Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G.Mác-két là một bài văn nghị luận sinh động.
Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã làm mất đi cơ hội cải thiện đời sống cho hàng tỉ người nghèo khổ nhất trên thế giới. Những con số cụ thể, những ví dụ so sánh trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục... với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính ...
Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã làm mất đi cơ hội cải thiện đời sống cho hàng tỉ người nghèo khổ nhất trên thế giới. Những con số cụ thể, những ví dụ so sánh trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục... với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất cực kì phi lí của việc chạy đua vũ trang.
A. TÌM HIỂUĐỀ
- Đề bài này cũng chỉ có một mệnh đề, không có câu mệnh lệnh, không nêu rõ kiểu đề, yêu cầu thực hiện. Các em phải tự xác định vấn đề cần bàn và kiêu văn bản thích hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
- Kiểu đề: Nghị luận.
- Yêu cầu: Bằng lí lẽ và dẫn chứng, em phải phân tích, chứng minh, đánh giá làm sáng tỏ vấn đề: Văn bản Đấu tranh cho một thê giới hoà bình có phải là một bài văn nghị luận sinh động hay không. .
B. DÀN Ý
I. Mở bài
- G. Mác-két nổi tiếng là tác giả của nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn được viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Ông là nhà văn châu Mĩ La-tinh đã đoạt giải Nô-ben văn học năm 1982. Qua tác phẩm của mình, Mác-két đã từng đấu tranh không mệt mỏi vì hoà bình và hạnh phúc của con người và sự sông trên Trái Đất.
- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là một bài văn nghị luận sinh động. Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực; bằng trái tim nhiệt huyêt của một nhà văn vì hoà bình, hạnh phúc của con người, Mác-két đã phân tích làm rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống con người, kêu gọi mọi người hãy đoàn kết, đấu tranh ngăn chặn, xoá bỏ nguy cơ đó.
II. Thân bài
1. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là một văn bản nghị lụận bởi tácgiả đã đặt ra một vấn đề và bàn bạc, nêu quan điểm của mình về vấn đề đó. Luận điểm chính mà tác giả nêu ra trong bài viết này là: "Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ loài người và sự sông trên Trái Đất, vì vậy nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là đoàn kết đấu tranh đểloại bỏ nguy cơ ấy".
2. Để làm sáng tỏ vấn đề và thuyết phục người đọc, tác giả đã triển khai luận điểm đó trong một hệ thống luận cứ sắc bén, toàn diện, mạch lạc và chặt chẽ:
a. Kho vũ khí hạt nhân đang tàng trữ có khả năng huỷ diệt, xoá bỏ mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.
b.
c. Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn trái với quy luật tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.
d. Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
3. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình giàu sức thuyết phục và gây được ấn tượng mạnh vì Mác-két đã sử dụng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc bén kết hợp với chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể.
a. Để cho thấy tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tác giả đã bắt đầu bài viết bằng việc nêu cụ thể thời gian (hôm nay ngày 8-8-1986) và đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với một phép tính rất đơn giản, rất dễ hiểu: 50.000 đầu đạn hạt nhân chia bình quân cho đầu người trên thế giới, mỗi người phải hứng chịu trung bình 4 tấn thuốc nổ. Nếu chỗ thuốc nổ đó nỗ tung lên sẽ làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời...
Cách vào đề trực tiếp, việc lựa chọn được những con số xác thực, rõ ràng của tác giả đã thu hút ngay sự chú ý và gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. Đọc qua một lần, chúng ta có ngay cái cảm giác rùng mình về sự mong manh của sự sống, con người trên Trái Đất; về khả năng huỷ diệt ghê gớm của vũ khí hạt nhân; về tính chất hệ trọng của nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
b. Để làm rõ tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang, tác giả đã đưa ra hàng loạt so sánh hêt sức thuyết phục giữa chi phí cho vũ khí hạt nhân với chi phí cho các hoạt động cứu trợ, phát triển xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục, đặc biệt ở các nước nghèo:
- Nếu bỏ khoản chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và 7.000 tên lửa vượt đại châu sẽ có đủ số tiền hơn 100 tỉ đô la để cứu trợ cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới.
- Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn một tỉ người, cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi thoát khỏi cái chết.
- Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới, v.v...
Thế nhưng, tất cả những chương trình cứu trợ trên chỉ là giấc mơ bởi số tiền đó đã được dành vào việc sản xuất ra những vũ khí giết người hàng loạt. Chi phí quá tốn kém cho việc sản xuất vũ khí hạt nhân đã làm mất đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống, cướp đi nhiều cơ hội để cứu giúp hàng tỉ người, đặc biệt là trẻ em, thoát khỏi nghèo đói, bệnh tật và chết chóc...
Phép lập luận so sánh với những con số và hình ảnh biết nói đã thuyết phục sâu sắc người đọc, khiến người đọc không khỏi sững sờ, ngạc nhiên trước một sự thật hiển nhiên nhưng lại cực kì phi lí, phi lí nhưng lại đang tồn tại trên Trái Đất này.
c. Để làm sáng tỏ luận cứ Chạy đua vũ trang là đi ngựợc lại lí trí của tự nhiên, tác giả đã đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cỗ sinh học về nguồn gốc, sự tiến hoá của sự sống trên Trái Đất là kết quả của một quá trình tiên hoá lâu dài hàng trăm triệu năm: Phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nở chỉ để làm đẹp cho đời. Nhưng chỉcần bấm nút một cái, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó sẽ bị xoá sạch dấu vết, trờ lại điểm xuất phát ban đầu hoặc biến thành tro bụi. Từ đó, tác giả đi đến kết luận đầy thuyết phục: Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại quy luật và sự tiến hoá của tự nhiên.
d. Sau khi chỉ ra một cách rõ ràng về hiểm hoạ hạt nhân, phần kết bài cũng là thông điệp mà tác giả muốn gửi tới loài người: Tất cả mọi người hãy cất lên tiếng nói đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng. Tiếng nói ấy, nếu vẫn không ngăn chặn được hiểm hoạ hạt nhân thì chí ít nó cũng nói lên được ý nghĩ và nguyện vọng của loài người mong muốn được sống trên Trái Đất này trong hoà bình, tình yêu và hạnh phúc.
Kết thúc bài viết, Mác-két nêu một đề nghị: cần lập ra một ngân hàng lưu giữ trí nhớ để các thời đại sau có thể biết được đã từng có cuộc sống trên Trái Đất này, trước khi thảm hoạ hạt nhân xảy ra. Đề nghị của Mác-két có vẻ viễn tưởng, hài hước nhưng điều ông quan tâm là chân thật, rằng: Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đã đẩy nhân loại đến thảm hoạ tuyệt diệt.
4. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình giàu sức thuyết phục còn bởi cảm xúc mãnh liệt và nhiệt huyết chứa chan của tác giả. Một nhà văn thế kỉ XVIII đã từng nguyền rủa thuốc súng như một sự sáng tạo của quỷ sứ. Đến lượt Mác-két, ông cũng nguyền rủa "những phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào" làm cho cuộc sống bị xoá bỏ khỏi vũ trụ này. ông khẳng định: "Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ của con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đã đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó"...
III. Kết bài
- Như vậy, bằng lập luận sắc bén, chứng cứ phong phú, xác thực và nhiệt huyết của một nhà văn vì hoà bình, hạnh phúc của con người, Mác-két đã nêu ra một cách rõ ràng, đầy sức thuyết phục về mối hiểm hoạ hạt nhân đối với nhân loại; chỉ rõ sự tốn kém vô cùng phi lí của cuộc chạy đua vũ trang; từ đỏ thức tỉnh và kêu gọi mọi người phải hành động để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hoà bình,
- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là một bài văn nghị luận xuất sắc của G. Mác-két.