09/06/2018, 23:20

Tại sao nước sôi đông đá nhanh hơn nước lạnh? - Câu hỏi hay

Hai cốc nước giống nhau (một nước sôi, một nước lạnh) được đem đặt vào tủ lạnh cùng một lúc. Tại sao cốc nước sôi lại đông đá trước? (Huỳnh Ba) Ảnh minh họa: bsfc Mời độc giả đặt ...

Hai cốc nước giống nhau (một nước sôi, một nước lạnh) được đem đặt vào tủ lạnh cùng một lúc. Tại sao cốc nước sôi lại đông đá trước? (Huỳnh Ba)

Ảnh minh họa: bsfc

Ảnh minh họa: bsfc

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Tại vì bạn chưa làm thử bao giờ nên mới hỏi như vậy. Trường hợp nước có nhiệt độ cao đông đá nhanh hơn chỉ xảy ra ở một số mẫu đặc biệt thôi, là hiệu ứng Mem-bơ gì đấy, chứ nước sôi mà đông đá nhanh hơn nước lạnh thì người ta đã nấu sôi hay phơi nắng rồi làm đá cho đỡ tốn điện mà lại đảm bảo VSATTP rồi. - (Thuong80)

Nước khi hàm lượng tạp chất càng lớn thì nhiệt độ đóng băng càng thấp, đồng thời nhiệt độ sôi càng cao (vì sao như vậy thì xin mời các nhà vật lý trả lời). Với nước đã đun sôi, các chất khoáng, khí hòa tan trong nước đã bay hơi, kết tủa đáng kể nên nước đã đun sôi tương đối tinh khiết hơn. Và hệ quả của việc này như bạn đã nêu. - (Xuan Hoang)

Nếu giải thích được hiện tượng này một cách khoa học bạn sẽ được thưởng 100.000 bảng từ hiệp hôi khoa học đấy - (Độ Mai)

Hiệu ứng mpemba gì đó mà, do cậu học sinh này hỏi 1 vị giáo sư, các nhà khoa học không giải thích được nên đặt hiệu ứng này theo tên của cậu, cũng cả thế kỷ rồi hay sao ấy, không biết đến giờ đã có câu trả lời chính xác chưa nữa - (Trần Bá Đức)

Tại nước sôi có thể tích bằng nhưng khối lượng lại nhỏ hơn nước lạnh. Khi cho cả hai vào tủ lạnh nước sôi sẽ mất rất ít thời gian để đạt nhiệt độ bằng nước lạnh (do sự chênh lệch nhiệt độ cao). Thời gian này ít hơn thời gian làm lạnh khối lượng chênh lệch ( giữa 1 cốc nước sôi so với nước lạnh) nên cốc nước sôi sẽ đông đá nhanh hơn. - (Phước Hoàng)

Thật khó tin... Phải thử nghiệm mới được. - (Pho Pham)

ANH NGHĨ EM NHẦM , VÌ NÓI NHƯ EM, CÁC NGUYÊN LÝ TRUYỀN NHIỆT BỊ SAI HẾT - (Bình Nguyễn Văn)

Đây gọi là hiệu ứng Mpemba, trong một điều kiện nào đó, nước sôi có thể đóng băng nhanh hơn nước lạnh. Các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất cách giải thích, nhưng đại đa số đồng ý rằng nếu trước khi làm lạnh, các phân tử nước ở tình trạng hỗn loạn hơn sẽ dễ đóng thành băng hơn, còn nếu nó ở tình trạng trật tự sẽ dễ dẫn đến hiện tượng quá đông (supercool- nước dưới 0 độ C vẫn còn ở thể lỏng) nên khó đông thành băng. Nước quá đông chỉ cần một tác động vật lý nhỏ để các phân tử hỗn loạn sẽ đông thành băng ngay tức thì. Có nhiều màn ảo thuật thế giới lợi dụng hiện tượng này. - (ngminhtritm)

