Chu kỳ của bánh xe đạp - Câu hỏi hay
Ta biết rằng ở một bánh xe đạp, vị trí van (1) bên trong lốp xe và vị trí điểm ngoài cùng của lốp xe (2) có bán kính khác nhau, như vậy chu vi sẽ khác nhau. Khi bánh xe lăn một vòng thì vị trí (1) và (2) thực hiện một chu ...
Ta biết rằng ở một bánh xe đạp, vị trí van (1) bên trong lốp xe và vị trí điểm ngoài cùng của lốp xe (2) có bán kính khác nhau, như vậy chu vi sẽ khác nhau.
Khi bánh xe lăn một vòng thì vị trí (1) và (2) thực hiện một chu kỳ, vậy vị trí (1) sẽ ngắn hơn vị trí (2), nhưng thực tế là bằng nhau. Vì sao vậy?
bạn nhầm chu vi và chu kỳ rồi.chu vi nó mới khác nhau. một vòng quay của cả hai đều là 360 độ mà. nên chúng bằng nhau - (wonderlnad)
Bạn nghiên cứu lại VẬN tốc góc (ᵠ - rad/s hay độ/s) đi (ở đây là bằng nhau) và pạn đang hiểu như vậyVận tốc dài (v - m/s) tỷ lệ thuận với bán kính (r) của chuển động tròn đó pạn nên vị trí 2 có pán kính lớn hơn thì vận tốc chuyển động nhanh hơn chứ sao lại bằng nhau. - (vopori)
theo mình thì bạn đang so sánh 2 đoạn đường thẳng và vị trí xuất phát là 1 điểm cố định nằm cùng trên đoạn thẳng đó.Trên thực tế thì tâm (là trục bánh xe), 2 quãng đường thực tế nếu trải ra thì điểm bên ngoài(2) sẽ dài hơn.Bạn cũng có thể so sánh 1 điểm ở vị trí van 1 và 1 điểm ở vị trí trên trục của bánh xe, sẽ thấy 2 quãng đường ko bằng nhau, chỉ có thời gian đến đích cùng thời điểm mà thôi. Điều này giải thích cho câu hỏi của bạn.Vị trí 1 và 2 thực tế là 2 còng tròn đồng tâm( đương nhiên đường kính vòng ngoài sẽ lớn hơn ). Chỉ có thời gian bằng nhau chứ quãng đường không bằng nhau. Thân chào bạn - (tr.ngoclang)
Câu hỏi của bạn không rõ ràng khi phát biểu "vị trí (1) sẽ ngắn hơn vị trí (2)". Tuy nhiên có thể giải thích như sau:Khi bánh xe đạp quay thì các điểm trên bánh xe có bán kính khác nhau sẽ có vận tốc khác nhau, bán kính càng lớn thì vận tốc càng lớn. Ở ngoài rìa bánh xe sẽ có vận tốc lớn nhất, ở ngay tâm bánh xe (bán kính là 0) sẽ có vận tốc là 0. Do vậy dù chu vi khác nhau nhưng chúng thực hiện cùng 1 chu kỳ, vì vận tốc là khác nhau. - (baluxubu)
Giải thích một cách đơn giản thôi là chu vi bên trong vừa quay vừa trượt nên ta thấy nó bằng nhau. - (Dung Khung)
vì nó đồng tâm bạn ạchúc bạn vui khỏe - (Gia Hy)
BỞI VÌ TỐC ĐỘ Ở (1) LỚN HƠN Ở (2) NÊN MỚI BẰNG NHAU - (SIEUNHAN)
Lý do bằng nhau do nó được đẩy tịnh tiến theo di chuyển của của xe. Vì chúng được kết nối với nhau. Như người ngồi trên xe đâu cần lăn mà vẫn chuyển động. - (thuba321)
Gửi bạn Cuong,Bạn phải so sánh thêm bán kính, vì bán kính (1) nhỏ hơn bán kính (2) vì vậy quãng đường của (1) ngắn hơn của (2) nhưng vẫn quay đủ 1 góc 360 độ vì vậy 2 vị trí này luôn bằng nhau. - (ideaofme)
Tại vì khi bánh xe lăn , hai vị trí (1) và (2) có 2 quỹ đạo chuyển động trong hệ tọa độ 0xy . khác nhau . Còn quãng đường khi bánh xe quay đủ 1 vòng thực ra chỉ là hình chiếu trên trục 0x của 2 vị trí (1) và (2) mà thôi. - (nguyenluubaojob)
