Nước biển dâng liên quan gì tới việc đào giếng? - Câu hỏi hay
Mực nước biển ngày càng dâng, thì đáng lẽ chúng ta đào giếng càng cạn, nhưng tại sao đào càng sâu, giếng mới có nước? ...
Mực nước biển ngày càng dâng, thì đáng lẽ chúng ta đào giếng càng cạn, nhưng tại sao đào càng sâu, giếng mới có nước?
Mực nước biển chẳng liên quan gì đến việc đào giếng cả. Ngày nay, rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất là các vùng rừng đầu nguồn làm cho mạch nước ngầm không còn ở gần bề mặt trái đất nữa mà rút sâu vào trong lòng đất nên đào giếng phải sâu hơn thì mới có nước. Còn mực nước biển dâng cao là do hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, băng ở hai đầu cực tan ra làm mực nước biển dâng lên. - (Quang Thanh)
Giếng của bạn là ở miền núi hay đồng bằng hay vùng sát biển hả b?Vì nguồn nước giếng là từ các mạch nước ngầm trong lòng đất. việc mực nước biển dâng cao đa phần chỉ làm ảnh hưởng tới nguồn nước mặt, và cũng có thể từ đó ngấm sâu vào đất, ảnh hướng đến chất lượng của nguồn nước ngầm. Đây cũng có thể là nguy cơ làm nước giếng bị nhiễm mặn. Nước ngầm tồn tại trong các vỉa cùng với nguồn cung cấp khác nhau, nếu nguồn cung từ các mạch nước ngọt nhưng hiện tại đã bị nước biển dâng làm cho nhiễm mặn thì chắc chắn nước giếng của b cũng bị nhiễm mặn. Mình nói sơ bộ vậy thôi, chắc cũng còn nhiều ảnh hưởng khác.... - (klinh)
Bạn có chỗ hiểu nhầm rồi, nước ở trên trái đất này chỉ có một lượng cố định vậy. Ở biển mực nước càng cao thì có nghĩa ở biển nhiều trong lục địa sẽ ít nước đi. Biển ngày càng dâng cao thì do nhiệt độ trung bình tăng, mưa nhiều nhưng nước mưa thì trôi ra sông, biển là nhiều . Vì cây cối bị chặt phá nhiều hết cái giữ nước. Do đó bây giờ đào càng sâu thì mới đụng vào mạch nước ngầm để xài :D - (Le Thanh)
Nước biển là nước biển, không phải nước biển làm thành lớp nước ngọt dưới lòng đất khi bạn đào giếng.Vì vậy nước biển dâng cao không có nghĩa là nước ngọt cũng dâng cao. Bạn đào giếng sâu hay cạn là do mạch nước ngầm bên dưới lòng đất, có nơi cũng khá gần biển nhưng bạn có đào hơn 20 chục mét vẫn không có nước. Và có nơi chỉ cần xuống chừng 2-3 mét là có nước rồi. - (congphuocphan)
Nước biển là nước biển, không phải nước biển làm thành lớp nước ngọt dưới lòng đất khi bạn đào giếng.Vì vậy nước biển dâng cao không có nghĩa là nước ngọt cũng dâng cao. Bạn đào giếng sâu hay cạn là do mạch nước ngầm bên dưới lòng đất, có nơi cũng khá gần biển nhưng bạn có đào hơn 20 chục mét vẫn không có nước. Và có nơi chỉ cần xuống chừng 2-3 mét là có nước rồi. - (congphuocphan)
Đào giếng liên quan đến nước ngầm mà - (Hoai)
Đó là do mạch nước ngầm từ các sông, suối giảm. Theo như bạn nói thì nước biển tăng thì nước suối cũng tăng vậy theo bạn nước suối có vị mặn hay ngọt? :)) - (edwardle205)
nuớc giếng là nguồn nuớc ngọt chứ phải nước bề mặt như nước biển đâu - (tranhoai217)
liên quan: Tàn phá rừng và bê tông hóa bề mặt trái đất - (Phamminhxp)
