Máy bay cất cánh có quy luật không? - Câu hỏi hay
Nhà tôi ở gần sân bay Cam Ranh, tôi thấy khi thực hiện các chuyến bay vào TP HCM, máy bay cất cánh theo hướng đông bắc-tây nam, rồi bay thành một vòng tròn sang phía đông, ngược ra bắc, vòng về phía tây, cuối cùng lại quay phía tây nam (bay quanh sân bay) vào TP HCM. ...
Nhà tôi ở gần sân bay Cam Ranh, tôi thấy khi thực hiện các chuyến bay vào TP HCM, máy bay cất cánh theo hướng đông bắc-tây nam, rồi bay thành một vòng tròn sang phía đông, ngược ra bắc, vòng về phía tây, cuối cùng lại quay phía tây nam (bay quanh sân bay) vào TP HCM.
Các chuyến bay ra bắc cũng cất cánh theo hướng đông bắc-tây nam, sau đó bay vòng sang phía đông và ngược ra hướng bắc và bay thẳng. Vì sao khi bay vào TP HCM phải bay thành một vòng tròn quanh sân bay vì làm như vậy sẽ tốn nhiên liệu và thời gian? Cám ơn nhiều.
Nguyên nhân không phải do chiều gió bạn ạ,dù có mùa gió đông bắc hay tây nam thì máy bay vẫn phải bay theo hướng của sân bay định sẵn (ở trên bạn nói là ĐB-TN.Khi máy bay cất cánh được 2000feet,nó sẽ tự động bắt tín hiệu của 1 trạm dẫn đường dưới mặt đất gọi là VOR.VOR sẽ đặt xa sân bay khoảng 20km,máy bay sẽ phải vòng đến đó như trạm dẫn đường đầu tiên đến TPHCM.VOR 1 sẽ chỉ máy bay đến VOR 2,v.v rồi đến Tân Sơn Nhất.Chứ không phi công nào cầm lái khi máy bay trên cao,họ luôn để chế độ auto,định sẵn ALT tức độ cao và tốc độ.Và các bạn nhớ rằng lái máy bay không giống như xe khác,muốn hướng nó sang phải phải mất đến 15 km đường vòng chứ không như máy bay chiến đấu cua gấp được.hụt tốc độ là rơi tự do. - (Phi công VNA)
Thực chất cất cánh theo một hướng nhất định (Mặc dù hướng máy bay cần tới là hướng ngược lại) nguyên nhân là do lực hút của trái đất. Hẳn các bạn còn nhớ qui tắc bàn tay trái trong vật lý chứ?
Lực từ trường hướng vào nam ra bắc. Đưa lòng bàn tay hứng chiều của từ trường mà ngón trỏ hướng lên trên (lực nâng) thì cất cánh theo hướng từ trường đó sẽ làm cho máy bay dễ cât cánh hơn do không bị ảnh hưởng bởi lực từ. Vài thông tin chia sẽ cùng bạn - (Phúc Huỳnh Hồng)
Cất, hạ cánh đều cùng 1 hướng. Nhà thiết kế sân bay sao cho hướng cất và hạ đều là ngược gió để tận dụng lực nâng của gió cho máy bay.
Hành động bay vòng có thể là khi lưu lượng cất, hạ cánh tại khu vực đó lớn, các máy bay phải "xếp hàng" tới lượt mình. - (hoangocanh)
Đặc điểm của máy bay là sử dụng lực gió để nâng cánh máy bay, vì thế khi cất cánh, hạ cánh máy bay phải bay ngược hướng gió để lực gió thổi ngược hỗ trợ cất cánh, hạ cánh.
