Khinh khí cầu bay ra ngoài khí quyển được không? - Câu hỏi hay
Kinh khí cầu có hay ra ngoài khí quyển được không? Ở biển và núi, nơi nào nó có thể bay cao hơn? (Huỳnh Ba) Ảnh minh hoạ: digitalmediastorm Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...
Kinh khí cầu có hay ra ngoài khí quyển được không? Ở biển và núi, nơi nào nó có thể bay cao hơn? (Huỳnh Ba)
Ảnh minh hoạ: digitalmediastorm |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Chào bạn Huỳnh Ba; như chúng ta biết trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đứng đầu các nguyên tố là hydrogen kế đến là helium, đó là 2 nguyên tố có khối lượng riêng nhỏ nhất, nhẹ nhất; do tính chất nhẹ của chúng nên cũng được gọi là "khinh khí, khí nhẹ" người ta dùng chúng bơm vào 1 quả cầu để nó có thể bay lên và lơ lửng trong không trung mà chúng ta gọi là Khinh khí cầu.
Do lực hấp dẫn của Trái đất nên không chỉ hydrogen, helium mà mọi loại khí khác đều bị giữ lại trong bầu khí quyển Trái đất ; và cũng chính vì thế khinh khí cầu không thể thoát ra ngoài không gian Vũ trụ được. Ở vùng biển, vùng núi hay bất cứ nơi nào đi nữa cũng đều chịu tác động của lực hấp dẫn Trái đất như nhau (tỉ trọng không thay đổi) nên chẳng có nơi nào để bay cao hơn, có chăng là ở vùng núi luồng không khí hay gió do núi che chắn nên có thể hỗn loạn hơn, hoặc ở đại dương khi gặp cơn bão nào đó thì...ôi thôi!
Có 1 tác nhân có thể lột sạch, thổi bay bầu khí quyển (toàn bộ các loại khí) đó là Gió mặt trời (Solar Wind) vì nó mang các hạt tích điện năng lượng cao, nhưng may mắn cho chúng ta nhờ từ trường của Trái đất phát ra từ 2 cực tỏa ra thành lá chắn vô hình, bao bọc Trái đất và làm trệch hướng Solar Wind, nên...đến giờ chúng ta mới còn tồn tại. Chúc ngày Chủ nhật vui vẻ. - (Mỹ An Trương)
Khinh khí cầu hoạt động theo nguyên tắc sử dụng lực đẩy khi khí nhẹ "nổi" lên trên khí nặng. Chính vì vậy khinh khí cầu không thể bay ra ngoài khí quyển (chân không - nơi không có không khí). Đối với các khí cầu trước đây sử dụng phổ biến là khí Hydro do khí này nhẹ, dễ điều chế nhưng cực kì dễ bắt lửa, cháy nổ nên giờ hầu như không được sử dụng. Mà thay vào đó là khí trơ Heli, tuy nhiên chi phí cao hơn nhiều so với sử dụng khí Hydro. Các loại khí cầu thông dụng hiện nay sử dụng khí hoá lỏng (gas) để đốt nóng không khí, không khí nóng có khối lượng nhẹ hơn không khí lạnh (ở nhiệt độ cao các phân tử khí dao động mạnh, lúc hút giữa các phân tử giảm dẫn đến cùng 1 thể tích khí nóng có số lượng phân tử ít hơn khí lạnh nên nhẹ hơn) được giữ lại trong thân khí cầu giúp đẩy khí cầu bay lên.