Phải lật hết gạch vỉa hè đường phố lên đồng thời không đổ bê tông nền vỉa hè để nước mưa thấm trực tiếp xuống đất không chảy xuống hố ga rồi trôi ra sông ra biển. Thứ nữa là xây nhà nên để ông thoát nước mưa chảy xuống vỉa hè là sẽ không lãng phí lượng nước mưa. Nước sẽ thẩm thấu xuống đất trực tiếp là sẽ bảo vệ mạch nước ngầm tự nhiên lúc đó Bạn có đào 100 hay 100.000 cái giếng thì nước sẽ có tràn lan , phải không các bạn? - (Dinh cong thanh)
Nước thì chảy từ trên cao xuống thấp, vậy nước biển dâng cao là một phần do lượng nước ngọt chứa trong lòng đất đã chảy xuống biển. Do tác động của nhiều yết tố trong đó từ con người là chính đã làm cho lượng nước ngọt trong mặt đất giảm, dẫn tới lượng nước ngầm giảm thì việc đào giếng kiểm nước ngọt ngày cang sâu hơn. - (nguyentiendung.sg)
Vì đó là 2 vấn đề đối lập/khác nhau. Nước biển dâng lên do rừng cạn kiệt không giữ được nước sau mưa và ngăn bốc hơi từ đất, và do nhiệt độ trái đất tăng dần làm băng tan chảy. Ngược lại cũng vì 2 yếu tố rừng mất, "độ" tăng mà nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt do bị thất thoát( bốc hơi nhanh, tích tụ ít, con người khai thác tràn lan không tiết kiệm). Kết quả là "kề trên" lụt lội, "người dưới" hạn khô bạn ạ! - (Hoàng Đình Thường)
Quả đất và sự tuần hoàn vũ trụ của nước?nguyên tác nuóc từ cao xuông thấp và chảy từ Bác xuông Nam?Vỏ quả đat luôn có mạch nuóc lơn nhỏ...nuóc Biển nhẹ hơn do có Corualnatr muối theo nguyên tác nhất đinh của tạo hoá đảm bảo để bảo toàn năng luọng và luôn cân bằng... nuóc Biên và mạch nuóc ngầm không ảnh huỏng việc đào giếng? Vậy anh ở miền núi sao đào giếng đuọc? - (trannhatthanh1954)
Nước biển dâng lên...diện tích vùng đất nhiễm măn ngày càng rộng....sông nhiễm mặn...nhiều vùng phải bỏ truyền thống dùng nước sông....chuyển sang đào giếng...Nhiều giếng mới khai thác..nhanh kiệt nguồn nước ngọt (ngầm)....nên giếng ngày càng sâu ..và sẽ đến lúc hết nước ngầm....như sa mạc - (luonghoangmai)
Nước biển dâng đâu có liên quan đến mạch nước ngầm, Nước ngầm là mạch nước ngọt , mạch này nằm trong các tầng đất ở các độ sâu khác nhau. Khi nước biển dâng hay hạ thì cũng không ảnh hưởng đến các mạch nước nảy. Bây giờ do mạch nước ngầm bị cạn nước nên những mạch bên trên không còn nước, ta phải đào sâu hơn mới tìm được mạch nước - (thaibinhquelua.tt)
nói chung các mạch nước ngầm liên kết với nhau ,thông tới biển. thì dĩ nhiên ,nước biển mà cao thì các mạch nước ngầm bị hụt. nom na là thế. tương tự mỗi ngày hễ nước biển lớn thì nước các con sông bị cạn.và ngược lại. - (caophong.4068)
nuoc song khong pham nuoc gieng! TG - (TG)
Cái này là nước giếng không phạm nước biển a. Nước trong giếng là từ nước ngầm dưới đất. Khi nước ngầm cạn kiệt thì đất xụp lún làm bít mạch ngầm dưới đất khiến nó không thể hồi phục. Có lẽ vì điều này nên việc đào giếng ngày càng khó khăn.Mực nước ngầm cao hay thấp còn do nguồn cung, chủ yếu là mưa, không đủ đáp ứng cho việc bị rút ra quá nhiều.Hơn nữa bình thường mạch nước ngầm thường cao hơn mực nước biển cộng với lực đẩy trong ra giúp ngăn xâm mặn. Vì thế biển dâng lên chỉ làm cho nước ngầm nhiễm mặn chứ chả nâng cao thêm đâu. - (Lusevmai)
Mực nước biển dâng trải diễn ra một thời gian rất dài, khó có thể quan sát được trong một khoảng thời gian ngắn ngắn nào đó. Việc đào giếng càng sâu mới có nước có thể là do việc khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến hạ thấp mực nước. Thời gian khai thác nước ngầm là rất ngắn so với thời gian biển dâng. - (badboyfunny12)