Thế nên việc cất hạ cánh không phụ thuộc vào hành trình bay mà phụ thuộc vào khí hậu nơi sân bay. - (Anh Tuấn)
Đây chỉ là vấn đề giao thông thôi. Máy bay cất và hạ cánh theo luồng vì thế không thể tùy tiện theo chiều nào cũng được. Thường hạ cánh và cất cánh phải cùng hướng với nhau để tránh tai nạn. Việc theo hướng nào là tùy theo từng sân bay. - (Dong Ngo)
tất cả máy bay cất hạ cánh đều phải theo phương thức, phương thức là sơ đồ hướng dẫn tàu bay đi đến đúng theo qui tắt bay của ICAO, sơ đồ này được thiết lập dựa trên chướng ngại vật tại sân bay, các vùng hôạt đọng quân sự, vùng cấm bay nhằm đảm bảo an toàn cho tàu bay không vi phạm vào những khu vực đó. Nói nôm na, giống như trên đường bộ, muốn đi tới thăm những nhà nằm phía bên trái nhà mình mà đường trước nhà là 1 chiều thì phải đánh 1 vòng mới đến nơi được. - (ATC)
Qui tắc là máy bay cất cánh và hạ cánh theo hướng ngược chiều với hướng gió để tạo lực nâng. Khi đã lấy được 1 độ cao nhất định thì sẽ bay vòng theo hướng đã được nạp sẵn trong dữ liệu bay. Chúc bạn vui. - (lebinhvo)
Theo mình nghĩ bước đầu kiếm tra sơ bộ độ ổn định của máy may , kiểm tra dưới mặt đất là 1 bước , kiếm tra lúc bắt đầu bay là bước tiếp theo , Có vấn đề gì Phi công có thể dễ dàng quay lại sân bay . Nghĩ vậy thôi - (Cu Tien)
Việt Nam có 2 mùa gió chính là Đông Bắc và Tây Nam. Máy bay cất cánh ngược gió như vậy sẽ dễ dàng hơn. - (sirtranminhtuan)
Ở mỗi sân bay, máy bay chỉ cất và hạ cánh theo một chiều. Máy bay phải lấy đủ độ cao theo quy định trong một bán kính quy định tính từ sân bay sao cho nằm trong vùng kiểm soát không lưu. Có thể do địa hình đặc thù vùng cận Cam Ranh bắt buộc phải như vậy để ra đa tại sân bay kiểm soát được đường bay - (tuhoing nguyễn)
cất cánh ngược với hướng tự quay của trái đất, hạ cánh thì cùng chiều, do đó ngoại trừ yếu tố địa hình đa số sân bay đều có đường băng song song (hoặc gần) với đường vĩ tuyến trái đất. - (Hùng)
Tuỳ vào thời tiết và chiều gió bạn ah. - (Quoc Hoang Pham)
Người lái máy bay thường thích cất cánh và hạ cánh ngược chiều gió, điều đó căn cứ vào nguyên tắc nào? Nguyên nhân chủ yếu có hai: một là có thể rút ngắn được khoảng cách chạy trên đờng băng khi cất cánh và hạ cánh, hai là tương đối an toàn.
Vì sao làm như vậy lại có thể rút ngắn đợc khoảng cách chạy trên đường băng khi cất cánh hoặc hạ cánh? Đó là vì máy bay chỉ cất cánh khi nào lực nâng do cánh máy bay sinh ra lớn hơn trọng lợng máy bay thì máy bay mới có thể rời khỏi mặt đất. Mà lực nâng lớn hay nhỏ lại liên quan tới tốc độ dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay: tốc độ này càng lớn, lực nâng sẽ càng lớn. Nếu như không có gió thì tốc độ dòng khí thổi qua bề mặt cánh máy bay sẽ bằng tốc độ chạy trên đờng băng của máy bay, nếu như có gió thổi ngược chiều thì tốc độ dòng khí thổi qua bề mặt cánh máy bay sẽ bằng tốc độ máy bay chạy trên đường băng cộng thêm tốc độ gió. Vì vậy ở tình huống sau lực nâng do máy bay sinh ra sẽ tơng đối lớn, khi tốc độ máy bay như nhau thì khoảng cách chạy trên đường băng của nó có thể ngắn hơn một chút so với không có gió.
Còn khi hạ cánh chúng ta lại muốn giảm nhanh tốc độ đang có của máy bay. Hạ cánh ngược gió sẽ có thể mợn sức cản của gió để giảm tốc độ máy bay khiến máy bay sau khi tiếp đất có khoảng cách chạy trên đường băng ngắn hơn một chút.
