Tại sao không có thủy triều ở ao? - Câu hỏi hay
Chúng ta thường biết đến thủy triều ở biển hay đại dương, vậy thủy triều có diễn ra ở ao không? Nếu không có thì vì sao lại như vậy? 'Thủy triều đỏ' ở Hải Phòng ...
Chúng ta thường biết đến thủy triều ở biển hay đại dương, vậy thủy triều có diễn ra ở ao không? Nếu không có thì vì sao lại như vậy?
ko phải là ao quá nhỏ mà fai có nước di chuyển từ nơi này sang nơi khác mới tạo ra sự chênh lệch. Chiếu tối bên này của trái đất (có thủy triểu) thì phần bên kia là mặt nước biển lại hạ xuống. Còn Ao chỉ là vùng nước hoàn toàn riêng biệt, ko có sự chuyển dịch từ nơi khác bổ sung vào nên ko thể có thủy triều được. Thanks - (Woody)
Thủy triều là do lực hấp dẫn giữa mặt trăng, mặt trời và đại dương hoặc sông hồ trên trái đất.
Lực hấp dẫn được tính bằng: Fhd=Gx(m1 x12)/r2
G: gia tốc trọng trường
m1: khối lượng của vật 1 (mặt trăng hoặc mặt trời)
m2: Khối lượng của đại dương hoặc sông hồ.
Đại dương có khối lượng lớn nên Fhd lớn, do đó ta có thể nhận thấy được thủy triều
Sông có khối lượng nhỏ hơn nên cũng khó nhận biết ở sông
Ao thì khối lượng quá nhỏ, do đó gần như ta không thể nhận biết được lượng nước lên xuống.
Do vậy: Theo mình nghĩ thì ao cũng có thủy triều nhưng do quá nhỏ ta không thể nhận biết được. - (Nguyen Trung Tran)
Như mọi người đều biết, Thuỷ triều xảy ra là do lực hút của mặt trăng tác động lên vỏ trái đất, và nước là thứ bị tác động rõ nhất. Ở biển do khối lượng lớn cùng với diện tích bờ biển trải rộng nên dễ dàng nhận thấy sự thay đổi về mực nước khi có thuỷ triều, còn ở ao hồ nhỏ, do lượng nước ít (cực kỳ quá ít so với biển) và diện tích nhỏ (dù là ao hồ lớn nhưng nếu nhìn từ mặt trăng thì nó cũng chỉ là một điểm nhỏ trên trái đất) nên sự thay đổi mực nước không đáng kể (khó để nhận ra bằng mắt thường) nhưng có một điều chắc chắn là nước ở ao hồ cũng chịu tác động từ lực hút của mặt trăng! Tuy nhiên, ở các hồ nước lớn trên trái đất thì vẫn có hiện tượng thuỷ triểu như ở biển. - (EB)
Sao lại ko có. Buổi sáng với chiều mực nước ao vẫn chênh lệch khoảng 5cm đấy. Hồi bé đi câu cá suốt nên để ý. Ở sông, hồ cũng vậy. - (Đoàn Trung Tuấn)
Thuỷ triều là do lực hấp dẫn của mặt trăng tác động lên trái đất, do biển, đại dương rộng lớn nên ảnh hưởng này rõ nét tạo ra thuỷ triều như mọi người biết còn hồ ao thì quá nhỏ để cảm nhận được - (Tuấn)
Thuỷ triều do lực hấp dẫn của mặt trăng lên trái đất, do biển và đại dương quá rộng lớn nên lực hấp dẫn tác động lên từng vùng là khác nhau gây nên sự lên xuống của mặt biển còn ao hồ thì quá nhỏ. lực tác động có thể gọi là như nhau trên toàn bề mặt nên không gây hiện tượng thuỷ triểu - (Minh)
Do biển, đại dương rộng lớn và trải rộng trên bề mặt cầu của trái đất nên lực hút của mặt trăng không đồng đều giữa những vùng khác nhau của biển, đại dương. Vùng nào đang gần mặt trăng nhất sẽ chịu lực hút mạnh nhất và nước từ những vùng có lực hút yếu hơn sẽ dồn về đó gây nên hiện tượng thuỷ triều.
