09/06/2018, 21:37

Tại sao mặt trời cháy hàng triệu năm không tắt - Câu hỏi hay

Mặt trời đã cháy hàng triệu triệu năm nay nhưng chưa tắt, trong khi tất cả vạn vật trên thế gian khi phát cháy đến lúc nào đó sẽ tắt. Vì sao vậy? Mặt trời sẽ 'qua đời' như thế nào? / 'Chị em song sinh' của mặt trời / Thiên ...

Mặt trời đã cháy hàng triệu triệu năm nay nhưng chưa tắt, trong khi tất cả vạn vật trên thế gian khi phát cháy đến lúc nào đó sẽ tắt. Vì sao vậy?

Đơn giản là mặt trời là khối khí khổng lồ gồm 76% là hydro & 24% là heli và 1 ít thành phần khác .lõi mặt trời là 1 lò nhiệt hạch khổng lồ để phân giã hydro thành heli , thời gian để phản ứng hết là khoảng 10 tỉ năm và mặt trời đã khoảng 5 ti năm tuổi nghĩa là 5 tỉ năm nữa mặt trời sẽ tắt trở thành 1 tinh vân hoặc lỗ đen tùy thuộc vào phản ứng . nhiệt độ bây giờ của mặt trời khoảng 5780 độ k ở trung tâm là 13 triệu độ k. Nếu may mắn bạn có cỗ máy thời gian thì bay đến 5 tỉ năm sau mà xem mặt trời tắt :D - (lee Hau)

cái này đơn giản thôi mà.nếu chịu khó tìm tòi về thiên văn học 1 chút thì sẽ biết thôi.theo các nhà thiên văn học thi vũ trụ được hình thành từ 1 vụ nổ lớn gọi là bigbang xảy ra cách đây khoảng gần 14 tỷ năm về trước.nhưng hệ mặt trời của chúng ta thì chỉ mới tồn tại 4,6 tỷ năm thôi.như vậy là mặt trời củng đã cháy được 4,6 tỷ năm rồi chứ không phải là vài trăm triệu năm như bạn nói.bạn cứ hình dung mặt trời như là 1 lò phản ứng hạt nhân khổng lồ vậy.giống như các tàu sân bay của mỹ nó có lò phản ứng hạt nhân nên có thể hoạt động mấy chục năm mà không cân tiếp nhiên liệu như các tàu khác.mặt trời là một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ và khi nó đốt cháy hết nhiên liệu hidro(chiếm 70% thành phần cấu tạo của mặt trời) thì nó củng sẽ tắt.nhưng mà các nhà khoa học dự đoán là khoảng 5 tỷ năm nữa mặt trời mới đốt hết nhiên liệu của nó.tuy nhiên đừng có lo lắng mà hãy vui tươi sống trong ánh nắng của mặt trời nhé.con người chúng ta trải qua 1 quá trình dài để tiến hoá và phát triển cho đến ngày hôm nay củng mới chỉ 100 ngàn năm thôi bạn nhé.và cái con người đáng lo nhất không phải là ngày mặt trời tắt mà là chết vị chiến tranh,sự nóng lên toàn cầu,hoặc xa hơn nữa là sự va đập của sao chổi vào trái đất... - (minh)

Khi hình thành, Mặt trời đã tích trữ cho mình một lượng Hydro đủ để nó có thể cháy trong khoảng 10 tỷ năm, hiện giờ nó đã cháy được gần 5 tỷ năm rồi, thêm gần 5 tỷ năm nữa sẽ chết thành một ngôi sao "Lùn". Và khi đó Trái đất của chúng ta cũng sẽ chết theo ngôi sao mẹ này. Thật buồn... - (Quang Huy)

Vì đơn giản thế này bạn à. Mặt trời là vật thể mang tầm vóc vũ trụ nên tuổi đời và thời gian hoạt động của nó tính bằng tỉ năm. Còn các vật thể mang tầm vóc nhà bếp thì vài tháng lại phải thay bình ga 1 lần. Yên tầm là mình và bạn sẽ không thấy ngày mặt trời hết gas đâu. - (Nguyễn Hà)

Bằng cách thực hiện chuỗi phản ứng p-p
41H → 4He + 2e+ + 2νe + năng lượng .
mặt trời có thể chiếu sáng bằng cách chuyển hóa các nguyên tử hydrogen thành helium. Sự đốt cháy này của hydrogen thành helium sẽ (theo công thức Einstein giữa khối lượng và năng lượng) giải phóng khoảng 0,7% đương lượng khối lượng của năng lượng. Về nguyên tắc, điều này có thể cho phép mặt trời tỏa sáng trong khoảng 100 tỉ năm.Nhà bác học Eddington nhà thiên văn -vật lý lỗi lạc người Anh đã nhìn thấy điều này ,ngày nay chúng ta biết thêm mỗi khi năng lượng được thoát ra ,các hạt trong dòng năng lượng ấy bay với vận tốc rất lớn và va chạm vào nhau ,rồi gắn với nhau tạo ra năng lượng lớn hơn. - (Trịnh Quang Hoanh)

Vì mặt trời là 1 ngôi sao, nguyên liệu cháy của 1 ngôi sao là hydro. 1 ngôi sao sản sinh ra nhiệt nhờ phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lòng ngôi sao đó. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng tổng hợp nguyên tử, tức là khi hydro bị đốt cháy vào khoảng 10 triệu độ, nó sẽ bị tổng hợp lại thành heli, tiếp tục như vậy, nó sẽ tổng hợp ra những nguyên tố có phân tử khối nặng hơn, thậm chí là vàng và uranium. Các nguyên tố nặng hơn sẽ dần chìm vào phía trong lõi của ngôi sao, các nguyên tố nhẹ hơn nổi ra ngoài. các ngôi sao sẽ tiếp tục cháy cho đến khi nhiên liệu cho phản ứng nhiệt hạch là hydro và heli hết, các nguyên tố kim loại làm lõi ngôi sao dần sụp vào trong, khiến ngôi sao co cụm lại trong 1 thể tích quá nhỏ để chứa đựng 1 khối lượng quá lớn, nó sẽ nổ tung. Thiên văn học gọi đó là 1 vụ nổ sao siêu mới (thường tạo ra các tinh vân tuyệt đẹp). Mặt trời cũng như vậy, khi cháy hết, thì nó cũng giống vạn vật khác, cũng sẽ lụi tàn. Nhưng chúng ta vẫn còn may mắn vì điều đó sẽ chỉ xảy ra trong khoảng 3 tỷ năm nữa. - (nguyễn)

Trong lõi mặt trời liên tục xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân, cứ 4 nguyên tử Hidro sẽ hợp thành 1 nguyên tử Heli đồng thời giải phóng nguồn năng lượng khổng lồ theo công thức E=mc2 của Einstein. Đây là nguồn năng lượng giúp mặt trời bốc cháy và phát sáng suốt 5 tỉ năm qua. Lí do mặt trời chưa tắt vì nó vẫn chưa đốt hết lượng nhiên liệu trong nhân của nó. Sau khi tổng hợp hết Hidro(H) thành Heli(He), nó sẽ tiếp tục tổng hợp Heli thành Cacbon(C), rồi đến Oxi(O), Nitơ(N), Silic(Si), Magie(Mg), Neon(Ne) và cuối cùng là Sắt(Fe). Mặt trời sẽ không thể tiếp tục tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân với Sắt, do đó lúc này mặt trời sẽ bắt đầu chết, sau khi phình to ra nuốt chửng 3 hành tinh gần nó nhất, mặt trời sẽ co lại thành 1 sao lùn đỏ, từ từ nguội dần và tắt hẳn. Điều này sẽ xảy ra sau 5 tỉ năm nữa. Nói cách khác mặt trời của chúng đã sống được nửa cuộc đời. - (Long Ape)

ko tat vi no chua tat - (minh)

Bạn nên ôn lại kiến thức của mình, điều này đã được giải thích trong chương trình cấp 3 ở môn ..."văn học", bài của tác giả Xuân Quỳnh. Xin trích đoạn:
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác

Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
...... vậy đó, mặt trời sinh ra là để cho trẻ con nhìn rõ mọi thứ, và chừng nào còn trẻ con thì mặt trời sẽ còn sáng. bạn cứ yên tâm! - (ac500kv)

con người liêu tồn tại được 500 triệu năm nữa không? với mức độ tàn phá môi trường và sự sa mạc hoá với tốc độ như 50 năm trở lại đây. - (nhuhai)

rồi sẽ đến lúc nó tắt bạn à,khoảng 5 tỉ năm nữa, lúc đó là tận thế thật sự đấy, mặt trời phát nổ sẽ thiêu rụi trái đất, lên youtube mà tìm sẽ thấy ngta làm phim nói về quá trình này - (baohoaile)

Mặt trời là một lò phản ứng nhiệt hạch khổng lồ và đang diễn ra. Có thể một ngày nào đó nó sẽ tắt, hãy cố sống để xem nhé! - (Hiêp Thanh Châu)

Những điều cần nói thì mọi người nói hết rồi!
Bạn cũng biết rồi đó, nền văn minh con người, theo lịch dương thì năm nay là 2013, theo Phật lịch thì khoảng hơn 4000 năm gì đó!
Điều đáng quan tâm nhất bây giờ là mới chỉ chừng đó thôi mà con người đã tàn phá Trái đất ghê gớm đến thế nào? Bạn thử nghĩ nếu loài người tồn tại khoảng 1triệu năm thì trái đất sẽ ra sao?
Theo mình thì Trái đất sẽ "chết" trước Mặt trời là cái chắc!

- (Nguyễn Đình Sáng)

Buon qua - (06111977)

phản ứng nhiệt hạch - (Thiên Sứ Chết)

Vi phản ứng cháy trên mặt trời la phản ứng nhiệt hạch .
Các sự cháy khác trên trái đất hiện nay ko phải là phản ứng này . Mặt trời cháy khoảng mười mấy tỉ năm là tắt . - (AB1189efgh)

1 cục than tổ ong cháy trung bình khoảng 10h, tính xem mặt trời bằng bao nhiêu cục than tổ ong! - (buinhan)

Bởi vì nếu tắt sớm thì chúng ta tiêu hết rồi. - (DucNguyen)

Vì mặt trời chưa đốt hết lượng Hidro mà nó có, hay nói cách khác là mặt trời sẽ chuyển toàn bộ lượng Hidro mà nó có thành Heli thông qua phản ứng nhiệt hạch. - (Hiếu Nhẫn)

Còn nhiên liệu thì còn cháy. Mặt trời được tính toán rằng còn đủ nhiên liệu hidro để xảy ra phản ứng phân hạch hạt nhân khoảng 5tỉ năm nữa mới hết. - (thnl)

Có những loài côn trùng chỉ có tuổi thọ là vài phút, tuổi thọ đó ngắn đến nỗi có khi ta chưa cảm nhận được sự tồn tại của nó thì nó đã chết. Nhưng cũng có loài có tuổi thọ kéo dài đến hàng chục tuổi, thậm chí hàng trăm tuổi như Rùa, Voi... Tuổi thọ của mặt trời so với tuổi thọ của chúng ta quá lớn, chúng ta không thể cảm nhận được sự thay đổi hay nói dúng hơn là sự "già đi" của mặt trời, vậy nên ta kết luận Mặt trời không biết chết. Trên thực tế Mặt trời sẽ phải chết, quan trọng là thời gian, mà có lẽ chưa kịp nhìn thấy Mặt trời "chết" thì con người chúng ta đã bị tuyệt chủng roài phải không các bạn. Theo tôi thì "thời gian" là câu trả lời của mọi câu hỏi xung quanh ta. - (Chính)

Mặt trời là một ngôi sao nằm ở trung tâm hệ mặt trời. Nghiên cứu về mặt trời là việc vô cùng phức tạp. Ngay cả việc hiểu được những kết quả nghiên cứu đó chúng ta cần phải có những kiến thức chuyên môn nhất định vượt ra khỏi kiến thức phổ thông. Tuy nhiên cũng có thể trả lời câu hỏi này theo cách đơn giản nhất! Mặt trời được cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố Helium và Hidrogen (chiếm 74,9% và 23,8% klượng MT). Năng lượng chủ yếu phát ra từ mặt trời là do phản ứng hợp nhân 2 nguyên tử Hydrogen hợp thành 1 nguyên tử Helium và bức xạ nhiệt. Vì thế đến khi nào lượng Hydrogen trên mặt trời cạn kiệt thì cũng là lúc ngôi sao này 'tắt'. Theo tính toán của các nhà khoa học hiện nay thì ngày 'tàn' của mặt trời là vào khoản 5 tỉ năm nữa. Bạn cũng có thể tìm hiểu kĩ hơn tại vi.wikipedia.org/mặt_trời. Cám ơn - (lê trung)

Tại vì năng lượng nhiệt hạch trong tâm của Mặt Trời vẫn còn trữ lượng cực kỳ lớn nên muốn nó cháy hết phải mất nhiều triệu năm nữa, khi đó Mặt Trời sẽ bị chính lực hút trong tâm của nó hút lại vì mất cân bằng giữa phản ứng nhiệt hạch (đã biến mất) và lực hút của nó. Khi đó, Mặt Trời sẽ biến thành một sao lùn trắng, nhỏ những lại rất nặng - (Huynh Tran)

Chẳng tin đc. Mọi người toàn đoán mò. Ai lên đó lấy đc những chất đó về chứng minh mới tin. - (huy hoàng)

Mặt trời trong Thái dương hệ của chúng ta là một lò phẩn ứng tổng hợp hạt nhân.
Lò phản ứng hạt nhân này hình thành và hoạt động theo nguyên tắc sau:
Các phần tử vật chất tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn sẽ hút nhau làm cho mật độ vật chất
tăng lên, áp suất tăng lên. Đến một mức tới hạn các phần tử vật chất nhẹ hơn sẽ kết hợp lại thành phần tử vật chất nặng hơn đồng thời chuyển hoá một phần vật chất thành năng lượng theo đúng công thức nổi tiếng của Eistein E=mc2. Năng lượng phát ra trong phản ứng tổng hợp vật chất này sẽ xô đẩy các hạt vật ra xa nhau, tức là làm giảm khả năng tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân. Khi năng lượng phát ra yếu dần và không đủ thắng lực hấp dẫn, thì các hạt vật chất lại tiến gần lại với nhau tạo điều kiện cho
phản ứng tổng hợp hạt xảy ra. Như vậy mặt trời là một lò phản ứng tổng hợp hạt nhân mà ở đó có sự cân bằng giữa năng lượng phát ra và lực hấp dẫn làm cho phản ứng tổng hợp hạt nhân diễn ra từ từ chứ không bùng phát thành một
vụ nổ làm mặt trời banh xác thành các mảnh vụ nhỏ. - (HieuTD)

5Ty năm nữa là MT sẽ tắt, vậy lúc đó nông dân phơi gạo thóc kiểu gì ta? - (Jhonlai)

Vì mặt trời là một ngôi sao khổng lồ.Những vật chất trong đó phản ứng cháy có giới hạn.Vì vậy để cháy hết số vật chất trong mặt trời cần 1 khoảng time dài. 5 tỉ năm nữa Mặt trời của chúng ta sẽ băng hà.hì - (truongcute1190)

Đó là năng lượng sinh ra do phản ứng nhiệt hạch đó bạn àh!
Đó là phản ứng hợp nhân , từ 2 hiro tạo ra heli, các ngôi sao càng lớn thì tốc độ tiêu thụ hiro của nó càng nhanh...Ngoài ra còn có những phản ứng khác (cấp cao hơn) tạo thành các nguyên tố nặng hơn...
Nói một cách khác, mặt trời của chúng ta là một quả H khổng lồ !
Chúng ta nói là Mặt trời bị đốt cháy, nhưng sự cháy của Mặt trời không hề giống sự cháy của một tờ giấy. Khi ta đốt một tờ giấy, nhiệt độ sẽ tăng cao, nhiệt độ cao lại xúc tiến sự cháy. Còn sự cháy của Mặt trời không hề giống như vậy. Do nhiệt độ ở trung tâm Mặt trời rất cao làm các chất khí của Mặt trời (phần lớn là hiđro) sẽ tiến hành các phản ứng nhiệt hạch, nguồn năng lượng nguyên tử này sẽ phát ra dưới dạng ánh sáng. Trong một giây ở Mặt trời có 600 triệu tấn hiđro biến thành Heli là “Tro” của sự cháy. Nếu lượng hiđro của Mặt trời mất đi như vậy, liệu ngày tàn của nó có còn xa không?