Vì sao làm như vậy lại tương đối an toàn ? Đó là vì tốc độ máy bay khi cất cánh hoặc hạ cánh đều tương đối chậm, tính ổn định tương đối kém, nếu lúc đó gặp phải cơn gió mạnh thổi ngang thì có thể bị đổ, gây ra sự cố. Do vậy người lái đều ghét gió thổi ngang và thích cất cánh hạ cánh ngược chiều gió và như thế và rút ngắn khoảng cách chạy trên đường băng vừa an toàn.
Do các nguyên nhân kể trên không thể xác định hớng đờng băng trên sân bay một cách tuỳ tiện. Nó phải căn cứ vào hướng gió của nơi đó để lựa chọn. Nhưng hướng gió của một địa phơng một năm 4 mùa thường thay đổi, vì vậy hướng đường băng của sân bay nói chung phải chọn hướng nào mà trong một năm gió thổi nhiêù nhất theo hớng đó, người ta gọi đó là hướng gió chủ đạo.
Trước đây, tốc độ máy bay tơng đối chậm, tính ổn định cũng chưa đủ tốt, cho nên yêu cầu "theo hướng gió cất cánh và hạ cánh" tương đối cao. Có sân bay trong một năm hướng gió thay đổi nhiều nên phải làm tới mấy đường băng có hướng khác nhau, hoặc làm đường băng thành nhiều đường băng giao nhau theo hình hoa ra để thich ứng với hướng gió của từng mùa. Làm như vậy có nhược điểm là chiếm đất quá nhiều, chi phí xây dựng sân bay lớn. Mấy năm gần đây do tốc độ máy bay tăng lên và tính năng ổn định cũng nâng cao nên ảnh hưởng của hướng gió đối với việc máy bay cất cánh và hạ cánh không lớn như trước nữa vì thế đối với các sân bay hiện đại, rất nhiều người chủ tưrơng chỉ cần làm đương băng hoặc vải đường băng song song theo hướng gió chủ đạo là đủ. - (Đức)
Đi sai hướng là máy bay chiến đấu cất cánh. sau 3 lần cảnh báo mà không trả lời là nhấn nút tên lửa. vì vậy máy bay thương mại phải đi đúng đường như đường bộ. - (ngoctran1235813)
bạn hình dung trên bộ có đường bộ, trên biển cũng có đường biển, trên không cũng có đường hàng không ? mỗi máy bay phải bay theo 1 cung đường cố định, và độ cao nhất định nhằm tránh va chạm giữa các máy bay với nhau trên không trung, còn chuyện cất và hạ cánh cũng vậy ? tùy thuộc vào hướng cất và hạ cánh của đường băng nữa mà bạn? không lẽ đường băng cất cánh đông bắc tây nam mà máy bay cất cánh theo hường tây bắc dc? - (noname)
Tại mỗi sân bay đường băng cất hạ cánh được xây dựng trên hướng gió đặc trưng của vùng đó. Máy bay cất cánh ngược chiều gió để tận dụng lực nâng. Chuyện vòng lại là do phương thức đặc trưng của sân bay phải đi theo hướng đó để đảm bảo máy bay lấy đủ độ cao cần thiết so với chướng ngại vật quanh sân bay và hướng của sân bay đến. ( bạn cất cánh phía bắc mà sân bay đến phía nam thì dĩ nhiên phải vòng lại ) - (Nguyễn)
Vì phụ thuộc vào tốc độ và hướng gió trên đường băng. Hầu như máy bay phải cất cánh ngược gió, trừ khi gió nhẹ, vì khi xuôi theo hướng gió, máy bay "rất khó đoán" - (Hải)
Chào Bạn,
Máy bay cất và hạ cánh hoàn toàn phụ thuộc vào thời điểm gió đang diễn ra mạnh yếu ra sao, và phải đi theo phương nào để không bị làm chảo đảo rung lắc máy bay. Không làm cho hành khách đi trên chuyến bay bị nghiêng ngả. Bay theo ý muốn như đi xe oto thì không thể, bởi mặt đất và không gian khác nhau. - (Trần Phúc)