Còn nước trong ao hồ chịu một lực bằng nhau tại tất cả mọi vị trí nên không thể dâng lên cao được. - (Trang Doan)
Mình nghĩ thủy triều ở biển là do lượng người tắm ở biển nhiều khiến nước biển dâng lên. Khi nào người tắm đi lên bờ thì nước biển lại hạ xuống. Còn ở ao cũng như vậy bạn thử rủ bạn bè thật đông nhảy xuống ao tắm thì nước ao sẽ dâng lên tương tự như thủy triều vậy. - (Nguyễn Hà)
Thủy triều diễn ra ở biển vì diện tích biển lớn, chứ ở ao nhỏ xíu thì chẳng lẽ một bờ triều lên, bờ còn lại triều xuống à =.=! - (Đại Nghĩa Lê)
Hiện tượng thủy triều xảy ra do sức hút của mặt trăng tác động, do đó ở đại dương rộng lớn, nước ở bề mặt trái đất gần với mặt trăng bị lực hấp dẫn của mặt trăng tác động, hút về hướng gần với mặt trăng, nên bạn thấy thủy triều dâng lên, ở mặt đối diện(bên kia của trái đất, thủy triều sẽ rút, do một lượng nước lớn đã dâng lên ở mặt bên này(nguyên lý bù trừ), ở ao hay hồ, do chỉ có một diện tích và thể tích nước nhỏ nên bạn k thấy hiện tượng này - (Trunk)
Trước khi hỏi câu này bạn nên nghiên cứu thủy triều là gì, nếu không sẽ lại có hàng laọt câu hỏi tiếp theo... - (thanhthinhauto04)
Thủy triều ở ao là có. Hiện tại chưa có thiết bị siêu cảm biến để đo được mức chênh lệch của thủy triều vì diện tích ao là quá nhỏ. - (Cóc Xanh)
có nhưng tỷ lệ cực nhỏ không đáng kể và không nhận biết được - (minalo)
Mặt trăng "hút" tất cả. Vấn đề là bạn không nhận ra thôi. - (p0sun)
bạn hỏi câu này chừng tỏ bạn ko hiểu j cả về hiện tượng thủy triều.Ao,hồ,sông bạn ko thấy vì lượng nước ở đó ko đủ lớn!! - (thần nước)
Tại nước ao là nước ngọt,nên không lên xuống đuợc mà có thủy triều.! Cứ mua muối đổ xuống ao ,chừng nào nước ao mặn đủ cá chết nổi lên..lúc ấy sóng gió , ba đào còn có chứ nói gì đến thủy triều.? - (Đào chí Thiện)
Con người giống như là một hạt bụi bé tí trên trái banh dính nước. Thấy thủy triều 1-2m hay 10-20m thì cũng chỉ bằng 1-2/12800000 đường kính trái đất mà thôi. - (Mami siêu phàm)
Câu hỏi này có lẽ cũng tương đương với câu hỏi: Tại sao không có thủy triều ờ ,,, "dĩa nước tương?". Đây là câu hỏi liên quan đến môn Vật lý hay cụ thể hơn là "Lực hấp dẫn". Phân tích thì dài lắm, nhưng ví dụ tóm tắt là: Hai vật thể luôn "hút" lẫn nhau gọi là "lực hấp dẫn", và nó bằng: "hằng số hấp dẫn nhân với tích của 2 vật thể rồi chia cho bình phương khoảng cách giữa hai vật thể đó". Vậy "thủy triều" ở BIỂN hay ở AO hay ở .."dĩa nước tương" cũng đều do (chủ yếu) là lực hấp dẫn từ Mặt Trãng. Tuy nhiên do khối lượng nước trong AO cũng như trong ..DĨA NƯỚC TƯƠNG là quá chi là nhỏ nên "lực hấp dẫn" giữa chúng và Mặt Trăng cũng quá chi là không đáng kể: Vậy thì có thủy triều" trong Ao hay ở Dĩa nước tương không?. Câu trả lời là "Có" theo lý thuyết, nhưng cũng có thể nói là "Không có" vì LHDẫn quá chi là nhỏ mà "mắt người" không thể nhận biết được.