đây là thắc mắc rất khó chịu mà rất rất nhiều nhà khoa học không tìm ra, bên Anh có một giải thưởng cho ai giải thích được, nhưng tới giờ chưa ai tìm ra...., - (đông)

Câu hỏi trên là một trong những câu hỏi mà đến nay giới khoa học vẫn chưa có câu trả lời hoàn toàn chính xác . Nếu có ai tự tin mình hoàn toàn giải thích hiện tượng này thuyết phục nhất thì liên hệ Hội Hóa học hoàng gia Anh để nhận 1000 bàng.
p/s: lâu quá rồi không biết giải thưởng này còn không...
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trao-1-000-bang-anh-cho-cau-do-khoa-hoc-the-ky-2235333.html - (hamss198)

Chẳng có gì mà khó hiểu. Nước là chất cách nhiệt khá tốt nên chất lỏng trong nước muốn trao đổi nhiệt thì nó phải chuyển động. Khi chuyển động thì bên ngoài bên trong lần lượt tiếp xúc với phần môi trường xung quanh làm trao đổi nhiệt nhanh hơn khi đứng yên. Để thí nghiệm việc này thì có thể dùng 2 ly nước rồi bỏ 2 viên đá vào. Một ly để cho nước đá nằm yên nổi bên trên. Một ly dùng muỗng khuấy viên đá lên xuống trong ly. Sau 1 phút thì thấy ly có nước đá để yên thì ít lạnh. Nước dưới đáy ly hầu như không lạnh nhưng nước trong ly được khuyấy lại lạnh rất nhanh. Tủ lạnh có công suất làm lạnh lớn. Nước chuyển động nhanh bao nhiêu thì càng tiếp xúc với môi trường nhanh bấy nhiêu nhưng do công suất tủ lạnh lớn nên nó làm giảm nhiệt nhanh ly nóng nhanh chóng mà trong tủ lạnh ko thay đổi nhiệt là mấy. - (Bùi Châu Dung)

Nước sôi có các phân tử nước nằm xa nhau như sợi dây thun khi kéo giãn, nước đông đá phân tử nước nằm cạnh nhau như sợi dây thun co lại. Khi nước đang sôi làm lạnh đột ngột giống như ta kéo 2 đầu sợi dây thun ra xa và thả nó ra nó sẽ co lại nhanh hơn tức là nước sẽ đông đá nhanh hơn. Giữa các phân tử nước có một lực hút cũng giống như lực đàn hồi của sợ dây thun! - (Tuyết Vũ Lưu)

nếu để 2 tủ lạnh cùng nhiệt độ thì không có chuyện đó, chỉ để cùng 1 tủ thôi. - (hieu161074)

Rất thú vị, mình có lần cũng thắc mắc, bạn nào biết chỉ với - (Kendy Tran)

Cái nầy các bác trả lời được thì vào daylimai (google ) mà chứng minh để lảnh 10k USD. Dây là thực tế kể cả nước sôi để nguội vẫn đông nhanh hơn nước lạnh. Mình đang thử nghiệm nước cất - (Aba Vina)

nước nóng đóng băng nhanh hơn chỉ xảy ra ở một vài trường hợp do hiệu ứng Mpemba
khi nước nóng quá trình bay hơi nhiều dẫn đến bề mặt tiếp xúc vs nhiệt độ lạnh nhiều hơn nên nhanh đông ( bay hơi gần bề mặt chất lỏng sau đó ngưng tụ lại...) - (huong nhu Nguyen)

Tối nay làm thử ngay. Trong các đk vật lý như nhau xem có đúng vậy ko. - (Yokura Nguyen)