Máy bay phải cất hạ cách ngược với chiều gió thổi - (Long)
Do chieu gio ban a. May bay cat canh, ha canh deu phai bay nguoc chieu gio de tang luc nang. Khi nao gio doi chieu thi may bay cung doi chieu khi cat canh, ha canh. - (T T Hien)
mỗi người trả lời 1 kiểu chẳng biết nghe ai. - (Hiếu)
nguyên tắc của máy bay lúc cất hoặc hạ cánh là phải ngược chiều gió - (PVL)
Máy bay cất cánh và hạ cánh là phải theo hướng đường băng của sân bay đó. Thường người ta thiết kế đường băng theo chiều ngược hướng gió thổi nhiều nhất trong năm để được lợi khi cất cánh. Theo bạn nói máy bay cất cánh sau đó bay 1 vòng quanh sân bay rồi mới bay đi thì chỉ có phi công mới hiểu rõ tại sao. - (Quang Minh)
Máy bay cất - hạ cánh đều ngược chiều gió để có lợi về lực nâng cũng như giảm quãng đường cất cánh và hãm đà. Nếu ở sân bay đó quy luật gió ít thay đổi thì bạn cảm thấy máy bay cất hạ cánh theo quy luật, nhưng thực tế chủ yếu cất hạ cánh cần theo chiều ngược gió. - (buivanthuong)
Do đường băng có hướng như vậy nên khi hạ cất cánh phải theo chiều của đường băng - (trà)
Hình như phi công cho bay vòng là để máy bay lấy độ cao. Cả cất cánh và hạ cánh đều phải làm cái thao tác như thế! - (Thi K. Dang)
Theo quy chế sân bay và đài dẫn đường - (Pc quan su)
Cat canh thi phu thuoc vao huong gio. Quan sat cua ban doi voi san bay Cam Ranh sau khi may bay cat canh o dau 20 phai vong sang trai de quay lai VOR CRA la vi phai theo SID (standard instrument departure) cua san bay Cam Ranh quy dinh. Nguyen nhan la ben phai cua runway 20 co mom nui, may bay sau khi cat canh phai vong trai de quay lai VOR CRA lay du do cao moi duoc tiep tuc bay den waypoint tiep theo trong flightplan. - (exilizer)
Tôi không hiểu gì về lĩnh vực này nhưng theo tôi có yếu tố bắt buộc khi cất, hạ cánh máy bay là phải phải an toàn - (Nguyen long)
Nếu bạn để ý thì sân bay thường có cái cọc treo một cái túi màu sọc đỏ trắng, một dụng cụ hết sức thô sơ nhưng nhìn vào nó biết gió hướng nào. Tất nhiên là các thiết bị hiện đại như rada thời tiết, tình hình khí tượng đài không lưu.. báo cho máy bay gió hướng nào, nhưng lắm lúc cái dụng cụ túi gió lại hết sức đơn giản và chính xác để cả phi công và đài không lưu biết gió ở sân bay hướng nào.
Sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có một chiều lên xuống không nói gì, nhưng nhiều sân bay có khả năng cất hạ cánh hai chiều thì phí công, đài không lưu vẫn thường chọn cả cất và hạ cánh ngược chiều gió.
Khi cất cánh nguợc gió, gió sẽ góp phần "bốc" máy bay lên nhanh và mạnh hơn. Còn khi hạ cánh, nếu hạ xuôi theo chiều gió, gió sẽ "dìm" máy bay xuống nhanh hơn, rất khó đièu khiển, nhất là khi gió lớn, mà việc hạ cánh khó khăn và nguy hiểm nhiều lần so với cất cánh.
Do vậy khi có gió thì được lựa chọn, họ bao giờ cũng bay theo chiều ngược gió.