- (Trịnh Bằng Kiên)
Mọi người đều thi nhau nói lực hút của mặt trăng tác động gây ra thủy triều, nhưng bạn lấy cơ sở gì mà nói mặt trăng đã làm việc đó. Thật quá oan ức cho mặt trăng của chúng ta. - (Vô Lý)
Chắc chắn trong ao có thủy triều. Vấn đề là nếu cái ao to như Thái Bình Dương thì người ta không gọi là ao nữa! Giống như lực Ác-xi-mét trong không khí. Nó quá nhỏ nên chẳng ai dỗi hơi mà đo đạc. Tương tự chỉ có người điên mới mày mò thiết bị đo thủy triều ở ao! Cái gì cũng có tính tương đối. Nhớ câu nói của Einstein nhé. Khoa học phải đem lại lợi ích cho nhân loại! - (Nguyễn Minh Ngọc)
vi co bao gio ban ra ao ngoi ngam dau.. lam sao ma ban nhin thay duoc.. - (hoangcuong)
Thủy triều là do lực hấp dẫn của mặt trăng, kéo nước về một phía mặt trăng và phía ngược lại của mặt trăng, 2 vùng giữa mặt trăng, nước sẽ xuống thấp. ao hồ nước cục bộ và ít nên bị kéo lên hay kéo xuống cũng sẽ không thấy được rõ ràng. - (Hoàng Khang)
Quá quá nhỏ để cảm nhận đuợc tác động của mặt trăng lên ao. Giống như bạn thấy khoảng sân 50 mét vuông quanh nha ban là phẳng, nhưng nó không thật sự phẳng vì trái đất tròn chứ đâu có phẳng. - (tien)
Có chứ, nhưng nó quá nhỏ mình ko cảm nhận đc giống như lực hấp dẫn giữa 2 vật ấy - (hùng siêu nhân)
Thuỷ triều là do lực hút của mặt trăng, đương nhiên ở ao cũng có hiện tượng thuỷ triều tuy nhiên, ao thường có diện tích nhỏ, lượng nước ít nên không thể thấy được hiện tượng này. - (minh duc)
thủy triều không diễn re ở ao, do ao không có thông với đại dương - (hong lam)
Lượng nước trên trái đất chiếm khoảng 70%, do lực hút của mặt trăng và sự quay của địa cầu tạo nên thủy triều, thủy triều vẫn diển ra ở ao nhưng lượng rất nhỏ. - (Le Dong)
Như chúng ta đã biết ,thủy triều là hiện tượng nước lên và xuống do tác động của các hành tinh và mặt trời trong chu kỳ chuyển động đối với đại dương .Do mặt trăng là vật thể gần trái đất nhất nên ảnh hưởng của nó sẽ chi phối mạnh nhất trong tổng hợp các lực hút tác động lên các đại dương. Chỉ các đại dương mới chịu ảnh hưởng của tổng hợp các lực này vì bề mặt đại dương rộng lớn và có dạng cầu vì vậy tổng hợp lực tác động lên các vùng dại dương khác nhau sẽ khác nhau do khoảng cách các vùng của đại dương đối với lực hấp dẫn chi phối là mặt trăng khác nhau ( lực này tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách) do đó nước ở vùng xa nhất so với mặt trăng ( thủy triều xuống)sẽ dồn về vùng có khoảng cách gần MT nhất ( thủy triều lên). Mặt ao,hồ quá nhỏ bé và trên bình diện hệ mặt trời nó chỉ là một điểm vì vậy tổng hợp lực hấp dẫn tại các điểm trên mặt ao, hồ là bằng nhau vì vậy không có hiện tượng thủy triều. - (Tú)
