09/06/2018, 23:20

Tại sao vỏ kim loại của ấm nước siêu tốc có điện? - Câu hỏi hay

Dòng điện trên lớp vỏ kim loại của bình đun nước siêu tốc có nguy hiểm không? Vì tôi dùng bút thử điện kiểm tra vỏ kim loại của nhiều loại bình đun trên thị trường thì hầu như cái nào cũng có dòng điện, nhưng sờ tay thì không giật. Dù dòng điện nhỏ không gây giật nhưng ...

Dòng điện trên lớp vỏ kim loại của bình đun nước siêu tốc có nguy hiểm không? Vì tôi dùng bút thử điện kiểm tra vỏ kim loại của nhiều loại bình đun trên thị trường thì hầu như cái nào cũng có dòng điện, nhưng sờ tay thì không giật. Dù dòng điện nhỏ không gây giật nhưng tôi sợ có lúc nó đủ lớn gây nguy hiểm. (Trần Sang)

am-nuoc-8498-1439979214.jpg

Ảnh minh họa: Wired

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Hệ thống điện ở VN dùng hai dây nên gần như 100% thiết bị điện đều có điện tích ở phần vỏ kim loại (dùng bút thử điện chạm vào vỏ kim loại phần lớn là đỏ - trừ khi đó là vỏ nhựa mạ giả kim loại). Có nhiều nguyên nhân tích điện như dò, cảm ứng, tĩnh điện... Bạn cứ yên tâm dùng cho đến khi... nó dò điện thật sự. Cái này chỉ khắc phục triệt để nếu có thêm một dây nối đất nữa (hệ thống điện ba dây). - (Minh)

Các thiết bị điện gia đình có vỏ bằng kim loại có hiện tương tích điện vì bên trong thiết bị có dòng điện chạy. dòng điện xoay chiều chạy bên trong tạo từ trường biến thiên, vỏ bằng kim loại tương tự như 1 vòng dây thứ cấp của máy phát điện, nó phát ra dòng điện bé, thường thì dòng điện này sẽ chạy quanh vỏ thiết bị giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt năng tương đối bé. Tuy nhiên, do thiết kế hoặc cấu trúc của từng thiết bị, dòng điện có thế được tích tại một số điểm trong vỏ, tạo hiện tương phóng điện khi đang sử dụng hoặc vừa sử dụng xong, hiện tương này không nguy hiểm nhưng dòng điện phóng ra với thời gian ngắn, tiết diện bé( do tay chạm nhẹ vào vỏ thiết bị) nên cường độ lớn, gây cảm giác giật mình, rất khó chịu. để giải quyết triệt để các thiết bị nên có nối đất, các thiết bị của nước tiên tiến thường có 3 dây dẫn, thêm 1 dây nối đất. ở việt nam bạn biết vì sao nó giậy nhẹ hay tích điện trong vỏ kim loại rồi đấy - (Vũ Thanh Tùng)

Tất nhiên là rò điện sẽ rất nguy hiểm, lúc đầu dòng điện còn thấp nên sẽ không có vấn đề gì, về sau thiết bị sẽ cũ điện sẽ rò nhiều hơn thì sẽ rất nguy hiểm!
Nếu anh đã thử nhiều loại mà vẫn bị rò điện, mà anh vẫn muốn mua, thì khi mua về, anh tiếp đất vỏ kim loại thì sẽ hạn chế được rủi ro.
Nên sử một thời gian rồi thay mới (1 năm chẳng hạn), hoặc nhận thấy thiết bị đã cũ, nứt hay bị giật tê tê khi chạm vào! - (Le Hai)

Chú ý đối với mọi người nếu đồ đùng điện mà thử bút điện sáng thì trở phít cắm lại . Các bạn nên lắp 1 ELCB ở đầu nguồn cho an toàn - (Aba Vina)

Tốt nhất là bạn nên mua bình đun siêu tốc vỏ bên ngoài bằng nhựa thì sẽ hạn chế được rùi ro...vài ý kiến trao đổi cùng bạn! - (Kẻ Dại Khờ)

Bạn đảo cực phích cắm sẽ hết hiện tượng đó. - (Huu Phuoc)

Tốt nhất là anh không nên dùng thiết bị điện nào có vỏ bằng kim loại cả, bởi vì tất cả chúng đều có điện ở vỏ. - (Thành)

