Tại sao não lại nhớ được? - Câu hỏi hay
Tế bào sinh vật đều có quy luật sinh ra và chết đi, như cái mà chúng ta cảm nhận được khi tắm và kỳ cọ ra ghét là tế bào chết. Vậy vì sao có nhiều thông tin mà con người có thế nhớ suốt đời. Phải chăng tế bào não không chết? Bản ...
Tế bào sinh vật đều có quy luật sinh ra và chết đi, như cái mà chúng ta cảm nhận được khi tắm và kỳ cọ ra ghét là tế bào chết. Vậy vì sao có nhiều thông tin mà con người có thế nhớ suốt đời. Phải chăng tế bào não không chết?
Tế bào con người khi sinh ra thì ai cũng như ai là một số cố định bạn và chết dần theo thời gian và không có thay thế mới như da. Bạn sẽ thấy người trẻ nhớ nhiều hơn già. Những kí ức mà bạn nhớ được suốt đời là do bạn chư bị lão hóa đến khu vực đó thôi. - (Hoang Pham Hung Cuong)
Năm 1998 các nhà khoa học đã tìm ra/chứng minh được rằng ở người trưởng thành vẫn có các tế bào thần kinh mới. Như vậy tế bào não cũng sinh ra-phát triển-lão hoá-chết đi. Quá trình "nhớ" được ghi dấu ấn ở vỏ não mà nơi đây hiện tại họ chưa thấy sự có mặt của tế bào mới. Theo tôi biết thì các tế bào não trao đổi thông tin qua các nơ-ron thần kinh, tế bào già trước khi chết sẽ "di truyền" lại thông tin cho các tế bào mới/khác, và mỗi khi ta "nhớ" lại điều gì cũng như PC đọc dữ liệu từ "ổ cứng vỏ não", lại có các "thanh RAM tế bào não" đã được copy thông tin nữa. Sau thời gian sử dụng thì các bộ nhớ này bị lão hoá nên kí ức cứ mờ nhạt dần. - (vat.ly.ung.dung.98)
Não là một bộ phận đặc biệt của sinh vật bậc cao. Sinh vật bậc cao có cấu trúc não đạc biệt nhất là con người.
Tất cả các tế bào trên cơ thể sinh vật đều có chu kỳ sống nhất định và não cũng thế. Trước tiên phải xác định rằng hiện nay chưa một ai dám khẳng định não người bị lão hoá theo thời gian mà chỉ teo đi chút ít mà thôi. Ở đây có luận điểm nói rằng não không chết đó là nếu tế bào não chết thì nó thải đi đâu? Rõ ràng là nó không thải đi đâu hết, nó vẫn ở trong đó.
Não người hoạt động liên tục nhờ điện sinh học. Trong cơ thể sinh vật thì não là cơ quan tiêu tốn nhiều năng lượng nhất lên đến 70% lượng điện sinh học để duy trì sự sống. Cách thức ghi nhớ những sự kiện của não hoàn toàn khác cách ghi nhớ của một cái ổ cứng hay một cái USB bởi vì các nơ ron thần kinh liên kết thành một mạng lưới. Ví dụ cho việc nhớ hình ảnh của một trái bưởi thì chúng ta thường sẽ nhớ nó theo các dạng thị giác, khứu giác, vị giác. Mỗi lần chúng ta nhìn trái bưởi mắt chúng ta truyền tín hiệu lên cho não và ghi lại hình ảnh của trái bưởi đó, Nếu chúng ta ăn nó, lưỡi chúng ta sẽ truyền tín hiệu lên não vị của trái bưởi đó. Có thể hình dung tín hiệu hình ảnh của trái bưởi được ghi theo cách thức hình ảnh trực tiếp có nghĩa là nếu bạn đã nhìn thấy trái bười lần đầu tiên rồi thì sau khi nhắm mắt lại bạn cố tưởng tượng ra trái bười đó thì trong vùng không gian não sẽ có hình ảnh của trái bưởi.
Hãy tưởng tượng não bộ là một tờ giấy và chúng ta vẽ nguệch ngoạc lên đó với mỗi lần vẽ là với mỗi cây bút khác nhau, Ví dụ như trái bười ở trên thì mắt chúng ta là cây bút còn não là tờ giấy, Sau ghi thông tin lên thì nó nằm cố định trong đó luôn. Não ghi nhận thông tin một cách trực tiếp như vậy đó, nó không giống với các thiết bị số như USB là chuyển sang dãy nhị phân rồi nhờ máy tính mã hoá thành hình ảnh, không não không giống như thế, nó ghi nhận thông tin trực tiếp.