Nơi nào có thể bay cao hơn? Theo mình nghĩ dựa theo nguyên tắc trên, bay cao hay thấp dựa vào cấu tạo của khí cầu và trọng lượng nó mang theo. Càng lên cao mật độ không khí càng giảm (không khí loãng hơn). Khi khối lượng của toàn bộ khí cầu nặng bằng thể tích không khí mà nó chiếm chỗ nó sẽ không bay cao lên được trừ khi làm nhẹ khí cầu (tiếp thêm khí nóng, ném bớt bao cát...). - (Ham Hố Hiếu)
Không đâu người ơi. Nó bay là do lực đẩy Acsimec. Lực này do không khí tạo ra. Ngoài khí quyển làm gì có không khí. - (Nguyễn Thành Công)
Câu trả lời là không bạn nhé. Nguyên tắc hoạt động của khí cầu là lợi dụng chênh lệch khối lượng riêng của chất khí để bay lên. Ngoài khí quỷên là chân không. Mà chân không thì không có khối lượng nên bạn không thể tìm chất khí nguyên tử khối nhỏ hơn 0 để bay tiếp được. Còn trên cao hay thấp khí cầu bay cao hơn thì chỗ nào cũng như nhau bạn nhé. Thân! - (Tấn Thành)
Khinh khí cầu không thể bay ra ngoài vũ trụ vì nó dùng khí nhẹ hoặc khí nóng(khí nóng thì các nguyên tử khí chuyển động nhanh,mãnh liệt và bốc lên cao )mà khí hay phân tử khí đều chịu tác dụng của lực hấp dẫn trái đất nên không thể bay ta khỏi bầu khí quyển.nếu bạn dùng nhiên liệu (vd oxi lỏng) thì cấu trúc của nó không còn là khinh khí cầu rồi mà thành tên lửa^_^
ý kiến của mình là vậy sơ suất mong các bạn chỉ giáo đừng gạch đá nhé^_< - (rồng đen)
Mình xin trả lởi 2 câu hỏi của bạn như sau:
1. Bạn hỏi ngô nghê quá, ngoài không gian không có ôxi thì làm sao nhiên liệu cháy được để mà bay
2. Nếu tính theo cao độ của mực nước biển thì miền núi hay miền xuôi khinh khí cầu đều bay cao như nhau hết, vì chỉ đến một độ cao nhất định là ko bay thêm được nữa - (Đoàn Hải)
Khinh khí cầu bay lên được là do nó nhẹ hơn không khí do khí nóng trong quả cầu được đốt nóng giãn nở . Càng lên cao không khí càng loãng, không khí loãng nên khối lượng riêng của nó với không khí lại tăng lên. Khi ra ngoài khì quyển không còn không khí nữa, trong quả cầu cũng không có không khí thì không có gì để giãn nở cả. Giả sử quả cầu kín thì sự chênh lệch áp suất làm nó bị nổ. Vậy nên nó không thể bay ra ngoài bầy khí quyển
Ở biển và núi thì ở biển sẽ bay cao hơn vì ở biển có các luồng không khí bốc lên cao do nước bay hơi, nó sẽ nâng khí cầu bay lên cao hơn. Nếu ở gần ngọn núi mà khí cầu đi vào đúng luồng gió thổi ngược lên sẽ cũng bay cao được - (Thanh Y 7)
Nếu bay ra ngoài khí quyển được thì em đã không còn ngồi đây viết bình luận đâu. - (Linh Nhật)
NÓ MÀ RA "NGOẢI" NÓ BAY NHƯ PHẢN LỰC Ý, CHỈ SỢ BẠN KO CÒN SỐNG ĐỂ NGÂM MÁI NHÀ CỦA BẠN THUI, ... HIHI - (Cà Chua)
Câu trả lời là có nhé. nó sẽ bay được ra khỏi bầu khí quyển khi bạn đặt nó trên một tàu vũ trụ. còn bay ở nơi nào cao hơn thì còn tùy vào người điều khiển muốn cho nó bay cao bao nhiêu nhé. ( nhưng thường ở vùng núi sẽ bay cao hơn vì người ta sợ đập đầu vào đá) - (mr bt)
Được đấy nếu nó bay đúng lỗ thủng của tầng ozone - (VanLinh Le)
Theo mình nghĩ thì khinh khí cầu không thể bay ra khỏi khí quyển. Vì khinh khí cầu bay được nhờ lực gió từ lửa đốt cháy, nếu bay ra ngoài khí quyển sẽ không có oxi để duy trì ngọn lửa. Thêm nữa là khinh khí cầu bay ra ngoài đó thì không khí ngoài khí quyển sẽ loãng hơn không khí tiêu chuẩn đủ để khí cầu bay được, nên tiêu chuẩn bị đảo ngược thì khí cầu không thể bay được. Đây là suy luận của riêng mình, anh em có ném gạch đá thì ném nhẹ tay nha! :) - (Audi A4)
Bay được (kinh khí cầu nóng), nhưng chỉ mình nó bay đi. - (Thanh Dinh)
Trừ khi bạn đủ khí oxi bên ngoài - (Jxhcgcjdj Jxhchtnd)
Đã gọi là "khí" cầu rồi thì phải có không khí mới bay được chứ. - (luân)
Bay được chứ nếu có khinh khí cầu nhẹ hơn chân không. - (huy lich)
Có thể bay ra ngoài khí quyển với điều kiện: Khi đi qua "ranh giới" giữa khí quyển và khoảng không bên ngoài, quán tính của nó phải thắng được lực hấp dẫn của trái đất - (Ngọc Thạch)
Khinh Khí Cầu là tiền thân của máy bay sau này. Khinh Khí Cầu bay được là do sự đốt nóng không khí làm cho không khí trong lòng Khinh Khí Cầu bị giản nở do đó khí từ xung quanh khinh khí cầu do áp suất thổi vào bên trong Khinh Khí Cầu theo chiều từ dưới lên làm cho nó bay lên cao theo phương thẳng đứng còn muốn điều khiển theo hướng nào chúng ta thường dùng vật nặng treo ở giữa muốn cho Khinh Khí Cầu bay theo hướng nào thì cần phải nghiêng vật nặng về hướng đó.Tuy nhiên Khinh Khí Cầu lại phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh ( gió) nên Khinh Khí Cầu ngày nay chỉ dùng vào nhu cầu giải trí là chủ yếu vì độ an toàn kém. Còn theo mình thì ra ngoài Trái Đất là môi trường không trọng lực thì làm Khinh Khí Cầu không bay như trên Trái Đất được.
