18/06/2018, 16:58

Phong trào kháng thuế ở Bình Định năm 1908 và tổng đốc Tôn Thất Đạm

Những người tham gia kháng thuế năm 1908 Tôn Thất Thọ Ngày 11.3.1908, phong trào kháng thuế bùng nổ đầu tiên ở Quảng Nam. Từ Quảng Nam, phong trào lan nhanh sang Quảng Ngãi, Bình Định. Ngày 6.4.1908, nhân dân Bình Định nổi dậy biểu tình chống thuế ở Bồng Sơn. Ngay sau đó, một ...

1

Những người tham gia kháng thuế năm 1908

Tôn Thất Thọ

Ngày 11.3.1908, phong trào kháng thuế bùng nổ đầu tiên ở Quảng Nam. Từ Quảng Nam, phong trào lan nhanh sang Quảng Ngãi, Bình Định.

Ngày 6.4.1908, nhân dân Bình Định nổi dậy biểu tình chống thuế ở Bồng Sơn. Ngay sau đó, một đoàn biểu tình khoảng 500 người từ Quảng Ngãi sang phối hợp với nhân dân Bình Định kéo vào phủ Bồng Sơn nói rõ mục đích của đoàn biểu tình là xin giảm thuế, giảm xâu. Họ cắt tóc và dẫn quan tri phủ cùng đi với đoàn biểu tình đến tỉnh thành xin giảm sưu thuế.

Ngày 13.4.1908, dân chúng phủ Hoài Nhơn biểu tình. Ngày 14.4.1908, dân huyện Phù Mỹ nổi dậy, vây lấy huyện lỵ, bắt bọn nha lại, tổng lý cắt tóc, rồi cùng dân đi biểu tình. Hưởng ứng phong trào, nhiều lý trưởng đã đem nộp ấn triện cho dân, như lý trưởng Phan Vinh (người thôn An Hậu, phủ Hoài Nhơn).Họ còn tích cực cung cấp lương thực, huy động sức người sức của trong làng tham gia vào đoàn biểu tình lên tỉnh đấu tranh đòi giảm sưu, giảm thuế.Những người đi biểu tình đều gọi nhau là đồng bào.

Lúc này, tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo (người làng Hòa Cư, huyện An Nhơn) đang giữ chức tri huyện Tân Định ở Khánh Hòa về Bình Định cư tang mẹ, những người vận động mời Hồ Sĩ Tạo tham gia để gây thêm thanh thế cho phong trào.Ngày 16.4.1908, nhân dân các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Bình Khê, Tuy Phước tay không chân đất, cơm đùm cơm gói kéo về bao vây tỉnh đường ở thành Bình Định. Số người tham gia lúc đầu khoảng 1.000 người, đến ngày 18.4 tăng lên 10.000 người.

Nhân dân Bình Định chia thành 3 lớp bao vây thành.Lớp trong gọi là dân cảm tử, lớp giữa là dân tự cường, lớp ngoài cùng là dân vận động, có nhiệm vụ tỏa đi các làng vận động nhân dân trong vùng tham gia và đóng góp lương thực ủng hộ phong trào. Ở tỉnh thành, nhân dân xếp hàng ngay ngắn ngồi quanh, cử đại biểu vào gặp quan tỉnh và quan bảo hộ đệ đơn bày tỏ tình cảnh dân chúng khốn khổ vì sưu cao thuế nặng, xin được miễn giảm cho dân nhờ.

Trong công điện ngày 30.4.1908 từ Quy Nhơn gửi đi cho Toàn quyền Đông Dương, Khâm sứ Trung Kỳ cho biết: “Bọn chúng đã lôi cuốn nông dân với thuế đinh, thuế điền, phu dịch; đàn bà được lôi cuốn với việc đòi bỏ thuế chợ; những người làm muối và làm nước mắm rất đông ở tỉnh này được thu hút với vấn đề muối. Trong một lá đơn gửi cho chúng tôi, chúng đòi giảm thuế thân xuống còn 20 xu, về thuế ruộng đất, chúng đòi trở lại theo thời Minh Mạng; bỏ thuế chợ, cho diêm dân được khai thác tự do ruộng muối..”

Trước sự lớn mạnh của phong trào, chính quyền thực dân phong kiến hết sức hốt hoảng, chúng bắt đầu mở chiến dịch khủng bố. Toàn quyền Bonhoure và tổng chỉ huy quân đội chiếm đóng Pháp ở Đông Dương là Piel đã ra lệnh điều động lực lượng quân chính quy gồm 2 đại đôi do thiếu tá Grimaud và đại uý Diodo chỉ huy từ Bắc Kỳ vào Trung Kỳ cứu viện. Chúng tăng cường quân lính đến đàn áp, bắt bớ những người cầm đầu phong trào ở Bình Định.