Tôi có 1 câu hỏi dành cho bạn: người ta sống trên cao nguyên cách mặt biển vài trăm thước, nhưng khi đào giếng vẫn có nước, mặc dù tính ra đái giếng vẫn cách mặt nước biển còn khá xa. Vậy bạn nghĩ nước trong giếng với nước biển có liên quan nhau ko? - (need)
Nước ra biển hết rồi thì giếng phải can chứ sao!!!!!!!! - (thao.shtd)
Vì chúng ta ở trong đất liền, thường là cao hơn mực nước biển. Hơn nửa còn tuỳ bạn đào giếng ở chổ nào, có mạch nước ngầm hay không, mạch nước ngầm đó có thông ra biển hay không. Tóm lại, đào nông hay đào sâu mới thấy nước còn tuỳ vào chổ bạn đào. - (unknown.invisible)
nước biển nhiều thì nước ngọt cạn - (tuquyen836)
Theo tôi ảnh hưởng của sự thẩm thấu nước biển đối với mực nước ngầm sâu trong lục địa là không đáng kể .Hiện tượng nước biển dâng cao là do biến đổi khí hậu làm cho lớp băng vĩnh cửu tan chảy.Mà sự biến đổi khí hậu là do thái độ vô trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên ,sự phát thiển công nghiệp bằng mọi giá đang đầu độc môi trường ,sự tàn phá rừng vô tôi vạ là nguyên nhân chính gây cạn dần nguồn nước ngầm,sự khai thác tài nguyên nước vô tội vạ cũng là một trong những nguyên nhân gây lãng phí và làm cạn kiệt dần nguồn nước ngầm.Và tôi cũng xin cảnh báo nguồn nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm nặng nhiều nơi trong nước ta hiện nay nguồn nước ngầm không còn sử dụng được nữa - (nguyendinhnguyen1950)
Nước biển dâng thì có liên quan gì đến việc lấy mạch nước ngầm dưới đất qua việc đào giếng hả bạn? Đào giếng cạn hay sâu tùy theo nvị trí đào có may mắn hay không, nếu đào cạn mà trúng mạch nước ngầm thì quá tốt. Theo kinh nghiệm của ông bà thì quan sát chổ nào có độ ẩm cao, hoặc chổ nào cây cối tốt tươi thì chắc chắn bên dưới có mạch nước ngầm. - (kalel)
Theo quan điểm tôi hiểu thì tôi có thể giải thích nôm na như sau:- Thứ nhất về nước biển là nước mặn hoàn toàn không thể thâm nhập hay hoà sâu vào đât liền bởi vậy về áp lực nước biển dâng sẽ ít hoặc không liên quan đến nước ngọt ngầm trong đất liền- Thứ 2 là Trái đất nóng lên làm nước biển dâng lên do nhiều nguyên nhân trong đó nạn chặt phá hoại rừng đầu nguồn và tàn phá đất liền làm cho khi mưa xuống khả nắng tích trữ nước khi mưa xuống kém, và khi mưa xuống nó thoát luôn ra sông và chảy ra biển. Chính vì lý do trên mà làm cho hệ thống nước ngầm bị cạn kiệt, ít đi- Thứ 3 là nước giếng chúng ta đào chính là mạch nước ngọt ngầm chảy nên khi đào tuỳ vị trí địa lý mà có giếng nông sâu khác nhauTừ các lý doc trên chúng ta có thể giải thích vì sao khi nước biển dâng chúng ta đào giếng càng sâu mới có nước. - (Nguyễn Văn Đoan)
Nước biển xâm nhập, có đào giếng cũng chẳng sử dụng được vì bị nhiễm mặn. - (halloween609)
Nước biển, nước sông suối là nước ở bề mặt. Đào giếng, hay khoan giếng lấy nước là nước ngầm ở trong lòng đất. Giữa nước bề mặt và nước ngầm có mối liên hệ với nhau. Nhưng chưa chắc nước bề mặt đã quyết định mạch nước ngầm. Bởi vi, những mạch nước ngầm đã được tích lũy, hình thành từ rất nhiều năm, thâm chí hàng triệu năm. Ngay như ở Châu phi khô hạn, nước bề mặt rất ít, nhưng có nơi nước ngầm rất phong phú, thậm chí có cả những dòng sông ngầm. Hy vọng câu trả lời của tôi có thể thỏa mãn phần nào thắc mắc của bạn. - (Dương Ngọc Khoa)