Vì vậy nếu được lựa chọn, bao giò họ cũng hạ cánh - (Lê Anh Tuấn)
Do la do dia hinh doi nui xung quang san bay ,may bay phai bay 1 vong nhu the de lay du do cao an toan roi moi di tiep duoc ban ah,moi san bay deu co phuong thuc bay rieng !good day! - (Ngo Quang Viet)
Máy bay cất ,hạ cánh đều phải tuân thủ nguyên tắc ngược hướng gói.ngay từ khi khảo sát vị trí đặt đường hạ cất cánh các nhà khoa học đã phải tính đến yế tố này rồi.Ai có nhà ở gần đường hạ cất cánh nhất là sân bay TSN thì rõ.mùa gió tây nam thì hạ cánh phía biên hòa vào. mùa gió trướng việc hạ cất cánh sẽ được đổi chiều ngợc lại - (trịnh quang cự)
Lung tung qua.moi nguoi 1 y.khong thay chuyen gia nghanh hang khong tra loi - (pch)
Bạn Phi công này tốt nghiệp trường học viện hàng ko à ? - (Trần Quang Anh)
Mình ở Nha Trang cũng vậy, máy bay vòng vào đất liền, hướng ngược lại ra biển lợi dụng gió ngược tăng sức nâng để hạ cánh. Cam Ranh cũng vậy, bay ra biển lợi dụng gió từ biển thổi vào. - (Nha Trang)
nguyên tắc rất cơ bản là: máy bay cất cánh không phải do hướng bay mà theo chiều ngược hướng gió, nhờ lực đẩy của gió mới dễ nâng máy bay lên. - (losAngeles)
Co bac phi cong nao doc bai nay khong, hay cho moi nguoi biet di ? - (Be Teo)
cat hay ha canh cua may bay o mot san bay nhat dinh phai theo cac huong gio chu dao cua vung khi hau noi co san bay do,cac ban nhe.Trong an toan bay thi dai khi tuong tai san bay la mot phan rat quan trong,noi quyet dinh huong cat va ha canh.Khi may bay cat canh hay ha canh phai tuan thu mot hanh lang bay nghiem ngat,neu lech hanh lang thi dai khong luu huong dan duong bay phai nhac nho,canh bao ngay de tranh xung dot voi nhung duong bay khac.Qua trinh bay,may bay phai bay qua cac diem dinh san tren hanh trinh bay,tran bay do cac dai dan mat dat dua ra nen tren ban do bay doi khi ta thay duong bay zich zac chu khong thang nhu moi nguoi van nghi. - (Hai Nhat Nguyen)
Phi đạo là đường một chiều:
Để giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, các phi đạo (phi trường có thể có nhiều phi đạo), sẽ bay cùng chiều, kể cả cất cánh hoặc hạ cánh.
Như vậy, sau khi cất cánh, tùy hướng đến, các phi cơ sẽ đảo một vòng, nửa vòng, hay lấy độ cao và bay về đích đến.
Điều này giống như khi bạn bị lố trên con đường một chiều, bạn phải chạy vòng thêm lần nữa, hoặc khi ra về, bajn cũng phải vòng cho đến khi có ngã rẽ khỏi đường một chiều vậy thôi.
quoc vinh - (Quốc Vinh)
Sân bay nào chả quy định rõ một hướng lên và hướng xuống, và dĩ nhiên đường băng để cất cánh và hạ cánh cũng hoàn toàn riêng biệt nhau. Một khi đã quy định rõ như thế rồi thì có muốn bay lên theo hướng khác cũng bó tay. Có ý kiến cho rằng phải bay theo hướng đó để bắt tín hiệu trạm dẫn đường là hết sức ngớ ngẩn, bởi cái trạm đó xây chỗ nào mà chả được, đơn giản vì đường băng cất cánh quy định hướng đó nên đặt trạm phía đó cho thuận tiện chứ chả có lý do gì máy bay phải bay ra đó để "xin" cái tín hiệu cả. Còn việc lợi dụng sức gió dĩ nhiên được xem xét trong quá trình thiết kế sân bay rồi. Và thực tế, tại những sân bay lớn trên thế giới họ làm không chỉ một mà là vài đường băng cất cánh khác nhau, khi đó đương nhiên các hướng bay cũng sẽ có sự khác nhau nhưng luôn tuân theo nguyên tắc không được phép xung đột nhau. - (EB)
phải ngược gió để lấy lực cản và lực nâng đấy. - (Nam LE)
máy bay cất và hạ cánh theo hướng đông bắc , tây nam , là chánh phản chiếu chực tiếp của ánh nắng mặt trời lên và xuống, - (aly)
đó là cách chọn phong và thuỷ của các phi công. - (Trang Hien)
Máy bay cất cánh nhờ lực nâng khí động lực học lên bề mặt cánh máy bay, lực này tỉ lệ thuận với vận tốc tương đối giữa dòng khí và bề mặt cánh.