Nếu bạn muốn có thể đọc thêm sách " Khái Quát Về Hàng Không Dân Dụng " do tập thể giảng viên Học Viện Hàng Không biên soạn mình nghĩ nó sẽ có ích cho bạn.
Mong có bạn đóng góp ý kiến. - (Văn Quang Thanh Hảo)
Mấy thánh chả biết gì cả, một thánh còn tự xưng mình là Leonacdidervanci nữa, HAI. - (ngocquybkvn1996gamil.com)
Nêu như các câu trả lời của các bạn hợp nhất sẽ đúng 100% - (Thanh Tol)
áp suất khí quyển sẽ ép nổ khí cầu. - (tranquyduong)
đơn giản là không vì muốn bay ra ngoài khí quyển thì vận tốc phải đạt ít nhất 11,2km/s mà vơi vận tốc đó thì chay rồi còn đâu - (tranquynh15)
Bạn Huỳnh Ba thân mến, khinh khí cầu hiện đại thời nay sử dụng khí hidro hoặc heli (phần lớn sử dụng khí heli) có tỉ trọng nhẹ hơn không khí và nhờ lực đẩy Acsimet sẽ bay lên cao hoặc hạ xuống thấp, tức là từ một bình khí nén (heli) khi muốn bay lên sẽ được bơm thêm vào khí cầu đồng thời thể tích khí cầu cũng phải tăng nên. Và ngược lại muốn hạ xuống thì làm ngược lại. Và quan trọng là càng nên cao khí quyển cang loãng do đó áp xuất khí quyển càng thấp và lại càng phải bơm thêm khí nếu muốn tiếp tục nâng cao độ cao, và khi đó chênh lệch áp xuất đối với khí cầu là rất lớn, nếu khí cầu mà không được làm bằng vật liệu thật bền thì khí cầu sẽ nổ “ bùm” trước khi ra ngoài tầng khí quyển. Nếu chỉ nhờ lực đẩy Acsimet và khí cầu rất bền thì cùng lắm cũng chỉ lên được gần tới danh giới giữa khí quyển và không gian thôi. Còn nếu có thêm một động cơ phản lực nữa thì khí cầu bay vào vũ trụ cũng được. - (Heli)
thoát khỏi lực hút của trái đất đi thì tính gì thì tính - (trikha)
Không được đâu bạn. Cho dù bạn có tạo dc một kkc có khối lượng riêng bằng 0 thi ban cũng chỉ nam giữa ranh giới của bầu khí quyển và khong gian thôi . !! - (Nhận Quà)
Ko dc nổ liền - (Ducanhdozaiso1)
1,khí cầu bay lên là do lực đẩy acsimet (=trọng lượng riêng của không khí. thể tích khí cầu) có chiều hướng lên > trọng lượng của khí cầu (= trọng lượng riêng khí heli. thể tích khí cầu) có chiều hướng xuống
2, khí cầu k bay ra khỏi khí quyển vì nó chịu tác dụng của trọng lực vì khí heli tuy nhẹ hơn không khí ở tầng thấp nhưng vẫn có trọng lượng - (nganguyen12061995)