18/06/2018, 16:58

Tương quan Xiêm – Việt cuối thế kỉ XVIII

Chúa Nguyễn khi ở Bangkok trong một buổi thiết triều của vua Rama I tại điện Amarin năm 1782 -Royal Siamese Maps (2004), tr. 27.- Trong bức hình này chúa Nguyễn ngồi xếp bằng chứ không quỳ mọp như các quan Xiêm La Nguyễn Duy Chính MỞ Ð ẦU Nghiên cứu về tình hình nước ta ...

chua nguyen o xiem

Chúa Nguyễn khi ở Bangkok trong một buổi thiết triều của vua Rama I tại điện Amarin năm 1782 -Royal Siamese Maps (2004), tr. 27.- Trong bức hình này chúa Nguyễn ngồi xếp bằng chứ không quỳ mọp như các quan Xiêm La

Nguyễn Duy Chính

  1. MỞ ÐẦU

Nghiên cứu về tình hình nước ta vào cuối thế kỷ XVIII, các sử gia đặc biệt nhấn mạnh vào thế tranh hùng giữa anh em nhà Tây Sơn và hai thế lực: họ Trịnh ở Ðàng Ngoài, họ Nguyễn ở Ðàng Trong. Việc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc phù Lê diệt Trịnh rồi sau đó giao tranh với quân Thanh trong một trận chiến khốc liệt đã là đề tài được khai thác rất nhiều. Tuy chúa Trịnh và triều đình vua Lê ở Bắc Hà đã có một cơ cấu quy mô tưởng như bền vững thì việc thanh toán lại xem ra dễ dàng, vì chủ yếu những người chống lại Tây Sơn dựa vào sức mình là chính, không có những điều kiện để liên minh với bên ngoài nên chỉ tập trung thành những nhóm thổ hào và dần dần bị bẻ gãy như những chiếc đũa rời. Sau khi Lê Duy Kỳ (tức vua Chiêu Thống) bị nhà Thanh bỏ rơi, dư đảng nhà Lê không bao lâu đều bị đánh tan.

Ngược lại ở trong Nam anh em Nguyễn Nhạc tiêu diệt được cơ đồ chúa Nguyễn khá nhanh chóng, tưởng như chỉ cất tay là sẽ hoàn toàn thắng lợi thì tàn dư của họ vẫn tồn tại để rồi gần 20 năm sau đánh bại triều đình Tây Sơn, thu hồi giang sơn từ Nam chí Bắc. Nguyễn Ánh, người sót lại sau cùng của giòng chúa đất Nam Hà đã phải bôn tẩu trong những điều kiện hết sức ngặt nghèo và chỗ dựa chính của ông là Xiêm La, vừa là nơi ẩn náu khi không còn đất sống, lại là chỗ mượn sức để tìm đường trở về. Có thể nói nếu không có sự giúp đỡ của triều đình Xiêm La, chúa Nguyễn không thể nào thành công được và tương quan Xiêm – Việt trong thời gian cuối thế kỷ thứ XVIII chủ yếu là tình hữu nghị giữa vua Xiêm Rama I, vua sáng lập triều đại Chakri – với chúa Nguyễn Ánh, cũng là vì vua sáng nghiệp của triều Nguyễn mà chúng ta thường gọi là vua Gia Long.

Sử nước ta tuy chép khá nhiều chi tiết về việc chạy qua, chạy lại của chúa Nguyễn nhưng gần như hoàn toàn không đề cập gì đến tương quan giữa hai bên trong thế dựa vào nhau, có khi chung một mục tiêu nhưng cũng có lúc tranh chấp quyền lợi. Ðể đánh đổi lấy sự trợ giúp, chúa Nguyễn phải bằng lòng thần phục triều đình Bangkok như một nước chư hầu, dù trong tâm tư ông chỉ coi họ như một đồng minh giai đoạn. Ðến khi chúa Nguyễn lên ngôi hoàng đế và sau khi vua Rama I từ trần, ông mới thực sự tỏ thái độ bình đẳng, đứng ngang hàng với Xiêm La. Tương quan giữa hai bên không thể giải thích một cách minh bạch nếu chúng ta không đặt trong quan niệm chung về vương triều và tổ chức của vùng Ðông Nam Á. Tuy nhiên, việc thừa nhận những liên hệ đó không mấy ai đặt ra hoặc chỉ lên án như một thái độ cầu viện nước ngoài, rước voi về dày mả tổ.

Bài nghiên cứu này nhấn mạnh vào tương quan khu vực để giải thích một số biến cố khi đối chiếu với lịch sử của Thái Lan, của Ai Lao, của Cao Miên ngõ hầu chúng ta có thể hiểu được sử Việt Nam một cách rộng rãi hơn.

  1. TỔNG QUÁT V KHU VỰC ÐÔNG NAM Á

Bị ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung Hoa nên chúng ta hay đem tiêu chuẩn và mô hình của phương Bắc để giải thích và định lượng những giá trị của phương Nam. Mặc dù không khu vực nào có một văn minh hoàn toàn độc lập mà ít nhiều ảnh hưởng hỗ tương, suy luận máy móc đó chỉ đúng một phần.

Tương quan vũ trụ và con người của các dân tộc Ðông Nam Á rất gần với khái niệm “thiên nhân tương dữ” [trời và người có liên quan lẫn nhau] của Trung Hoa. Vì cho rằng các tinh tú và thiên thể có liên quan trực tiếp đến sự thịnh vượng và an lạc của nhân loại nên kết cấu và sinh hoạt xã hội của con người ở trần gian phải làm sao phù hợp với vận hành của trời đất. Một vương quốc phải tổ chức sao cho càng gần với hình ảnh của vũ trụ càng tốt.

Quan niệm này phát xuất từ vùng Cận Ðông (Near East) và được áp dụng ở Babylonia từ thiên niên kỷ thứ ba trước Tây Lịch nhưng gốc tích có thể có hàng nghìn năm trước nữa. Từ đây, ý niệm đó truyền sang Ấn Ðộ và rồi lan tới Trung Hoa, đồng thời một nhánh khác đi từ Ấn Ðộ xuống Ðông Nam Á.[1]

  1. Quốc gia và vũ trụ

Theo triết học Ấn Ðộ thì thế giới bao gồm một đại lục ở giữa hình tròn tên là Jambudvipa, bao quanh là bảy đại dương và bảy lục địa. Xa hơn nữa là những dãy núi cao.[2]

Ngay chính giữa đại lục Jambudvipa là một ngọn núi cao tên là Meru[3] có mặt trời, mặt trăng và các tinh tú xoay quanh. Ðỉnh ngọn Meru là nơi các thần linh ngự trị có 8 vị Lokapalas trấn giữ. Quan niệm này ảnh hưởng đến Phật giáo rất nhiều và chúng ta cũng đọc được những truyền kỳ tương tự trong các kinh điển đạo Phật mặc dầu chi tiết có khác đôi chút. Nói chung, quan niệm vũ trụ của Nam Á là những vòng tròn đồng tâm mà chính giữa là ngọn núi Meru.