Một giây Mặt trời mất đi 6 triệu tấn hiđro, con số này tương đương với việc đánh đắm một vạn tàu chiến trong một giây, đó là một tốc độ kinh người. Nếu lượng hiđrô của Mặt trời có khối lượng gấp 33 vạn lần khối lượng cháy hết, thì Mặt trời sẽ biến thành một ngôi sao khổng lồ. Đương nhiên ngày mà Mặt trời biến thành ngôi sao đỏ thì cũng là ngày hủy diệt của Trái đất. Nhưng điều đó đòi hỏi một thời gian dài không ít hơn 5 tỷ năm lúc mà Mặt trời biền thành một ngôi sao đỏ, thì từ trung tâm cho đến ngoài Mặt trời vẫn còn một lượng rất lớn hiđrô.
Tất nhiên là nó sẽ không cháy mãi. Khi tất cả Hiđrôgen ở nhân mặt trời được tổng hợp thành hêli qua phản ứng nhiệt hạt nhân, nhân ngôi sao sẽ bị co lại làm nhiệt độ tăng cao tới cả trăm triệu độ. Phần ngoài MT sẽ phồng lên gấp hàng chục lần kích thước ban đầu (do các tia bức xạ ở trong nhân đẩy ra ngoài). Lúc đó MT trở thành sao khổng lồ đỏ nuốt chửng sao Thủy, sao Kim và TĐ. Sau đó Hêlium biến thành Cacbon, rồi oxi, năng lượng ngôi sao cạn dần, thể tích giảm xuống thành sao lùn trắng và cuối cùng là sao lùn đen. - (Luận Duy Teddy ß)

Loài người sẽ bị diệt vong trước khi mặt trời bị tắt .cho nên con người không cần phải lo.cái cần lo là làm sao để trái đất không bị nóng lên khí hậu thay, đổi ô nhiễm không khí ,nước và dịch bệnh. nếu những thứ đó được con người quan tâm thì may ra con người còn tồn tại thêm chút đỉnh chứ cũng không thể sống mà chứng kiến mặt trời bị tắt - (Lý quốc Việt)

Thì chưa đến lúc tắt, thế thôi! - (PN)

mặt trời cũng như cây đèn dầu mà thôi! vì dầu của nó rất vô tận và cháy không bao giờ hết! còn thời gian là do con người chúng ta tự quy ước để chia ra để đánh giá vạn vật! - (Nông Dân An giang)

ban len hoi ong troi di .bo tay - (botaychan)

Đến một lúc nào đó nó sẽ tắt, bạn cứ đợi đấy - (vh)

Vạn vật vô thường! đó là chân lý
Trái đất cũng... vô thường. :)) - (Dinhvy_green)

vì khối lượng của mặt trời vẫn còn rất lớn đủ để cho nó cháy thêm vài tỷ năm nữa, mặt trời cháy ở đây là do phản ứng nhiệt hạch. - (Quang Tu)

Cho đến hiện tại con người vẫn đang nghiên cứu mặt trời vì chưa hiểu biết hết về nó, mặt trời không tắt vì nó chưa hết năng lượng, đơn giản thế thôi. - (nghidaubac)

nếu bạn học lớp 12 rồi thì có thể xem lại những trang cuối của sách vật lý 12 cũ, phần PƯ nhiệt hạch. còn chưa thì khó giải thích ngắn gọn. sơ đồ như sau: 4 hạt nhân H → 1 hạt nhân He + 2 hạt e+ + năng lượng phát ra, năng lượng phát ra do độ hụt khối của PƯ theo công thức einstein E=m.c.c. dĩ nhiên mặt trời sẽ tắt nhưng ngày đó còn rất . nhiệt độ và áp suất trên mặt trời rất cao, vật chất tồn tại ở trạng thái thứ 4 là plasma và thoả điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra - (blc.computer)

mỗi vật chất đều có tuổi thọ nhất định , mặt trời cũng có tuổi thọ nhưng vì tuổi thọ của mặt trời cao hơn. rồi lúc nào đó mặt trời sẽ chết vì cháy quá lâu. - (Cẩn)

vi no chua tat chu khong phai khong tat.voi mot ngon duoc 1 giay la 1 trieu nam nhung voi mat troi 1 trieu nam lai la 1 giay - (bao tran van)

Nói đơn giản cho bạn dễ hiểu.Bởi vì mặt trời rất rất lớn. Đường kính gấp 109 lần trái đất, trọng lượng gấp gần 300.000 trái đất. Và vì mặt trời toả sáng được là do phản ứng nhiệt hạch xảy ra liên tục trong lõi. Bên cạnh đó lực hút của mặt trời rất lớn nên hầu hết những vật chất tạo nên sự cháy cứ bao quanh mặt trời. Và vì mặt trời rất lớn nên năng lượng của nó có thể coi là vô hạn. Nhưng cũng sẽ đến 1 lúc nào đó mặt trời sẽ sáng yếu đi và tắt lịm. Nhưng bạn yên tâm thời gian đó còn khoảng vài tỉ năm nữa. Thân chào.
- (Hung cuong)

Như bình ga nhà bạn còn ga thì chưa tắt bếp thôi, 1 lúc nào hết "ga" mặt trời sẽ tắt - (trungthang)

Để hiểu điều này trước hết bạn phải hiểu về phản ứng nhiệt hạch, đó là phản ứng của 2 nguyên tử khí Hydrogen gộp lại thành 1 nguyên tử khí Helium, phản ứng này sinh ra năng lượng rất lớn, con người ứng dụng phản ứng này để chế tạo vũ hí hạt nhân đó bạn à!
Mặt Trời là 1 ngôi sao, là 1 khối khí Hydro rất rất khổng lồ, nơi đó luôn có phản ứng nhiệt hạch xảy ra và sinh ra năng lượng tương đương hàng triệu quả bom nguyên tử nổ cùng lúc trong mỗi giây.
Theo dự đoán lượng khí hydro còn lại trên Mặt Trời sẽ còn đủ cho Mặt Trời "cháy sáng" khoảng vài tỷ năm thì mới tắt. - (Bình)

Vì nguồn khí đốt cháy của MT vẫn chưa cạn, rồi nó sẽ cạn, không cháy nữa, trở thành ngôi sao lùn không phát ra ánh sáng, lúc đó lực hút của nó rất mạnh, sẽ hút toàn bộ thái dương hệ vào trong lòng nó, có thể nó sẽ là 1 lỗ đen nhỏ, có thể sẽ là sao băng, cũng có thể nó sẽ bị 1 lỗ đen khổng lồ nào đó nuốt mất, trong vũ trụ cái gì cũng có tuổi thọ, sự sống trên trái đất cũng vậy thôi, hy vọng sự sống sẽ được tái tạo ở 1 hành tinh khác sau khi trái đất bị MT nuốt mất! - (Chim sâu)

Không phải là mặt trời cháy mãi k tắt đâu bạn. Thật ra sự " cháy" của mặt trời là một chuỗi phản ứng nhiệt hạch giống như bom khinh khí vậy. Nếu mình nhớ k nhầm thì các phân tử hidro chuyển động nhiệt với tốc độ cao sẽ va vào nhau và hợp nhất tạo thành phân tử heli độ giảm khối lượng sẽ chuyển hóa thành năng lượng. Như vậy khi nào mặt trời hết hidro thì nó sẽ tắt khi đó loài người và toàn bộ sinh vật sẽ chết. Nhưng bạn đừng lo tầm 4 hay 5 tỉ năm nữa nó mới tắt. Bạn nên nhớ trái đất mới hình thành cách đây 3.5 tỉ năm thôi!!! - (Chí Tuyến)

