Bình luận về suy nghĩ, tình cảm của Nguyễn Tuân đối với người lao động
– Ca ngợi vẻ đẹp người lao động trong thời đại mới là một đề tài không xa lạ trong văn học Việt Nam hiện đại. Chạm đến đề tài quen thuộc, Nguyễn Tuân chọn cho mình lối đi riêng. Nhà văn phát hiện ra ...
– Ca ngợi vẻ đẹp người lao động trong thời đại mới là một đề tài không xa lạ trong văn học Việt Nam hiện đại. Chạm đến đề tài quen thuộc, Nguyễn Tuân chọn cho mình lối đi riêng. Nhà văn phát hiện ra và ngợi ca phẩm chất anh hùng, cốt cách nghệ sĩ của người lao động. Qua hình tượng người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã nêu lên một quan niệm: những người lao động bình thường cũng là anh hùng cũng là nghẹ sĩ khi họ dũng cảm đương đây với thử thách và đạt đến trình độ điêu luyện trong nghê nghiệp. Nhà văn đã bày tỏ tình cảm yêu mến tự hào cảm phục trước vẻ đẹp của những người lao động.
Hình tượng người lái đò sông Đà– Suy nghĩ, tình cảm của Nguyễn Tuân đối với người lao động quả thật đúng đắn, giàu tính nhân văn, giàu tinh thần dân tộc và tràn đầy niềm tin yêu vào con người, cuộc đời. Suy nghĩ và tình cảm ấy đã cho thấy sự đổi thay trong quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Trước cách mạng, bất hòa sâu sắc với thực tại, Nguyễn Tuân tìm về quá khứ, lặng lẽ kiếm tìm vẻ đẹp còn vương xót lại. Sau cách mạng, nhất là sau chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc bỗng tin yêu cuộc đời, nhà văn tìm thấy ngợi ca cái đẹp, chất vàng mười ngay trong cuộc sống thực tại. Trước cách mạng, ông như một nhà văn duy mĩ/ Với ông, chỉ trang chiến đấu mới có anh hùng cốt cách tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở những con người đặc tuyển, nghệ sĩ chỉ có ở những nhà Nho tài tử, những thi sĩ, họa sĩ,… Sau cách mạng, Nguyễn Tuân đã ca ngợi người lao động bình thường. Bất cứ ai dũng cảm chiến thắng thách thức và đạt đến trình độ điêu luyện trong nghề nghiệp của mình cũng là nghệ sĩ.