Có những thông tin từ bé ta nhớ mà tới lớn vẫn còn nhớ nhưng việc hôm qua mới làm nhưng hôm nay lại quên thì được giải thích như sau. Não ghi nhận thông tin và được nuôi dưỡng như mọi cơ quan khác. Nếu có sự kiện nào đó đặc biệt làm chúng ta luôn nghĩ về nó thì vùng nhớ trên não sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn những vùng còn lại. Về nguyên tắc thì não không có chuyện tự mất thông tin. Chúng ta thường hay quên một sự kiện nào đó là vị chúng ta ít nhớ về nó. Ví dụ như khi chúng ta chứng kiến một vụ tai nạn giao thông thì cả hình ảnh la liệt của người và xe, âm thanh la hét kêu cứu của người người xung quanh, mùi máu nồng nặc bốc lên đã vô hình chung làm cho việc truyền thông tin vào não một cách rất dễ dàng mà chúng ta vẫn hay dùng từ "ấn tượng mạnh" để ám chỉ điều đó. Một khi đã ghi nhận dễ dàng mà không gặp trở ngại gì thì vùng nhớ của thông tin đó sẽ được nuôi dưỡng rất tốt.
Vùng nhớ của não có cấu tạo khá đặc biệt, bạn có thể tự tìm hiểu trong các sách y khoa. Và để trả lời cho câu hỏi cuối cùng là tế bào não có chết hay không thì tôi xin khẳng định rằng chưa ai chứng minh được tế bào não lão hoá theo thời gian mà chỉ teo đi chút ít (hầu như không đáng kể). Các loại thuốc hiện nay để chống sự hình thành gốc tự do trong não lại là một vấn đề khác liên quan tới vùng khác của não, ở đây tôi chỉ nói tới vùng nhớ của não theo sát câu hỏi của bạn.
Thân ái - (Lê Thành Việt Anh)
Không phải là tế bào não không chết đâu bạn. Khi các tế bào neuron chết đi, các liên kết thần kinh bị phá vỡ, nhưng thật ra các neuron không cùng chết hết. Do đó 1 phần ký ức của mình vẫn được giữ lại, và khi mình "nhớ" đến ký ức nào đó, não sẽ tái hiện lại ký ức đó bằng cách thiết lập lại các liên kết neuron. Thật ra ký ức chúng ta luôn bị méo mó dần theo thời gian, vì các lần thiết lập lại liên kết neuron của não không hề giống nhau. - (Nguyen Vuong)
tế bào não ko chết đâu. nếu chết thì ko phục hồi lại được, chỉ chết khi bị tai biến mạch máu não hoặc gặp chấn động về não thôi, nên những người bị tai biến phục hồi rất khó dựa vào ý chí của họ vì cách họ nhớ xử lý thông tin chỉ phụ thuộc vào số tế bào não còn lại - (yến nguyễn)
Hiện tại có nhiều giả thuyết vì sao não nhớ được. Với những kiến thức hiện nay thì các nhà khoa học cho rằng não ghi nhớ được trí nhớ lâu dài là vì cấu trúc liên kết giữa các neuron.
Bạn có thể hiểu như sau: Nếu bạn có 100 cái neuron, bạn có thế có nhiều cấu trúc để liên kết chúng. Lấy một số neuron làm đầu vào, một số đầu ra, bạn có thể xếp chúng thành thẳng đứng, đó là 1 cấu trúc, xếp cấu trúc hình thang lại nhớ một thứ khác, xúc cấu trúc hình tròn lại nhớ một thức khác. Nói nôm na, tuỳ vào cách các neuron liên kết với nhau mà với cùng một tín hiệu đầu vào mạng lưới neuron có thể đưa ra các đầu ra khác nhau do cách liên kết trong mạng neuron khác nhau.
Tại sao các neuron lại liên kết khác nhau thì người ta cũng chưa biết chắc. Nhưng mà giả thuyết dễ nghe lọt tai nhất là khi trải qua một sự kiện nào đó tín hiệu điện đi qua mạnh mẽ một phần mạng neuron của não. Sự kiện càng ấn tượng thì tín hiệu càng mạnh. Khi sự kiện đã qua đi, tĩnh điện vẫn còn quanh các neuron của phần mạng cục bộ đó. Tĩnh điện này hút các protein đang trôi tự do trong não về phía các neuron của mạng cục bộ đó. Cái mạng cục bộ được gọi là 1 cái neuron pathway. Các neuron trong cái mạng cục bộ này dùng cái protein này để tạo liên kết mới với các neuron khác, dẫn đến cấu trúc mới được tạo ra, và con người nhớ thêm sự kiện đó.