Đơn giản là vì năng lượng trong nó chưa hết ...ước chừng 4 tỷ năm nữa mặt trời sẽ cạn kiệt năng lượng và chết - (Tuấn)

Cứ cái đà tàn phá môi trường và chiến tranh như hiện nay thì con người chỉ còn tồn tại ko quá 1000 năm nữa, ko cần phải chờ đến khi mặt trời tắt. Chúng ta đang hủy diệt chính bản thân mình.
Cứ cái đà chiến tranh, nội chiến, bệnh tật, ô nhiễm.... như hiện nay thì trong tương lai rất gần (khoảng năm 2022) sẽ có khoảng 1/3 dân số trên trái đất sẽ biến mất, mọi người cứ cố gắng chờ xem. - (hoaihai nguyn)

Mặt trời về cơ bản là một quả bom nhiệt hạch. Cũng như trong một quả bom hydro, các nguyên tử hydro là pha trộn với nhau để làm cho các nguyên tử heli và phản ứng hạt nhân này tạo ra nhiệt (cùng với ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy). Nếu các phản ứng quá nhanh, mặt trời nóng lên và bừng sang (giống như một quả phình to khi bạn làm nóng bầu không khí ở đó). Điều này làm giảm tốc độ phản ứng và sau đó mặt trời bảo hòa. Nếu phóng xạ quá nhiều, các phản ứng hạt nhân tăng tốc độ, và sau đó Mặt Trời nóng lên một lần nữa. Cứ thế, mặt trời vẫn ở cùng một nhiệt độ, đốt cháy nhiên liệu hạt nhân của mình một cách đều đặn. Với tốc độ đó, mặt trời sẽ tồn tại thêm 4 tỷ năm nữa. - (p0sun)

Một vật nhỏ cháy trong nhiều giờ, một công trình cháy nhiều ngày, một hành tinh cháy trong nhiều triệu năm và mặt trời sẽ cháy trong nhiều tỉ năm sẽ tắt. Bạn yên tâm đi, nó còn phải cháy vài tỉ năm nữa mới tắt. - (Sùng cha)

Người Việt Nam mình cũng giỏi thật. - (Dona)

Mặt trời cháy khoảng 5 tỉ năm nữa sẽ tắt, tuy nhiên, theo tính toán của các nhà khoa học thì trái đất chỉ còn tồn tại sự sống khoảng 1tỉ năm nữa thôi, bởi vì càng ngày mặt trời càng nóng lên, 1tỉ năm sau thì nó sẽ thiêu rụi sự sống trên trái đất và những hành tinh xung quanh nó, nhuwg yên tâm đi, ta ko sống được đến khi đó đâu. Sống cho tốt đi là được - (nhan)

mặt trời là cái lò phản ứng hạt nhân khổng lồ, và nó sẽ tắt, nhưng mà hơi lâu, khoảng vài tỉ năm gì đó :)) - (Gió Hiu Hiu)

vạn vật đều sẽ tắt khi hết nhiên liệu, theo mình tính toán thì khoảng 1,5 tỷ năm nữa mặt trời sẽ tắt. - (htbongdem)

Mặt trời không phải không tắt mà là chưa tắt. Năng lượng tỏa ra của mặt trời là phản ứng hạt nhân. Theo tính toán các nhà khoa học thì nhiên liệu cho phản ứng này xảy ra cỡ 7 tỷ năm nữa. - (manhhoi2000)

Vì nếu nó tắt thì bạn cũng sẽ "tạch", :D - (Tran)

Mặt Trời được hình thành cách đây khoảng 4,57 tỉ năm khi đám mây phân tử hydro sụp đổ. Sự hình thành Mặt Trời được định tuổi theo 2 cách: tuổi chuỗi sự kiện chính hiện tại của Mặt Trời được xác định thông qua các mô hình máy tính của sự kiện tiến hóa sao và niên đại học phóng xạ hạt nhân vào khoảng 4,57 tỉ năm.Trong khi phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ của các vật liệu cổ nhất từ hệ Mặt Trời vào khoảng 4,567 tỉ năm.
Mặt Trời hiện đã tồn tại nửa vòng đời của nó theo các tiến hóa của chuỗi sự kiện chính, trong khi các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi của nó chuyển hydro thành heli. Mỗi giây có hơn 4 triệu tấn vật chất trong lõi của Mặt Trời được chuyển thành năng lượng, tạo ra neutrino và các dạng bức xạ năng lượng Mặt Trời. Với tốc độ này cho đến nay, Mặt Trời đã chuyển đổi khoảng 100 lần khối lượng vật chất Trái Đất thành năng lượng. Mặt Trời sẽ mất tổng cộng khoảng 10 tỉ năm để kết thúc sự tồn tại của nó trước khi trở thành sao lùn trắng.
Kết quả của sự tăng cường nguyên tử heli một cách từ từ trong lõi của Mặt Trời, độ sáng của ngôi sao này đang từ từ tăng lên. Độ sáng của Mặt Trời sẽ tăng 10% trong 1,1 tỷ năm tới, 40% sau 3,5 tỷ năm. Mặt Trời không có khối lượng đủ lớn để kết thúc vòng đời bằng một vụ nổ tung như siêu tân tinh. Ngược lại, trong vòng 4-5 tỷ năm tới nó sẽ đi tới trạng thái sao khổng lồ đỏ của mình, diễn ra khi nguồn hiđrô trong lõi cạn kiệt. Sau đó nó bắt đầu phun trào hêli và nhiệt độ phần lõi sẽ tăng lên đến 10 triệu K và sẽ tạo ra carbon để trở thành gần như là sao khổng lồ.Các phản ứng nhiệt hạch sẽ sử dụng heli làm nguyên liệu tổng hợp nên các nguyên tố nặng hơn heli, làm cho lớp ngoài cùng của Mặt Trời sẽ giãn nở, đạt đến vị trí bên ngoài quỹ đạo Trái Đất hiện tại, 1 AU (1,5×10¹¹ m), gấp 250 lần bán kính hiện tại của Mặt Trời. Tuy nhiên, theo thời gian, khi đạt tới gần một sao khổng lồ đỏ, Mặt Trời sẽ mất đi khoảng 30% khối lượng hiện tại do gió Sao, vì thế các quỹ đạo của các hành tinh sẽ dần chuyển động ra xa. Nếu như thế sẽ làm quỹ đạo Trái Đất dịch ra xa hơn về phía bên ngoài, ngăn không cho nó bị nhấn chìm, nhưng các nghiên cứu mới cho thấy rằng Trái Đất sẽ bị Mặt Trời "nuốt chửng" do các tương tác thủy triều
Thậm chí nếu Trái Đất thoát khỏi ảnh hưởng của Mặt Trời, tất cả nước sẽ bị bốc hơi và hầu hết khí trong khí quyển sẽ thoát vào không gian. Trong trường hợp Mặt Trời còn nằm trong chuỗi sự kiện chính, nó sẽ tỏa sáng hơn một cách từ từ (khoảng 10% mỗi một tỉ năm), và nhiệt độ bề mặt của nó sẽ tăng một cách chậm chạp. Mặt Trời từng là một yếu tố mờ nhạt trong quá khứ của nó, đó cũng là lý do có thể hợp lý để giải thích sự sống trên Trái Đất chỉ tồn tại khoảng 1 tỉ năm trên đất liền. Nhiệt độ Mặt Trời gia tăng đã diễn ra trong khoảng 1 tỉ năm, bề mặt Trái Đất sẽ trở nên rất nóng để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng và kết thúc tất cả sự sống trái đất
Sau giai đoạn đỏ khổng lồ, các xung nhiệt khổng lồ sẽ làm cho Mặt Trời phun ra các lớp bên ngoài của nó để tạo ra tinh vân. Mặt Trời sau đó sẽ trở thành sao lùn trắng, nguội dần đi vĩnh viễn. Kịch bản tiến hóa sao này là rất điển hình đối với những sao có khối lượng thấp đến trung bình.
Nếu mặt trời tắt thì trái đát sẽ nằm trong bong tối vĩnh viễn, khi đó trái đất trở thành một hành tinh chết.
Khoảng 4.5 tỷ năm nữa mặt trời sẽ hết nguyên liệu hiđrô , lúc đó mặt trời sẽ trở thành một ngôi sao không lồ đỏ rồi nổ tung , kích thước nổ tới vành đai các tiểu hành tinh hủy diệt cả trai đất
Khi đó cả hệ mặt trời sẽ chùm trong bóng tối vĩnh viễn, các hành tinh sẽ chết đi
Đấy là chuyện về mặt trời nổ tung
Còn về chuyện mặt trời dập tắt thì trái đất sẽ ko bao giờ nhìn thấy anh sáng nữa, trai đất sẽ đi vào ki băng hà rồi chêt như 1 hành tinh chết & ko có sự sống - (Athena Alice)