Từ ý niệm nguyên thủy đó, những dân tộc chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Ðộ đều coi việc xây dựng kinh đô là công tác tối quan trọng, không phải chỉ một trung tâm văn hóa và chính trị mà còn là một linh địa quy tụ mọi tú khí của quốc gia. Việc chọn một khu vực đế kinh luôn luôn gắn liền với những huyền thoại siêu nhiên để tăng gia mức quan trọng của nó mặc dầu không thể không kèm theo những thuận lợi khác về phòng ngự cũng như về kinh tế.

Cũng tương tự như quan niệm của Trung Hoa coi nhà vua như vì sao Bắc Ðẩu để các tinh tú chầu vào, bốn phía kinh đô cũng có các thị trấn quan trọng do những cận thần hay người trong hoàng gia cai quản. Kinh đô thường vây quanh một vùng đất cao tượng trưng cho núi Meru. Kinh đô Angkor của Cambodia chẳng hạn, là một thành trì hình vuông, mỗi chiều hai dặm rưỡi, chính giữa là Phnom Bakheng, một ngọn núi nhỏ.

Việc tổ chức triều đình cũng dựa trên khuôn mẫu tương tự. Vua Miến Ðiện có bốn chính hậu (principal queens) và bốn thứ phi (secondary rank). Bốn chính cung được đặt tên là Bắc Cung hoàng hậu, Nam Cung hoàng hậu, Ðông Cung hoàng hậu, Tây Cung hoàng hậu tượng trưng cho bốn phương chính còn bốn thứ phi được đặt tên theo bốn phương bàng[4]. Nhiều tài liệu cho thấy vào thời xưa, cung điện của các hậu phi được bố trí chung quanh cung vua theo các hướng. Triều đình cũng có bốn đại thần tượng trưng cho tứ thiên vương trong giáo lý Phật giáo. Mô hình này hiện hữu tại Xiêm La, Chân Lạp, Java. Ở Chân Lạp, bốn đại thần được mệnh danh là “tứ trụ” và theo truyền thống, những viên quan đó không phải chỉ nắm giữ trọng quyền mà còn có nhiệm vụ bảo vệ bốn phương chính.[5]

Tại khu vực Bắc Thái và vùng đất thuộc Ai Lao hiện nay, vào thời đó các tiểu quốc được gọi là các muang (mường), chúa tể các mường gọi là chao (chậu), thường được dịch ra tiếng Hán Việt là chiêu. Những tiểu quốc đó thần phục một quốc gia lớn như những cánh hoa nên được đặt tên là mandala[6] và có nghĩa vụ thần phục nhưng cũng được bảo vệ một khi bị xâm lấn. Theo O. W. Wolters thì:

… Mandala tượng trưng cho một tình trạng chính trị đặc biệt và thường không cố định v một khu vực địa lý không có ranh giới rõ rệt mà các trung tâm nhỏ có khuynh hướng tìm an toàn từ mọi hướng… Mỗi trung tâm lại có nhiu lãnh địa phụ thuộc và khi có cơ hội thì những lãnh địa này cũng tách ra để nổi lên thiết lập một hệ thống thuộc địa cho chính mình.[7]

Tương quan giữa nhị hoa (trung ương) và cánh hoa (địa phương) đó cũng gần giống như hình thức thiên triều và phiên thuộc của Trung Hoa nhưng linh động hơn và hai bên có những giao kết để tuân thủ những nghĩa vụ, chế tài và liên minh (obligations, sanctions, and allegiance).

Ràng buộc chặt chẽ nhất của hai bên là nghi lễ thần phục (ritual of submission), tương tự như cầu phong và triều cống mà Trung Hoa đòi hỏi các tiểu quốc ở chung quanh phải thi hành. Riêng ở Xiêm La, những nước chịu nhận họ làm thượng quốc thì hàng năm phải cho người đem sang một cây vàng bạc (gold and silver tree) kèm theo sản vật, tiền bạc, món quý giá… để biểu lộ sự trung thành. Ngược lại vua Xiêm cũng tặng lại những vật phẩm khác thường là có giá trị hơn những gì các tiểu quốc triều cống họ.

Chế tài là quyền “trừng phạt” một khi hạ quốc không làm tròn những nghĩa vụ đối với thượng quốc. Một người soán ngôi vua thường không được công nhận và có thể còn bị đem quân chinh phạt. Cho nên việc phong tước cũng là một cách để ràng buộc các nước nhỏ trung thành với nước lớn.

Quan trọng hơn hết trong tương quan nước lớn nước nhỏ là mỗi khi có việc binh đao, nếu được yêu cầu, nước lệ thuộc phải gửi quân đội, tàu bè, khí giới đến giúp nước lớn đánh trận. Ngược lại nước lớn cũng có nhiệm vụ bảo vệ nước nhỏ khi bị xâm lăng và hoặc trực tiếp gửi quân đội, khí giới đến giúp, hoặc điều động các tiểu quốc khác đem quân hỗ trợ.

Chính từ những giao ước về các nghĩa vụ và quyền lợi song phương, chúng ta có thể có những nhận định minh bạch hơn về liên hệ giữa Việt Nam và Xiêm La trong một bố cục chung của cả vùng. Những liên hệ đó thay đổi liên tục nên lắm khi chúng ta không thấy có những ranh giới rõ rệt để xem xét vấn đề cho chính xác.

  1. Chân mệnh đế vương

Từ quan niệm về tổ chức theo khuôn mẫu của vũ trụ, những quốc gia lớn tự đặt vào vị trí trung tâm một mandala. Trung tâm đó không phải chỉ là một vị trí chính trị mà cũng thường đóng vai một trọng điểm kinh tế. Trong nền kinh tế nông nghiệp, khi các vua chúa thấy đất đai ở kinh đôđã kém màu mỡ, buôn bán qua lại kém sầm uất (mà họ cho rằng đã hết vượng khí) thường đi tìm một kinh đô mới tốt đẹp hơn. Những vùng đất mới đó thường là ở các cửa sông đổ ra biển, tàu bè ghé lại dễ dàng, đất tân bồi phì nhiêu vì người ta cho rằng bao nhiêu linh khí của thượng nguồn sẽ đổ xuống hạ lưu và các tiểu quốc ở vùng núi cao phải thần phục.

… Các lãnh chúa dần dần hạn chế bớt quyn lực của các vùng cao nguyên và tạo ảnh hưởng bằng cách kiểm soát các khu vực hạ nguồn hay vùng đồng bằng trồng lúa đất đai màu mỡ. Bản đồ các con sông tự nhiên trở thành một biểu kếđo lường quyn thống trị. Giới sử gia đã tìm thấy sự tương quan rõ rệt giữa việc kiểm soát các con sông và hệ thống sông đào với sự gia tăng chuyên chế tại Ðông Nam Á.[8]

Nắm được khu vực huyết mạch này có thể coi như một ân sủng đặc biệt mà nhiều khi người ta lẫn lộn giữa giả và thật. Vua chúa thường xưng là Phật vương (cũng như văn hóa Trung Hoa coi vua là con của trời – thiên tử) và đế mệnh được củng cố khi có những điềm lành [chẳng hạn như săn bắt được voi trắng]. Chính sử Xiêm La, Miến Ðiện thường ghi chép rất kỹ về những biến cố đặc biệt này. Ðể đánh dấu mỗi triều đại, nhiều đền đài dinh thự được xây cất bằng nhân công[9] từ các tiểu quốc đến phục dịch và khi xẩy ra chiến tranh, những công nhân này cũng được điều động tham gia quân đội.