Khi mà sự kiện diễn ra không chỉ gây ấn tượng mạnh và còn gây hoảng loạn lo sợ stress thì não còn tiết ra các chất khác để phá huỷ các liên kết cũ, xoá trí nhớ để lấy chỗ cho trí nhớ mới quan trọng hơn (vd như là hiện trường, nguyên nhân của mối nguy hiểm stress để sau này ta còn nhớ để tránh). Nếu bị hành hạ bởi môi trường, stress liên tục thì các chất để xoá trí nhớ cũ sẽ có rất nhiều, không chỉ xoá đi các liên kết mà còn bắt đầu phá huỷ neuron, gấy ra bệnh mất trí nhớ. - (Trung Hà)
Cái đĩa cd cũng có lúc phải hỏng. Nhưng nếu ta muốn lưu giữ các dữ liệu trong đó thì trước khi hủy cd cũ ta copy sang một đĩa mới. Cứ làm như thế thì dữ liệu không bao giờ mất, chỉ có điều chất lượng dữ liệu sẽ giảm dần theo số lần copy. - (Mr Phung)
tế bào não có lẽ ko chết đi vì nếu thế bạn sẽ phải kì cọ nó mỗi ngày. - (phil)
Noron thần kinh sinh ra khi chào đời rồi chết dần đi chứ ko tái sinh - (Lưu Trường)
Theo mình có thể hiểu đơn giản là cha truyền con nối thôi: tế bào cha khi sắp chết sẽ truyền các thông tin ấy lại cho tế bào con sắp được sinh ra. Vì vậy có những kí ức quan trọng có thể theo chúng ta đến suốt cuộc đời - (Dat Tan)
Tế bào não đã chết là chết hẳn, k sinh ra như các dạng tế bào khác. - (ke_hao_sac00)
số lượng tế nào thần kinh trong não là không thay đổi (không có sự sinh mới) bạn à. - (do tran)
Não nhớ được là nhờ những neuron thần kinh (100 ngàn tỷ), dựa vào số lượng, vị trí, cấu trúc liên kết (engram hay memory trace) giữa chúng mà các sự kiện được phân biệt và lưu dữ lại. Những cấu trúc liên kết này không phải là những mạng cố định do thực chất các liên kết (giao tiếp) giữa các neuron là các xung điện-sinh học do đó chúng thường xuyên được tái cấu trúc lại(reconstructed). Theo lý thuyết thì khả năng nhớ của con người gần như vô hạn và không bị mất đi.
Các sự kiện được gợi lại khi các neurons được liên kết(giao tiếp) tạo thành các mạng neuron (engrams) do các yếu tố tác động như hình ảnh, âm thanh, tiếp xúc... Nhiều lúc chúng ta không thể nhớ rõ hay quên là do các liên kế/giao tiếp giữa các neurons không giống như lúc ban đâu.
Càng lớn tuổi thì các liên kết neuron trở nên khó kết nối/giao tiếp gây nên không thể gợi nhớ lại được
- (Nguyen)
có nhưng khi tế bào chết sẽ có một tế bào khác được sinh ra
khi già quá trình này sẽ bị lão hóa theo thời gian - (trần tiến)
Chào bạn " Nguyen Xuan Thuan" ! cảm ơn bạn vì câu hỏi thú vị này. Theo như mình biết thì sau khi tế bào não chết đi sẽ có những tế bào microglias hoạt động giống như những máy hút bụi sẽ làm sạch những tế bào chết này.( Những tế bào microglias ngoài ra còn có chức năng phòng, sửa chữa, và phục hồi tế bào não). - (tan ho)
trong não có hàng tỉ tế bào thần kinh nhưng chỉ có khoảng 5% trong đó tham gia vào việc sử lý và lưu trữ thông tin, tế bào thần kinh không được sinh thêm mà chỉ có chết dần đi, mức độ chết của tế bào não nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ stress và quá trình sử dụng các chất kích thích gây hại như ruợu bia, thuốc lá. việc sử lý và lưu trữ thông tin của não không phụ thuộc vào số lượng tế bào thần kinh mà phụ thuộc vào các liên kết thần kinh giữa các tế bào chính vì thế chúng ta thường giỏi theo hướng mà chúng ta đang quan tâm. khi một tế bào chết đi thì các liên kết thần kinh gắn với tế bào đó cũng bị mất đi và não bộ tự biết cách hình thành những liên kết mới để thay thế những liên kết đã bị mất đi chính vì thế mặc dù có tế bào thần kinh chết đi nhưng chúng ta vẫn nhớ như in những thứ ở trong đầu ( đặc biệt là những thư mà ta đang quan tâm). còn khi về già thì mức độ tế bào thần kinh bị chết nhanh hơn khi còn trẻ và số lượng liên kết thần kinh cũng bị phá vỡ nhiều hơn trong khi sự hình thành những liên kết mới lại ít đi nên người già hay quên hoặc nhớ không rõ vè quá khứ. - (Trương Tất Sơn)
có lẽ là vậy, kích thước não bộ thay đổi khá ít từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Mình biết rằng não bộ không có khả năng phân chia tế bào để làm lành vết thương như các cơ quan khác, nên có lẽ tế bào vốn không chết nên tự nhân đôi được. - (Huy)
Tế bào não không chết đi bạn à! Còn vì sao nó không chết thì...chả biết :D - (nguyen)
