Vì sao bầu trời màu xanh? - Câu hỏi hay
Vì sao bầu trời ban ngày khi không có mây lại mang màu xanh mà không phải màu tím hay một màu nào khác? (Nam Hùng) Ảnh minh họa: wallpapermania Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...
Vì sao bầu trời ban ngày khi không có mây lại mang màu xanh mà không phải màu tím hay một màu nào khác? (Nam Hùng)
Ảnh minh họa: wallpapermania |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
"Trái đất này là của chúng mình, quả bóng xanh bay giữa trời xanh" - (nql)
Ánh sáng mặt trời là tập hợp của các ánh sáng đơn sắc : Đỏ - da cam - vàng - lục - lam - chàm - tím. Khi ánh sáng mặt trời đi qua bầu khí quyển nó sẽ bị các hiện tượng như phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ, và bị bầu khí quyển hấp thụ mất một số ánh sáng đơn sắc. Những màu còn lại từ bầu khí quyển đến mắt chúng ta chỉ còn lại vài màu và khi tập hợp lại chúng có màu xanh như chúng ta quan sát được trên bầu trời.. Màu sắc của các đàm mây hay của nước biển cũng do điện tượng hấp thụ ánh sáng này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về quang phổ hấp thụ sẽ rõ hơn. - (Thanh Y 7)
Đó là do ánh sáng của mặt trời! Trong ánh sáng có 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Khi đi qua tầng khí quyển thì 4 màu đầu đỏ cam vàng lục chui qua được. Riêng 3 màu còn lại bị giữ lại kết hợp với bụi bặm, hơi nước phản xạ qua lại cuối cùng nhuộm bầu trời thành màu xanh da trời.
Thân ái và quyết thắng! - (Nguyễn Hải Triều)
Vì cách bề mặt trái đất từ 30-40km có 1 lớp Ozôn(O3) màu xanh, bảo vệ trái đất khỏi các tia cực tím.. đó bạn. - (Tuyen Pham)
Bầu trời màu xanh là do hiện tượng tán xạ Rayleigh. Loại tán xạ này xuất hiện khi các hạt vật chất trong khí quyển (như bụi, phân tử khí,...) có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của bước sóng điện từ. Các sóng điện từ có bước sóng càng ngắn (như tím, chàm, lam) thì càng bị tán xạ Rayleigh ảnh hưởng. Tán xạ Rayleigh xảy ra chủ yếu ở các tầng cao của khí quyển. Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống, các ánh sáng có bước sóng ngắn như tím, chàm, lam bị tán xạ mạnh khiến bầu trời sẽ có màu tím, chàm, lam. Nhưng tại sao ta không thấy trời màu tím. Bởi vì so mắt con người nhạy cảm với màu xanh. Do đó, khi nhìn lên bầu trời ta sẽ thấy trời màu xanh chứ không phải tím. Vậy ta thấy bầu trời màu xanh là do 2 lý do: tán xạ Rayleigh và mắt người nhạy với màu xanh.
2 lý do trên cũng giải thích vì sao biển có màu xanh thay vì các phân tử trong không khí nay là phân tử trong nước biển. Vì thế không phải là trời phản xạ lại màu xanh của biển đâu (vì nước biển hay nước nói chung trong suốt không màu) hay biển phản xạ lại màu của bầu trời. - (Văn Hùng - Massachusetts)
Bầu trời có mầu xanh vì đó là mầu của khí quyển. Trái đất có 3 tầng khí quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao khí quyển.3 tầng khí quyển có chiều dầy khoảng 100km, chính nó tạo màu xanh cho bầu trời. Nhìn từ vũ trụ cũng sẽ thấy trái đất có mầu xanh, cũng vì đó là mầu của khí quyển. Nếu nhìn bầu trời từ mặt trăng hoặc sao hỏa sẽ không thấy bầu trời mầu xanh mà là mầu đen vì các thiên thể này không có khí quyển giống trái đất. - (phungquocduy)
Không lẽ bầu trời màu đỏ - (my heart)
Vì tầng Ozone có màu xanh. Khi mặt trời chiếu xuống trái đất, phản xạ lên lại trúng tầng Ozone, tầng Ozone phản xạ lại lần nữa => Một màu xanh xanh, chấm thêm màu vàng :v - (Saru Sama)
Ý kiến cá nhân của mình nhé: thật ra là bầu trời có màu đen, màu mà bạn nhìn thấy ban đêm khi nhìn lên trời là màu thật sự của bầu trời. Còn màu xanh khi bạn nhìn thấy vào ban ngày thực ra là từ mặt trời. Ánh sáng mặt trời có màu trắng khi chiếu xuống trái đất nó phải đi qua bầu khí quyển của Trái Đất và bị tán xạ thành các màu sắc khác nhau. Trong đó màu xanh có bước sóng ngắn nhất bị tán xạ nhiều nhất nên khi bạn nhìn lên bầu trời có màu xanh thì đó là do mắt bạn thấy anh sáng xanh nhiều nhất chứ không phải bầu trời màu xanh và cũng vì cấu tạo của mắt sẽ cho bạn thấy màu xanh chứ không phải màu chàm hay tím(bước sóng ngắn nhất).