Nhiệt động học một môn khoa học chưa có tên trong các ngành khoa học trên thế giới có thể giải thích giúp bạn như sau:
Cơ sở đối lưu nhiệt lạnh tạo ra nhiệt động của nước nóng diễn ra sự trao đổi nhiệt rất nhanh nước lạnh. Đây là cơ sở khoa học làm cho nước nóng mất nhiệt sớm hơn và bị đóng thành băng đá nhanh hơn nước lạnh. Chính sự khác biệt về tính chất lý hoá của nước khác biệt hoàn toàn với bất kỳ một chất lỏng nào khác. Với nhiệt độ trên 4°C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4°C, nước lại lạnh nở, nóng co, đây là cơ sở khoa học để tạo nên dòng chuyển động nhiệt động học đối lưu phân tử trao động nhiệt lượng của nước trong quá trình diễn ra khi làm lạnh hai thùng nước nóng và nước lạnh, thùng nước nóng lại đóng băng nhanh hơn thùng nước lạnh. Theo định luật bảo toàn năng lượng, không có nghĩa nước nóng đóng băng nhanh hơn sẽ tiết kiệm năng lượng, mà ngược lại sẽ tiêu hao nhiều năng lượng khi cần làm lạnh.
TRAN XUAN XANH - (Tran Xuan Xanh)

Rất thú vị, mình cũng chưa biết tại sao, bạn nào biết chỉ với - (Kendy Tran)

Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học hàng thập kỷ nay đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời chính xác dù thực tế đã chứng minh - (Tùng th)

Ai mà giải đáp được cầu hỏi trên, hãy sang anh quốc lãnh thưởng 1tr usd, vì bên đó nghe đâu cũng treo giải câu hỏi này cho các nhà khoa học.Nhưng hình như vẫn chưa có ai lãnh thưởng đâu - (son tissue)

Có lẽ vật lý cấp 3 mình chưa học đến hỏa hầu như bạn mong muốn. :3 bạn kiếm 1 cái camera 2 thanh đo nhiệt độ, 2 cốc nước, 1 = 100oC 1 cốc là 30oC bỏ 2 thanh nhiệt vào tủ lạnh ngăn đá, để camera và quay lại quá trình truyền nhiệt và hấp thụ nhiệt thì bạn sẽ rõ thôi. có khi bạn phát hiện 1 bí mật nào đó, riêng mình chẳng bao giờ làm điều này. nó quá xa với thực tiễn. - (Dao Xuan Thanh)

Trời nóng gây nên mưa đá - (app_user)

Đây là một trong 100 câu hỏi hóc búa nhất thế giới chưa có lời giải. Các nhà khoa học thế giới cũng chưa giải thích được. Câu hỏi này do một cậu học sinh trung học nêu ra cách đây hơn 50 năm rồi. - (tiến tùng)

đã có ai làm thử vấn đề này chưa nghe hay quá !! - (nguyên hiếu)

Vậy mà cũng tranh luận được! Đã ai thử chưa? Cốc nước lạnh nhanh đông hơn ạ! - (Vậy Sao)

nước bình thường chưa đun sôi thường là nước cứng ( chứa các ion Ca, Mg, Na,..). Khi đun sôi thì nước cứng sẽ tinh khiết hơn theo nghĩa nồng độ các ion trên giảm ( do khi sôi thì tạo kết tủa, chẳng thế mà các bạn để ý ở đáy siêu nước thường có một lớp như lớp đá cưng cứng bám vào thành, đáy siêu). Theo tính chất nhiệt độ sôi và nhiệt đông lạnh của 2 loại nước trên là khác nhau: dung dịch có nồng độ các ion trên càng cao thì nhiệt độ sôi càng THẤP và nhiệt đông lạnh càng CAO (khoảng 95 độ C là sôi và 5 độ C là đóng đá chứ không như nước tinh khiết sôi ở 100 độc C và đóng đá ở 0 độ C). tính chất này các bạn hỏi các sĩ tử vừa thi đại học môn hóa chắc các bạn ấy biết. Đó chính là lý do khiến cho cốc nước đã đun sôi để nguội vào trong tủ lạnh sẽ đông đá nhanh hơn cốc nước thường. - (tiennh213)