1/ Vì chiều dài đường băng là có giới hạn nên máy bay sẽ cất cánh theo hướng ngược gió để lợi dụng vận tốc tương đối của bề mặt cánh và hướng gió để tạo lực nâng nhanh cất cánh (giống kiểu cộng vận tốc giữa 2 vật thể ngược chiều trong vật lý: ở đây là vận tốc máy bay chạy đà + vận tốc hướng gió ngược)
2/ Giống như phi công VNA đã nói, sau khi cất cánh máy bay sẽ hướng đến đài dẫn đường để bay tiếp.
Tuy nhiên, lúc thiết kế đường băng người ta đã nghiên cứu hướng gió, và hướng gió cũng ít khi thay đổi, cho nên 80-90% hướng yêu cầu theo 1/ và 2/ chính là một hướng, do đó máy bay đa phần cất cánh theo một hướng xác định (hướng ngược hướng gió và cũng là hướng đến trạm dẫn đường gần nhất để tiếp tục bay theo lộ trình) - (Minh Nguyen)
Cám ơn các bạn đã giải đáp giúp. - (Huy Khoa)
Do địa hình, địa vật xung quanh sân bay bạn à, địa hình sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn và hướng cất hạ cánh của máy bay. - (Do Tien)
Những ai nói rang cất cánh tùy thuộc vào chiều gió là hoàn toàn chính xác.
Ở Vn, thường thì có gió mùa, gió theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Vì thế, khi xây dung sân bay, hướng của đường bang nằm song song với hướng gió mùa. Cụ thể, sân bay TSN (VVTS) nằm theo trục ĐB-TN. tuyè theo chiều gió, đôi khi các bạn sẽ thấy máy bay cất cánh theo hướng ĐB-TN hoặc TN-ĐB (các bạn có thể chiêm nghiệm thực tế nếu song ở Gò Vấp, thường thì máy bay sẽ đáp bay ngang qua đường Quang Trung, đôi khi lại cất cánh theo hướng này).
VVTS có hệ thong ILS (đáp tự động), cho nên khi cất cánh hoặc hạ cánh, các máy bay đều phải bay cùng hướng. Sau khi đạt độ cao, phi công sẽ bay theo hướng dẫn của ATC (Air Traffic Control) phụ thuộc mật độ lưu thong phía trên bầu trời.
Nói tóm lại, hướng của đường bang cất-hạ cánh khi xây dung sân bay đều được nghiên cứu phụ thuộc theo hướng gió của vùng, mien nơi mà sân bay được xây dung.
Thân Ái! - (Thien Tam Tran)
Tôi cũng đã ngồi máy bay cất và Hạ cánh ở sân bay cam ranh rồi và cũng thấy như vậy. Có lẽ phía Tây và Bắc sân bay có dãy núi cao nên hướng bay cố định và phải bay vònng để nâng độ cao lên dần vượt độ an toàn rồi mới bay về hướng cân đi. Sân bay khác ko như vậy - (Hoàng long giang)
Máy bay bay trên không cũng phải có đường bay như ở đường bộ chứ , có bộ phận không lưu hướng dẫn , và được lập trình cụ thể chứ cứ như ý kiến trên thì có mà loạn , còn nói theo hướng gió là không hiểu gì về máy bay cứ theo hướng gió thì lúc gió đổi hướng không lẽ không cất hạ cánh . còn tại sao máy bay cất cánh và hạ cánh cùng một hướng là do đường băng được thiết kế khi máy bay hạ cánh nếu có trục trặc kỹ thuật là tiếp tục phải cất cánh tiếp trong lúc có sự cố chưa kịp xử lý - (daibangxanh009)
thưa bạn,
sở dĩ máy bay cất cánh xong quay đầu lại là một chuyện rất bình thường. Vì hầu như các sân bay chỉ có một đường băng chung để hạ cánh và cất cánh, theo đường 1 chiều. Vì lí do an toàn, tránh những va chạm mạnh. Và máy bay tất nhiên phải quay đầu lại khi đi sai huớng. - (Cong Truong)