Trong những nghi lễ chính của một triều đại, việc lên ngôi được đặc biệt chú trọng. Nghi lễ này luôn luôn được cử hành trên một vùng đất cao với một ngai vàng cho nhà vua tượng trưng núi Meru, chung quanh là 8 tu sĩ tượng trưng cho 8 thiên vương.[10] Nhiều dân tộc còn tin rằng nhà vua chính là thần Siva hay thần Vishnu giáng trần. Những chi tiết này được tìm thấy trong nhiều kinh văn khắc trên đá của người Chăm, người Java, người Chân Lạp. Ngôi đền nổi tiếng Angkor Wat do vua Suryavarman II của Cambodge dựng nên hồi thế kỷ XII là để kỷ niệm thần Vishnu mà ông cho rằng đã hiện thân. Việc thần thánh hóa các vị vua cũng có thể là một phương cách để hợp thức hóa những quá khứ không lấy gì làm minh bạch tương tự như kiểu người Trung Hoa cho rằng ngôi vua về tay những người có chân mệnh đế vương, chân long thiên tử.

Trong lịch sử các quốc gia Ðông Nam Á, việc tạo nên những huyền thoại để củng cố uy tín và xác định sự chính thống của một triều đại là điều rất phổ biến. Những cuộc nổi dậy để giành chính quyền luôn luôn được yểm trợ bởi các dật sự ly kỳ, sấm vĩ, đồng dao…

  1. Ranh giới linh động

Một đặc điểm đãđược nhiều nhà nghiên cứu nêu lên là sự bất minh về ranh giới giữa các quốc gia được mệnh danh là vùng ảnh hưởng (sphere of influence), co dãn và thay đổi liên tục tùy theo tình hình chính trị, kinh tế.

Người Tây phương cho rằng lãnh thổ của một quốc gia kéo dài đến biên giới của nước láng ging thì ở Ðông Nam Á lại luôn luôn có một “khoảng trống” giữa hai bên, vùng đất này không thuộc một quốc gia nào cả và nhiu khi đóng vai một trái đệm. Nếu người Tây phương dựng lên một bức tường vô hình và canh chừng để không ai có thể vi phạm thì biên giới các xứ ở Ðông Nam Á lại ”xốp” không ngăn cấm dân chúng qua lại.[11]

Ảnh hưởng của trung ương có mức độ khác nhau, có những vùng hoàn toàn dưới quyền kiểm soát, kể cả thừa kế hay lãnh thổ (cho thêm hoặc rút bớt) nhưng cũng có những nơi xa xôi hơn, thần phục chỉ là danh nghĩa qua một số cống phẩm hay triều kiến. Những khu vực đó thường được ghi lại dưới cái tên khu tự trị (autonomous regions), chẳng hạn vùng Bắc Lào bao gồm một vùng đất rộng bao phủ cả một phần bắc Việt Nam ngày nay.

Cũng như trong thời k phong kiến ở Âchâu, một vương quốc Ðông Nam Á là những vùng ảnh hưởng không rõ rệt, bao gồm lãnh thổ riêng của nhà vua mà ông ta hoàn toàn kiểm soát được, ra xa hơn nữa là những vùng phải triu cống được áp đặt bằng nhiu mức độ quyn hành. Bên ngoài nữa là những khu vực có vương quyn riêng mặc dù không hoàn toàn tự trị. Những vùng đó bị lệ thuộc vào một hay nhiu vương quốc, bắt buộc phải tiến cống và không được làm điu gì ngược lại với quyn lợi của thượng quốc.[12]

Những quan niệm chặt chẽ về biên cương hành chánh, trước đây là của Trung Hoa và sau này là của Tây phương du nhập vào khu vực này đã tạo ra rất nhiều nghi vấn vì quan niệm hai bên hoàn toàn khác hẳn. Khi nghiên cứu về các bản đồ cổ của vùng Ðông Nam Á, những đường ranh giới biến dạng rất khó hiểu theo mỗi thời kỳ và nhiều câu hỏi về sự bành trướng của mỗi dân tộc được đặt ra dựa trên sự hiểu biết của chúng ta vềđịa lý hiện tại, lắm khi được củng cố bằng những lý thuyết đấu tranh trong thế kỷ XX.

III. TƯƠNG QUAN GIỮA CHÚA NGUYỄN VÀ XIÊM LA

1 . Căn nguyên của hữu nghị Nguyễn Ánh – Rama I

Trong ba năm (1778-1781) – sau khi lấy lại Gia Ðịnh – vì không bị quân Tây Sơn vào xâm lấn, chúa Nguyễn có được một thời gian tương đối ổn định. Tuy chỉ là một triều đình non trẻ nhưng với kinh nghiệm kế thừa ở miền Nam, thời gian ngắn ngủi đó cũng đưa tới những thành tựu cơ bản làm cơ sở cho những giai đoạn sau khi Nguyễn Ánh phải chạy đi chạy về trong tình thế hết sức ngặt nghèo.

Về hành chánh, sau khi bình định được các nơi, thu phục được Chân Lạp, chúa Nguyễn chia lại khu vực Gia Ðịnh (nói chung cả Nam Kỳ ngày nay) thành ba dinh, đặt quan lại và tổ chức quân sự:

… Mùa đông, tháng 11 [năm Kỷ Hợi 1779], [chúa Nguyễn] xem đồ bản các dinh đất Gia Ðịnh, chia vạch địa giới ba dinh Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ khiến cho liên lạc nhau. Dinh Trấn Biên lãnh một huyện [Phúc Long], có 4 tổng [Tân Chính, Bình An, Long Thành và Phúc An], dinh Phiên Trấn lãnh một huyện là Tân Bình, có 4 tổng [Bình Dương, Tân Long, Phúc Lộc và Bình Thuận]; dinh Long Hồ đổi làm dinh Hoằng Trấn, lãnh một châu là Ðinh Viễn, có 3 tổng [Bình An, Bình Dương và Tân An]. Lại thấy đạo Trường Ðồn là nơi yếđịa của ba dinh nên đặt làm dinh Trường Ðồn [nay là tỉnh Ðịnh Tường], lãnh một huyện [Kiến An], có 3 tổng [Kiến Ðăng, Kiến Hưng và Kiến Hòa]Ðặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục để cai trị.[1]

Tuy sử sách chỉ viết một cách tổng quát, công cuộc kiến tạo từ một mảnh đất hoang vu trở thành một nơi dân cư phong túc không phải chỉ trong một ngày, hai ngày. Chiến thắng quân sự thường được đề cập nhiều hơn các công trình khẩn hoang lập ấp:

… Buổi quốc sơ, đất Gia Ðịnh còn là nơi nhiu rừng rú đầm lầy, mộ dân tới ở, cho tùy tiện lập ấp vỡ hoang [có nơi ở về Phiên Trấn mà đánh thuế làm đất Trấn Biên, cũng có nơi ở về Trấn Biên mà đánh thuế làm đất Phiên Trấn], các thửa ruộng đất chỉ ước số đại khái, không chia ra hạng tốt, hạng xấu, đặt chín trường khố nạp riêng [các kho Quy An, Quy Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Giản Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Canh, Tân Thịnh] để thu thuế.[2]

