Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG – HPNT Dòng sông Hương vốn tiềm ẩn bao vẻ đẹp quyến rũ, Nhưng một điều chắc chắn là ta không thể khám phá nét quyến rũ của dòng sông mà ...
Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG – HPNT
Dòng sông Hương vốn tiềm ẩn bao vẻ đẹp quyến rũ, Nhưng một điều chắc chắn là ta không thể khám phá nét quyến rũ của dòng sông mà không có ngòi bút tài hoa uyên bác mê đắp vẻ đẹp thiên nhiên xứ sở của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Bằng tình yêu tha thiết, vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng nhà văn đã tường thuật miêu tả cặn kẽ, tỉ mỉ hành trình tình yêu của Hương giang, phô ra kiến thức muôn màu vê đại lí, lịch sử, văn hóa xoay quanh dòng sông và mảnh đất cố đô.
Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc TườngNhà văn đã phối hợp kết hợp linh hoạt giữa kể và tả sử dụng tài hoa các biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ. Qua nghệ thuật nhân hóa, con sông vô tri, vô giác bỗng trở nên có sinh mệnh, có linh hồn, có tính cách, tâm trạng. Khi mạnh mẽ, quyết liệt, khi dịu dàng đắm say, khi e lệ, kín đáo, khi tình tứ lẳng lơ. Nghệ thuật so sánh hết sức tự nhiên bất ngờ bộc lộ sự liên tưởng, tưởng tượng phóng túng, tinh tế, tài hoa của người nghệ sĩ. Có thể kể ra đây những so sánh hấp dẫn. Đó là khi Hoàng Phủ Ngọc Tường ngầm so sánh sông Hương với người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa đầy hoa dậy. Còn thành phố Huết là người tình mong đợi. Đó là khi nhà văn ví chiếc cầu trắng của Huế – cầu Tràng Tiền in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vành trăng non. Đó là khi người nghệ sĩ ví đường cong thật mềm của sông Hương như tiếng bâng khuâng không nói ra của tình yêu. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dùng tiếng nói riêng của tình yêu để tả cảnh. Tình yêu đích thực không bao giờ thích ồn ào, phô trương mà cũng không cần nói ra thành lời. Một ánh mắt, nụ cười có thể thay thế cho tiếng vâng. Đặc biệt hơn, đây là ngôn ngữ tình yêu của cô gái xứ Huế nên càng duyên dáng, kín đáo, e lệ. Diễn tả cái uốn mình mềm mại, âu yếm của sông Hương bằng hình ảnh so sánh như thế quả là rất tinh tế, tài hoa và tình tứ.
Ngôn ngữ trong thiên tùy bút trong sáng, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điệu đậm chất trữ tình. Ngôn ngữ văn xuôi đẹp mà truyền cả, chẳng khác gì thơ ca. thậm chí có những câu, đoạn thơ hơn hiều bài thơ mà ta đã đọc đâu đó.
Giọng văn đầy biến hóa, khi tha thiết, ngân vang, khi bâng khuâng xao xuyến, khi dịu dàng đằm thắm. Say mê vẻ đẹp của hương Giang bao nhiêu, ta càng yêu ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường bấy nhiêu.