Chính xác. trên thị trường vừa bán loại tủ lạnh tiết kiếm năng lượng. Cách hoạt động như tác giả đã nêu, cụ thể là: Khi cho thứ gì vào tủ. Tủ sẽ tự động đun nóng lên đạt nhiệt độ sôi, sau đó tự chuyển sang ngăn làm lạnh. Áp dụng cho cả nước làm đá, thịt cá rau cỏ, hoa quả. - (Thanh Dinh)

Khi nước đun sôi các phân tử H2O giãn xa nhau ra chuẩn bị cho quá trình bốc hơi => có bề mặt tiếp xúc với môi trường lạnh lớn hơn nên đóng băng nhanh hơn. i think so :3 - (Đặng Hải Đăng)

Những ngày có tuyết rơi, mình thấy thanh niên ở Mỹ lấy nước sôi đem ra ngoài trời rồi vung lên trời nước sôi đó lập tức đóng băng ngay - (Tran duc danh)

Nước ở nhiệt độ sôi thì các phân tử đã linh động gần bằng với hơi nước. Mật độ phân tử cũng nới rộng hơn.
Khi gặp lạnh đột ngột, nhất là trong tủ đá có độ lạnh rất sâu thì một số phân tử sẽ kết tinh thành bông tuyết ngay trong khi cả cốc nước còn chưa kịp nguội hoàn toàn ( đóng băng cục bộ )
Những bông tuyết cực nhỏ đó ( được hơi lạnh của tủ đông duy trì để không bị đun chảy ) chính là các kết cấu cơ bản là khung xương để các phân tử nước khác bám vào tạo thành kết cấu tinh thể nước đá. Do vậy nước sôi có tốc độ đóng đá nhanh hơn về mặt lý thuyết so với nước bình thường ( có liên kết phân tử mạnh mẽ hơn )

Hiểu nôm na là các phân tử nước sôi có liên kết yếu hơn nên chúng dễ dàng chuyển sang một dạng liên kết khác ( liên kết tinh thể nước đá ) - (Nhi Đồng)

Vì nước lạnh chảnh ,ỷ nước sôi nóng nên chấp nước sôi đông trước, đến khi nước sôi đông thì nước lạnh vẫn còn đang ngủ - trích rùa và thỏ :)) - (Thích ý kiến)

Theo mình thì
Nước bốc hơi khi sôi là quá trình mất nhiệt tương tự như khi xoa cồn lên tay ta sẽ thấy mát. nước đang sôi là đang bay hơi và nó làm cho ly nước sôi có khuynh hướng mất nhiệt nhanh hơn.
Nhưng tại sao nó lại đông đá nhanh hơn là vì nước sôi có dòng đối lưu mạnh , phân tư nước di chuyển liên tục từ nơi có nhiệt cao đến thấp và ngược lại
Vậy điều gì sảy ra với ly nước có nhiệt độ thường. Ly nước có nhiệt độ ko quá chênh lệch với mô trường nên dòng đối lưu chậm hơn hoặc ko có..
Nếu quan sát ly nước thông thường ta hay bỏ vào tủ lạnh để làm đá ,ta thấy lớp ngoài cùng đông đá trước tạo thành một cái hộp bao kín nước lỏng bên trong
Vì sao vậy… vì nước ở thể rắn dẫn nhiệt kém nên lớp nước bên ngoài đông đá đã làm chậm quá trình mất nhiệt của lớp nước bên trong
Kết luận
Chính dòng tuần hoàn đã làm cho ly nước nóng mất nhiệt một cách nhanh hơn và đồng đều hơn
Đồng thời quá trình bay hơi ở nước nóng cũng giúp ly nước có khuynh hướng mất nhiệt nhanh hơn thong thường - (Giả Thị Trúc Lệ)

Cái này các nhà khoa học chưa giải thích đc ae nhé. - (Tony)

đây là thắc mắc rất khó chịu mà rất rất nhiều nhà khoa học không tìm ra, bên Anh có một giải thưởng cho ai giải thích được, nhưng tới giờ chưa ai tìm ra. - (đông)