mặt trời còn "cháy" khoảng 5 tỷ năm nữa khi cháy hết khí hidro mới tắt bạn ah. - (nguyenvantien081981)

câu trả lời đã có trong sách vật lý lớp 12 - phản ứng nhiệt hạch hay tên khác là chu trình proton-proton - (lê nam)

khối lượng khổng lồ làm cho trọng lượng vô cùng lớn do vậy dẫn đến phản ứng hạt nhân ở trong lõi,sự phân giã của hidro tạo heli gây phản ứng nhiệt hạch.các electron thoát ra ngoài dạng plasma.do cấu tạo chủ yếu là hidro và khí gar là những vật chất tồn tại phổ biến ngoài không gian nên mặt trời còn đủ nhiên liệu hoạt động thêm 4 tỉ năm nữa sau đó sẽ chết và trở thành ngôi sao lùn trắng. - (huehai878)

Không phải mọi thắc mắc đều có lời giải được đâu bạn ơi. Cứ cho nó là một sự ngẫu nhiên đi. - (trịnh văn hùng)

Lý do thứ nhất là mặt trời lỡ cá cược với trái đất, xem ai "ngủm" trước nên ko thể tắt được.
Lý do thứ 2 là : rồi cũng đến lúc nó tắt, nhưng với nguồn 'nguyên liệu cháy" khổng lồ thì tạm thời nó vẫn cháy tẹt ga, vài tỷ năm nữa may ra mới hết được. Và lúc đó loài người chăc cũng 'ngủm' rồi - (Mr.DJ)

Chưa tắt chư không phải không tắt. Vài triệu năm nữa xẽ tắt. Không tin cứ chờ xem nhé - (Thạch Tú)

mặt troi roi cung sẽ tắt ban ạ ! - (teo)

6 năm nữa sẽ tắt - (tommy)

Mặt Trời không cháy theo cách bình thường . Bản chất việc phát sáng của Mặt Trời là do các phản ứng tổng hợp hạt nhân (hay còn gọi là phản ứng nhiệt hạch) trong lõi của Mặt Trời với nguồn nhiên liệu chính là hydro. Năng lượng cực lớn được tạo ra từ phản ứng tổng hợp hạt nhân sẽ giải phóng ra dưới 2 dạng chính là : ánh sáng và nhiệt độ nóng . Một khi nguồn nhiên liệu hydro bị sử dụng hết thì mặt trời sẽ phình to ra và nuốt cả hệ mặt trời lại, như kiểu bị thổi phồng lên ý, đến một mức độ nào đó thì nó co lại, co lại, co lại thành 1 thiên thể (sao lùn) và ngừng phát sáng . Thời gian đó là khoảng 5 tỷ năm nữa . - (duonghieutrung)

mặt trời cháy là do phản ứng nhiệt hạch, mỗi giây mặt trời sử dụng hàng tỷ tấn Hydro để tạo thành Heli, thật ra mặt trời vẫn mất đi năng lượng và khối lượng nhưng vì do khối lượng của mặt rất lớn nên khới lượng mất đi không đáng kể các nhà khoa học tính toán sau 5 đến 10 tỷ năm nữa thì thì mặt trời sẽ tắt khi đó sẽ không còn phản ứng nhiệt hạch xẩy ra mặt trời chỉ còn là một ngôi sao lùn trắng và có khả năng nuốt hết các hành tinh gần mặt trời trong đó có trái đất chúng ta...mặt trời của chúng ta xuất hiển khoản 10 tỷ năm chứ không phải hàng triệu triệu năm như bạn Hung Trung nói đâu... - (bingdang1)

cái nào rồi cũng cháy rồi sẽ phải tắt, chủ yếu là mặt trời thì cháy do các phản ứng hóa học bên trong lõi của nó, khi nào hết thì cũng sẽ tắt mà thôi. - (hvq)

bời vì nó có nhiều năng lượng, giống như bạn đi xe hết xăng thì dắt bộ, hết điiện ga thì nhịn dối thế thôi bạn ah. - (Tuyen Phanxuan)

Vì trên mặt trời không có phản ứng cháy như vạn vật trên mặt đất, thay vào đó là phản ứng nhiệt hạch từ lõi của nó, đến khi nào lõi của mặt trời hết nhiên liệu phản ứng thì nó cũng sẽ tắt thôi bạn ạ,nhưng phải rất rất lâu nữa - (N.Đ.T)

Rồi có lúc nó sẽ tắt thôi :(( - (mặt trời mọc quanh năm)

Vì Mặt trời sở hữu nguồn nhiên liệu khổng lồ, và các nhà khoa học cũng đã nói là Mặt trời sẽ có thời điểm tắt khi đốt hết nhiên liệu và trở thành ngôi sao lùn trong tương lai đấy mà. - (van)

Hết nhiên liệu tổng hợp hạt nhân rồi nó cũng tắt. Mặt trời phát sáng nhờ quá trình tổng hợp hạt nhân. - (an)

chưa đến lúc chứ không phải không tắt bạn nhé - (AN)

Mặt Trời được cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố hydro và heli và được tạo ra từ tổng hợp hạt nhân Big Bang (các vụ nổ lớn trong vũ trụ). Bên trong lõi của mặt trời là một "nhà máy phản ứng tổng hợp hạt nhân", tất cả vật chất trong Mặt Trời đều ở thể khí và plasma do có nhiệt độ cao từ phản ứng hạt nhân đủ nóng và đặc đủ để bức xạ nhiệt chuyển được nhiệt độ từ trong lõi ra ngoài… - (Già Làng)

Nó đã cháy hết 1/2 rồi đó, còn 1/2 nữa thôi. và sẽ tàn nhanh sau vài tỷ năm nữa thôi. - (duoc.tran)

Mặt trời cũng sẽ tắt, nhưng do nguồn nhiên liệu dồi dào nên phải mất đến vài tỉ năm. - (Tri Dung)