Loại trừ trường hợp này để phát hiện lý do không khó: thứ nhất đảo thử đầu phích cắm để xác định có hết dò hay không, nếu hết có thể dây may so ở mâm nhiệt bị dò ra ngoài do lớp cát thạch anh bị xô, hoặc có thể bị dò từ 1 bên đầu dây do ẩm hoặc do một lớp muội màu trắng, đa số lớp muội này là do cặn nước ( cho dù là nước sạch) và muội của hợp kim bị ôxi hoá tạo ra, tuy nhiên bạn tả là các hãng đều có hiện tượng trên thì khả năng dò điện là do muội với độ ẩm, rất rễ khắc phục hiện tượng này là dùng chất tẩy rửa như xà phòng omo hoà nước rồi lấy bàn chải đánh răng làm vệ sinh thật kỹ rồi phơi sấy khô là hết tuy nhiên hiện tượng trên sẽ tái lặp vì đặc tính của nó là ẩm ở nhiệt độ cao trong quá trình sử dụng...nhớ làm sạch thật kỹ khu vực mâm nhiệt đặc biệt là khu vực rơ le nhiệt -công tắc! - (Trung Huy)

Chỉ là dòng điện cảm ứng từ sợi đốt. Ko gây nguy hiển, còn khi sợi đốt bị hỏng dẫn đến rò điện thì rất nguy hiêm.tốt nhất nên cẩn thận khi sử dụng. - (Thethien)

Điện lưới 220v (Điện dân dụng) là dòng điện xoay chiều, không có ký hiệu cực (+), (-) tức là cắm thế nào cũng được. Không hơi đâu mà cắm rồi dùng bút thử để cắm lại và cũng không gọi là cực âm, dương. Ký hiệu âm dương, (+), (-) chỉ dùng cho dòng điện một chiều, như ắc quy, pin. v.v. (Việt nam chưa có hệ thống dây tiếp đất, ta hay gặp ở một số phích cắm có chân cắm thứ 3). Về nguyên tắc là cắm chiều nào cũng không hở điện, Túm lại là: Ấm đểu. - (Thanh Dinh)

An toàn điện vn tôi không hiểu nổi, dây điện có 3 chấu, 1 nôi max đem bẻ mất tiêu - (Chinbe)

Cách đơn giản hơn là thay các atomat bằng các atomat chống dong rò - (Barone SkyMarket)

Anh cần xem lại xem bút thử điện của anh là loại nào bởi có loại bút thử điện thông mạch nó sáng khi chạm vào vật bằng kim loại. Nếu bút thường có lẽ nó không sáng đâu.
Nguyên lí hoạt động của ấm siêu tốc nói chung và ấm đun nước, nồi cơm điện nói riêng là dòng điện đi qua một dây may so có điện trở lớn. Điện trở này được đặt trong một ống bằng kim loại , giữa chúng có lớp cát cách điện. và doăng cao su . Sau một thời gian cao su này sẽ bị lão hóa hoặc ống kim loại bị ăn mòn dẫn đến nước vào làm lớp cát dẫn điện và điện sẽ rò rỉ ra ngoài. Vì thế dùng lâu dài nên thay ấm mới. NHưng cơ bản là ấm thường nhanh hỏng trước khi kịp rò điện. Nếu muốn an toàn hơn bạn mua ấm có vỏ bằng nhựa, hoặc nối đất hoặc lắp aptomat chống giật - (Thanh Y 7)

Tôi đã từng một lần dùng bình này được một thời gian thì bị giật, ngã ngửa ra nền nhà, từ đó đun nước không bao giờ dùng bình vỏ kim loại nữa mà chuyển sang vỏ nhựa. - (Lê Tuấn)

Hệ hống điện mình thường không có nối đất. Nên hiện tượng rò điện là bình thường. Để cẩn thận mọi người nên mang dép cách đất, tránh tay ướt... để đảm bảo điện trở cơ thể đủ lớn không bị giật. Theo kinh nghiệm của mình, cách phòng tránh là khi dùng bút thử điện đỏ, mình đảo cực phích cắm và thử lại xem còn đỏ không. Như vậy an toàn hơn 1 chút. Thân! - (Phạm Minh Huy)

Hầu hết các thiết bị điện đều có kết cấu cuộn dây nhiều vòng ( như các cuộn dây trong quạt ). Tôi thấy rằng khi không có tải thì dường như các cuộn dây này sinh ra dòng cả úng trên các kết trúc kim loại bên ngoài ( vỏ máy). Lúc này nếu lấy bút để thử thì bút đỏ nhưng rất mờ, sờ tay không giật, đo điện thế với đất thì bằng 0. Nhưng nếu có tải ( vd cho quạt chạy ) thì dòng cảm ứng này mất ngay, dùng bút thử trên vỏ máy thì không sáng nữa.
Tất nhiên ngoại rừ trường hợp điện rò thật sự thì sờ sẽ giật, lúc đó nếu thử bút thì sang trưng. Điện nnhà tôi tất cả đều có tiếp đất.
Ai am hiểu xin giải thích sâu hiện tượng trên - (Quán)

Bình thường thôi mà. Máy bơm nước cũng vậy. Dùng bút thử thì thấy đèn sáng nhưng ko giật. Lúc đầu mình cũng lo lắng như bạn vậy - (Nguyễn Hoài Vinh)

tại sao khi sử dụng đồ dùng điện thì phải dùng bút thử điện - (Trâm)

0