Ngày 18.4, thực dân Pháp cửÁn sát Bình Định là Bùi Giản ra hiểu dụ dân chúng, nhưng không có kết quả. Trước tình hình đó, Pháp điều động 50 lính khố xanh và 4 lính Âu do giám binh Sauvaille và chỉ huy ra giải tán cuộc biểu tình, song vẫn không dập tắt được làn sóng chống đối đang mỗi lúc một dâng cao.

Ngày 26.4, Pháp lại tiếp tục khủng bố. Chúng phái Grimaud và Coutelle đem theo một đại đội khố đỏ tấn công đoàn biểu tình, giải vây cho thành Bình Định như một cuộc hành quân chiến đấu đại quy mô.

Tính đến ngày 30.4.1908, số người chết đã lên đến 30 người. Trước sự đàn áp của bọn thực dân và tay sai, đoàn biểu tình phải giải tán khỏi tỉnh thành, nhưng lại tỏa về thôn quê tiếp tục hoạt động. Ngày 9.5.1908, đại úy Diodo chỉ huy một đội quân Pháp xông vào đàn áp một đoàn biểu tình ở Bồng Sơn làm nhiều người chết và bị thương. Sang ngày 19.5, một số dân chúng lại bị sát hại.Đến ngày 26.7.1908, phong trào chống thuế ở Bình Định hoàn toàn bị dập tắt. Thực dân Pháp bắt giam hơn 1.000 người

Trong thời điểm phong trào kháng thuế dâng cao, tổng đốc Bình Định kiêm quản Phú Yên lúc đó là ông Tôn Thất Đạm (1854 – 1920).Ông là vị quan của triều đình đã không chịu thi hành lệnh đàn áp đoàn biểu tình của viên công sứ Pháp; bấy giờ là Augustin Sandré. Ông cũng là người phản kháng lại các cuộc xử ánvới  hàng bản trăm bản án nặng nề đối với những người tham gia. Cuối cùng, ông bị thực dân và triều đình cách chức, thay ông là Bùi Xuân Huyên.

2

Chân dung Tổng đốc Tôn Thất Đam (1854-1920

 Phần tiểu sử của ông trong Gia phả ghi như sau”

Ông sinh năm Giáp Dần (1854) tại Huế, là con thứ hai của Thượng thơ Hộ Bộ Tôn Thất Hiệp. Ông có hiệu là Tịnh Am, hiệu là Xuân Trang.Năm Kỷ Mão (1879) đậu Cử nhân; được sung Cơ Mật viện hành tẩu. Năm 1883 thăng Tri phủ An Nhơn, Bình Định. Năm 1886 bổ lãnh Viên Ngoại Lang Bộ Lại.Tháng 10 Năm 1888l ãnh chức Hữu Tôn Khanh Tôn Nhơn Phủ, sung phó Tổng tài sở Ngọc Điệp chuyên tu bổ Gia phả của vua.

Tháng 8 1889 lãnh Án sát sứ tỉnh Bình Thuận. Năm Thành Thái thứ 5 (1893) sung Kinh Diên Nhật Giảng quan (dạy vua học). Đến tháng 8 năm ấy được cử Thị lang Bộ Hộ.

3

Mộ phần ông Tôn Thất Đạm Hương Thủy – TTH

Tháng 9 năm 1907, ông chính thức được bổ chức Bình Phú Tổng đốc.

         Về sự kiện phong trào kháng thuế năm 1908 ở Bình Định được ghi trong Gia phả như sau:

Triều Duy Tân thứ 1 (1908) tháng 4: Ngày 13 tháng 4, hàng ngàn nông dân phủ Hoài Nhơn biểu tình lên phủ lỵ xin giảm thuế.Viên tri phủ chạy trốn, dân chúng chiếm đóng phủ lỵ.Thấy thế dân các phủ huyện khác nổi lên. Đám biểu tình mang theo dao kéo hớt tóc những người còn để tóc dài. Họ kéo nhau hàng vạn lên vây thành Bình Định do ông Tôn Thất Đạm làm Tổng đốc. Viên công sứ Pháp ra lệnh cho ông đàn áp, nhưng ông kháng lệnh.Ngay sau đó ông được lệnh phải trở về Kinh.Trong khi đó chính quyền Pháp gọi quân đến đàn áp.Ba đạo quân Lê Dương tấn công đoàn người biểu tình giải vây cho Bình Định rồi kéo về khủng bố ở các làng có tinh thần cao. Số người bị giết và kết án hơn vạn người….”

