21/02/2018, 08:41

Phân tích, cảm nhận bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh

(Bài viết sưu tầm) Nhịp của bài thơ là âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau đang rung lên đồng điệu hoà nhập với sóng biển. Bài thơ có hai hình tượng sóng và em => ...

(Bài viết sưu tầm)

Nhịp của bài thơ là âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau đang rung lên đồng điệu hoà nhập với sóng biển. Bài thơ có hai hình tượng sóng và em => Tuy hai mà một tuy một mà hai lúc phân tách, lúc soi chiếu vào nhau, lúc hoà hợp trong cái tôi trữ tình duy nhất là Xuân Quỳnh => Khát vọng tình yêu.

Hai khổ đầu: Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng và tình yêu của người phụ nữ trẻ tuổi.

Khổ 1 :

+ Tiểu đối: “Dữ dội – dịu êm VÀ Ồn  ào – lặng lẽ”

à mở đầu bằng 4 tính từ: Miêu tả trạng thái đối lập của sóng và liên tưởng đến tâm lí phức tạp của người phụ nữ khi yêu: lúc giận dữ, hờn ghen, khi dịu dàng, sâu lắng.

+ Phép nhân hóa:“ Sông không hiểu”, “Sóng tìm ra tận bể”    à Con sóng mang khát vọng lớn lao: Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp để “tìm ra tận bể”, tìm đến nơi cao rộng, bao dung. => Hành trình “tìm ra tận bể” của sóng cũng chính là quá trình tự khám phá, tự nhận thức, chính bản thân, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu..

– Khổ 2:

+ Quy luật của sóng: Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế à sự trường tồn của sóng trước thời gian: vẫn dạt dào, sôi nổi.

+ Quy luật của tình cảm:“Khát vọng tình yêu – bồi hồi trong ngực trẻ”à Tình yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại. => Xuân Quỳnh khẳng định một chân lí: khát vọng tình yêu là vĩnh viễn. Nó  không chỉ thường trực trong tâm hồn con người, đặc biệt là tuổi trẻ, mà nó còn khiến người ta trẻ lại , tái sinh như con sóng biển ào lên rồi tan ra hòa nhập vào biển cả mãi mãi.

Cảm nhận khổ bài thơ SóngCảm nhận khổ bài thơ Sóng

Khổ 3 và 4 : Nghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu.

– Khổ 3:Điệp từ: “em nghĩ” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên”à quay về lòng mình, nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khám phá tình yêu

– Khổ 4: Đi tìm câu hỏi tu từ cho câu hỏi ở khổ 3:Câu hỏi tu từ:

Gió bắt đầu từ đâu?

Khi nào ta yêu nhau?

à Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải. => Đây là cách cắt nghĩa tình yêu rất chân thành và  đầy nữ tính.=> Hai câu thơ xuất hiện thật bất ngờ, giọng điệu như bối rối khi nghĩ về khởi điểm, nguồn gốc của tình yêu.

 – Tình yêu  cũng như sóng, sóng có được là nhờ gió, vậy gió từ đâu đến, không thể giải thích được. Tương tự, tình yêu từ đâu đến, em cũng không biết . Thật khó có thể cắt nghĩa một cách cụ thể, rõ ràng nguồn gốc cuả tình yêu: “ Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau”.

Khổ 5: Nỗi nhớ

+ Bao trùm cả không gian : « sóng dưới lòng sâu, sóng trên mặt nước »

+ Thao thức trong mọi thời gian : « ngày đêm không ngủ được »

à Phép đối, giọng thơ dào dạt, náo nức, mãnh liệt : diễn tả nỗi nhớ da diết, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt như sóng biển triền miên.

+ Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết, còn em nhớ anh đắm say hơn bội phần :

« Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức »

=> Cách nói cường điệu nhưng hợp lí : nhằm tô đậm nỗi nhớ (choáng ngợp cõi lòng không chỉ trong ý thức mà thấm sâu vào trong tiềm thức).=> Phép lặp từ, lặp cú pháp: Bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt.

Khổ 6: Lòng chung thuỷ

+ Cách nói khẳng định : dẫu xuôi – phương bắc; dẫu ngược – phương nam,  em : vẫn « Hướng về anh một phương » => Lời thề thủy chung tuyệt đối trong tình yêu : dù đi đâu về đâu vẫn hướng về người mình đang thương nhớ đợi chờ.

+ Các điệp ngữ: « dẫu xuôi về, dẫu ngược về », điệp từ « phương »; các từ « em cũng nghĩ, hướng về anh »

à Tác giả muốn khẳng định: dù cuộc đời có nghịch lí, trái ngang đến mức nào thì em cũng vẫn chỉ hướng về một phương duy nhất- phương anh.

Khổ 7 : Bến bờ hạnh phúc .

+ Mượn hình ảnh của sóng: Sóng ngoài đại dương –  Con nào chẳng tới bờ à quy luật tất yếu.

+ Sóng tới bờ dù cách trở: Tình yêu là sức mạnh giúp em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến bến bờ hạnh phúc. => Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi của một con người luôn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.

Khổ 8,9 Sóng và khát khao tình yêu vĩnh cửu

–  Cuộc đời tuy dài thế —- Năm tháng vẫn đi qua => Kiểu câu nhượng bộ: Âu lo, phấp phỏng về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc (cảm giác thường trực trong thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn sau ) => Xuân Quỳnh âu lo nhưng không thất vọng mà luôn muốn được sống hết mình cho tình yêu.

Làm sao tan ra => trăm con sóng =>  ngàn năm còn vỗ: dùng từ chỉ số lượng lớn, phô bày khát khao vĩnh viễn hóa, bất tử hóa tình yêu. => Khao khát được sẻ chia, hoà nhập vào cuộc đời. Khát vọng được sống hết mình trong biển lớn tình yêu, muốn hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở. => Khát vọng khôn cùng về tình yêu bất diệt.

Nghệ thuật :

    – Thể thơ 5 chữ  cùng với phương thưc tổ chức ngôn từ, hình ảnh -> gợi lên nhịp sóng biển – nhịp sóng lòng nhiều cung bậc, sắc thái cảm xúc trong trái tim nữ thi sĩ : khi sôi nổi dữ dội khi dịu êm, lặng lẽ.

– Hình tượng sóng có sự tương đồng hòa hợp với hình tượng em ->  tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, vĩnh hằng.

=> Sóng là một bài thơ đặc sắc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu. Tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người .

0