Các nhà khoa học cũng chưa đưa ra được câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi này. Có 1 cách lí giải đấy là: cách thức lưu trữ thông tin của bộ não cũng giống như ảnh toàn kí, chỉ cần 1 phần của bức ảnh cũng có thể khôi phục lại toàn bộ thông tin về vật thể. tức là thông tin về 1 điểm trên vật thể không phải chỉ được lưu lại ở 1 điểm trên bức ảnh mà có thể tìm thấy nó ở tất cả mọi điểm trên bức ảnh. Như vậy dù 1 phần tế bào não chết đi thông tin mà con người đã ghi nhớ vẫn không hề mất. - (dainghiavotinh)
Khoa học chưa tìm ra được câu trả lời cho bạn,tất cả chỉ là giả thiết vì sự ghi nhớ này hoàn toàn khác biệt với việc lưu thông tin như máy tính,bộ não người là thứ phức tạp nhất mà con người biết đến,khám phá nó cũng khó như khám phá vũ trụ ! - (ducthinh)
não bộ là một trong những bộ phận bí ẩn nhất mà con người mới chỉ khám phá được 1% - (lê đăng chinh)
Bộ nhớ trong não chắc là cũng có cơ chế giống bộ nhớ máy tính thôi. Có RAM và ROM. ROM lưu các thông tin mặc định trước khi em bé được sinh ra. RAM là chỗ để lưu thông tin con người lớn lên, trưởng thành và kết thúc. Những thông tin ko được sử dụng liên tục sẽ dần bị lu mờ và nhường ô nhớ cho thông tin mới. Cả RAM và ROM đều cần dưỡng chất để duy trì. Khi dưỡng chất cũng ngừng cung cấp cho các ô nhớ, thông tin sẽ bị xóa => Reset lại cuộc đời. - (Tung Pheng)
Não bộ cũng giống như hệ thống điện toán đám mây. Nó lưu ở nhiều khu vực khác nhau, nếu khu vực nào bị lỗi (ví dụ như dập não phải cắt bỏ) thì vị trí khác nó vẫn lưu được ký ức và sao lưu tiếp sang các vị trí khác. - (Trần Văn Bền)
Bạn nên tìm cuốn sinh học lớp 9 và đọc thật kỹ phần học về não người. Bạn sẽ hiểu tại sao. Chúc bạn vui! - (Tuanhung)
tưởng tượng máy bị cũ, copy hết dữ liệu ra USB, cài lại máy rồi copy dữ liệu vào lại - (Nguy Hiểm)
Notron chỉ được sinh ra 1 lần và ko bao giờ bị chết - (Starfall)
Tế bào não và tế bào tim không bị chết trong mỗi cuộc đời. - (Nguyễn Thành Trung)
Có thể não cũng đột kích 1 như máy tính nên không mất dữ liệu.
- (ng thanh phuong)
Tế bào não cũng như tất cả các tế bào khác trong cơ thể đều sinh ra và chết đi. Nhưng quan trọng là cơ chế sinh ra la thay thế vào những vị trí của tế bào chết. Trong quá trình hình thành trí nhớ, một cơ chế của não bộ giúp sắp xếp các tế bào một cách có trật tự để khi cần cơ thể có thể giải mã những xắp xếp để gọi lại ký ức đã lưu trữ.
Con người mất trí tạm thời là khi bộ giải mã không hoạt động. Mất trí hoàn toàn là khi những xắp xếp mất đi hay tổn thương. Loạn trí khi các xắp xếp bị đảo lộn. Mất trí ở người già là do không có tế bào mới thay vào các vị trí bị chết đi.
Hoàn toàn có cơ sở để đọc lại ký ức người chết, nhưng vấn đề khó là bộ giải mã mỗi người khác nhau, do đó tới hiện tại con người chưa thể đọc lại.
Đặc biệt những lưu trữ của não bộ không chỉ la sự vật hiện tượng, mà la phản xạ, cũng như thói quen, và cách điều khiển hoạt động.... Vì vậy có thể tạo ra một vỏ não rất cứng để bảo vệ. Chúng ta cũng nên hình thành thói quen bảo vệ não bộ một cách tốt nhất. - (Chiến Trần)
Tế bào não cũng chết, nhưng trước khi chết đã kịp chuyển đổi hết cấu trúc cho tế bào mới, nên ko vấn đề gì xảy ra. - (Nguyễn Văn Huấn)
thi thoảng chúng ta vẫn ôn lại ký ức mà! đó là cách để truyền cho tế bào mới sinh thế mới nói lâu ko nhắc có thể quên. và chúng ta cũng chỉ nhớ sàng lọc được phần nào thôi. - (rose)
Đúng như bạn nghĩ, mỗi giây trôi qua có hàng triệu tế bào chết đi, và hàng triệu tế bào sinh ra. Nhưng trừ tế bào não, tế bào não của chúng ta lại không tuân theo quy luật này. Tế bào não phát triển từ lúc con người ta sinh ra, tới lúc con người ta chết đi. Chính vì quy luật đó, nên bạn để ý khi một đứa trẻ ra đời, bao giờ cái đầu của đứa trẻ cũng là to nhất, lý do là khi con người ta lớn lên, tế bào não chỉ phát triển hoàn thiện hơn và lớn hơn (về mặt kích thước, tất nhiên là chỉ đến một mức nào đó), chứ không hề có khái niệm "thay thế" như các tế bào khác. Chính vì vậy, mà con người ta mới có thể nhớ được.
- (NNLan)
Một câu hỏi hay quá - (Nguyễn Văn Lục)
Nhớ chưa chắc không phụ thuộc vào tế bào não!?
