05/02/2018, 10:15

Văn lớp 10: Cảm nhận bài thơ “Độc tiểu thanh kí”

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu cảm nhận bài thơ “Độc tiểu thanh kí”. Nguyễn Du là đại thi hào lớn của dân tộc, là niềm tự hòa của Việt Nam trên văn đàn thế giới. Điều gì đã tạo nên một thiên tài Nguyễn Du như vây? Chính 15 năm gió bụi đã làm nên một hồn thơ vừa am hiểu thâm sâu lại vừa ...

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu cảm nhận bài thơ “Độc tiểu thanh kí”. Nguyễn Du là đại thi hào lớn của dân tộc, là niềm tự hòa của Việt Nam trên văn đàn thế giới. Điều gì đã tạo nên một thiên tài Nguyễn Du như vây? Chính 15 năm gió bụi đã làm nên một hồn thơ vừa am hiểu thâm sâu lại vừa mênh mang lòng nhân đạo bao la đồng cảm với những số phận bạc mệnh. Đặc biệt những vần thơ của ông khi viết về người phụ nữ luôn thấm đẫm một niềm đồng cảm xót xa mênh mông vô tận đồng thời là sự trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của họ. Đặc biệt vẫn tấm lòng nhân đạo từ trong cốt tủy của một người nghệ sĩ chân chính, Nguyễn Du đã đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh tài hoa, bạc mệnh ở bên Trung Quốc. Vậy thì hôm nay, mình sẽ giúp các bạn bài văn “phân tích bài thơ “độc tiểu thanh kí” nhé. với bài thơ nay, các bạn có thể chia ra để phân tích teo kết cấu đề, thực, luận, kết nhé. mười các bạn tham khảo bài văn phân tích bài thơ độc tiểu thanh kí nhé. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN CẢM NHẬN BÀI THƠ ĐỘC TIỂU THANH KÍ 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 2.THÂN BÀI: 2 câu đề: Cảnh đẹp vườn hoa bên Tây Hồ đã trở thành gò hoang. Bày tỏ niềm đồng cảm, xót thương cho kiếp người tài hoa bạc mệnh. 2 câu thực: Xót thương cho vẻ đẹp và tài năng của nàng Tiểu Thanh bị vùi dập, bạc mệnh. Tố cáo xã hội phong kiến bất công, không cho cái tài, cái đẹp được bộc lộ. 2 câu luận: Từ câu chuyện về nàng Tiểu Thanh mở rộng ra là số phận tài hoa bạc mệnh của những khách phong vận. 2 câu kết: Nỗi niềm mong mỏi và khát khao sự tri âm đồng cảm của Nguyễn Du nói chung và người nghệ sĩ nói chung. 3.KẾT BÀI: Khẳng định giá trị và tài năng nhà thơ. BÀI LÀM BÀI VĂN CẢM NHẬN BÀI THƠ ĐỘC TIỂU THANH KÍ Một tác phẩm chân chính là một tác phẩm vượt qua bờ cõi, và giới hạn, chứa đựng những điều vừa lớn lao, vừa đau khổ, ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình nó làm cho người gần người hơn. “Độc tiểu thanh kí” của thi hào Nguyễn Du là một áng thơ như vậy, nó đã vượt qua bờ cõi và giới hạn của Việt Nam và Trung Quốc để bằng tấm lòng bao la, đồng cảm của mình Nguyễn Du tri âm với nàng Tiểu Thanh bạc mệnh, bài thơ gửi gắm những triết lí sâu sắc và những giá trị nhân văn sâu sắc. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Du đã vẽ ra một cảnh tượng hoang vu đến tàn tạ: “Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.” Cảnh đẹp Tây Hồ xưa kia đẹp đẽ và thơ mộng bao nhiêu thì giờ đây lại chẳng còn lại gì, chỉ còn là một bãi hoang phế, đổ nát. Động từ “tẫn” diễn tả sự biến đổi một cách đột ngột đến mức triệt để không còn dấu vết gì, đứng giữa hiện tại nhà thơ bâng khuâng nuối tiếc cái đẹp trong quá khứ. Câu thơ mở đầu vừa là niềm cảm thương nuối tiếc cho cái đẹp trong quá khứ bị hủy hoại để cho thấy những dâu bể của cuộc đời thì ở đó số phận của cái đẹp chịu sự chi phối nghiệt ngã của thời gian vô tình “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường”. cái đẹp ấy gợi nhắc đến nàng Tiểu Thanh-một người con gái xinh đẹp, tài hoa, đã sống