Ðến năm Canh Tý (1780), Nguyễn Ánh lên ngôi vương, thiết lập triều đình dùng ấn Ðại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh Trấn chi bảo là của báu truyền ngôi của họ Nguyễn ở trong Nam, phong cho Ðỗ Thanh Nhân làm ngoại hữu phụ chính thượng tướng công,[3] Tống Phước Khuông làm ngoại tả và hệ thống quan lại gồm nhiều cấp bậc khác. Chúa Nguyễn cũng lập con gái Tống Phước Khuông (mẹ của ông Hoàng Cả Nguyễn Phúc Cảnh) làm nguyên phi. Cũng năm đó, người Cao Miên ở Trà Vinh nổi loạn, chúa Nguyễn sai Ðỗ Thanh Nhân đem quân đánh dẹp. Ðỗ Thanh Nhân trừ được giặc nên sinh lòng kiêu ngạo tự xưng là thượng tướng, Vương e ngại họ Ðỗ lộng quyền nên tìm kếđem giết đi.[4]

Sử triều Nguyễn chép việc giết Ðỗ Thanh Nhân tương đối giản lược:

… Ðầu là Thanh Nhân cầm quân Ðông Sơn, thường có ý vượt quyền. Ðến khi vua lên ngôi, Thanh Nhân cậy mình có công tôn phù, lòng kiêu ngạo càng tăng, quyền sinh sát cho đi lấy lại đều ở trong tay; kinh phí trong cung thì giảm bớt đi, không chịu cung hiến; phàm người bè cánh gần gũi thì tự tiện cho theo họ mình; người có tội thì nướng than hừng, hình phạt rất thảm khốc, ai cũng nghiến răng. Vua cho là người có công, vẫn ưu đãi dung thứ, thường đến thăm tận nhà, cũng không giữ lễ. Bè đảng lại phụ họa thêm, lấn át không kiêng nể gì, toan mưu làm phản. Chưởng cơ Tống Phước Thiêm nói riêng với vua: “Xin giết giặc ở bên cạnh vua”. Vua thầm nghĩ hồi lâu. Phước Thiêm nói: “Thanh Nhân lòng muốn theo Mãng Tháo, không thể để được. Nếu dùng đến kế mà trừ thì chỉ một tay võ sĩ cũng đủ”. Vua rất lấy làm phải, giả cách ốm cho vời Thanh Nhân vào cung bàn việc. Vệ sĩ nhân đó bắt giết rồi tức thì tuyên bố tội trạng của Thanh Nhân mà tha tội cho các tướng hiệu sở thuộc.[5]

Sử Xiêm La cũng chép về việc này dựa theo lời kể của chúa Nguyễn Ánh và tùy tòng khi chạy sang Bangkok:

… Một người Hoa tên là That[6] và một số người Việt bàn với nhau về việc ông Tây Sơn [Ong Tayson] đã nổi lên, giết những người thuộc hoàng tộc Việt Nam để lên làm vua nên hiện nay ông Thượng Sư [Ong Chiang Su],[7] cháu nội của vua cũ, đã phải chạy vào rừng và chịu rất nhiều gian khổ. Họ vạch ra một kế hoạch để lấy lại nước cho ông Thượng Sư.

Do đó, người Hoa kia hay động được nhiều người Việt và Hoa ở Sài Gòn và chiêu tập một số đông người đi theo. Họ tấn công và lấy được Sài Gòn. Ông Bảy [Ong Bai] tức là Bắc Bình Vương [Bak Bin Yuang] [chi tiết này sai, đây là Nguyễn Lữ, không phải Nguyễn Huệ] bỏ chạy về Qui Nhơn. Người Hoa tên That kia tự xưng là Ông Ðông Sơn [Ong Kong Soen]và sai sứ giả đi đón Ông Thượng Sư về Sài Gòn. Ông Thượng Sư phong cho người Hoa tên That này – bây giờ là ông Ðông Sơn – chức Ông Thượng Công [Ong Thuang Kong], và cho làm quan to.

Tuy nhiên về sau, Ông Thượng Công âm mưu cùng đám người Hoa theo y định hại Ông Thượng Sư. Một hôm, người đầy tớ của Ông Thượng Sư là Ai Chu say rượu nằm ngủ ở một hội quán người Hoa. Y nghe được những người Hoa đó nói chuyện với nhau rằng Ông Thượng Công, vị quan lớn kia, đang toan tính giết Ông Thượng Sư để loại trừ ông này. Ai Chu kể lại cho Ông Thượng Sư việc y nghe thấy.

Biết được việc đó rồi, Ông Thượng Sư mới sắp xếp ba lớp màn che, lớp nọ ngăn sau lớp kia treo tại nơi ông ở rồi ra lệnh cho 20 vệ sĩ nấp ở đó. Ông Thượng Sư khi ấy mới giả vờ ốm nằm bên trong lớp màn rồi nói với thủ túc rằng: “Nếu Ông Thượng Công vào thăm ta bên trong lớp màn này, và nếu như y quả thực muốn phản loạn, thể nào y chẳng mang thuốc độc để dụ cho ta uống. Do đó khi nhận thuốc từ tay Ông Thượng Công rồi, ta sẽ thử xem có phải thuốc độc chăng, nếu là thuốc độc ta sẽ đổ vào ống nhổ. Kế đó ta sẽ gõ lên thành ống nhổ làm hiệu để cho các ngươi bước ra khỏi màn, bắt y và giết Ông Thượng Công”.

Khi Ông Thượng Công nghe tin Ông Thượng Sư ngã bệnh, y liền đến thăm, mang theo một bao thuốc bột. Khi y bước vào trong màn nơi Ông Thượng Sư đang nằm, [chúa Nguyễn] cất tiếng chào: “Ông Thượng Công đến thăm ta đấy ư?”. Ông Thượng Công đáp: “Thần nghe tin chúa thượng bị bệnh nên vội vào hầu, có đem theo một ít thuốc để cho chúa thượng chóng khỏi”.  Y vừa nói vừa lấy ra gói thuốc y đã mang đưa cho Ông Thượng Sư thấy.

Ông Thượng Công mới gọi người mang một chiếc siêu nhỏ để sắc thuốc. Y nhân đó đổ luôn cả gói thuộc độc vào trong siêu rồi chắt thuốc ra một cái chén dâng lên Ông Thượng Sư.

Ông Thượng Sư thấy sự việc quả như đã dự kiến. Ông nhận chén thuốc và nhúng một chiếc đũa ngà vào trong đó, lập tức chiếc đũa phủ một lớp váng màu đen. Do đó ông biết chắc đây là thuốc độc nên đổ chén thuốc vào ống nhổ rồi gõ lên ra hiệu. Các vệ sĩ nghe hiệu lệnh bèn xông ra, bắt Ông Thượng Công và xử tử ngay hôm đó.

