pò-lèng hay Langbiang ngủ mép đá kiểm chứng cái giác quan thứ 8 này xem sao ta?!?!?! - (baoVN)
Con người, trước tiên là một loài con vật (cho nên người ta đặt chữ "con" trước chữ "người"). Đã là con vật thì không có con vật nào ngã lăn khi ngủ cả. Bản năng sinh tồn của mọi loài vật. - (quang)
Tai trong của con người có một hệ thống ốc tai (thường gọi là hệ thống tiền đình), giúp cơ thể cảm nhận về sự thăng bằng. Khi bạn ngủ, hệ thống tiền đình vẫn hoạt động và truyền tín hiệu lên não, giúp cơ thể phản ứng lại khi sắp rơi khỏi giường, hoặc sắp ngã (trường hợp ngủ gật).
Hi vọng thông tin này giúp trả lời được thắc mắc của bạn. - (LA)
Khi sắp ngã tôi nghĩ là mọi người đã tỉnh rồi, nhưng nó như kiểu tỉnh một nửa, để dịch vào trong giường, sau đó lại chìm vào ngủ sâu rất nhanh, còn bản chất tôi nghĩ là mất sự thăng bằng, hoặc thần kinh khi đấy khá nhạy cảm phản ứng lại các va chạm gần. Khiến con người biết đang ở vị trí nào. - (E.ra.day)
Bên trong tai có bộ phận "cảm biến" độ nghiêng, nó giúp cho con người đi lại thăng bằng trên hai chân. Khi bạn đi xe đò hay gặp rung lắc nhiều, nó sẽ gửi tín hiệu rung lắc liên tục về não để xử lý, nếu người thể lực yếu sẽ buồn nôn hay gọi là say tàu xe. Để hạn chế người ta uống thuốc chống say tàu xe, thực chất là thuốc làm chậm tín (gây tê thần kinh) hiệu từ "cảm biến" về não. Nó hoạt động phản xạ tự nhiện nên khi gần rơi nó kích thích thần kinh tác động lên cơ nên sẽ phản xạ tức thời. Còn người say xỉn do tác động của rượu bia nên các phản xạ xảy ra chậm hơn hoặc không có (tê - liệt) nên khi say rượu bia mà điều khiển xe sẽ dễ gây tai nạn hơn! Vì vậy không nên đọc sách trong môi trường rung lắc, mắt sẽ điều tiết liên tục cũng dễ hoa mắt - chóng mặt. Cũng không nên say xỉn khi điều khiển xe hay các loại máy móc! - (Đình Tuấn)
Phản xạ có điều kiện. Trí não của bạn đã ghi nhận và quen với kích thước chiếc giường quen thuộc. Giống như bạn nhắm mắt đi trong ngôi nhà quen thuộc của mình vậy. Nếu bạn ngủ giường lạ nhỏ hơn thì chắc chắn bạn sẽ rớt. - (Kendachan)
vi tuy vao kha nang va tinh trang luc do - (SongDep)
Day la theo ban nang tu thoi nguyen thuy cua con nguoi.cung nhu khi sap co bui hoac vat la bay vao mat thi theo fan xa tu nhien ta chop mat.nhu de tranh vat the la vao mat - (Le)
Đây là phản xạ không điều kiện rồi, giống như bị ngã ngửa thì bản năng là giang rộng hai tay ra thôi. - (Trần Cương)
Chắc đây là bản năng hay khả năng tiềm ẩn của con người. Nhiều lần tôi đang ngủ thì giật mình dậy thấy con nhỏ gần rơi xuống đất và có lần bé đã rơi nhưng còn mắc vào mùng nên chưa rơi hẳn mặc dù bé ko khóc - (Bao nguyen)
Tùy người, tùy não bộ hoạt động như thế nào. trẻ con ngủ vẫn bị rơi xuống đất như thường. - (khai nguyen)
Thôi ngủ tiếp đi hỏi gì nữa - (congtuan)