cứ lấy người và biển so với con kiến và hồ nước thì sẽ thấy ngay thôi... giải thích để làm j... có khi bị tẩu hoả nhập ma thui.. - (quy)
bạn hãy dùng đòn bẩy và chọn một điểm tựa vững chắc bẩy nghiêng cái ao nhà bạn lên khoảng vài độ. Sau đó bạn hãy so sánh mực nước giữa hai bờ. Tôi đảm bảo bạn sẽ fải thốt lên rằng ' ôi đúng là sự kừ diệu của lực hấp dẫn ' - (no regret)
có nhưng diện tích ao quá nhỏ - (zarkluong@gmail.com)
Nhiều bạn trả lời ao hồ có thuỷ triều, vậy cho tôi hỏi, khi nước trong ao hồ hạ xuống thì phần nước đó biến đi đâu? Định luật bảo toàn vật chất là đồ bỏ hả? - (Nhân)
Nuoc, no cung giong nhu con nguoi. Sang di hoc, di lam.... Chieu ve. Ao ho la nuoc bi giu lai roi lam sao di dau ma ve. Nen cu dung yen. Nuoc cung ngay 2 con : Sang len chieu xuong. Nhung co ve chu ky cua no nhanh hon vong quay trai dat. Minh nghi thuy trieu cung la quy luat chua the giai thich, giong nhu trai dat phai quay quay... Mai la bi mat - (tran nhut cuong)
có thay đổi. nhưng ko cảm nhận dược đấy thôi - (thủy triều)
Sao người lại không bị thuỷ triều nhỉ, trong người cũng đầy nước đấy thôi :))) - (Ken)
nước trong đại dương và trong ao hồ đều bị ảnh hưởng của lực hấp dán do mặt trăng và chúng hoàn toàn tuân theo định luật newton. Tuy nhiên ao hồ quá nhỏ, tương quan kích thước và khối lượng giữa các thiên thể chúng gần như là một chất điểm nên mát thường không thể phát hiện ra - (tuhoing nguyễn)
Diện tích của biển,đại dương rất rộng và liền nhau trải dài trên bề mặt trái đất.Vì vậy khi ở 1 vị trí bất kỳ thì luôn có phần hướng về mặt trăng.Lực hấp dẫn của mặt trăng làm thay đổi trạng thái mặt nước ở vùng đó thế là các vùng khác không hướng về mặt trăng thay đổi theo chiều trạng thái ngược lại , Đó là thủy triều.Ao hồ chỉ là 1 điểm và có lúc hướng về mặt trăng , lúc không( theo chu kỳ xoay của trái đất) . Như vậy khi lục hút tác động lên 1 điểm nhỏ thì điểm đó không thể có các trạng thái khác nhau.Vì vậy không xảy ra hiện tượng thủy triều. - (Lý Tài Trọng)
trái đất hơi nghiêng - (anhchangtocxoan001)
thủy triều là do sự chênh lêch lực hấp dẫn giữa mặt trăng và khối nước nằm trên trái đất.
