VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
TÁC GIẢ: Hoàng Phủ Ngọc Tường – Là cây bút chuyên viết kí và Huế là quê hương văn học đích thực của Hoàng Phủ Ngọc Tường – Tác phẩm có rất nhiều ánh lửa của tình yêu thiên nhiên đất nước và con người Việt ...
- TÁC GIẢ: Hoàng Phủ Ngọc Tường
– Là cây bút chuyên viết kí và Huế là quê hương văn học đích thực của Hoàng Phủ Ngọc Tường
– Tác phẩm có rất nhiều ánh lửa của tình yêu thiên nhiên đất nước và con người Việt Nam; kết hợp chặt chẽ giữa trí tuệ và trữ tình, nghị luận sắc bén và suy tư nhiều chiều, tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng
– Các tác phẩm bút kí chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Hoa trái quanh tôi (1995), Ngọn núi ảo ảnh (1999)…
– Một vài nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhà phê bình về kí của HPNT
– “Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất hiều ánh lửa” (Nguyễn Tuân: )
-“Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất nước ta hiện nay” (Nguyên Ngọc)
-“Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút kí văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lí sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được” (Hoàng Cát)
- TÁC PHẨM: Ai đã đặt tên cho dòng sông.
-Thể loại: tùy bút
– Viết tại Huế, 1-1981, đăng báo Văn nghệ, đưa vào tập ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986)
– HPNT kể “trong việc đi lại hàng ngày, tôi có dịp tiếp xúc với sông Hương và thấy tận mắt những biến ảo trên từng đoạn của nó. Tất cả có thể vẽ thành một dòng sông nguyên vẹn nếu như chắp nối từng đoạn ấy với nhau. Trước 1975 có một lần tôi đứng nhìn sông Hương trên cầu Tràng Tiền. Mặt sông Hương bằng phẳng, tỏa rộng ra và trôi vào bóng tối; có đôi chỗ phập phồng trong làn gió nhẹ như một tà áo lụa và cứ trùng trình như tâm trạng đi không đành trong tình yêu của con sông đối với kinh thành. Tất cả vẻ đẹp ấy cứ vang lên trong tâm hồn tôi thành nốt nhạc của tình khúc… Tôi chợt nảy ra một ý định tái hiện cái khoảnh khắc kì ảo ấy của sông Hương. Đó là lời hứa với dòng sông mà chừng nào chưa thực hiện được thì lòng tôi vẫn băn khoăn day dứt khôn nguôi” => Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là lời hứa, là sự tri ân tình nghĩa của HPNT với mảnh đất quê hương.
– Bài ký gồm 3 phần, đoạn trích được học nằm ở phần đầu
– Bố cục:
– Đoạn 1: Từ đầu đến “dưới chân núi Kim Phụng” à tả sông Hương ở vùng thượng lưu.
– Đoạn 2: “Phải nhiều thế kỉ” đến “bát ngát tiếng gà” à tả sông Hương khi chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế.
– Đoạn 3: “Từ đây” đến “quê hương xứ sở” à tả sông Hương khi chảy vào thành phố Huế.
– Đoạn 4: Còn lại à nhìn sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc và thơ ca.