Ông Thượng Sư khi đó mới ra lệnh giết sạch tất cả tòng đảng người Hoa của Ông Thượng Công. Hai khách thương người Tàu có quyền thế ở Sài Gòn tên là Chae và Lek mới đến gặp Ông Thượng Sư nói rằng nếu chúa Nguyễn ra lệnh giết hết tất cả người Trung Hoa ở Sài Gòn thì người Hoa sẽ bất phục và nổi loạn. Quân Tây Sơn sẽ nhân đó quay lại chiếm Gia Ðịnh và một khi thù trong chưa xong, giặc ngoài đã tới thì Ông Thượng Sư sẽ lưỡng đầu thọ địch. Họ khuyên chúa Nguyễn nên thân thiện với người Hoa trước. Chúa Nguyễn đồng ý và không tiến hành kế hoạch tàn sát đó nữa.[8]

Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn thì việc tranh chấp giữa Nguyễn Ánh và Ðỗ Thanh Nhân không đơn giản chỉ là dùng mưu trừ một quyền thần. Chúng ta ít ai biết họ Ðỗ gốc người Trung Hoa và là một trong số Hoa kiều rất có thế lực. Người Hoa ở cuối thế kỷ XVIII đã xây dựng được một mạng lưới kinh tế khuynh loát nhiều chính quyền và cũng nhiều lần bị thảm sát. Hai vị vua quan trọng nhất tại Xiêm La, Taksin và Chakri (Rama I) đều có nửa phần Trung Hoa. Việc người Hoa dần dần tiến sang lãnh vực quân sự, chính trị không khỏi đưa đến đố kỵ và e ngại của dân bản xứ nên trong suốt cuộc nội chiến cuối thế kỷ XVIII đã có nhiều tranh chấp giữa người gốc Hoa và người Việt được ngụy trang dưới những nguyên nhân khác nhau.

Riêng Chân Lạp, vương quốc này trước đây thần phục chúa Nguyễn nhưng sau khi anh em Tây Sơn nổi lên, triều đình chúa Nguyễn suy yếu nên bị Xiêm La khống chế. Năm 1781, vua Chân Lạp Rama Raja bị quân phiến loạn bắt bỏ cũi ném xuống sông, đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn. Nhân cơ hội đó, vua Xiêm sai một hoàng tử và hai anh em Chakri[9] và Surasih (sử ta gọi là Chất Tri và Sô Si) đem ba đạo quân sang thiết lập nền bảo hộ Chân Lạp[10]. Chakri đem quân tiến vào Angkor Wat, hoàng tử Intharaphithak tiến vào Banthaiphet còn Surasih tiến vào Campong Svay.[11]

Cứ như chính sử chép, vua Taksin vào những ngày sau cùng đã có nhiều dấu hiệu bị điên mặc dầu gần đây có giả thuyết cho rằng việc đổ cho ông bị điên chỉ là một dàn dựng của tân triều đình để che đậy và hợp thức hóa việc soán đoạt.[12]Trước đó, một biến động khiến người ta tin rằng vua Taksin quả thực hung bạo, dễ bị khích động và cũng ảnh hưởng vào tình hữu nghị giữa chúa Nguyễn Ánh và Xiêm La sau này. Sử Việt chép rằng:

… Lại có người Chân Lạp là Bô Ông Giao nói gièm với vua Xiêm rằng Gia Ðịnh đã gửi mật thư bảo Tôn Thất Xuân và Mạc Thiên Tứ làm nội ứng, mưu lấy thành Vọng Các. Vua Xiêm rất ngờ, liền bắt hết mọi người để tra hỏi. Mạc Tử Duyên hết sức cãi là chuyện vu cáo, bị vua Xiêm đánh chết. Thiên Tứ tự tử. Tôn Thất Xuân cùng Sâm, Tĩnh và quyến thuộc của Thiên Tứ cộng 53 người đều bị hại hết. Nhân dân nước ta ngụ ở Xiêm đều bị dời hết ra nơi biên thùy.[13]

Theo tài liệu của nhà dòng tại Nam Kỳ thì chính Ðỗ Thanh Nhân đã tìm cách gây nghi ngờ cho vua Xiêm giết Tôn Thất Xuân trong một âm mưu trừ khử để vương vị của chúa Nguyễn không bị tranh đoạt. [14]

Khi anh em Tây Sơn truy sát hoàng tộc nhà Nguyễn, Tôn Thất Xuân (Chưởng Xuân) [vốn là con của Hiếu Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát] cùng một số quân lính chạy sang Xiêm La được vua Xiêm tiếp đãi nồng hậu và giao ước sẽ giúp ông khôi phục giang sơn với điều kiện về sau khi được nước rồi sẽ thần phục nước Xiêm. Ở trong nước, Nguyễn Ánh được lập làm chúa (có Ðỗ Thanh Nhân phụ chính) nghe tin ấy khiến hai bên nẩy sinh bất đồng. Ðỗ Thanh Nhân tìm cách ly gián để vua Xiêm ra tay trừ Tôn Thất Xuân bằng cách gửi một bức thư cho Tôn Thất Xuân và Mạc Thiên Tứ (khi đó cũng đang ở Bangkok) dặn hai người chuẩn bị nổi loạn cướp ngôi, hẹn ngày đốt kho đụn và khí giới của Xiêm La. Ðỗ Thanh Nhân giao lá thư ấy cho một viên quan người Chân Lạp tên là Pha Ra (mà trong sử nước ta gọi là Bô Ông Giao) vì biết ông này là người thân vua Xiêm, ghét người Việt. Khi lá thư đó đến tay Taksin, vua Xiêm giận lắm bèn truyền lệnh giết Tôn Thất Xuân và Mạc Thiên Tứ cùng toàn thể gia tộc. Những người Việt cùng sang với hai người này cũng bị bắt giam nhưng may mắn thoát chết khi vua Taksin bị mất ngôi.[15]

Sau khi chủ bị giết, tay chân bộ hạ của Ðỗ Thanh Nhân bỏ trốn xuống Ba Giồng[16] không thần phục chúa Nguyễn nữa. Vì việc này lực lượng Gia Ðịnh yếu đi rất nhiều, hầu như trong suốt năm 1781 Nguyễn Ánh phải đem quân đánh dẹp, nhiều lần bị thiệt hại nặng.[17]

Nghe tin Ðỗ Thanh Nhân chết rồi, anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đem vài trăm chiến thuyền, cử đại binh vào đánh và đụng độ với quân chúa Nguyễn (dưới quyền của Tống Phước Thiêm) ở sông Ngã Bảy. Nguyễn Ánh tập trung nhiều tàu chiến và khí giới, trong đó có một tàu kiểu Âu châu do một người Pháp là Emmanuel (Mạn Hòe) chỉ huy.[18] Theo tài liệu của Tây phương, trong khoảng thời gian này, chính giám mục Bá Ða Lộc đã vận động để chúa Nguyễn liên lạc được với người Bồ ở Macao để tìm kiếm sự trợ giúp về quân sự. Chúa Nguyễn khi ấy chỉ là một thanh niên 18 tuổi nên giáo sĩ này vừa đóng vai cố vấn, vừa như một phụ đạo.[19] Nhờ những liên hệ với người Bồ Ðào Nha nên khi chúa Nguyễn lưu vong, đã có lúc họ chủ động đề nghị giúp thuyền bè và khí giới cho Nguyễn Ánh.