Sách Đại Nam thực lục chính biên Đệ lụckỷ chép:

Tháng 3 Mậu thân (1908): Chuẩn cho tham tri bộ Hình Bùi Xuân Huyên đổi hàm Tuần vũ lãnh Tổng đốc Bình Phú (thay thự Tổng đốc Tôn Thất Đạm triệt hồi về kinh chờ chỉ). Bàn Thành (tức thành Đồ Bàn) là trấn thành lớn, dân tình náo động chưa yên,Tôn Thất Đạm không chế ngự, nên lấy Huyên lên thay”.(ĐNTL, sđd, tr. 503).

       Thời gianông ở kinh chờ chỉ, cũng là lúc thực dân điều tra vụán và đem xét xử đểtrừng trị những người tham gia phong trào. Ông gởi thư đề nghị miễn giảm cho họ.Trong cuốn Hồi ký phong trào dân biến, cụ Phan Chu Trinh cho biết:

Sau khi yên việc. Công sứ tỉnh ấy xử chém nhiều, nguyên Tổng đốc tỉnh ấy(tức ông Tôn Thất Đạm)nói: Dân nghèo không hiểu làm bậy, nhưng xét ra vẫn không làm hại gì lắm, nên lựa vài ba người cầm đầu xét xử, thừa ra phân biệt định tội…: (Hồi ký…, sđd, tr.102).

Bị giam lỏng ở kinh suốt 3 năm, đếnngày 9 tháng 2 năm Duy Tân thứ 5 (1911), triều đình đem vụ việc “không hoàn thành nhiệm vụ khi đang giữ chức Tổng đốc” của ông để xét xử. Sách Phong trào kháng thuế qua châu bản triều Duy Tân của tác giả Nguyễn Thế Anh có ghi chép nội dung các bản tấu:

Phủ Phụ chính chúng thần đẳng tấu: vâng chiếu ngày tháng 3 năm Duy Tân 2, tiếp nguyên quý Khâm sứ đại thần Lê Viết thương rằng: “Tổng đốc tỉnh Bình Định Tôn Thất Đạm làm việc chậm trể, không lo tròn việc công, làm quan như thế há nên tái bổ, xin xét rõ thì biết”.

Thần phủ thương cứu: ngày tháng 3 năm ấy, dân tỉnh Nam Ngãi xuẩn động, viên Tổng đốc Tôn Thất Đạm ấy là một tỉnh trưởng, mà trong hạt có sự sơ phòng như thế , vốn nên chiếu tra chấp bất lực nghị xử, nhưng đã được nguyên Khâm sứ Đại thần Lê Viết xét là bệnh yếu và đã hàm cao, ủy giao trách nhiệm địa phương tưởng khó xứng chức, tỉnh Bình Định khi đó sự khởi, trước từ lân hạt tràn sang hàng ngàn hàng trăm thành bầy, bức dân nổi loạn, thế khó cấm ngăn, còn có chỗ đáng tha. Vậy viên Tổng đốc ấy, xin trụt một trật, nhưng chờ Kinh chức có khuyết sẽ thương bổ dụng.”(Phong trào… tr.196).

Nhưng it lâu sau ông được cho về hưu trí. Bản tấu của triều đình được ghi :

Nguyên Tổng đốc Bình Định Tôn Thất Đạm năm ấy can về khoản tỉnh dân khích biến, viên ấy không có lòng lo chính sự…, nhưng viên ấy thông tịch gần 25 năm, nghị cho về hưu trí”. (theosách Phong trào…, tr.198).

Qua đó ta thấy, sau khi bị cách chức Tổng đốc Bình Phú do kháng lệnh của thực dân, ông Tôn Thất Đạm đã bị triệu về kinh chờ xét. Ông được”tha tội” và chỉ bị kỷ luật trụt một bậc.Ít lâu sau, ông bị cho về hưu.

Ông mất ngày 19-4 năm Canh thân (1920) và được truy thụ Tổng đốc. Sách Đại Nam thực lục Đệ thất kỷ chép:

Nguyên lãnh Tổng đốc Bình Phú Tôn Thất Đạm chết.Cơ mật viện tâu Đạm là người tôn thất huân phiệt, trải làm quan trong ngoài nên xin truy thụ Tổng đốc, chiểu hàm mới cấp tuất. Vua theo như lời xin”( Đại Nam thực lục, sđd, tr. 289).

4

Trang đầu và trang nói về sự kiện 1908 trong Gia phả

0