Nếu bạn đặt chung trong một tủ lạnh thì đúng rồi, anh nước sôi tỏa nhiệt xung quang đến khi cân bằng. Nhiệt độ ban đầu ko nói lên điều gì về tính nhanh đông của hai anh nay do cùng tủ đông. Khi hạ nhiệt cùng đông phụ thuộc bản chất cua từng anh, anh sôi tinh khiết hơn do bay hơi hay kết tủa bớt tạp chất khi sôi nên đông nhanh hơn. Còn nếu bạn bỏ riêng hai tủ khác nhau xem ai đông lẹ hơn? - (XMan)

Trong qúa trình đun sôi ôxy trong nước ko còn nên nhanh đông đá và trong hơn nước ko đun sôi - (Nhà bác học .)

Thu nghiem xong, em hoi ong Google roi se biet ket qua chinh xac - (Haonini)

Nước đun sôi để nguội hay nước đang sôi?  - (Sang)

Bởi vì khối lượng riêng của nước sôi nhỏ hơn nước lạnh (ai cũng biết là khi nóng thì vật giãn và khi lạnh thì vật co lại) nên nhìn thể tích lúc đầu có thể bằng nhau nhưng thực tế thì khối lượng nước sôi phải làm lạnh ít hơn. Ta biết là Q=m.c.deltaT nên 0.5gram nước sôi 100 độ để làm lạnh đến 0 độ sẽ nhanh bằng 1 gram nước 50 độ làm lạnh đến 0 độ. Nếu khối lượng nước sôi (như ví dụ nêu trên) nhỏ hơn 0.5 gram thì nước sôi sẽ lạnh nhanh hơn nước 50 độ. - (Quang)

Nước sôi đông đá nhanh hơn nước lạnh thì môi trường lạnh phải đạt nhiệt độ -180 độ C bạn nhé. - (Dung Hoang)

Bỏ nước đã đun sôi vào đó để phá tủ cho nhanh thì có - (Nhovehanoithu)

tốn điện + nhanh hư tủ lạnh - (Thanh Toàn)

vì bản chất của sự kết tinh là sự sắp xếp một cách có trật tự của các phân tử nước. Ở nhiệt độ cao hơn thì sự linh động của các phân tử cũng lớn hơn. Do đó thúc đẩy nhanh quá trình kết tinh. - (nguyenkhanh0388)

Nếu ai giải thích được thì liên hệ viện hàn lâm khoa học của vương quốc Anh để nhận thưởng vì họ treo giải nhiều năm nay nhưng chưa có người nào lĩnh được. chỉ biết nước nóng làm đá nhanh hơn nước lạnh hiện tượng này do một học sinh trung học tên Mpemba tình cờ tìm ra trong một lần học nấu ăn ở lớp 6 thì phải và lấy luôn tên của học sinh này đặt tên cho hiện tượng. Đến nay chưa có giải thích thấu đáo và giải thưởng vẫn treo... - (Van Nguyenthanh)

Nước sôi thì bay hơi nhiều hơn nước nguội. Sự bay hơi tỏa nhiệt còn sự ngưng tụ hấp nhiệt. Hơi nước giảm nhiệt hơn nước đang sôi. Ngoài ra hơi nước bay hơi sẽ được khí lạnh truyền dễ hơn là nước lỏng. Khi dòng khí bay trong môi trường thì nó tiếp xúc với hơi lạnh nhiều hơn. Nước nóng thì cũng chuyển động hỗn loạn nên nó lần lượt tiếp xúc với thành lạnh bên ngoài nhanh hơn la nước lỏng nguội. Hơi nước nóng khi gặp hơi lạnh cũng sẽ nhanh chóng ngưng tụ nước lạnh rơi xuống hòa vào nước nóng làm giảm nhiệt nước nóng. Cái này cũng như khi xào thức ăn mà đảo đều các món thì tất cả chín cùng lúc nhanh hơn là để đồ chín từ dưới lên. Tương tự khi uống nước đá mà dùng muỗng khuyấy thì ly nước lạnh hơn là để đá rồi cho nó từ từ lạnh. - (Châu Bùi)