Vậy tại sao não có chức năng “ghi nhớ”. Theo đơn luận thuyết tiến bộ nhất về con người và chức năng hoạt động của bộ não sẽ được giới thiệu (nếu có cơ hội ) trong một tương lai gần nhất thì chính yếu tố thời gian tạo ra duy nhất trường nhớ cho con người. Vạn vật xung quanh đều có mặt quanh chúng ta, kể cả những biến cố đã xảy đến với chúng ta trong quá khứ nhưng xét về căn nguyên nó vẫn luôn tồn tại đồng hành với con người trong một trường thời gian-không gian. Hay nói cách khác thì độ tiếp nhận thời gian sẽ tỷ lệ thuận với trường nhớ, nếu độ tiếp nhận thời gian vật lý càng mạnh thì con người càng nhớ được nhiều. Xét về mặt sinh vật thể học, các neuron của thần kinh chỉ và luôn hoạt động theo một lập trình 0/1 (tạm gọi là “đóng” và “mở”) từ khi sinh ra đến lúc qua đời. - (trantrongkhai)
Nao nhu mot o cung dung de luu tru va xu ly thong tin. Khi o cung cu co van de va sap bi hong , nao se luu lai mot so thong tin quan trong hoac tat ca vao mot o cung moi. Va cu the di suot cuoc doi cua con nguoi. - (Huynh Tran Nguyen Le)
Các tế bào đều chết , nhưng tùy loại tế bào chết nhanh hoặc chậm mà thôi. Ví dụ , tế bào da ở những vùng cọ xát nhiều thì chết nhanh hơn tế bào da ở các vùng khác. Tế bào não mà chết hết một lúc thì ta đi gặp tử thần mà thôi. - (hà son)
Chúc mừng bạn! Bạn đã gần đúng khi nói là tế bào não không chết. Tất cả các tế bào đều có tuổi thọ riêng của chúng. Tuy nhiên riêng tế bào não sẽ có tuổi thọ tương đương với vật chủ của nó. - (Đông Thức)
tế bào thần kinh có khả năng tái sinh rất cao, nếu không có sự cố nghiêm trọng thì gần như không bao giờ chết - (HH)
Tàu ngầm chạy Diezen , khi lặn xuống thì lấy không khí ở đâu để đốt nhiên liệu? - (Hà Phương)
Hiểu nôm na thì như này:
+ Tế bào thần kinh bản thân là không sinh thêm sau khi trưởng thành.
+ Nó gồm chất xám và chất trắng trong đó chất trắng đóng vai trò truyền dẫn.
+ Đối với những sự kiện đặc biệt hoặc lặp lại nhiều lần nó sẽ hình thành một đường mòn truyền dẫn, đây là nguồn gốc của ký ức.
Hi vọng giúp được chút chút. - (vidp)
khi cac noron than kinh chet di chung di truyen lai cho cac the he tiep theo len se khong bi mat di don gian vay thoi. - (lê đăng chinh)
tui nghỉ nó là do đoạn thông tin di truyền ADN tế bào chết đi sẽ để lại một đoạn thông tin di truyền cho tế bào mới sản sinh - (ngoc)
nhung quan sat, nghe ngong, thi giac va thinh giac,la nhung cq giup bo nao ghi nho nhieu nhat, trong nam giac quan. hieu mot cach don gian la tri nho duoc sao chep du lieu,giong nhu ta cam thay de cai gi do cho nay khong an toan no se chuyen sang cho khac,nhung cung khong hoan toan ton tai vinh vien,do nhieu nguyen nhan,benh tat,lao hoa,tai nan. - (buivietton)
Tế bào não không sinh sản hay phân chia như các tế bào khác. Trong suốt cuộc đời mỗi người, tổng số tế bào não giảm dần do các tể bào não có thể chết, nhưng không thể sinh ra thêm. Nói cách khác, toàn bộ các tế bào não mà mỗi người đang có đều đã được sinh ra từ khi người đó còn là bào thai. Vì vậy, con người có thể nhớ nhiều thông tin suốt đời. - (David Nguyen)
là vì nó luôn được tái tạo lại nhờ những hồi tưởng của bạn. nó giống như việc bạn ôn lại bài cũ ấy. - (hồ văn dũng)
Nói chung đây là 1 chủ đề khá hay. Nhớ lại cũng như ôn lại kiến thức thôi. Chứ chẳng bao giờ động lại thì đâu còn gọi là nhớ nữa. Theo ngôn ngữ của ngành lập trình thì gọi là tạo ra vùng nhớ mới để lưu trữ cái gọi là "nhớ" đó. - (Dinh Hoai)
Theo mình thì đa phần những thứ mình nhớ là được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống (theo các nhà khoa học đó là đường mòn) nên sẽ hình thành một phản xạ có điều kiện, bạn hãy để ý tới các phản xạ có điều kiện nó sẽ giải thích được phần nào thắc mắc của bạn. - (Nguyễn Hoàng Thiện)