những năm tháng cay đắng, cô đơn ở hiện tại này: “Độc điếu song tàn nhất chỉ thư”. Với hai chữ “độc, điếu” câu thơ đã khắc họa vào lòng người đọc một cảnh ngộ cô đơn phải tìm về quá khứ để chia sẻ. Chính nỗi đau và sự cô đơn đã trở thành sợi dây kết nối vượt thời gian không gian để tri âm, tri kỉ với nhau, hiểu lòng nhau và đồng cảm sâu sắc cho nàng Tiểu Thanh của Nguyễn Du. Hai câu thơ đầu, với hình ảnh đối lập nhà thơ đặc biệt bộc lộ tấm lòng đồng cảm thương xót cho số phận bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh. Hình ảnh mảnh giấy tàn ở câu thơ thứ hai tiếp tục khơi tiếp cho câu thơ thực: “Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư”. Son phấn vừa thực, vừa ẩn dụ cho nhan sắc, vẻ đẹp của Tiểu Thanh. Văn chương là tác phẩm nghệ thuật, sáng tạo tinh thần của người nghệ sĩ, tâm huyết và tài năng của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh có linh thiêng chắc phải bận lòng, xót xa hững việc sau khi chết. xót xa là vì đã chết trong đau đớn, cô độc uất hận sầu khổ nhưng người vợ cả vẫn không buông tha, vẫn cứ giày vò nàng thêm một lần nưa. Văn chương có số mệnh gì vậy mà cũng bị đem đốt, bị hủy diệt. hai câu thơ thực là bức phác họa chân dung của Tiểu Thanh vừa tài hoa, tuyệt sắc nhưng cái tài bị đốt, cái sắc bị chôn, đều bị hủy diệt. vẫn là nghệ thuật đối cân chỉnh để qua đó bộc lộ nỗi thương cảm xót xa Của nhà thơ trước số phận bạc mệnh của cái đẹp, cái tài chân chính. Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến bất công là môi trường khiến cái đẹp, cái tài bị hủy hoại, không có chỗ dung thân. đó cũng là thuyết bạc mệnh mà Nguyễn Du đã nêu ra, rằng trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Hai câu luận: “Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kì oan ngã tự cư”. Nỗi hận xưa nay về số mệnh bất công của con người là câu hỏi muôn thuở, nhưng câu hỏi ấy mãi mãi chỉ là sự vô vọng không có lời giải đáp cụ thể, tròi cũng bất lực. Câu thơ viết bằng giọng oán trách, bất bình về nỗi bất công khi cái tài cái sắc luôn bị vùi dập, hủy diệt, Nguyễn Du gửi gắm vào đó nỗi xót xa khi nhận ra đó cũng là số phận chung của những khách phong vận. tự nhận mình là người mắc nỗi oan lạ, cũng là kẻ cùng trường bạc mệnh, đó là sự thể hiện ý thức cá nhân sâu sắc về tài năng và nỗi đau, nhưng còn có sự đồng cảm, thương xót với nỗi đau của người cùng khách phong vận. Tình thương ấy vừa mênh mông, vừa sâu sắc. Qua đó bày tỏ nỗi thấm thía bất công muôn đời của người tài hoa. Đến hai câu kết, là nỗi khát mong của người nghệ sĩ muôn đời mong được tri âm, đồng cảm: “Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Không biết hơn 300 năm lẻ sau, có ai khóc thương Tố Như không. Nhà thơ mong rằng mình có người biết đến bởi sự thấu hiểu và đồng cảm của những người cùng là khách phong vận, mê đắm văn chương. Kì thực, Nguyễn Du đã nêu lên khát vọng muôn đời của người nghệ sĩ, trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, họ luôn mong muốn nhận được sự tri âm, đồng cảm sâu sắc bởi thi sĩ muôn đờ luôn luôn gặp nhau ở một điểm đó là sự cô đơn. “Độc tiểu thanh kí” là tiếng khóc thương người đồng thời cũng là tiếng khóc thương mình, đó là trái tim nhân đạo bao la vừa mênh mông vừa sâu thẳm của Nguyễn Du. Bài thơ tuân thủ những quy tắc nghiêm túc và chặt chẽ của quy luật thơ Đường. từ ngữ cô đọng, hàm súc hình ảnh giàu tính biểu tượng đã làm nên sức sống nghìn thu của “Độc tiểu thanh kí” và trên hết là tấm lòng nhân đạo sâu sắc của thi hào dân tộc.