Cái này hồi xưa tôi học lớp 8 thì tự tôi biết giải thích rồi. - (Bùi Lê Châu)

Chào các bạn.
Tôi có ý này nhé!
1) Cuộc thử nghiệm được đặt chung một tủ lạnh và được quan sát đồng thời
2) Khi đó, cốc nước thường không bay hơi, cốc nước sôi lại bay hơi quá mạnh
3) Trong buồng lạnh lúc này có tỷ lệ hơi (đóng tuyết bão hòa) xung quanh 2 cốc tăng mạnh.
4) Cốc nước thường bị hơi tuyết bão hòa bao bọc, làm chậm sự trao đổi nhiệt dẫn tới đóng băng có tốc độ chậm
5) Cốc nước sôi, còn nóng ở bề mặt, không bị tuyết bão hòa bao quanh, vẫn truyền nhiệt mãnh liệt, trong khi đó nước bay hơi nhanh, mất nhiệt nhanh.
6) Đến thời điểm cân bằng nhiệt, có sự đóng băng ở thành cốc, tinh thể băng hình thành nhanh hơn, thô hơn cốc nước thường, dẫn đến sự tăng tốc làm mất nhiệt, và hệ quả là đóng băng nhanh hơn cốc nước thường.
7) Theo tôi, thí nghiệm kỳ lạ này chỉ tồn tại trong không gian buồng lạnh nhỏ, thì mới có hiện tượng như vậy. Nếu trong không gian lớn, tôi tin rằng cốc nước thường đóng băng nhanh hơn.
Xin các bạn cho ý kiến. - (Trần Văn Vượng)

thử là hư tủ lạnh - (dangthang)

Nước sôi cho vào tủ lạnh thì vẫn bốc hơi và sau khi bốc hơi xong thì dung lượng chỉ còn phân nửa nên đông đá nhanh hơn . Các bác cứ chọi đá đi nhé , em chuồn đây . - (David Nguyen)

ta co 3 moi truong nhiet do khac nhau : ly nuoc soi , ly nuoc binh thuong va moi truong tu lanh
- giai doan 1 : ca 3 se dat den tinh trang nhiet do bang nhau ( khong can biet la bao nhieu do )
- giai doan 2 : luc nay ca 2 ly co uu the bang nhau ve nhiet do . Cuoc dua giam nhiet ve 0 se nghieng ve ly nuoc da dun soi . - (Trankim40)

Hiện tượng bạn nhắc đến là hiệu ứng Mpemba được phát hiện vào năm 1963, và hiệu ứng này đã được giải thích là do thành phần tạp chất trong nước làm thay đổi nhiệt độ đông đặc của nước cao hơn so với bình thường. Đây là một dạng của ảnh hưởng tỉ lệ các chất trong hỗn hợp khác nhau sẽ làm thay đổi nhiệt độ sôi và độ đông đặc của dung dịch. Giống như việc bạn bỏ muối vô nồi luộc thịt sẽ làm thịt mau chín hơn, một phần là do khi đó nhiệt độ sôi của nước đã lớn hơn 100 độ C - (vũ võ)

Vì các phân tử H2O ở cùng một khối thể tích chuyển động trong nước nóng nhiều nên nhiệt được hấp thu đều hơn, ở nước lạnh thì ngược lại nên nhiệt phải đi từ ngoài vào trong => lâu hơn. Dĩ nhiên là cốc nước sôi phải không được cấp nhiệt nóng để duy trì nhiệt độ sôi khi để trong tủ lạnh! - (thaoluquang)

Tôi trả lời: hơi lạnh của tủ kết hợp với hơi lạnh của cốc nước lạnh làm mát cốc nước nóng, ngược lại hơi nóng của cốc nứớc nóng làm cốc nước lạnh ấm lên, cốc nước nóng sẽ bay hơi ra ngoài chỉ còn lượng nước ít hơn cốc nước lạnh, do vậy lên cốc nước nóng có điều kiện đông nhanh hơn. - (Nguyễn Văn Huy)