Mọi sự trên đời đều có sinh, có diệt, tế bào nào cũng theo quy luật vậy thôi. Theo tôi hiểu thì một con người thông thường nhìn nhận thế giới này theo 6 giác quan: thính, thị, vị, khứu, thân(xúc giác) và ý(ý thức). Ý có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp và phản hồi các hiện tượng do 5 giác quan còn lại ghi nhận, nó do tế bào thần kinh phụ trách và thường chỉ chiếm 5% tế bào khả dĩ con người có thể dùng và nó nằm ở vùng rất mỏng trên lớp vỏ não. Ngoài ra, tôi còn được nghe, con người còn có 2 giác quan nữa là tiềm thức(giống file lưu trữ thông tin) và tàng thức(folder gốc), và nó nằm ở đâu, tui không biết, ta hay nghe "vũ trụ trong hạt cát", vũ trụ trong vỏ hạt dẻ", nên vũ trụ cũng nằm trong con người, nên 2 cái giác quan chắc cũng nằm đâu đó. Tui suy luận thế này, trong vùng vỏ não của con người có những vùng chuyên phụ trách mảng "nhớ", nó có trách nhiệm tạo tương tác giữa ý thức và tiềm thức, nếu ai vùng này phát triển tốt thì nhớ lâu và nhớ giỏi. Có những người mất trí nhớ hoặc bị điên(mất ý thức), nhưng trước lúc lâm chung họ nhớ hết và cực kỳ tỉnh táo, đó có lẽ là nhờ tiềm thức và tàng thức đã trở về chứ không do ý thức. - (khatinhlong)
Về thực tế, trí nhớ con người không nằm trong bộ não đâu, mà trong 1 trường năng lượng liên chiều phi vật thể (non-physical interdimensional field) mà các nhà khoa học thường gọi là "Meissner field" con người. Chính vì thế, khi người ta bị tai nạn giao thông hoặc đột quỵ và sau đó được cấp cứu kịp thời, nhiều khi họ nhớ lại những trải nghiệm của mình trong quãng thời gian mà tim và não của họ không hoạt động trong cơn nguy kịch. Trong những trải nghiệm đó, thường gọi là "trải nghiệm cận tử" (near-death experience), bệnh nhân có trí nhớ tuyệt vời mặc dù họ không dùng đến cái não. Điều này còn có nghĩa là, sau khi một người chết, những ký ức, cảm xúc, ham muốn, v.v... vẫn còn trong Meissner field của họ.
- (Brian Ostrowski)
Tui cũng hỏng nhớ vì sao mà não người có thể nhớ được nữa! - (Công Danh)
Tế bào não không có khả năng phân chia nên chỉ có giảm mà không có tăng, tuy nhiên con người sinh ra với số lượng tế bào não rất lớn. Các thông tin mà não nhớ được suốt đời là do 2 lý do: khả năng đầu tiên là đến lúc chết các tế bào ghi lại thông tin đó vẫn chưa bị ảnh hưởng, khả năng thứ hai là não có cơ chế dự phòng ghi lại thông tin vào nhiều liên kết noron, mất một vẫn còn nhiều. - (Trần Cương)
Theo mình thì tế bào nào cũng chết và được thay thế, kể cả tế bào não.
Ký ức được giữ lại vì khi tế bào này chết đi, các tế bào mới có nhiệm vụ tiếp nhận lại các ký ức đó. Sau mỗi lần tiếp nhận như thế, thời gian càng lâu thì ký ức sẽ trở nên méo mó hơn so với lúc đầu. Đó chính là lí do vì sao khi về già chúng ta có ký ức mơ hồ hơn về những kỷ niệm thời trẻ. - (Anh Tuấn)
Trí nhớ là một dạng của phản xạ. Tức là thông tin ta nhận được là từ điểm A-->B-->C->...-->Z. Bởi vì nó là phản xạ nên quá trình lập đi lập lại ( tức là đọc đi hay học lại nhiều lần ) sẽ khiến cung phản xạ đó khắc sâu vào vỏ não. Khi đã thành trí nhớ dạng lâu dài, cung phản xạ đó tự kích hoạt mà ko cần khởi điểm A. tế bào não có thể chết ( tế bào não giảm theo tuổi và ko tái tao ), nhưng có thể thay tế bào khác để lập thành 1 cung phản xạ mới. - (Thế Hùng)
Tại sao não lại nhớ được?
Để giảp đáp được câu hỏi này ta cần hiểu:
Não
Não là một cơ quan vô cùng phức tạp. Ví dụ, não người có hơn 100 tỉ tế bào thần kinh(neurons), mỗi tế bào thần kinh liên kết với khoảng 100 ngàn tế bào thần kinh khác.
Đa số các bộ não đều thể hiện sự khác biệt giữa chất xám, và chất trắng. Chất xám chủ yếu gồm các thân tế bào thần kinh. Trong khi đó trong chất trắng của não thì đa số là các sợi liên kết các tế bào thần kinh. Những sợi thần kinh được tách ly bằng chất Myelin do tế bào Oligodendroglia tạo ra. Màu trắng đặc trưng trong chất trắng của não do màu trắng của chất Myelin mà ra.