Mặt Trời được hình thành cách đây khoảng 4,57 tỉ năm khi đám mây phân tử hydro sụp đổ. Sự hình thành Mặt Trời được định tuổi theo 2 cách: tuổi chuỗi sự kiện chính hiện tại của Mặt Trời được xác định thông qua các mô hình máy tính của sự kiện tiến hóa sao và niên đại học phóng xạ hạt nhân vào khoảng 4,57 tỉ năm.Trong khi phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ của các vật liệu cổ nhất từ hệ Mặt Trời vào khoảng 4,567 tỉ năm.
Mặt Trời hiện đã tồn tại nửa vòng đời của nó theo các tiến hóa của chuỗi sự kiện chính, trong khi các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi của nó chuyển hydro thành heli. Mỗi giây có hơn 4 triệu tấn vật chất trong lõi của Mặt Trời được chuyển thành năng lượng, tạo ra neutrino và các dạng bức xạ năng lượng Mặt Trời. Với tốc độ này cho đến nay, Mặt Trời đã chuyển đổi khoảng 100 lần khối lượng vật chất Trái Đất thành năng lượng. Mặt Trời sẽ mất tổng cộng khoảng 10 tỉ năm để kết thúc sự tồn tại của nó trước khi trở thành sao lùn trắng.
Kết quả của sự tăng cường nguyên tử heli một cách từ từ trong lõi của Mặt Trời, độ sáng của ngôi sao này đang từ từ tăng lên. Độ sáng của Mặt Trời sẽ tăng 10% trong 1,1 tỷ năm tới, 40% sau 3,5 tỷ năm. Mặt Trời không có khối lượng đủ lớn để kết thúc vòng đời bằng một vụ nổ tung như siêu tân tinh. Ngược lại, trong vòng 4-5 tỷ năm tới nó sẽ đi tới trạng thái sao khổng lồ đỏ của mình, diễn ra khi nguồn hiđrô trong lõi cạn kiệt. Sau đó nó bắt đầu phun trào hêli và nhiệt độ phần lõi sẽ tăng lên đến 10 triệu K và sẽ tạo ra carbon để trở thành gần như là sao khổng lồ.Các phản ứng nhiệt hạch sẽ sử dụng heli làm nguyên liệu tổng hợp nên các nguyên tố nặng hơn heli, làm cho lớp ngoài cùng của Mặt Trời sẽ giãn nở, đạt đến vị trí bên ngoài quỹ đạo Trái Đất hiện tại, 1 AU (1,5×10¹¹ m), gấp 250 lần bán kính hiện tại của Mặt Trời. Tuy nhiên, theo thời gian, khi đạt tới gần một sao khổng lồ đỏ, Mặt Trời sẽ mất đi khoảng 30% khối lượng hiện tại do gió Sao, vì thế các quỹ đạo của các hành tinh sẽ dần chuyển động ra xa. Nếu như thế sẽ làm quỹ đạo Trái Đất dịch ra xa hơn về phía bên ngoài, ngăn không cho nó bị nhấn chìm, nhưng các nghiên cứu mới cho thấy rằng Trái Đất sẽ bị Mặt Trời "nuốt chửng" do các tương tác thủy triều
Thậm chí nếu Trái Đất thoát khỏi ảnh hưởng của Mặt Trời, tất cả nước sẽ bị bốc hơi và hầu hết khí trong khí quyển sẽ thoát vào không gian. Trong trường hợp Mặt Trời còn nằm trong chuỗi sự kiện chính, nó sẽ tỏa sáng hơn một cách từ từ (khoảng 10% mỗi một tỉ năm), và nhiệt độ bề mặt của nó sẽ tăng một cách chậm chạp. Mặt Trời từng là một yếu tố mờ nhạt trong quá khứ của nó, đó cũng là lý do có thể hợp lý để giải thích sự sống trên Trái Đất chỉ tồn tại khoảng 1 tỉ năm trên đất liền. Nhiệt độ Mặt Trời gia tăng đã diễn ra trong khoảng 1 tỉ năm, bề mặt Trái Đất sẽ trở nên rất nóng để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng và kết thúc tất cả sự sống trái đất
Sau giai đoạn đỏ khổng lồ, các xung nhiệt khổng lồ sẽ làm cho Mặt Trời phun ra các lớp bên ngoài của nó để tạo ra tinh vân. Mặt Trời sau đó sẽ trở thành sao lùn trắng, nguội dần đi vĩnh viễn. Kịch bản tiến hóa sao này là rất điển hình đối với những sao có khối lượng thấp đến trung bình.
Nếu mặt trời tắt thì trái đát sẽ nằm trong bong tối vĩnh viễn, khi đó trái đất trở thành một hành tinh chết.
Khoảng 4.5 tỷ năm nữa mặt trời sẽ hết nguyên liệu hiđrô , lúc đó mặt trời sẽ trở thành một ngôi sao không lồ đỏ rồi nổ tung , kích thước nổ tới vành đai các tiểu hành tinh hủy diệt cả trai đất
Khi đó cả hệ mặt trời sẽ chùm trong bóng tối vĩnh viễn, các hành tinh sẽ chết đi
Đấy là chuyện về mặt trời nổ tung
Còn về chuyện mặt trời dập tắt thì trái đất sẽ ko bao giờ nhìn thấy anh sáng nữa, trai đất sẽ đi vào ki băng hà rồi chêt như 1 hành tinh chết & ko có sự sống - (Athena Alice)

Chac chan voi ban la mat troi se tat khi nao Phan ung nhiet Hach o mat troi het. - (Huynh thanh Huan)

2 vấn đề bạn nêu không mâu thuẫn với nhau. Mặt trời cháy hàng triệu năm chưa tắt nhưng không có nghĩa là không bao giờ tắt. Cái này chỉ đơn giản là một đống lửa to thì cháy lâu hơn đống lửa nhỏ thôi. - (Anh Nguyễn Việt)

Vì nó chưa cháy hết - (phuongle_tn)

mặt trời cũng sẽ tắt, khảng 4,5 tỉ năm nữa mặt trời sẽ không còn cháy nữa, giống như thắp cây nên lơn và cây nến nhỏ vậy thôi. - (vanhaioro@gmail.com)

Mặt trời có một khối lượng "nhiên liệu" khổng lồ, đó là khí hydro. Hydro sẽ tham gia phản ứng "cháy", tức là tổng hợp hạt nhân, để cho ra sản phẩm là heli. Lượng hydro còn có thể tiếp tục phản ứng tổng hợp để tỏa ra năng lượng và heli đủ kéo dài đến vài tỷ năm nữa.

Mỗi giây trôi qua, mặt trời tiêu tốn hết 4.000.000 tấn hydro để cháy, và mặt trời đã cháy như vậy 4,57 tỷ năm, và tiêu tốn hết một khối lượng hydro bằng của 100 lần trái đất cộng lại.

Như vậy, mặt trời cũng không "cháy" mãi mãi, sẽ hết hydro trong vòng vài tỷ năm nữa, cũng đồng nghĩa với "đám cháy mặt trời" sẽ tắt. Việc cháy lâu hay cháy nhanh như bạn Hung Trung thắc mắc, cũng chính là khối lượng nhiên liệu cùng với tốc độ cháy sẽ quyết định "độ lâu" của đám cháy. - (Duong Van Minh)

Chính bạn đã trả lời câu hỏi của mình rồi. Mặt trời sẽ tắt chỉ là thời gian cháy của Mặt trời lâu thôi - (H.A)

Mặt trời rồi cũng sẽ tắt, nhưng theo tôi biết thì khoảng 5 - 7 tỷ năm nữa mặt trời mới bước vào giai đoạn cuối đời của nó. Khối lượng của mặt trời M=1,9891x10^30 (kg). Thành phần chính của mặt trời là hidro ( khoảng 74% khối lượng, hay 92% thể tích) và heli (khoảng 24% khối lượng, 7% thể tích). Vì khối lượng của 2 khí này quá lớn nên để cháy hết thì nó cũng cần hàng tỷ năm để đốt cháy hêt. - (Dũng Đặng)

Năng lượng mặt trời là do phản ứng nhiệt hạch : 4H -> He, phần lớn năng lượng tỏa ra dưới dạng nhiệt năng nên luôn giữ cho nhiệt độ của mặt trời ở mức rất cao. Cái chúng ta quan sát thấy giống như mặt trời đang "cháy" vậy, vì cả hai quá trình cháy và nhiệt hạch đều sinh nhiệt và tạo ra ánh sáng (photon). Tuy nhiên bản chất thì mặt trời không cháy theo nghĩa là tương tác với oxy sinh ra nhiệt mà là phản ứng hạt nhân. Phản ứng hạt nhân có khả năng duy trì rất rất lâu bạn ạ vì nó chuyển hoá từ vật chất thành năng lượng, hiểu nôm na theo công thức E= mc^2 trong đó giá trị của hằng số c là rất lớn nên chỉ cần một số lượng rất nhỏ vật chất cũng có khả năng sản sinh ra một lượng năng lượng khỏng lồ. - (subasa)

do phan ung ket hop hat nhan - (nguyendinhdong_dientu)

Roi cung co ngay mat troi se tat nhung truoc khi tat thi con nguoi cung tuyet chung hang trieu nam ve truoc .khong co gj ton tai mai mai ngoai tru ko gian va thoi gian - (vu cuong)

Bạn đã nghe mặt trời còn tồn tại khoảng vài tỉ năm nữa ko? thì đó là lúc nó tắt
Bạn đã thấy 2 vật khác chất liệu thì có cái lại cháy được lâu hơn ko, thì suy ra mặt trời cũng như thế. - (Tuan)

Vi mat troi chua "den luc nao do se tat". - (Niem Vui)