Theo tôi nước biển đang dâng nhưng không nhanh (đang diễn ra từ từ do hội chứng nhà kính).Còn giếng của bạn ngày càng cạn và phải đào sâu hơn là do chúng ta đã sử dụng gần như cạn kiệt tầng nước ngầm. Do đó, khi tầng nước ngầm cạn thì đất sẽ sụp xuống còn nước biển sẽ nhân cơ hơi đó tràn vào chiếm chỗ.Tóm lại, giếng cạn và phải đào sâu hơn là do hết tầng nước ngầm. Đến một lúc nào đó nước ngầm ở sâu cũng cạn luôn thì vùng đất của bạn cũng chìm hoàn toàn dưới mực nước biển (các vùng đất ven biển sẽ chịu thiệt hại đầu tiên).Riêng những khu vực như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh việc sử dụng nước ngầm quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng nhà cao tầng, cầu bị nứt, lún sụp các công trình.Việc tái tạo tầng nước ngầm hiện nay theo tôi rất khó khăn vì các ao hồ bị san lấp quá nhiều, đường xá địa phương, các khoảng sân ngày càng bê tông hóa làm cho nước ngấm không được và quan trọng là mấy năm gần đây lượng mưa giảm gây ảnh hưởng lớn cho tầng nước ngầm. - (vohoanganh)
Nước trong giếng là mạch nước ngầm chả liên quan gì tới độ cao của mực nước biển. Mạch nước ngầm thích thì nằm sâu, buồn thì nằm cạn bất chấp mực nước biển dâng hay không - (tuan.s.engineer)
nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều. giếng khoang ngày càng nhiều. làm cho mước ngấm xuống dưới đất không kiệp dẫn đến bề mặt đất khô. còn dưới đó thì trống do nước không ngấm kiệp. nên đó cũng là lý do các hố tử thần sâu ngày càng nhiều. - (nettutram)
Giếng và biển không liên quan đến nhau( trừ khi 2 khái niệm này gần sát nhau). Tôi đã có dịp đến Chile tới thành phố Anstopagat , rồi đi vào khu vực khai thác sản xuất đồng kim loại. qua thanh phố khoảng trên 50km gì đó là tới biển và sa mạc, tôi cũng không hiểu được là dưới là biển còn trên lbờ là sa mạc ngay. Vài chục km lại có một ốc đảo mà trước đó có người sông bây giờ bỏ hoang. Sinh hoạt và sản xuất tại nhà máy phải dùng nguồn nước dẫn về cách hàng trăm km, một nhà máy phải dùng nước biển để lọc thành nước sinh hoạt và sản xuất. Thật là khắc nghiệt! - (Quốc Huy)
Mực nước giếng cao hơn mưc nước biển nhiều nên nó không bị ảnh hưởng bởi mực nước biển. Mưc nước giếng bị ảnh hưởng bởi lượng nước mưa thẩm thấu từ mặt đất(nước ngầm). Ngày nay diện tích đất đô thị thì bị bê tông hóa nước ngầm bị khai thác cạn kiệt trong khi lượng nước thẩm thấu thì rất ít, còn ở nông thôn tình trạng phá rừng làm cho mỗi lần mưa xuống đất chẳng những không còn giữ được nước để bổ sung nguồn nước ngầm mà còn trôi tuột đi hết tạo nên lũ lụt Nước ngầm cạn kiệt thì giếng phải đào sâu. - (ct.thanhngocthuy)
Nước biển dâng do lực hút của mặt trăng. vào thời điểm này nước biền bị 1 lực hút khá lớn khiến cho nước bị hút lên và làm cho nước biển dâng lên đáng kể. Sự hút này tác đọng lên các mạch nước ngầm. Bởi nước ngầm và biển giống như 2 ống nước thông nhau. trường hợp này nếu đào giếng thì chỉ cần đầo cạn thì đã có nước, nhung sau thời gian này khi nước biển hạ kéo theo các mạch nước ngầm tầng trên không có nước nữa. Vậy phải đào giếng sâu để giếng ít bị ảnh hưởng của thủy triều. - (Hải Quân)