Vào nhưng lúc hoàng hôn hay bình minh bạn sẽ thấy thêm một số màu như đỏ hoặc vàng đó là lúc mặt trời nằm ở phía đường chân trời ánh sáng xanh lúc này bị tán xạ ít hơn nên bạn có thể thấy thêm màu khác. - (nguyễn hồng sơn)
Ánh sáng trắng gồm nhiều màu sắc có độ xuyên không khác nhau. Màu đỏ và vàng là xuyên mạnh nhất, nên người ta dùng nó để làm đèn báo hiệu từ xa, hoặc để lái xe trong sương mù. Màu xanh lục là màu phù hợp nhất với cấu tạo con mắt người - trong dãy đèn như nhau bạn sẽ thấy đèn xanh lục sáng nhất. Người ta dùng màu xanh lục để làm bóng tennis cho dễ đánh. Xuyên kém nhất là màu xanh tím, nó bị tán xạ mạnh trong không khí, vì thế ta thấy màu này tán xạ từ lớp không khí trên cao, trong khi các màu xuyên mạnh đã đi chỗ khác hết rồi. - (BlackViva)
vì sao bầu trời có màu xanh?vì sao mặt trời mọc ở hướng tây và lặn ở hướng đông vì sao trái đất hình tròn ...vv và vì sao anh yêu em?toàn những câu hỏi hóc búa mà ngày xưa phải nặng đầu tìm hiểu để trả lời cô người yêu.theo mình nghĩ nước biển chính là nguyên nhân của màu xanh trên bầu trời. - (dr69)
màu xanh là màu hi vọng, nhìn lên trời thấy bao la hi vọng !!!! - (dung.le0510)
Trong tính chất hóa học của oxi (O2) ở dạng lỏng nó có màu xanh nhạt. Mà trong khí quyển của chúng ta có rất nhiều oxi ở tầng đối lưu, và còn có thêm lớp ozon (O3) bao phủ ở tầng bình lưu nữa nên bầu trời có màu xanh. Cũng giống như biển vậy. - (Lê Vấn)
7 màu cơ bản chứ ko phải là có 7 màu đâu nha - (linhthanhliema)
Rất đơn giản bạn nhé .. nếu trái đất mang màu tím hay một màu nào khác. Bạn sẽ không có câu hỏi vì sao trái đất mang màu xanh nữa đâu. - (tranvu)
Khi ánh sáng mặt trời (sóng điện từ) đi qua tầng khí quyển Trái Đất, nó bị tán xạ theo các hướng khác nhau, với các bước sóng khác nhau. Do ánh sáng màu xanh có bước sóng ngắn hơn ánh sáng các màu khác, nên nó bị tán xạ nhiều hơn --> Đó là lí do tại sao bầu trời lại có màu xanh :D - (Linh Ta)
Nó chính là màu quang phổ hấp thụ từ ánh sáng mặt trời của tầng khí quyển - (letd eng)
Do Mặt Trời phát ra ánh sáng trắng, ánh sáng trắng gồm 7 màu từ đỏ tới tím, khi đi qua khí quyển của Trái Đất sẽ bị khúc xạ, tán xạ, và chỉ có ánh sáng xanh là phù hợp với chiết suất của khí quyển nên qua dc và đến mắt ta nên ta thấy trời màu xanh - (Ngoc Doan)
vì màu xanh bạn mới thấy bầu trời là vô tận, bầu trời vô tận bạn mới thấy có màu xanh. còn màu khác thì không - (Mạnh Công Mạnh)
chắc là bóng của biển chiếu lên - (ngockhanh)