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu cảm nhận bài thơ “Độc tiểu thanh kí”.
Nguyễn Du là đại thi hào lớn của dân tộc, là niềm tự hòa của Việt Nam trên văn đàn thế giới. Điều gì đã tạo nên một thiên tài Nguyễn Du như vây? Chính 15 năm gió bụi đã làm nên một hồn thơ vừa am hiểu thâm sâu lại vừa mênh mang lòng nhân đạo bao la đồng cảm với những số phận bạc mệnh. Đặc biệt những vần thơ của ông khi viết về người phụ nữ luôn thấm đẫm một niềm đồng cảm xót xa mênh mông vô tận đồng thời là sự trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của họ. Đặc biệt vẫn tấm lòng nhân đạo từ trong cốt tủy của một người nghệ sĩ chân chính, Nguyễn Du đã đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh tài hoa, bạc mệnh ở bên Trung Quốc. Vậy thì hôm nay, mình sẽ giúp các bạn bài văn “phân tích bài thơ “độc tiểu thanh kí” nhé. với bài thơ nay, các bạn có thể chia ra để phân tích teo kết cấu đề, thực, luận, kết nhé. mười các bạn tham khảo bài văn phân tích bài thơ độc tiểu thanh kí nhé.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN CẢM NHẬN BÀI THƠ ĐỘC TIỂU THANH KÍ
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2.THÂN BÀI:
2 câu đề:
Cảnh đẹp vườn hoa bên Tây Hồ đã trở thành gò hoang.
Bày tỏ niềm đồng cảm, xót thương cho kiếp người tài hoa bạc mệnh.
2 câu thực:
Xót thương cho vẻ đẹp và tài năng của nàng Tiểu Thanh bị vùi dập, bạc mệnh.
Tố cáo xã hội phong kiến bất công, không cho cái tài, cái đẹp được bộc lộ.
2 câu luận:
Từ câu chuyện về nàng Tiểu Thanh mở rộng ra là số phận tài hoa bạc mệnh của những khách phong vận.
2 câu kết:
Nỗi niềm mong mỏi và khát khao sự tri âm đồng cảm của Nguyễn Du nói chung và người nghệ sĩ nói chung.

3.KẾT BÀI:
Khẳng định giá trị và tài năng nhà thơ.