Thực ra mặt trời " cháy" hàng tỉ năm rồi bạn ạ. sự cháy bạn nhắc tới ở đây là phản ứng hạt nhân của mặt trời, sẽ có một lúc phản ứng này chấm dứt kéo theo là sự sụp đổ cấu trúc của mặt trời dẫn tới sự hình thành một dạng thiên thể mới ( Sao lùn). Nhưng đừng lo, quá trình phản ứng này sẽ còn diễn ra trong hàng tỉ năm nưa ! - (Trần Tiến Đạt)

Chỉ có chúa mới biết bạn àh - (minh)

khong phai khong tat ma la chua tat thoi, vi nhien lieu tren mat troi nhieu chua dot het, no lon gap bao nhieu lan trai dat, lam sao 1 som 1 chieu dot het duoc, toi khi no tat la trai dat cung tieu roi, - (quan_ba_luong)

Không riêng gì mặt trời đâu bạn, trong lòng trái đất (6000 độ c) và các hành tinh khác đều rực lửa ở bên trong của nó do lực lén và áp suất lớn từ vỏ ngoài.
Còn mặt trời thì thực ra nó không phải là sự cháy bình thường như những gì bạn nhìn thấy ở trái đất mà nó là 1 phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Nhiệt độ cao và áp lực trong lõi Mặt trời gây ra phản ứng tổng hợp hạt nhân, biến các hạt nhân hydro siêu nhỏ (nguyên tố nhẹ nhất) biến thành các nguyên tử heli (nguyên tố nhẹ thứ hai, chỉ nặng hơn hydro).

Quá trình này giải phóng năng lượng một cách hiệu quả hơn nhiều so với quá trình đốt cháy trên Trái đất - và nó không cần oxy.

Năng lượng từ lõi Mặt trời truyền ra ngoài, đốt nóng phần còn lại của ngôi sao này. Tất cả năng lượng được tạo ra từ phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi phải đi qua nhiều lớp để tới quang quyển trước khi đi vào không gian dưới dạng ánh sáng Mặt trời. - (Hải Hiền Hậu)

Hàng triệu năm là chỉ so thời gian của trái đất và cảm nhận của con người về thời gian thôi, chứ với vũ trụ bao la thế này thì đó là điều đương nhiên bởi vì nếu mặt trời to bằng quả bóng đá thì trái đất chỉ nhỏ bằng hạt hồ tiêu mà thôi, một khối năng lương to như thế cháy biết bao giờ hết. Nhưng người ta đã phát hiện nhiều hành tình giống mặt trời và lớn gấp hành trăm lần mặt trời nữa. - (Hien Leev)

Mặt Trời hiện đã tồn tại nửa vòng đời của nó trong khi các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi của nó chuyển hydro thành heli. Mỗi giây có hơn 4 triệu tấn vật chất trong lõi của Mặt Trời được chuyển thành năng lượng, tạo ra neutrino và các dạng bức xạ năng lượng Mặt Trời. Với tốc độ này cho đến nay, Mặt Trời đã chuyển đổi khoảng 100 lần khối lượng vật chất Trái Đất thành năng lượng. Mặt Trời sẽ mất tổng cộng khoảng 10 tỷ năm để kết thúc sự tồn tại của nó trước khi trở thành sao lùn trắng - (Thanh Bình)

Thì đến một lúc nào đó nó sẽ tắt nhưng không phải bây giờ. - (Lê Huy)

Đơn giản thôi mà. Ngay trong câu hỏi của bạn "chưa tắt" cũng có nghĩa là sẽ đến lúc phải tắt. Vạn vật trên thế gian khi phát cháy đến lúc nào đó sẽ tắt nhưng thời gian đến lúc tắt chảng có trường hợp nào giống trường hợp nào. - (Hoài Nam)

Vì khối lượng nó lớn nên nó cháy lâu thế thôi. Thanh củi to sẽ cháy lâu hơn thanh củi nhỏ! - (Đại Lê)

Thực ra là nó sắp tắt nhưng phải tốn thời gian dài mà con người cũng không thể tính được :) - (Boss)

vì nó là mặt trời - (Hieu Nguyen)

Mặt trời -Là 1 dạng ngôi sao, là 1 lò phản ứng nhiệt hạch.Nó sẽ tắt như bất cứ vạn vật nào.Vấn đề là thời gian thôi bạn à - (nguyenhoc.ctg)

Nguồn lửa lớn thôi bạn àk! Ví dụ 1 que diêm cháy trong 10 giây, 1 khúc gỗ cháy 3 tiếng, một mãnh rừng cháy trong vày tuần => lớn như mặt trời thì cháy trong vài tỉ năm. - (Trần Phát)

Rồi nó cũng sẽ tắt thui bạn. Đó là quy luật. Nếu bạn muốn biết lên google đánh chữ "Mặt trời chết như thế nào" - (Tuấn Anh)

Đó là năng lượng sinh ra do phản ứng nhiệt hạch đó bạn àh!
Đó là phản ứng hợp nhân , từ 2 hiro tạo ra heli, các ngôi sao càng lớn thì tốc độ tiêu thụ hiro của nó càng nhanh...Ngoài ra còn có những phản ứng khác (cấp cao hơn) tạo thành các nguyên tố nặng hơn...
Nói một cách khác, mặt trời của chúng ta là một quả H khổng lồ !
Tất nhiên là nó sẽ không cháy mãi (còn hơn 4 tỉ năm nữa) - (Nguyen)

Có nhiều lý thuyết về mặt trời nhưng tất cả chỉ là giả thuyết vì không có gì đến gần mặt trời được. Chỉ dựa vào bức xạ mặt trời ko thể giải thích câu trả hỏi của bạn. Theo mình có 2 khả năng, 1 là mặt trời tự phát ra năng lượng,giống như 1 cục pin,nó có thể tự phát hàng chục hay trăm triệu năm, tới thời điểm này cũng chỉ mới vài triệu năm thôi,2 là mặt trời hấp thụ năng lượng từ cãc tiểu hành tinh or thiên thạch khi chúng bị hút vào rồi giải phóng năng lượng. Chút chia sẻ với bạn - (ngọc nhi)

vẫn còn nhiên liệu để mà cháy tiếp - (crd)

Có nhiều lý thuyết về mặt trời nhưng tất cả chỉ là giả thuyết vì không có gì đến gần mặt trời được. Chỉ dựa vào bức xạ mặt trời ko thể giải thích câu trả hỏi của bạn. Theo mình có 2 khả năng, 1 là mặt trời tự phát ra năng lượng,giống như 1 cục pin,nó có thể tự phát hàng chục hay trăm triệu năm, tới thời điểm này cũng chỉ mới vài triệu năm thôi,2 là mặt trời hấp thụ năng lượng từ cãc tiểu hành tinh or thiên thạch khi chúng bị hút vào rồi giải phóng năng lượng. Chút chia sẻ với bạn - (ngọc nhi)

Nguồn nhiên liệu chính trên mặt trời là H2 (hidro). Trên mặt trời xảy ra phản ứng nhiệt hạch là nguồn năng lượng làm cho mặt trời cháy sáng. Các phản ứng này liên tiếp biến hidro thành heli, Mỗi giây có hơn 4 triệu tấn vật chất trong lõi của Mặt trời được chuyển thành năng lượng, tạo ra neutrino và các dạng bức xạ năng lượng Mặt trời. năng lượng được tạo ra bởi phản ứng tổng hợp hạt nhânthông qua một loạt bước được gọi là dãy p–p (proton–proton) để biến hydro thành heli. do mặt trời có khối lượng rất lớn nên tồn tại rất lâu, khoảng 10 tỷ năm. 5 tỷ năm nữa sẽ tắt - (cuoicon)

Tại nó "cháy" chưa hết nên chưa tắt, mà trên mặt trời không phải sự cháy trong không khí mà là phản ứng nhiệt hạch. Đến một lúc nào đó hết nhiên liệu nó sẽ tắt. chắc phải hàng tỉ năm nữa - (Ngọc Sơn)

Vì mặt trời hiểu được vai trò và vị trí của mình với sự tồn tại của vạn vật xung quanh nên nó không thể tắt ngay được! - (Lê Tiến Lùi!)