Quân Tây Sơn kéo xuống theo đường sông, thuận chiều nước vây quân chúa Nguyễn không cho tiến ra, chỉ có chiến thuyền của Emmanuel ra chặn lại. Emmanuel là người cùng quê với giám mục Bá Ða Lộc, sang Macao buôn bán. Về sau ông ta đi theo tàu của người Bồ Ðào Nha qua Cao Miên, làm việc với Bá Ða Lộc như một quản gia, được tiến cử ra giúp chúa Nguyễn. Sau khi đại binh đã thất bại, Emmanuel thế cùng lực kiệt phải tự đốt tàu mà chết.[20]

Trận thủy chiến đó khiến lực lượng chúa Nguyễn suy kiệt nên ông phải đích thân đem binh tiếp ứng trong một tình thế cực nguy hiểm và phiêu lưu.[21] Khi bị quân Tây Sơn đuổi theo, chúa Nguyễn lại bị phục binh của quân Ðông Sơn tấn công, Tống Phước Thiêm bị giết. Các cánh quân từ Bình Thuận và Hòa Nghĩa Quân[22] (một nhóm Hoa kiều) đến cứu, giết được hộ giá Tây Sơn là Phạm Ngạn ở cầu Tham Lương một cách bất ngờ. Cái chết của Phạm Ngạn đưa đến vụ tàn sát người Hoa tại Sài Gòn hồi tháng Tư năm Nhâm Dần (1782).[23]

Ðến giai đoạn này, lực lượng chúa Nguyễn hầu như hoàn toàn tan rã. Tuy Nguyễn Ánh tập trung toàn quân có thắng một vài trận nhỏ nhưng lại bị Nguyễn Huệ đuổi theo đánh tan. Nguyễn Ánh bôn tẩu xuống miền Hậu Giang, sai Nguyễn Hữu Thụy, Trần Xuân Trạch cùng cai cơ Phúc Trí theo đường Chân Lạp để qua Xiêm cầu viện nhưng bị người Cao Miên giết cả.

Chúa Nguyễn thấy nguy cấp đem tàn quân chạy về Rạch Giá, Hà Tiên rồi đi thuyền nhỏ ra Phú Quốc. Yên trí là tình hình đã hoàn toàn yên ổn, anh em Tây Sơn rút về Quy Nhơn để lại hàng tướng Ðông Sơn là Ðỗ Nhàn Trập cùng Hộ bộ Bá giữ Gia Ðịnh, đóng ở Bến Nghé.

Dư đảng các nơi lại nổi lên. Quân Tây Sơn phản công, bắt được trưởng công chúa Ngọc Toàn (mẹ vợ Nguyễn Hữu Thụy), bà không chịu nhục nên tự tử. Tướng Nguyễn là Châu Văn Tiếp tập trung toàn lực đánh vào Gia Ðịnh, bọn Ðỗ Nhàn Trập chạy về Quy Nhơn, Nguyễn Ánh lại trở về Sài Gòn.

2. Chúa Nguyễn thần phục Xiêm La

Ðến đây, tương quan Xiêm – Việt nảy sinh một khúc ngoặt quan trọng mà vì sử chép mập mờ nên nhiều chi tiết bị lệch lạc. Cuối năm Nhâm Dần (1782), chúa Nguyễn sợ quân Tây Sơn sẽ vào nữa nên bàn với các tướng để thần phục Xiêm La, trên danh nghĩa liên minh:

… sai Cai cơ Lê Phúc Ðiển, Tham mưu Lê Phúc Bình sang Xiêm. Vua thấy giặc Tây Sơn liền năm vào cướp, lòng lo lắm, dụ cho các tướng rằng: “Giặc nay dẫu thua, sang xuân hẳn lại vào cướp. Ta quân yếu tướng ít thì lấy gì mà chống? Kế sách ngày nay không gì bằng kết hảo với nước Xiêm để nhờ giúp đỡ khi hoãn cấp”. Bèn chế hoa vàng hoa bạc, sai bọn Phúc Ðiển sang thông hiếu.[24]

Sử triều Nguyễn cố ý dùng hai chữ “thông hiếu” để miêu tả tương quan Xiêm – Việt nhưng thực tế, việc triều cống cây vàng bạc mang ý nghĩa thần phục kèm theo những nhiệm vụ và quyền lợi nhất định, quan trọng nhất đối với chúa Nguyễn là việc trợ giúp quân sự của Xiêm La (và các thuộc quốc của họ) để chống lại Tây Sơn. Cây vàng bạc được giải thích như sau:

… là một cây giả có lá và hoa bằng bạc hay vàng. Tục lệ tiến cống cây vàng bạc hàm ý rằng người gửi bằng lòng vai trò phiên thuộc đối với quốc gia họ đem đến. Ðó là một biểu tượng của thần phục. Một cách tổng quát, triều đình Thái ở Bangkok [hay Thonburi hoặc Ayutthaya] không trực tiếp cai trị một phiên thuộc như một phần của vương quốc mà để cho họ khá tự do trong việc điều hành các vấn đề nội trị, ngoại trừ tất cả các liên hệ với bên ngoài đều do Bangkok chủ trì và người thủ lãnh phải được Bangkok thừa nhận. Bangkok cũng bảo đảm rằng họ sẽ bảo vệ phiên thuộc đó một khi bị đe dọa từ bên ngoài. Ðể đáp lại, nước chư hầu có nhiệm vụ cung cấp binh đội cho triều đình Xiêm La khi được yêu cầu và thủ lãnh của các chư hầu cũng phải sang Bangkok mỗi khi có những dịp quan trọng, chẳng hạn như việc đăng quang của một tân vương. Sau cùng, nước chư hầu phải tiến cống “Cây Vàng Bạc”sang Bangkok cứ ba năm một lần.[25]

Chúng ta cũng nhận thấy, việc tái chiếm Gia Ðịnh rất tạm bợ (trước đây hoàn toàn lệ thuộc vào quân Ðông Sơn vốn dĩ là thành phần Hoa kiều, bây giờ trừ được Ðỗ Thanh Nhân rồi, lực lượng còn rất ít) nên chúa Nguyễn đã nhân cơ hội sau cùng còn mang vương vị và làm chủ đất nước để thiết lập những quan hệ ngoại giao ràng buộc với bên ngoài hầu cho danh chính ngôn thuận nếu như lại phải bôn tẩu.

Năm Quý Mão (1783) có lẽ nhiều sóng gió hơn cả cho vua tôi chúa Nguyễn. Ngay từ tháng Hai, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đem quân vào đánh, Nguyễn Ánh chỉ còn không đầy 100 quân. Sang tháng Tư, Nguyễn Huệ đuổi theo, chúa Nguyễn phải chạy ra đảo Phú Quốc. Ðến tháng Bảy, khi nghe tin Nguyễn Ánh đang ở Cổ Lôn,[26] Nguyễn Huệ sai Trương Văn Ða đem thủy binh đến vây, quyết bắt cho được. May sao mưa gió nổi lên “bốn bể mây mù kín mít, người và thuyn cách nhau gang tấc cũng không thấy nhau” khiến cho sóng bể nổi lên dữ dội, “thuyn giặc tan vỡ chìm đắm không xiết kể”.[27] Chúa Nguyễn nhờ đó chạy thoát được sang đảo Cổ Cốt rồi lại trở về Phú Quốc.