Thường máy bay cất cánh và hạ cánh phải đi ngược gió để tiết kiệm đường chạy. - (ttbien68)
Tại sao trong chuyến bay khứ hồi thời gian bay đi và thời gian bay về lại khác nhau. - (Ngô Thế Dân)
đó là do hướng cất cánh - hạ cánh của mỗi sân bay đều đã có quy định và phải tuân thủ nghiêm. - (Anh Tuấn)
do qui định chung về an toàn hàng không quốc tế bạn ơi, có cả qui định về cao độ và bắt buộc phải ngược gió như có bạn nói; nó phải bay mạch xuôi, mạch ngang rồi mới về đúng hướng bay. vả mới trả về - (dieuquang)
Dãy núi hòn Bà cao 1600m nằm cách sân bay Cam ranh 20km về phía nam.Từ TP HCM ra phải bay qua dãy núi này. Máy bay dân dụng không thể hạ độ cao từ >1600m về 0 trong khoảng cách ngắn vậy nên phải lượn 1 vòng giảm dần độ cao. - (duyvcb)
cất cánh đầu nào do hướng gió vs tốc độ gió. có 2 đầu 02(20 degree) và 20(200 degree). có phương thức bay và quy định cụ thể. giải thích ra rất nhieu quy định.cái này thuộc về kiểm soát không lưu. - (trung)
Những ai nghĩ và nói mấy bay cất cánh là phải hướng theo chiều gió như chúng ta thả diều là hòan tòan đúng. Các bạn không để ý đó thôi, chứ các bạn chỉ cần nhìn những chú chim khi cất cánh nó cũng phải bay theo chiều ngược gió để lấy độ cao đã khi đủ độ cao rồi nó mới bay vòng trở lại nếu như nơi nó muốn đến là chiều gió xuôi, nhưng cũng phải bay hơi chênh theo chiều gió chứ bay theo chính chiều gió thí nó chúi mũi xuống đất ngay. Sắp có bão rồi nè nhà bạn nào ở gần đồng ruộng để ý mấy chú cò bay thế nào biết liền.ok! - (Ngô Tấn Tòan)
Các bạn nhận xét và giải thích cũng không sai nhưng theo tìm hiểu của tôi là như thế này:Các bạn còn nhớ vụ ATR72 của Lao airlines gặp phải windshear(tức là gió cạnh hay gió quẩn)gió này rất nguy hiểm vì nó thổi ngang vào đuôi đứng máy bay sẽ làm lệch hướng bay.gió này luôn có mặt trong khí quyển nhưng không rõ ràng,nó có thể gây ra hiện tượng mà trong nghành gọi là"Clear air turbulence".Do đó khi làm đường băng người ta phải nghiên cứu rất kỹ về loại và hướng của gió này để xác định hướng cất hạ cánh của máy bay.Cho dù là hướng ĐB- TN hay hướng nào đi nữa nhưng sau khi cất cánh hay trước lúc vào chuẩn tầm để hạ cánh thì máy bay phải lượn vòng theo một quỹ đạo được định sẵn trong bản đồ bay để tránh loại gió này,giống như giao thông đường bộ là vòng để tránh FOD(vật ngoại lai).Đây là một chút hiểu biết của tôi về nghành hàng không,còn cậu phi công kia chỉ biết ấn nút AP thôi.
- (ngatngat)
Thấy nhiều cmt của mấy bạn mang tính thời tiếc, ảnh hưởng là nhiều. Thật chất, máy bay khi đến hoặc cất cánh tại một sân bay nào đó, điều có 1 cái gọi là "SID" và"Star", đó là đường để dẫn ra, ko phải mún quẹo chỗ nào cũng dc. ví dụ mún vào nhà bạn, thì có nhiều đường quy định sẵn, chi cần nhập vào "FMC", thì sẽ dẫn đường vào nhà bạn, nên ta mới thấy nó cứ "quẹo" tùm lum hết vậy. bạn nào có mún tìm hiểu thì lên tìm hiểu "SID" và "STAR" là như thế nào, và VVTS chart (tân sơn nhất) trong đó có hết. Trí, 300 giờ bay trên phần mềm giả lập bay P3D. - (tranminhtri)