25/05/2018, 07:46

Về mối quan hệ giữa xã và thôn, quản lý và tự quản

Để góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX), cần phải làm sáng tỏ một số tiền đề lý luận và thực tiễn, coi đó là điểm xuất phát, là cơ sở để ...

Để góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX), cần phải làm sáng tỏ một số tiền đề lý luận và thực tiễn, coi đó là điểm xuất phát, là cơ sở để đánh giá hiện trạng, phân tích nguyên nhân và xác định các giải pháp đối với Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay. Chỉ có dựa trên những tiền đề đúng mới có thể tìm được phương hướng và giải pháp đúng cho mỗi vấn đề đặt ra.

Cách đây hơn 15 năm, tại Đại hội VI (12 – 1986), Đảng ta đã khởi xướng và quyết định một đường lối chiến lược đối với sự phát triển của nước ta, đó là đường lối Đổi mới. Đảng ta nhấn mạnh rằng, để đổi mới xã hội, trước hết phải đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế để từng bước hình thành nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội. Đó chính là tiền đề lý luận - nhận thức của đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị cũng như đổi mới xã hội gắn liền với cuộc vận động dân chủ hóa toàn diện các lĩnh vực của đời sống.

Đảng ta cũng đồng thời nhấn mạnh và khẳng định một nguyên tắc có tính chất quan điểm và ý nghĩa phương pháp luận quan trọng là: nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật. Đó là thái độ khoa học nghiêm túc, là thái độ tôn trọng sự thật, tôn trọng hiện thực khách quan. Đó cũng là thể hiện tính trung thực, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của một Đảng cách mạng cầm quyền trước cuộc sống của nhân dân và tương lai phát triển của dân tộc. Nhờ sự thấm nhuần quan điểm thực tiễn, sự xác định đúng những tiền đề lý luận và thực tiễn đó mà Đảng ta đã đánh giá đúng tình hình đất nước khi bước vào đổi mới lúc bấy giờ và những chủ trương, chính sách, giải pháp đổi mới đúng đắn, sáng tạo mà Đảng đưa ra đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được cuộc sống chấp nhận và nhân dân hết lòng ủng hộ.

Thành tựu kinh nghiệm của hơn 15 năm đổi mới vừa qua đã cung cấp nhiều bài học quan trọng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống để chúng ta tiếp tục đổi mới, tiếp tục nghiên cứu và giải quyết những vấn đề đó, hướng tới mục tiêu phát triển và phát triển bền vững ở nước ta.

  1. Cần nhận thức đúng tiền đề lý luận và thực tiễn của đổi mới hệ thống chính trị cơ sở nông thôn
  2. Xã và thôn, quản lý và tự quản ở nông thôn
  3. Cải cách chính quyền cấp xã và đổi mới công tác đào tạo cán bộ cơ sở ở xã và thôn là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng quản lý và tự quản ở nông thôn

Xem chi tiết tại đây

0