Giống như bình thông nhau, với khối lượng nước không thay đổi, 1 bên dâng lên thì bên kia hạ xuống. - (trinhanphoto)
Việc nước uống trong giếng không liên quan gì đến nước biển, nếu như bạn nói nước biển dâng cao thì đào giếng cạn đồng nghĩa với việc uống nước giếng là uống nước biển sao (nước mận)? Nước biển trong giếng là nước từ các mạch nước ngầm thẩm thấu từ các cơn mưa, ao hồ sông rạch gần đó. Nước biển từ biển hoàn toàn cách ly với nước giếng do đất chặn lại. - (WK Nguyễn)
Lượng nước mưa tăng từ các vĩ độ cận nhiệt đới (600 mm ở 30-40 vĩ độ) về xích đạo (1800 – 2000 mm ở 0-10 vĩ độ) và giảm về phía bắc ở (50-60 vĩ độ) đến các vùng cực (thấp nhất). Ở Việt nam hàng năm có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000 mm. Tính bình quân trên diện tích 300 ngàn km2 thì lượng nước sạch từ trên trới đổ xuống khoảng 300.000x 10*6x1,5=450 tỉ m3 nước. Bình thường khoảng 80% lượng nước này sẽ thẩm thấu vào lòng đất tạo thành mạch nước ngầm, và 20% còn lại chảy vào sông suối và đổ ra biển.Nhưng ở VN hiện nay do các rừng đầu nguồn đã bị tàn phá, cộng thêm phong trào bê tông hóa từ thành thị đến nông thôn nên gần như 70 – 80% lượng nước này đổ ra biển, nguồn nước ngầm không được bổ xung nên ngày càng cạn kiệt.Tình trạng hiện nay là tại nông thôn đào giếng rất sâu mới có nước, còn ở thành thị nước ngầm bị khai thác không có bổ xung nên tạo nên sụt lún cho các công trình xây dựng cũng như hàng loạt hố tử thần xuất hiện - (Tú Phương)
Giống như nền đường cao lên, nền nhà mặt phố trở thành thấp xuống, sau thời gian tôn cao hơn mặt đưòng, nêu đào giếng lây nước ngâm phải đào sâu hơn; hiện tượng lnước biển dâng ko ảnh hưởng nguồn nước ngầm; ngọai trừ bị xâm mặn; khi đó cốt mặt đất lún tương đối so mặt nước biển; đào sâu hơn mới có nước nngầm; - (Phạm Ngọc Long)
Việt Nam đã chế tạo được pin năng lượng mặt trời chưa? Hay phải nhập khẩu từ nước ngoài nhỉ? Nếu có cho minh biết địa chỉ cơ sở sản xuất để mình đến đó mua lấy 1 bộ? Người VN nên ưu tiên dùng hàng VN đúng không? - (thaison.str)
Điều hòa oto thì hút khí từ ngoài vào làm lạnh rồi thổi vào trong. Vậy điều hòa trong phòng thì lấy khí trong nhà ah? Mong được chỉ giáo! thanks - (Quốc Huy)
Bạn hỏi đúng chuyên môn rồi. Bạn cần hiểu rõ về cấu trúc địa chất. Thông thường cấu trúc địa tầng gần biển thì phân thành tầng chứa nước và tầng cách nước. Nước biển dâng cao thì chỉ làm gia tăng sự xâm nhập mặn trong tầng chứa nước. Còn mực nước ngậm bị hạ thấp (đào sâu hơn mới thấy) có hai nguyên nhân chính. Một là do khai thác quá nhiều nước ngầm, hai là lượng nước bổ cập tự nhiên không đủ để phục hồi trạng thái của tầng chứa nước. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do dân số tăng nhanh, nhu cầu sử dụng nước tăng lên và nạn chặt phá rừng đầu nguồn làm giảm khả năng bổ cập nước trong tầng chứa nước ở vùng hạ lưu. - (tien tung)
nước biển dâng, thì nước mặn sẽ xâm nhập vào trong lục địa, nước ngọt bị nhiễm mặn, vậy khi đào giếng cần phải đào sâu hơn nhé - (bảo ngọc)