Đây là hai cốc để cùng một tủ lạnh công suất thấp nên trước khi làm cho hai cốc đông thành đá thì tủ lạnh phải làm lạnh hai cốc đã ( có nghĩa là cốc nước lạnh phải chờ cốc nước sôi lạnh cùng hehe) Còn sau khi cả hai cùng lạnh thì cốc nước sôi có lợi hơn là thể tích ít hơn,hàm lượng tạp chất lớn hơn v.v nên đông đá mau hơn. Hãy thử đặt hai cốc vào hai tủ lạnh có cùng công suất coi. - (nghia ty)

Chưa nhà kh nào giải thích đc - (y)

Nếu bạn lấy cùng một loại nước rồi đun sôi sau đó cho một lạnh ,một nóng vào tủ để làm đông thì cốc nóng nhanh đông hơn bởi vì :
-Nó có khối lượng ít hơn .
- Khi bạn đun sôi một số chất muối khoáng đã kết tủa nên nước dẫn nhiệt nhanh hơn
- truyền nhiệt của nước là dưới dạng đối lưu - (bxthuc1956)

Theo qui luật muôn nươc đông lạnh thì thiết bị sẽ làm cho nươc giảm dần nhiệt độ.Nhu vậy hai ly nươc 100 độ và 20 dộ đặt vào tủ lạnh thi ly 20 độ bị ảnh huong ly 100 đo không thể đông đá truoc đuoc mà phai chờ nhau ngang băng nhiet đọ rồi cùng nhau đông lạnh.(co thể ly nào đạt gần hơi gas sẽ đong nhanh hơn một chút).
Vậy thôi..Mình thử rồi. - (Kung Nguyen)

Muon dong lanh phai lam nuoc giam dan nhiet .Nhu vay hai ly nuoc 100' va 20' cùng dat vao tu lạnh thi ly 20' bi anh huong cua ly 100' ko the đong lanh truoc đc cho cho đến khi hai ly cùng tuong fuong roi cung dong lanh, va co the ly nuoc 100' dat gan cua gas lanh phả ra sẽ đông nhanh hơn một chút và nguoc lai. - (Kung Nguyen)

"Hai cốc nước giống nhau (một nước sôi, một nước lạnh) được đem đặt vào tủ lạnh cùng một lúc. Tại sao cốc nước sôi lại đông đá trước? " nước sôi để nguội bác ơi bác bỏ nước sôi vào tủ lạnh nội cái thời gian hạ nhiệt nước về 0 độ thì nước lạnh đi được gần nửa quảng đường rồi .làm so mà có thể đông đá sớm hơn nước lạnh ? ( nước sôi đề nguội đã diệt khuẫn rồi thì so với nước chưa qua nấu chính để nguội phải khác chứ ??? có khi những vi khuẩn cũng làm ảnh hưởng quá trình đông đá ??? - (Tran Quy)

Hiện tượng nước có nhiệt độ cao nhanh đóng băng hơn nước bình thường khi cho vào môi trường ngăn đong đá cửa tủ lạnh gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng yếu tố quyết định là do sự tỏa nhiệt của cốc nước đó nhanh hơn những cốc nước khác.đó là tý tính của một số chất khi chịu tác động của nhiệt, kim loại cũng vậy, không tin lấy một cục sắt binh thường và một cục sắt nóng hơn để vào ngăn đá tủ lạnh sau 10 phút lấy ra xem kết quả. - (van1979van2014)

Dang nong ma gap lanh thi cac phan tu nuoc se bi dong bang nhanh hon - (le hong sinh)

Nước đã đun sôi , có điện tích cao hơn nước bình thường , nên sự dẫn nhiệt lớn hơn nhờ điện tích , dẫn đến sự đông nhanh hơn - (Trần Viết Tất Đạt)

0