Ở đây, lương thực thiếu thốn, vua tôi tìm củ mà ăn. Về giai đoạn này, mỗi tài liệu chép một khác. Sử triều Nguyễn ghi chép nhiều chi tiết nói lên nỗi khó khăn của Nguyễn Ánh nhưng cũng đề cao thiên mệnh và tình nghĩa của ông như truyện một người đàn bà buôn bán ở Hà Tiên là Thị Uyển mang gạo đến giúp, việc chặt một thoi vàng, đưa một nửa cho vương phi để làm tin sau này kiếm nhau hay việc tìm thấy nước ngọt trên biển. Ðại Nam thực lục viết:

… Vua dầu còn ở trong vòng mờ tối, mà những việc gió núi nước biển, đim ứng rất nhiu, kẻ thức giả ai cũng cho là có chân mệnh đế vương.[28]

Thấy không còn nơi nào có thể nương tựa được, trong một nỗ lực tuyệt vọng chúa Nguyễn đã liên lạc với giám mục Bá Ða Lộc [đang ở Cao Miên] để gửi con trai trưởng (hoàng tử Cảnh, năm ấy mới lên bốn) làm con tin sang cầu viện nước Pháp. Chuyến đi của giám mục xứ Adran đã là đề tài của nhiều cuộc tranh luận, từ những người cho rằng chủ yếu là để giúp đỡ cho chúa Nguyễn đến kết án công tác này nặng tính cách riêng tư, hoặc do lòng yêu nước Pháp hay vì mục tiêu truyền giáo của tòa thánh La Mã.

Trong khi đó, sử Xiêm La lại đề cao vai trò mã thượng của họ, có thể một phần vì được chép mấy chục năm sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước khi tình hình giữa hai nước không còn kẻ yếu người mạnh như ở cuối thế kỷ XVIII.

Ngược lại, sử thần triều Nguyễn cố gắng làm nhẹ đi vai trò lệ thuộc của Nguyễn Ánh, xem đó như một công tác ngoại giao dựa trên ân tình giữa hai bên, khởi đầu bằng việc Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Hữu Thoại giảng hòa và kết thân với Chakri khi ông còn là một tướng lãnh. Việc chúa Nguyễn chạy sang nương nhờ Xiêm La và cư ngụ tại Bangkok một thời gian trước khi quay về Gia Ðịnh chỉ được xem như một giai đoạn “tiềm long vật dụng” của một vương tử chờ thời do tình nghĩa và lòng hiếu khách của triều đình Bangkok.

Tuy nhiên, trên hình thức cũng như nội dung, vấn đề không đơn giản như thế. Nhiều chi tiết đã chứng minh rằng trong một khoảng thời gian khá dài, chúa Nguyễn Ánh đã bằng lòng [hay chấp nhận dù chỉ miễn cưỡng] vai trò thuộc quốc đối với Xiêm La, được hưởng những quyền lợi và cũng phải thi hành đúng những gì mà Bangkok đòi hỏi.

Về nguyên do chúa Nguyễn sang đất Xiêm cũng có tiền nhân hậu quả. Trước đây, khi nghe tin ba đạo quân của Xiêm La sang đánh Chân Lạp, Nguyễn vương sai giám quân trung dinh là Nguyễn Hữu Thụy (Thoại) cùng Hồ Văn Lân sang hợp binh chống lại. Trong khi thế trận hai bên còn giằng co chưa ngã ngũ thì một biến động xảy ra ở kinh đô Bangkok. Một vị tướng tên là P’raya Sanka (ta gọi là Phi Nhã Oan Sản) nổi dậy bắt giữ vua Taksin. Khi tin tức về biến động này truyền đến Chân Lạp, Chakri và Surasih liền kéo quân về.[29] Trước khi rút lui, hai tướng Chakri và Surasih đã cùng Nguyễn Hữu Thụy nghị hòa, ước định sau này sẽ giúp nhau khi cần đến.

Lực lượng hùng hậu của Chakri đã khiến cho P’raya Sanka vội vã đầu hàng và tôn ông lên làm vua.[30] Vua Chakri (Rama I)[31] lên ngôi (mồng 6 tháng 4 năm 1782) khi ông đã 45 tuổi, dời kinh đô từ Dhonburi ở tây ngạn sông sang bờ bên kia (khi đó chỉ là một thành phố nhỏ) tên là Bangkok.[32]

Ðại Nam thực lục chép:

… Giáp Thìn, năm thứ 5 [1784], mùa xuân, tháng Giêng, vua trú ở đảo Thổ Châu.

Tháng Giêng nhuận, chưởng cơ Hồ Văn Lân đem quân sở bộ tiến đến đồn Tinh Phụ. Tôn Thất Hội nghe tin có viện binh đến, trổ vòng vây mà ra, thẳng tới sông Tân Hòa, hợp với quân Lê Văn Quân. Phò mã giặc là Trương Văn Ða đuổi đánh. Các tướng thua chạy. Quân [Lê Văn] chạy sang Xiêm.

Tháng Hai, vua sang Xiêm La. Trước là sau cuộc bại trận ở Bến Nghé, Chu Văn Tiếp chạy sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm bằng lòng, sai Văn Tiếp theo đường núi trở v, mà sai tướng là Thát Xỉ Ðđem thủy quân sang Hà Tiên, tiếng là sang cứu viện mà ngầm dặn đón vua sang nước họ. Văn Tiếp cũng có mật biểu ủy người theo quân Xiêm mang v. Vua nhận được biểu rất mừng, bèn đến Long Xuyên họp với tướng Xiêm. Tướng Xiêm cố mời vua sang Xiêm. Vua bất đắc dĩ phải nhận lời.[33]

… Vua bèn đi một thuyn sang Xiêm, bầy tôđi theo có Tôn Thất Hội, Trương Phúc Giáo, Hồ Văn Bôi, Lưu Văn Trung, Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Văn Huấn, Trần Văn Xạ, Nguyễn Văn Tồn [người Chân Lạp], Bùi Văn Khoan, Lê Thượng và nội trù Nguyễn Văn Hội, hơn 30 người, quân theo cũng vài mươi người.

Tháng Ba, vua đến thành Vọng Các…[34]

Trong khi sử triều Nguyễn chép hành trạng của chúa Nguyễn rất dồn dập, các biến cố gần như liên tục để nhấn mạnh vào yếu tố tích cực của công tác phục quốc thì sử Xiêm La lại nhấn mạnh đến vai trò “bảo hộ” của họ cho nhà chúa đang lưu vong, nhắc đến nhiều chi tiết về sinh hoạt của chúa Nguyễn và tùy tùng. Cũng đang lưu ngụ tại đây có hoàng tử Ang Eng (Nặc Ông In hay Ấn) của nước Chân Lạp. Cả hai sau này đều về làm vua.

Trong khoảng thời gian từ 1782 đến 1785, sử nước ta tường thuật đời sống chúa Nguyễn tuy có qua lại nước Xiêm nhưng hầu hết lưu lạc nơi các đảo nhỏ ở vịnh Xiêm La quanh khu vực Hà Tiên thì sử Thái Lan lại ghi rằng ông và tùy tòng ở tại Bangkok chờ đợi quân viện và chỉ bỏ trốn về nước năm 1787. Những chi tiết về tương quan giữa Xiêm La và Việt Nam trong khoảng 2 năm từ 1782 đến 1784 đã là một câu hỏi lớn cho nhiều sử gia Việt Nam và Tây phương.[35] Chúng ta cũng thấy rằng sử Xiêm La có nhiều đoạn viết sai ngày tháng, cho nên tuy một số dữ kiện cá nhân có thể đúng nhưng niên biểu lại không chính xác.[36] Cũng trong khoảng thời gian đó, hai lần quân Xiêm sang giúp chúa Nguyễn nhưng không thành công.