vi no qua to nen chay hoi lau. - (TRAN HIEU DUONG XUAN)

Vạn vật khi cháy đến một lúc nào đó sẽ tắt, mặt trời cũng không có ngoại lệ. đó là quy luật của tự nhiên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là khi nào nó sẽ tắt, và câu trả lời là khi bản thân nó hết nhiên liệu, quá trình phát sáng của mặt trời do phản ứng nhiệt hạch từ hidro mà ra, nên khi nào mặt trời hết nguồn nhiên liệu hidro thì lúc đó mặt trời sẽ biến mất. Theo NASA, thì khoảng vài tỷ năm nữa điều nayd sẽ xảy ra. Bạn iên tâm đi, lúc đó không biêt không biết bạn đang ở đâu trong vũ trụ này hihihi - (Tran Quang Son)

vì nó vẫn còn năng lượng để cháy, nếu muốn nó tắt chắc phải khoản 5 tỷ năm nửa - (nguyễn hùng vỹ)

Bởi vì phải mất gần 20 tỷ năm nó mới tắt. - (Calvin)

mặt trời sẽ còn cháy trong khoảng vài tỷ năm nữa. Với con người thì đó là khoảng thời gian bất tận, nhưng so với mặt trời hay vũ trụ, nó cũng không phải là quá lớn. Nó cũng giống như bạn thắp 1 cây nến, cháy hết 1 ngọn nến có thể mất 1 vài giờ, nhưng trong 1 khoảnh khắc tính theo phần trăm giây thì đúng là 1 vài giờ đó trở nên bất tận. - (thanh tam)

Triệu triệu năm đối với vũ trụ chỉ tương đương với một phần triệu triệu cái chớp mắt trong đời người. Chỉ là "chưa tắt" thôi, bạn cứ vô tư sống, đến lúc nó tắt còn lâu lắm. - (phamnguyenthang64)

Thế mới gọi là mặt trời chứ, không lại là cái lò nhà bác à ! - (Nguyễn Duy Trí)

Mặt trời không phải là cháy bạn ạ. Nó phát sáng và tỏa nhiệt là nhờ phản ứng nhiệt hạch xảy ra bên trong nhân mặt trời. Phản ứng nhiệt hạch trên mặt trời phản ứng tổng hợp Hidro thành Heli ( có thể kết hợp heli để thành nguyên tố nặng hơn) s. Và lượng Hidro đủ lớn để duy trì phản ứng thêm 5 tỉ năm nữa. - (Fa)

Cái gì cháy mà chả tắt. chỉ có điều bạn có sống đến lúc nó tắt hay không thôi. - (dienco)

Không phải nó không tắt mà chưa tắt. Nó đi được 1/2 quãng đường còn lại khoảng 5 tỷ năm là nó phải chết đi.Trước khi chết nó trở thành ngôi sao đỏ khổng lồ nuốt chửng sao Thủy sao Kim,trái đất...cuối cùng năng lượng cạn dần, thể tích giảm biến nó thành sao lùn (trắng==>đen). - (Trần Huy)

Mặt trời đã cháy khoảng 5 tỷ năm trước rồi chứ không phải là hàng triệu năm. Mặt trời cũng sẽ đến lúc phải tắt, vào khoảng 4 tỷ năm nữa thôi. - (Hoàng Vũ)

Năng lượng (bạn gọi là cháy) của mặt trời được xuất phát từ phản ứng hạt nhân (nuclear fusion reaction) xảy ra sâu bên trong trung tâm lõi của mặt trời. Trong một phản ứng nhiệt hạch, cứ hai hạt nhân nguyên tử kết hợp với nhau, tạo ra một hạt nhân mới và từ đó những phản ứng liên tục tạo ra năng lượng mà chúng ta thấy mặt trời đã sãn xuất ra năng lượng hơn 4.5 tỷ năm qua và dự đoán còn tiếp tục thêm 5 tỷ năm nữa. Chúng ta cũng cần biết thêm bề mặt của mặt trời có sức nóng khoảng 5526°C và trong trung tâm lỏi nóng khoảng 15 triệu °C - (Sang Nguyen)

chuyện của Ông Mặt Trời thì chỉ có Ổng biết thôi - (phonglong)

Mặt trời rồi cũng sẽ tắt, các nhà khoa học đã tính toán và đưa ra con số là khoảng .................5 tỷ năm nữa mặt trời sẽ tắt đấy bạn ạ! - (Quốc Thắng)

thế bạn có thắc mắc sao tờ giấy cháy nhanh tắt hơn khúc củi không??? - (trung to)

Nếu mà tắt thì tất cả các loài động vật, sinh vật, và cả con người sẽ không tồn tại Đựơc nữa - (Nguyễn Hải)

một cây gỗ to cháy lâu hơn hay một que diêm cháy lâu hơn vậy bạn - (Lưu Quang Đức)

vì đó là mặt trời! - (lê văn báo)

1tỉ năm nữa chắc sẽ tắt - (vũ duyến)

Nguyên lý phát nhiệt của Mặt Trời tương tự như quá trình phản ứng trong Bom hạt nhân. Vật chất trong Mặt Trời biến thành năng lượng. sự chuyển biến này khác với sự cháy. Cháy là quá trình làm cho vật chất này biến thành vật chất khác. Còn khi vật chất biến thành năng lượng, thì một lượng vật chất nhỏ cũng có thể sinh ra 1 năng lượng cực lớn. thí dụ, nhiệt năng do 29gam vật chất sinh ra có thể làm nóng chảy 1 triệu tấn đá… - (Dương Luận)

một bình ga 12kg đương nhiên là sử dụng lâu hơn bình 10kg vậy thôi. Mặt trời có khối lượng quá lớn 2*10^30 kg vật chất, nên còn đốt được hơn 4 tỷ năm nữa, bạn cố sống đến ngày đó để xem nó tắt nha. - (Phat Huynh)

đơn giản là tại vì mặt trời chưa đến lúc tắt thôi. - (HUY LẬP PHẠM)

Không có gì vĩnh cửu cả, mặt trời được dự đoán khoản 6tỷ năm nữa là sẽ bị biến đổi thành 1 ngôi sao lùn. Bạn tìm thêm trên google để biết thêm. - (Tran Hoa)

Mặt trời đang tắt dần đấy chứ bạn. Nếu bạn đủ thọ để xem được điều này - (tuấn)

Mặt trời không cháy. Vật chất trên thế gian cháy rồi nó sẽ tắt khi chất gây cháy bị hết và biến thành chất mới . Mặt trời là một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ với thành phần chính là hidro ở trạng thái plasma. Khi các hạt nhân hidro va chạm vào nhau gây ra phản ứng nhiệt hạch tỏa nhiệt và tạo ra hạt nhân heli, Nó không cần ô xi để duy trì phản ứng này. Lượng hidro này là vô cùng lớn nên các phản ứng liên tục diễn ra.
Theo dự báo thì khoảng 4,5 tỉ năm nữa lượng hidro này phản ứng hết khi đó mặt trời sẽ nở dần ra bao trùm các hành tinh trong hệ mặt trời sau đó nó sẽ thu nhỏ lại trở thành một ngôi sao lùn trắng. - (YANCHI)

Ví dụ bạn đốt 1 cây đuốc và 1 que diêm. Vật chất của que diêm ít hơn nên thời gian cháy của nó nhanh hơn so với cây đuốc. Nhưng cuối cùng thì cả 2 đều tắt, cái khác nhau ở đây là thời gian dài ngắn khác nhau. Tương tự như thế, mặt trời rồi cũng sẽ đến lúc cháy hết, và tắt (hoặc chết) - theo cách của 1 ngôi sao, chỉ là do vật chất của mặt trời rất nhiều nên cần 1 lượng thời gian rất lớn để cháy hết thôi. - (Đàm Thanh Giang)

Thứ nhất: Mặt trời lớn gấp rất nhiều lần trái đất
Thứ 2: Năng lượng trong mặt trời nhiều đến mức có thể coi là vô hạn
Thứ 3: Mặt trời cháy là phản ứng hạt nhân( phản ứng tổng hợp) chứ không phải cháy thường( không

0