BÀI LÀM BÀI VĂN CẢM NHẬN BÀI THƠ ĐỘC TIỂU THANH KÍ
Một tác phẩm chân chính là một tác phẩm vượt qua bờ cõi, và giới hạn, chứa đựng những điều vừa lớn lao, vừa đau khổ, ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình nó làm cho người gần người hơn. “Độc tiểu thanh kí” của thi hào Nguyễn Du là một áng thơ như vậy, nó đã vượt qua bờ cõi và giới hạn của Việt Nam và Trung Quốc để bằng tấm lòng bao la, đồng cảm của mình Nguyễn Du tri âm với nàng Tiểu Thanh bạc mệnh, bài thơ gửi gắm những triết lí sâu sắc và những giá trị nhân văn sâu sắc.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Du đã vẽ ra một cảnh tượng hoang vu đến tàn tạ:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.”
Cảnh đẹp Tây Hồ xưa kia đẹp đẽ và thơ mộng bao nhiêu thì giờ đây lại chẳng còn lại gì, chỉ còn là một bãi hoang phế, đổ nát. Động từ “tẫn” diễn tả sự biến đổi một cách đột ngột đến mức triệt để không còn dấu vết gì, đứng giữa hiện tại nhà thơ bâng khuâng nuối tiếc cái đẹp trong quá khứ. Câu thơ mở đầu vừa là niềm cảm thương nuối tiếc cho cái đẹp trong quá khứ bị hủy hoại để cho thấy những dâu bể của cuộc đời thì ở đó số phận của cái đẹp chịu sự chi phối nghiệt ngã của thời gian vô tình “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường”. cái đẹp ấy gợi nhắc đến nàng Tiểu Thanh-một người con gái xinh đẹp, tài hoa, đã sống những năm tháng cay đắng, cô đơn ở hiện tại này:
“Độc điếu song tàn nhất chỉ thư”.
Với hai chữ “độc, điếu” câu thơ đã khắc họa vào lòng người đọc một cảnh ngộ cô đơn phải tìm về quá khứ để chia sẻ. Chính nỗi đau và sự cô đơn đã trở thành sợi dây kết nối vượt thời gian không gian để tri âm, tri kỉ với nhau, hiểu lòng nhau và đồng cảm sâu sắc cho nàng Tiểu Thanh của Nguyễn Du. Hai câu thơ đầu, với hình ảnh đối lập nhà thơ đặc biệt bộc lộ tấm lòng đồng cảm thương xót cho số phận bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh. Hình ảnh mảnh giấy tàn ở câu thơ thứ hai tiếp tục khơi tiếp cho câu thơ thực:
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”.
Son phấn vừa thực, vừa ẩn dụ cho nhan sắc, vẻ đẹp của Tiểu Thanh. Văn chương là tác phẩm nghệ thuật, sáng tạo tinh thần của người nghệ sĩ, tâm huyết và tài năng của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh có linh thiêng chắc phải bận lòng, xót xa hững việc sau khi chết. xót xa là vì đã chết trong đau đớn, cô độc uất hận sầu khổ nhưng người vợ cả vẫn không buông tha, vẫn cứ giày vò nàng thêm một lần nưa. Văn chương có số mệnh gì vậy mà cũng bị đem đốt, bị hủy diệt. hai câu thơ thực là bức phác họa chân dung của Tiểu Thanh vừa tài hoa, tuyệt sắc nhưng cái tài bị đốt, cái sắc bị chôn, đều bị hủy diệt. vẫn là nghệ thuật đối cân chỉnh để qua đó bộc lộ nỗi thương cảm xót xa Của nhà thơ trước số phận bạc mệnh của cái đẹp, cái tài chân chính. Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến bất công là môi trường khiến cái đẹp, cái tài bị hủy hoại, không có chỗ dung thân. đó cũng là thuyết bạc mệnh mà Nguyễn Du đã nêu ra, rằng trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Hai câu luận:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư”.
Nỗi hận xưa nay về số mệnh bất công của con người là câu hỏi muôn thuở, nhưng câu hỏi ấy mãi mãi chỉ là sự vô vọng không có lời giải đáp cụ thể, tròi cũng bất lực. Câu thơ viết bằng giọng oán trách, bất bình về nỗi bất công khi cái tài cái sắc luôn bị vùi dập, hủy diệt, Nguyễn Du gửi gắm vào đó nỗi xót xa khi nhận ra đó cũng là số phận chung của những khách phong vận. tự nhận mình là người mắc nỗi oan lạ, cũng là kẻ cùng trường bạc mệnh, đó là sự thể hiện ý thức cá nhân sâu sắc về tài năng và nỗi đau, nhưng còn có sự đồng cảm, thương xót với nỗi đau của người cùng khách phong vận. Tình thương ấy vừa mênh mông, vừa sâu sắc. Qua đó bày tỏ nỗi thấm thía bất công muôn đời của người tài hoa. Đến hai câu kết, là nỗi khát mong của người nghệ sĩ muôn đời mong được tri âm, đồng cảm:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.
Không biết hơn 300 năm lẻ sau, có ai khóc thương Tố Như không. Nhà thơ mong rằng mình có người biết đến bởi sự thấu hiểu và đồng cảm của những người cùng là khách phong vận, mê đắm văn chương. Kì thực, Nguyễn Du đã nêu lên khát vọng muôn đời của người nghệ sĩ, trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, họ luôn mong muốn nhận được sự tri âm, đồng cảm sâu sắc bởi thi sĩ muôn đờ luôn luôn gặp nhau ở một điểm đó là sự cô đơn.

“Độc tiểu thanh kí” là tiếng khóc thương người đồng thời cũng là tiếng khóc thương mình, đó là trái tim nhân đạo bao la vừa mênh mông vừa sâu thẳm của Nguyễn Du. Bài thơ tuân thủ những quy tắc nghiêm túc và chặt chẽ của quy luật thơ Đường. từ ngữ cô đọng, hàm súc hình ảnh giàu tính biểu tượng đã làm nên sức sống nghìn thu của “Độc tiểu thanh kí” và trên hết là tấm lòng nhân đạo sâu sắc của thi hào dân tộc.
0