Bộ não của chúng ta được hình thành từ khoảng 100 nghìn tỉ tế bào thần kinh (neurons) , mỗi tế bào thần kinh có tới khoảng vài ngàn sự liên kết với những tế bào thần kinh khác. Những tế bào thần kinh này giao tiếp với nhau bằng những tín hiệu điện hoá (electrochemical signals). Đây là tín hiệu điện được truyền dọc theo sợi trục neuron bởi sự di chuyển của các phân tử ion, và hai neurons giao tiếp với nhau bằng những chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter).
Nơron
Một nơron là những tế bào thần kinh chính thức có chức năng truyền dẫn các xung điện Nơ-ron là đơn vị cơ bản cấu tạo hệ thống thần kinh và là một phần quan trọng nhất của não.Thân và sợi nhánh của các nơron tạo thành chất xám. Sợi trục (nếu đi chung với nhau thành bó gọi là dây thần kinh) cấu tạo chất trắng trong não.[Ước tính có khoảng 100 tỷ (1011) nơron và 100 nghìn tỷ (1014) xináp trong não người]. Các tế bào thần kinh được hỗ trợ bởi microglia và tế bào hình sao (các tế bào thần kinh đệm). Nơ-ron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa cao độ nên mất trung thể và khả năng phân chia, nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương.
Quá trình phát triển của hệ thần kinh bắt đầu từ trong phôi thai và đến năm 25 tuổi thì hoàn chỉnh. Sau lứa tuổi này, mỗi ngày có khoảng 3.000 nơron thần kinh bị hủy đi mà không có sự sinh sản thêm.
Bộ não của chúng ta lưu trữ thông tin như thế nào?
Bộ não của chúng ta lưu trữ thông tin trong những tế bào thần kinh (neurons), và những khớp kết nối (synapses) giữa các tế bào này với nhau. Mỗi khái niệm trong não có thể được tượng trưng bằng một mạng kết nối khác nhau giữa các tế bào thần kinh. Sự hình thành những kiến thức mới (learning) xảy ra khi các khớp kết nối giữa nhiều neurons trở nên mạnh hơn và liên kết giữa một cụm tế bào mới được hình thành.
Cái chết của não
Cái chết của các nơron cũng đã bị hiểu sai trong suốt một thời gian dài. Cách đây 20 năm, người ta cho rằng một số vùng não, như cấu tạo đồi thị chẳng hạn, mất đi đến 50% số lượng nơron khi con người về già mặc dù họ không hề có triệu chứng thoái hóa não. Tuy nhiên các nghiên cứu mới nhất cho thấy sự suy giảm số lượng nơron, nếu có cũng là rất nhỏ trong các trường hợp lão hóa thông thường. Do đó không phải cái chết của các nơron đã làm suy giảm chức năng não, mà chức năng giảm chẳng qua là do những liên kết giữa các nơron với nhau giảm cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Nhiều giả thuyết được đưa ra: có thể là bao myelin quấn quanh phần kéo dài và có tác dụng thúc đẩy nhanh việc chuyên chở luồng thần kinh bị hư hại, số lượng đường liên kết giữa các nơron với nhau giảm, các vùng xảy ra các kết nối bị hư hại hoặc não bộ mất đi tính mềm dẻo.
Các nghiên cứu chỉ ra rất nhiều khác biệt về năng lực giữa đàn ông và phụ nữ. ví dụ, các ông có khả năng di chuyển dễ dàng hơn trong không gian, còn phụ nữ thì lại có năng khiếu hơn về họcngôn ngữ. Đối với các nhà chuyên môn thì khó mà có thể kết luận điều gì về vấn đề này, và theo họ thì những khác biệt này phải xem xét dựa vào cá nhân hơn là dựa vào giới tính
Giảm trí nhớ:
Càng lớn tuổi, cơ thể càng ít tạo ra các chất trung gian cần thiết cho não hoạt động. Giảm trí nhớ đi kèm với lớn tuổi, chủ yếu suy giảm về trí nhớ công việc, bao gồm sự đãng trí, giảm khả năng tập trung và giảm khả năng giữ ý nghĩ lâu dài như: Quên ngay một việc mình định làm, không nhớ vị trí để đồ vật mình vừa đặt xuống, thường xuyên phải tìm kiếm đồ dùng cá nhân như mũ, chìa khoá, quên hoặc khó nhớ tên người mới gặp,… - (Nguyễn Duy)
Não là một trang giấy,mỗi ký ức ghi nhớ là một nét bút vạch trên não, tế bào nào chết đi thay thế bằng tế báo khác, nhưng vết bút vẫn còn in lại, qua năm tháng có mờ đi nhưng vẫn còn nét. Ký ức càng sốc năng thì nét trên não càng sâu, càng nhớ lâu, ký ức thoảng qua chỉ là nét mờ, sẽ sớm phai nhạt và đi vào quên lãng. Tuổi trẻ học nhanh và nhớ lâu vì não chưa có nhiều nét, nên nhớ nhanh, học nhanh. - (Hoàng Thành)