Xiêm La thực lục [đệ Nhất kỷ] chép rằng năm Nhâm Dần (1782), chúa Nguyễn bị đánh đuổi khỏi Sài Gòn, mang theo mẹ, vợ con cùng một số tùy tòng chạy bằng thuyền đến đảo Krabu. Hai viên quan Xiêm La, trấn thủ Chonburi và Rayong (hai thị trấn ở duyên hải vịnh Thái Lan) trong một chuyến đi tuần chống cướp biển đãđến đảo này gặp chúa Nguyễn đang cư ngụ tại đó. Sau khi biết rõ thân thế và hoàn cảnh gia đình Nguyễn Ánh, họ đã khuyên chúa Nguyễn đến Bangkok nhưng chúa Nguyễn ngần ngại vì trước đây không lâu, chú của ông là Tôn Thất Xuân (Ong Chiang Sun, theo sử Xiêm La) đã bị triều đình Xiêm giết chết.

Hai viên quan Xiêm cho hay một vua Xiêm mới lên ngôi (vua Chakri) và ông này không tàn nhẫn như ông trước (tức vua Taksin) và chúa Nguyễn đã bằng lòng theo họ về Chonburi để chờ đợi. Sau khi có thư từ Bangkok chính thức mời chúa Nguyễn hội kiến, Nguyễn Ánh đã lên kinh đô Xiêm vào thượng tuần tháng Tư (lịch Xiêm) năm Nhâm Dần (the waxing period of the moon of the fourth month, the Year of the Tiger).[37]

Chú thích:

[1] Robert Heine-Geldern, Conceptions of State and Kingship in Southeast Asia (New York: Ithaca, Cornell University, 1956), tr. 1.

[2] Cho đến gần đây mọi dân tộc trên thế giới, kể cả khu vực Ðông Nam Á, đều cho rằng trái đất là một mặt phẳng.

[3] Núi Meru là một ngọn núi cao trong huyền thoại Ấn Ðộ là nơi ở của thần Vishnu và Indra.Vua Xiêm La tự đồng hóa mình với thần linh của Ấn Độ giáo. Ta dịch theo tiếng Hán là núi Tu Di (須彌).

[4] Ðiều đáng chú ý là khi lên ngôi, Nguyễn Huệ đã phong cho công chúa Ngọc Hân là Bắc Cung hoàng hậu và bà chỉ là một trong nhiều vợ chính thức (không kể cung phi) khiến chúng ta có thể đặt câu hỏi là phải chăng tổ chức chính quyền của nhà Tây Sơn chịu ảnh hưởng của văn minh Nam Á hơn là văn minh Trung Hoa như người Việt? Chúng ta cũng biết ông còn nhiều hoàng hậu khác chẳng hạn như Phạm hoàng hậu, Bùi hoàng hậu (mẹ Nguyễn Quang Toản)…

[5] “Very much the same kind of organization existed in Siam, Cambodia and Java. Again and again we find the orthodox number of four principal queens and four chief ministers, the four “pillars” as they were called in Cambodia. In Siam, as in Burma, they originally governed four parts of the kingdom lying toward the four cardinal points”. Robert Heine-Geldern, sđd, tr. 7.

[6] Theo Phật giáo thì mandala (Mạn Ðà La, Mạn Ðồ La, Mạn Ðát La, Mạn Nô La…) nghĩa là luân viên cụ túc (tròn trặn viên mãn), một đại pháp môn có đủ vành, nan hoa, trục để thành một bánh xe tròn trặn còn theo triết học Ấn Ðộ thì là một vòng tròn huyền bí lớn (a large circular magical circle) vẽ trên mặt đất.

[7] “[The] mandala represented a particular and often unstable political situation in a vaguely definable geographical area without fixed boundaries and where smaller kenters tended to look in all directions for security… Each one contained several tributary rulers, some of whom would repudiate their vassal status when the opportunity arose and try to build up their own networks of vassals”. O. W. Wolters, History, Culture, and Region in Southeast Asian Perspectives (Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1982), tr. 16-17 [trích lại theo Thongchai Winichakul, Siam Mapped: A History of the Geo-Body of a Nation (Honolulu: University of Hawai’i Press, 1994), tr. 82, chú thích 2].

[8] “… Rulers secured a gradually diminishing degree of hegemony and influence over the upland regions by controlling the lower reaches of river arteries (this was especially true in the case of insular Southeast Asia) or the rice-fertile lowland regions (more so in the mainland than among the islands). A map of the river was, in effect, a barometer of sovereignty. Historians have drawn clear parallels between the control of rivers and irrigation canals, and the rise of despotism in Southeast Asia”. Thomas Suárez, Early Mapping of Southeast Asia (Hongkong: Periplus, 1999), tr. 20.

[9] Sau cuộc chiến, nước thắng trận thường bắt đi rất nhiều dân chúng, trai tráng, phụ nữ… từ các xứ bị họ đánh bại về làm nô lệ. Người Xiêm bắt người Lào, người Miên về xây kinh thành Bangkok. Các vua Việt Nam đời Lý, đời Trần, đời Lê… cũng bắt rất nhiều người Chăm về làm nô tỳ. Các công tác đào kênh khi mới khai khẩn miền Nam ngoài người Việt, người Hoa cũng có rất đông nô lệ người Chân Lạp.

[10] Tục lệ này gợi cho chúng ta hình ảnh lễ đăng quang của vua Quang Trung trên núi Bân, một nghi thức hoàn toàn khác hẳn những vua chúa miền Bắc thường thực hiện trong cung điện.

[11] “Whereas European eyes presumed that a country’s possessions extended as far as its border with its neighboring country, in Southeast Asia there were usually spaces in-between, ‘empty’ land, which was not part of any kingdom and which sometimes served as a neutral buffer. And while the European boundary formed an invisible wall that was to be guarded lest anyone attempt to violate it, the Southeast Asia border was porous, and was not intended to keep people either ‘in’ or ‘out’”. Thomas Suárez, sđd, tr. 20.

[12] “As in feudal Europe, a Southeast Asian kingdom was an array of imprecisely defined spheres of influence, typically consisting of the king’s immediate territory, over which he had total control, followed by a succession of further and further removed regions from which he might exact tribute and over which he exerted varying degrees of authority. Beyond these would be outlying regions that had their own monarch but which were not entirely autonomous. These regions might be accountable to one or more larger kingdoms, being obliged to pay tribute and never to act in a manner contrary to the large kingdom’s interestsThomas Suárez, sđd, tr. 20.

3 . Quân Xiêm sang giúp chúa Nguyễn

Theo tài liệu của nước ta thì chúa Nguyễn sang Xiêm năm 1784, sau đó có những lần đi theo viện binh trở về, đến 1787 thì về hẳn trong nước. Như trên đã nói, chúa Nguyễn trước đây triều cống cây vàng bạc cho Xiêm [coi như

0