google fu (cháu họ 3 đời của kung fu): cái này là do tán xạ Rayleigh, đại thể là do khí quyển cấu tạo bởi oxi và nito, 2 khí này làm cho ánh sáng (dạng sóng) bị hấp thu một phần, bạn xem 7 sắc cầu vồng thì sẽ biết phần nào bị hấp thu, vì phần không bị hấp thu và đi vào mắt chúng ta là màu xanh da trời. Tương tự, tại sao mặt trời không có màu xanh luôn? Vì khi ta nhìn vào mặt trời trực tiếp (vẫn chói lóa vì đấy không phải mặt trời dịu êm) thì ánh sáng đến mắt ta đi theo đường ngắn nhất, không bị hấp thụ bởi không khí, thế nên có màu trắng (bạn để ý nếu về quê, nhìn đường chân trời cũng sẽ thấy nó có màu nhạt hơn, bởi lúc đó ánh sáng lại phải đi quãng đường xa hơn để tới mắt bạn, khi đến nơi thì sắc xanh cũng bị hấp thụ bớt rồi). - (manhcuong89_K2)
Do bầu khí quyển của trái đất,ở trên các hành tinh không có tầng khí quyển nhìn lên bầu trời xẽ có màu đen. - (Anhhau)
Nhiều ý kiến quá, Em chẳng biết câu trả lời nào đúng cả. - (buiquanghuy.987)
Bạn muốn bầu trời màu hồng thì bạn hãy vào 1 gian nhà toàn màu xanh, ngồi trong đó ngắm màu xanh vài tiếng rồi ra nhìn bầu trời sẽ chuyển sang màu hồng thôi. còn vì sao thường ngày bầu trời màu xanh thì nó liên quan tới bước sóng của ánh sáng, hình như vật lý cấp 3 có giải thích rồi. - (Dao Xuan Thanh)
Giống như đại dương, do các hạt ở trên được chiếu sáng và màu đen bên dưới. - (Ngộ Không)
Vì bầu trời phản chiếu màu của đại dương ;) - (Phạm Đông)
Đơn giản vì tầng trên cùng của khí quyển là ozon. dày hàng km. ozon thì màu xanh như bạn thấy - (Trương Văn Long)
Vì màu xanh tượng trưng cho hòa bình hihi
Nhân loại yêu hòa bình và bầu trời cũng thế - (Quốc Trưởng Ngô)
Khúc xạ ánh sáng thì phải nhớ mang máng - (Vothang295)
Màu xanh là màu của hy vọng, ai cung hy vong nên bầu trời sẽ co màu xanh hiii - (anhthuangc)
Vì con người dưới trái đất gọi là MÀU XANH DA TRỜI - (Anhdung)
Hôm nào trời xanh là hôm đó...trời ốm nặng, nên mới có câu "Màu xanh da trời" mà ! - (sytd)
Vì sao bầu trời màu xanh thì vì là nó có màu xanh đó là tạo hóa của vũ trụ cũng không ai biết chắc được tại sao lại màu xanh - (hứa văn thiệu)
Đó là tầng Ozon bạn ạ. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn ôzôn là một chất khí có màu xanh nhạt. Ôzôn hóa lỏng màu xanh thẫm ở -112 °C, và hóa rắn có màu xanh thẫm ở -193 °C. Ôzôn có tính ôxy hóa mạnh hơn ôxy, do nó không bền, dễ dàng bị phân hủy thành ôxy phân tử và ôxy nguyên tử - (dinhthanhtungkts)
Không khí và chân không là trong suốt. Khi mình nhìn xuyên qua không khí với một khoảng cách vô cùng và tầm nhìn xa vô giới hạn như vậy thì sẽ trở thành màu xanh. - (Anthony Dang)
Một câu hỏi mà ngành khoa học về Trái đất và môi trường chưa bao giờ có một tranh sánh trên Trái đất viết về tại sao bầu trời lại có màu xanh và tại sao màu của Trái đất lại có màu xanh.