vì nó đồng tâm, bạn hãy nghĩ hai đường tròn đồng tâm thì tiếp điểm đường tròn ngoài cũng gần như là tiếp điểm đường tròn trong (chúng đều nằm trên bán kính) nên khi vòng tròn ngoài quay bán kính xe tịnh tiến vị trí bất kỳ nằm trên bán kính cũng tịnh tiến đồng tâm - (quang minh)
Khi bánh xe đạp chuyển động cần chú ý là mỗi điểm trên bánh xe ( trong đó có cả 1 điểm (1) và (2) ) thực hiện đồng thời 2 chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến.Điểm (1) có chu vi nhỏ hơn điểm (2) đồng nghĩa với khoảng cách đến tâm bánh xe nhỏ hơn nên vận tốc dài của (1) nhở hơn (2) như bạn nói.Tuy nhiên chuyển động tịnh tiến của bánh xe là do vận tốc của xe đạp theo phương ngang chứ chẳng liên quan gì đến cái vận tốc dài ở trên cả, vận tốc của (1) và (2) theo phương ngang luôn bằng nhau và như thế khoảng cách của chúng luôn không đổi. - (tuananh)
Thực tế là không bằng nhau, Tuy nhiên 2 điểm luôn luôn nằm trên trục hướng tâm nên trong quá trình chuyển động, vị trí tương đối của 2 điểm là không đổi! - (alphabe)
Vị trí (1) ngắn hơn (2) là sao? thực tế cái gì nó bằng nhau? Khó hiểu quá.?Câu hỏi quá cao siêu hay người hỏi quá thiếu kiến thức vật lý? - (thanhthinhauto04)
Đơn giản vì nó đồng tâm bạn nhé - (xuanlap145)
Do 2 vòng tròn đó đồng tâm thôi anh. - (dt)
Theo như bạn nói thì chu vi (quãng đường) của (1) < (2) Thời gian (1) và (2) thực hiện 1 vòng xoay bằng nhau.=> Vận tốc của (2) sẽ lớn hơn (1) Bạn nói là bằng nhau vậy cái gì bằng nhau vậy bạn. - (vũ lê)
vi 1 vong tron co 360 do, cho du ban kinh la 1km hay 1cm thi vong tron van co 360 nen se khong thay doi - (LBN)
Vị trí (1) và vị trí (2) đều nằm trên một khối thống nhất (là chiếc bánh xe). Do đó khi (1) di chuyển được bao nhiêu thì (2) cũng di chuyển được bấy nhiêu. - (Trương Đình Phúc)
Chào cả nhà. Cái này gọi là chuyển động song phẳng. bác nào học về cơ lý thuyết hay cơ ứng dụng rồi chắc biết. - (123456)
Chu kỳ của một chuyển động tròn = 2Pi/(Vận tốc góc), nó cùng vận tốc góc nên hiển nhiên là như nhau thôi. - (Nguyen Hong Thai)
chu kỳ hai điểm này như nhau, 360 độ - (thaidlqb)
Vi tri va quang duong la hai khai niem hoan toan khac nhau. Noi mot cach don gian, vi tri giua 2 diem co dinh nao do la khong doi, nhung tuy thuoc vao di tu vi tri nay sang vi tri kia bang con duong nao thi quang duong di se khac nhau. - (phoenixqn)
Cùng vận tốc góc mà!!! - (lethanhtrungbg)
vấn đề ở đây là tốc độ ở các điểm đó là khác nhau bạn ạ.tự tìm hiểu nhé :D - (havannam214)
Chu kỳ tính theo vòng chứ có tính theo chu vi đâu bạn - (bk.nguyenlinh)