Khối nước phải đủ rộng và lớn mới có sự chênh lệch nhiều mà sinh ra thủy triều. Cái ao quá nhỏ, bất kì giọt nước nào cũng bị kéo về mặt trăng như nhau hết thì làm sao có thủy triều được! - (votanloi1990)
Ao ở Tây nguyên thì làm sao có thủy triều được, nếu bạn có cái ao ở vùng tấp gần biển, và có thông với dòng sông suối thì sẽ có thủy triều. - (tannguyen)
ao nhỏ nên tất cả lực nâng của mặt trăng đều dc coi là vuông góc với mặt ao, nên lực sẽ trải đều ao, lực trải đều đó chưa đủ để nâng mực nước mặt ao cao đến mức ta nhận ra nó được , đối với biển thì khác, một vùng nào đó nhận dc lực nâng, vùng khác không nhận được nên thuỷ triều xuất hiện - (toivanlatoi_1981988)
Ao quá bé so với trái đất, mọi tác động hút đẩy gần như tà 1 điểm nên không thể thấy được sự dồn hay nén nước từ nơi này đến nơi khác, biển thì lớn, bo bọc trái đất như cái săm xe (ruột xe) khi ấn chỗ này thì phồng chỗ kia - thế đấy, thuỷ triều nó do lực hút mặt trăng, mặt trời mà đẩy hay kéo nước về một phía làm dâng hoặc rút phía khác - (Cuong Gia)
không những có thuỷ triều mà còn có cả địa triều nữa cơ đấy. vì vậy khi nước ao nhà bạn dâng lên trong khi ấy đất quanh ao cũng dâng lên tương ứng thì làm sao bạn biết được - (ta ky vinh)
Ao qua nho nen ko cam nhan dk, cung giong nhu mat ho luc tinh lang ta nhin thay la mat phang, nhung thuc te lai la mat cong - (Huu tien)
Hãy thử ví von,so sánh một chút sẽ thấy.Ta hãy coi mực nước của hai bờ ao cũng như hai bờ biển đối diện là hai đầu của chiếc bập bênh,tâm của bập bênh chính là tâm của cái ao và tâm của đại dương.lực hấp dẫn tác động lên ao và đại dương như nhau dẫn đến góc lệch của bập bênh giống nhau nhưng do hai bờ biển cách xa nhau nhiều hơn hai bờ ao nên chênh lệch về độ cao mực nước lớn hơn khiến ta có thể thấy được còn chênh lệch mức nước giữa hai bờ ao chỉ như sự thay đổi độ cao giữa hai điểm nằm hai bên cái bulong chốt ở giữa bập bênh mà thôi,gần như không có. - (ah61426)
Cái lỗ cống nhà mình nhỏ xíu mà gặp ngày nào trăng tròn là nó ngập tràn lan đây nè. Có lẽ vì nó thông với con kênh gần đó nên bị ảnh hưởng. - (pony)
Thủy triều là hiện tượng nước lên xuống theo chu kỳ. Lực hấp dẫn của mặt trăng với trái đất là nguyên nhân của thủy triều. nhiều bạn giải thích nhầm nguyên nhân và kết quả rồi. - (Phantam)
Thật ra ở ao ko có thuỷ triều! Là vì khi lực hút của mặt trăg chỉ tác độg lên một vùg rộng lớn nên có sự dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác trên bề mặt của đại dương. Còn ao thì quá nhỏ, nên lực tác dụng lên khu vực đó là đồg đều. - (Tan)
Để trả lời câu hỏi này các bạn hãy chú ý thời gian diễn ra thủy triều nhé! Trong ngày tại một ví trí xác định trên bờ biển thì một ngày có 2 lần thủy triều vào buổi sáng sớm và chiều tối ( thời điểm cụ thể mỗi nơi lệch đi một ít). Điều này là do sự chênh lệch lực hút của mặt trăng lên nước trên bề mặt trái đất ( vùng xa mặt trăng thì lực giảm đi, và vùng gần nhất thì max). vì thế mà có sự chênh lệch mực nước dẫn tới hiện tượng thủy triều. - (xuansangkt)
Vi trai dat hinh tron va co kich thuoc rat lon. nen luc hap dan tac dung len 1 vung khac dang ke so voi vung khac. nuoc se dang cao o vung gan mat trang hon va ha xuong o vung xa mat trang. Cai ao qua nho be nen luc hap dan tac dung len gan nhu = nhau tren toan bo mat ao nen k the quan sat duoc - (Phuc Kieu)