Màu xanh màu bề mặt của Trái đất là màu của diệp lục tố, chất cơ bản của hệ thực vật có thể hấp thu các bước sóng dài để tạo ra bước sóng xanh thoát ra khỏi bầu khí quyển đê giảm nhiệt cho Trái đất. Khí quyển với nhiều lớp, trong đó có tầng ô zôn bảo vệ sự sống trên Trái đất, chỉ có bước sóng xanh mới có thể thoát ra, cũng như có thể xuyên qua bầu khí quyển, đó chính là chứng minh co sự giảm nhiệt của hệ thực vật cho hành tinh Trái đất.
Từ năm 1900 đến nay Trái đất đã mất đi 4 Tỷ ha đất rừng tự nhiên lớp bề mặt có thể giảm nhiệt cho Trái đất, và 4 tỷ đó là đất đô thị giao thông và sa mạc hóa đã hấp thụ một lượng nhiệt khổng lồ cho Trái đất nóng lên.
Biến đổi khí hậu thảm họa từ chính sự nhận thức mơ hồ khoa học về Trái đất.
Loài người không chết và diệt vong vì thiếu ăn, nhưng sẽ chết và diệt vong vì kém hiểu biết - (Tran Xuan Xanh)
màu xanh là tầng ozon - (Họ Và Tên)
Bầu trời màu xanh là do sự khúc xạ của anh sáng đối với hành tinh chúng ta... hành tinh chúng ta màu xanh..khi mặt trời chiếu xuống trái đất....nó sẽ phản chiếu lại trên bầu trời.. - (thehung856)
Leonardo là người đầu tiên phát hiện bầu trời có màu xanh do ánh sáng bị khúc xạ trong không khí. - (tuanm)
trời xanh là tại trời mang bầu gọi là bầu trời sau 1000 năm bể bầu sinh ra con trời hay còn gọi là vua hoặc king hoặc thiên tử còn nếu bạn hỏi làm sao mà trời mang bầu thì mình không biết vì không phải tại mình :D - (Cuội Chứ Ai)
da trời ai nhuộm mà xanh
má đào ai nhuộm mà quanh năm hồng
nếu mà trời màu hồng thì không gọi là má đào mà gọi là má trời tức là mẹ trời như vậy đâu có được - (@@@@@gmal.com)
mời các bạn đọc 10 vạn câu hỏi tại sao, bán đầy trong hiệu sach thiếu nhi - (trong3463)
Chuan la ma xanh duong mau cua o3 ozon. - (Nguyenxuantruonghado)
do sự phản xả của đại dương lên bầu khí quyển nên bầu trời có màu xanh. thiên nhiên không hề phức tạp như vậy - (nambuithanh.hus)
Mặt Trời có hạng quang phổ G2V. G2 có nghĩa nó có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.505 °C khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán xạ khí quyển. Chính sự tán xạ này của ánh sáng ở giới hạn cuối màu xanh của quang phổ khiến bầu trời có màu xanh. - (Nhận Quà)
Bầu trời màu xanh vì anh có em - (QV.T)
Nhiều ý kiến thể hiện có kiến thức , có vẻ hàn lâm, giải thích mạch lạc, nhưng theo mình thì vẫn chưa thuyết phục vì những lý do đơn giản sau đây : - thứ nhất : không phải bầu trời lúc nào cũng có màu xanh.
- thứ hai : câu hỏi này tương tự có ở sách Hướng dẫn học Khoa Học Tự Nhiên 7 , để cho HS lớp 7 trả lời, lấy đâu mà có những kiến thức cao xa như thế để HS lớp 7 lập luận giải thích. - (ngovanthuongthcsmychanh)