Cấu hỏi này trong sách Vật lý vui đã có với câu hỏi là: Bánh xe lửa có một cái gờ để giữ cho bánh xe luôn luôn bám vào 2 thanh ray. Cái gờ này là một hình tròn đồng tâm với bánh xe nhưng có đường kính lớn hơn. Thế nhưng khi xe lửa đi từ điểm A đến điểm B, số vòng quay của bánh xe là một số cố định, vậy tại sao 2 vòng tròng có đường kính khác nhau, có số vòng quay như nhau lại đi được một quãng đường như nhau? Câu trả lời là : Vành ngoài vừa quay vừa trượt nhẹ ra phía sau. Nếu lắp bên cạnh thanh ray sắt một thanh ray bằng gỗ mềm thấp hơn một chút và quan sát thì ta sẽ thấy bánh xe lửa chạy trên ray sắt lăn bình thường,còn cái vành ngoài đè lên gỗ nhưng hơi trượt về phía sau, mài ray gỗ thành rãnh. Tương tự như thê, ở bánh ô tô thì cái vành sắt bắt bu-lông của ô tô tuy quay cùng với lốp nhưng vừa quay vừa truợt lên phía trước nên quãng đường đi được cũng bằng lốp xe mặc dù đường kính nhỏ hơn nhiều. - (Phan Ngọc)
Vị trí (1) ngắn hơn (2) là sao? thực tế cái gì nó bằng nhau? Khó hiểu quá.?Câu hỏi quá cao siêu hay người hỏi quá thiếu kiến thức vật lý? - (thanhthinhauto04)
vì 2 điểm đó cố định và đồng trục - (bonphuc_5)
Hai điểm khác nhau nhưng cùng vận tốc góc, khác nhau vận tốc dài.... - (hoanglambinh)
Vì chúng có cùng vận tốc góc và không có liên hệ gì với chu kỳ ! - (ducfvn)
NẾU BẠN HỌC CƠ LÝ THUYẾT, PHẦN CHUYỂN ĐỘNG SONG PHẲNG THÌ SẼ HIỂU. - (Trần Thế Anh)
tốc độ góc trong chuyển động tròn đều bằng nhau tại mọi điểm thuộc hệ đang chuyển động tròn - (nacthangthienduong47)
vậy mà cũng hỏi. Do 2 vòng tròn đồng tâm thôi. - (tiền)
Đơn giản là vì đường kính của nó khác nhau nhưng lại cùng tâm thôi - (ndt701)
rảnh nhỉ - (saddy10281)
Bạn đang phạm sai lầm khi so sánh, tính toán chuyển động trên 2 hệ toạ độ khác nhau. Nếu bạn đặt toàn bộ chuyển động của bánh xe trong hệ toạ độ Đề-cát (Oxyz) thì các điểm trên đó có cùng vận tốc và sẽ thực hiện cùng một quãng đường trong một đơn vị thời gian. Nhưng nếu bạn xét riêng từng điểm trên bánh xe bằng cách đặt chúng vào hệ toạ độ cầu với tâm là trục bánh xe thì vận tốc và quãng đường của từng điểm là khác nhau. Phức tạp hơn nếu bạn muốn so sánh với một điểm bên ngoài của bàn đạp xe hay một điểm trên một mắt xích xe đạp. Hãy chọn gốc toạ độ và hệ toạ độ khi bạn tính toán chuyển động. Một ví dụ đơn giản : Bạn có thấy ánh lửa ở đuôi một tàu vũ trụ từ gương chiếu hậu gắn bên ngoài tàu nếu bạn đang đi bên trong con tàu theo hướng nó chuyển động và con tàu đang di chuyển vói vận tốc ánh sáng? - (Nathan Le)
quãng đường khác nhau, tốc độ cũng khác nhau nên sẽ có chu kỳ giống nhau - (Nguyễn Vinh)
có lẽ bạn ấy muốn hỏi là vì sao thời gian hoàn thành một chu kỳ của chu vi (1) và chu vi (2) có cùng tâm lại bằng nhau.+Giải Thích Theo Toán Hình Học lớp thấp Bán kính (1) lớn hơn bán kính (2) Chu vi (1) lớn hơn chú vi (2) Quãng đường(1) phải đi lớn hơn quãng đường (2) phải đi Thời gian (1) = thời gian (2) VÌ VẬN TỐC (1) lớn hơn vận tốc (2)Còn Giải thích sâu hơn hay kiểu vật lý học thì mình xin được xưng bằng cháu - (bietthu300trieu Gmail or Yahoo)
vì vận tốc dài của 2 điểm khac nhau. - (lehonghia)