khi sinh ra mỗi người sẽ có một số lượng nơrron thần kinh nhất định, các tế bào này không thể sinh ra thêm. do vậy khả nănng ghi nhớ khi còn nhỏ rất tốt. nhưng theo thời gian số lương nơrron thần kinh này sẽ dần chết đi mà không có tế bào thần kinh thay thế do vậy khả năng ghi nhớ của chúng ta bị giảm dần. đến khi về già do số tế bào thần kinh này chết quá nhiều nên sinh ra bệnh đãng trí. việc mà ta có những chuyện không bao giờ quên được là do khu vực ấy tế bào thần kinh chưa bi chết nhiều nên còn nhớ được, nơi mà tế bào thần kinh chết nhiều thì ta sẽ quyên mất sự việc đó. - (Vũ Dương)
Tạo hóa rất nhiệm màu, với trình độ khoa học bây giờ chưa giải thích được mới chỉ dừng lại ở mức độ quan sát, các ban đã bao giờ đọc các thông tin về người sống với cái đầu trống trơn không có não mà vẫn có trí nhớ bình thường chưa... hãy nhờ bác google tìm xem và suy ngẫm. Ngoài bộ não con người có rất nhiều thể tinh vi để ghi nhớ nữa. - (thanhnamgiao)
Tim la tam hon cua nao, tim tra loi cho nao bo de lam nhung gi mih muon - (lay)
Mỗi lần ta nhớ lại điều gì đó sẽ được ghi nhớ vào những tế bào thần kinh mới, và các tế bào thần kinh thì cũng chết dần đi, như vậy nếu ta hay tưởng nhớ lại điều gì thì điều đó vẫn còn nhớ được. Trường hợp lâu quá ta không nhớ lại cái tế báo chứa thông tin đó mà chết đi thì ta sẽ không còn nhớ lại được nữa do ghi vào tế bào thần kinh mới. - (Ms Tít)
Nao noi chung la co quan dieu khien. Vo nao la bo phan luu tru tam thoi. Va dc chuyen vao nao luc nao dc thu gian. Các te bao nao qua 1 Thoi gian se dc thay cac tb moi. Cac tb cu se sao chep cac du lieu da luu cho tb moi. Theo so do ve tb la 1chet di thi co 2 sinh ra - (yoni thuan)
Tế bào não cũng chết như thường. Nếu sống lâu quá thì sẽ đến lúc bạn cũng chẳng nhớ bạn là ai, đã ăn cơm hay chưa. - (namhynhan)
trên tv mới phát một chương trình nói về điều này. họ đã tìm được 1 chất nằm ở giữa của thứ họ gọi là "các khớp tế bào não". chất này cô đặc lại ở các khớp đó để lưu trữ dữ liệu.khi họ tim chất làm loãng chất đó ra thì tất cả dữ liệu sẽ bị quên mất. nhưng ko biết chương trình khoa học đó có đáng tin không - (pradleypitt)
Tế bào thần kinh ghi nhớ khác với các tế bào khác là nó không bao giờ chết. Mỗi một cá thể sinh vật sống có một số lượng tế bào thần kinh ghi nhớ khác nhau và cố định không thay đổi suốt cuộc đời. Tế bào thần kinh ghi nhớ chỉ sinh ra một lần duy nhất trong khoảng 1 phần nghìn giây khi tinh trùng rời khỏi môi trường sản sinh ra nó. Thời kỳ sau này nó phát triển giống như con rắn là chỉ lột bỏ lớp da ở ngoài và bảo tồn toàn bộ phần còn lại vì thế mà những gì người ta đã nhớ được sẽ không bị mất đi nữa. - (Trần Trường)
Te bao nao dc luu tru nho con tuy thuoc vao chat xam ma moi nguoi co dc.:; vi du nguoi dan don la nhung nguoi ma it tiep thu dc moi vat xung quanh ho co the la te bao nho cua ho ko co. - (ffa)
ủa chứ khôg phải trí nhớ có liên quan đến chất nào đó sao? - (Nhã Ý)
Cảm ơn bài viết của Lê Thành Việt Anh. - (Spincrazy76)
đây la hiện tượng di truyền chẳng qua là bạn cứ nhớ đến điều đó lên nó không quên được thôi, chứ bạn không nhớ đến nó rồi bạn cũng sẽ quên khi đó norron đó sẽ chết đi thì bạn chẳng nhớ nổi nữa. - (lê đăng chinh)
Tế bào nào chẳng "chết" trong quá trình sống của con người. Nhưng tạo hóa đã cho con người (và nhóm động vật cao cấp) một thứ rất đặc biệt đó là khả năng backup dữ liệu của bộ não. Theo thời gian, thông tin trong mỗi con người không còn trọn vẹn là 1 trong 2 nguyên nhân:
i) do dữ liệu đã được sao chép giữa các thế hệ tế bào không được hoàn hảo do sự thay thế không cân xứng về mặt cấu trúc; ii) do trung tâm điều khiển và xử lý (thần kinh trung ương) xuống cấp nên việc khai thác thông tin không đạt hiệu quả cao như mong đợi. - (Nguyen Dat)
theo tôi được biết thì các nhà khoa học chưa và đang cố gắng tìm ra cơ chế "ghi " và "đọc" trên não người. Mọi cái chỉ là giả thuyết. Còn mọi loại tế bào thì theo nguyên tắc là sinh và tử. - (ngocquang)