Câu hỏi không rõ ràng. Nhưng chú ý đến vấn đề sau quỹ đạo chuyển động của 2 điểm là khác nhau và độ dài quỹ đạo chuyển động của điểm ngoài cùng bánh xe sẽ lớn hơn độ dài của quỹ đạo chuyển động điểm gần tâm bánh xe. Đây là một chuyển động song phẳng cơ bản. Con nếu nói chúng bằng nhau là so sánh về khoảng cách so với điểm ban đầu thì đơn giản nhất khi bánh xe lăn được 1 vòng (đúng 1 vòng nhé) thì chẳng khác gì nó tịnh tiến so với vị trí ban đầu cả. Và trong chuyển động tịnh tiến thì khoảng cách về quãng đường đi được là giống nhau với mọi điểm. - (buihaianh)
Vì 1 và 2 quay quanh 1 trục nên có cùng vận tốc góc w ( omega), vận tốc dài tại 1 và 2 la V1=R1.W , V2= R2.W, do R2 > R1 nên V2 >V1 ( V2 - V1)t = C, C = C2-C1 ( C chu vi) - (vinh)
Định luật về sự độc lập của chuyển động (chương trình vật lí THPT phần cơ học) phát biểu:" Nếu một vật thể đồng thời tham gia vào nhiều chuyển động thì mỗi chuyển động độc lập với nhau."Ở đây cđ quay của bánh xe độc lập với chuyển động tiến lên phía trước của xe; Nó còn độc lập với chuyển động qua y của Quả đất quanh trục và quanh mặt trời. - (tuhoing)
toi thay cung 1 chu ky nhung quang duong di lai khac nhau - (nguyenxuanthu)
mình có câu trả lời là: nó có 1 tâm điểm nên bằng nhau! - (Lê Hoàng Thịnh)
Vì cả 2 cùng 1 vận tốc góc - (qchi.05)
đây là dang khác của đề thi học sinh giỏi ngày xưa.muôn giải thich thì vẽ đường đi của điểm 1 và 2 khi xe di chuyển ta được 2 đường hình sin có độ dài khác nhau. - (duong dung)
Câu hỏi rất hay. Nếu tháo bánh xe và bơm căng thì vị trí 1 sẽ ngắn hơn vị trí 2 khi chuyển động. Vì chu vi bị trí 1 nhỏ hơn vị trí 2. Còn thực tế bằng nhau là vì khí chuyển động xe chịu tải trọng nén bẹt bánh xe vị trí 2 sẽ trùng với vị trí 1 do đó thực tế chúng bằng nhau và bằng vị trí của vị trí 1. OK - (nguyendinhsinh)
- Câu hỏi không rõ ràng nhưng tựu chung lại có mấy vấn đề sau cần phân biệt.
+ Bánh xe lăn trên mặt đất thì:
* Một điểm trên bánh xe sẽ thực hiện 1 hành trình có dạng như 1 cái lò xo vẽ trên tờ giấy. Cái quỹ đạo này có thể tách thành tổng của 2 quỹ đạo thành phần là:
1. chuyển động quay với vận tốc góc a (vòng/phút) với bán kính rx (x phụ thuộc vào vị trí cách tâm trục xe)
2 Chuyển động tiến lên (phụ thuộc vào vận tốc góc và bán kính R ngoài cùng của bánh). Vận tốc này thì mọi điểm trên bánh đều như nhau = V= 2*pi()*R*a (mét/phút).
Việc tính toán quãng đường của các quỹ đạo này hơi phức tạp với nhiều phép tính liên quan tới tích phân. Tuy nhiên dễ dàng nhận ra càng gần tâm thì quãng đường càng ngắn. Tâm là ngắn nhất với 1 vòng quay dịch chuyển = đúng chu vi ngoài cùng của bánh.
P/S: bạn không nên dùng từ chu kỳ khi nói 1 vòng quay. Chu kỳ hay tần số chỉ dùng khi nhắc đến 1 thành phần của chuyển động quay của nó thôi hoặc nhìn quỹ đạo của các điểm trên bánh xe. Tuy rất gần gũi về ý nghĩa nhưng không thể lạm dụng. - (ngquviet1981@yahoo.com)