25/05/2018, 17:46

Từ Trần Nhân Tông đến Hồ Chí Minh (Kỳ 1)

GS.TS Phạm Đức Dương 1. Tôi có ông bạn người Pháp mê lịch sử Việt Nam như điếu đổ. Năm 1980, anh sang thăm Việt Nam. Gặp tôi anh ...

  • GS.TS Phạm Đức Dương

1.  Tôi có ông bạn người Pháp mê lịch sử Việt Nam như điếu đổ. Năm 1980, anh sang thăm Việt Nam. Gặp tôi anh bộc lộ ngay những điều mà anh chưa hài lòng. Anh nói một thôi một hồi: Cậu có biết không? Vì sao nước Việt Nam chỉ bé bằng bàn tay mà nhân loại phải suy tôn đến hai tướng tài thế giới trong tổng số mười hai vị.

Trong khi đó, Trung Quốc một nước lớn đã từng diễn ra cuộc Vạn lý trường chinh, những cuộc Nam chinh Bắc chiến oai hùng, có rất nhiều nguyên soái… nhưng người ta không chọn được ai. Bởi vì tướng tài thế giới phải chiến thắng kẻ thù thế giới. Trần Quốc Tuấn thắng đế quốc Nguyên Mông, Võ Nguyên Giáp thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chúng tôi những người Pháp và bạn bè thế giới rất hâm mộ Việt Nam, muốn đến Việt Nam để thăm những địa danh như “Chương Dương đoạt giáo giặc, Hàm Tử diệt quân thù”. Tại sao các anh không xây dựng trên những địa danh linh thiêng đó những tượng đài. Chúng tôi muốn được đặt chân tại đó để cảm nhận được ý nghĩa to lớn của lòng yêu nước và các chiến công vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã góp phần rất xứng đáng cho nhân loại. Việc các anh xây dựng, bảo tồn các di tích cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là cần thiết, nhưng nên hiểu người ngoại quốc đến Việt Nam họ cần biết và trải nghiệm những gì.

2. Những gợi ý của anh bạn tôi về hai thời đại vô cùng vẻ vang của Việt Nam đã làm nảy sinh trong tôi sự so sánh thời đại Trần Nhân Tông và thời đại Hồ Chí Minh. Giáo sư Phan Ngọc đã có công trình rất hay và lý thú khi ông nghiên cứu và so sánh giữa Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh để tìm độ khúc xạ giữa văn hóa Hán và văn hóa Việt, qua hai nhân vật lịch sử vĩ đại, của hai thời đại lịch sử khác nhau. Tôi muốn so sánh giữa Trần Nhân Tông và Hồ Chí Minh để tìm ra đặc trưng của mỗi thời đại ở thời kỳ đỉnh cao của dân tộc. Giải phóng dân tộc, chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh của thế giới và xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Đương nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng bởi vì hai thời đại rất khác nhau. Thời đại Trần Nhân Tông nước ta là một quốc gia độc lập và cuộc chiến chỉ kéo dài trong vòng năm năm. Trần Nhân Tông đã làm vua khi ông mới hai mươi mốt tuổi… Còn Bác Hồ từ hai bàn tay trắng đi tìm đường cứu nước mãi đến khi Người năm mươi tư tuổi Cách mạng Tháng Tám mới thành công. Hai cuộc kháng chiến kéo dài gần ba mươi năm và Bác mất năm bảy mươi chín tuổi khi đất nước chưa thống nhất. Tuy nhiên chúng ta có thể so sánh những điểm chung nhất để nhận dạng hai thời đại đỉnh cao của dân tộc. Điều lý thú là khi so sánh giữa thời đại Trần Nhân Tông với thời đại Hồ Chí Minh, giúp tôi giải quyết được những băn khoăn của mình trước tình hình đất nước ta sau ngày giải phóng.

Có thể nói về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở triều Trần và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở thời đại chúng ta đều có chung một đáp số: trước kẻ thù xâm lược hung bạo với sức mạnh quân sự to lớn, dân tộc ta đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, dùng phương pháp “tâm công” lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, bắt quân thù phải đánh theo kiểu của chúng ta, hạn chế sở trường của chúng, buộc chúng phải lâm vào sở đoản dẫn đến sự thất bại, và cuối cùng dân tộc Việt Nam đã giải phóng khỏi ách thống trị ngoại bang, lập nên những chiến công vô cùng hiển hách được thế giới tôn vinh.

Vấn đề đặt ra đối với những người lãnh đạo là sau chiến tranh phải làm thế nào để ổn định đời sống, hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển đất nước. Chiến tranh, dù là chiến tranh giải phóng dân tộc thì nó vẫn mang tính chất hủy diệt làm cho cuộc sống trở nên không bình thường; hơn thế nữa, chiến tranh ở Việt Nam thời hiện đại lại quá kéo dài, do đó đối với người Việt Nam cái không bình thường trở thành cái bình thường. Chỉ cần lấy một ví dụ: hôn nhân bình thường là hai người khác giới yêu nhau rồi đi đến kết hôn, chung sống, xây dựng gia đình, nuôi dưỡng con cái. Nhưng chiến tranh cũng làm cho hôn nhân trở nên không bình thường. Thời chiến, tất cả những thanh niên trai tráng đều ra mặt trận.Một số có thể được phép về thăm nhà dăm ba hôm để cưới vợ; rất vui, rất hạnh phúc nhưng chỉ được ở nhà vài hôm rồi phải ra đi. Trong ngày cưới, cái đập vào mắt người bộ đội là khẩu hiệu “vui duyên mới không quên nhiệm vụ”. Cưới xong người chồng lên đường ra mặt trận, không ít trong số đó đã hy sinh và không bao giờ trở lại quê hương. Họ không biết trong ngày cưới họ có sinh con không; và nhiều đứa bé ra đời không thấy mặt bố. Tôi thường gọi đùa thế hệ chúng tôi vì việc nước phải hy sinh gia đình nên trở thành những “ông chồng hờ”, “ông bố hờ”. Mọi công việc gia đình đều đổ lên đầu người vợ trẻ sống trong lo âu và thấp thỏm. Có lẽ vì thế mà ở Việt Nam biểu tượng Hòn vọng phu là rất phổ biến.

Chiến tranh là bất bình thường, hòa bình xây dựng đất nước mới là bình thường. Vì vậy đối với người Việt Nam từ tư duy chiến tranh sang tư duy hòa bình phải mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên đối với những nhà lãnh đạo thiên tài như Trần Nhân Tông và Hồ Chí Minh thì họ có thể vượt qua tâm thức dân tộc để đi vào cuộc sống hoà bình mà quan trọng nhất là tư duy hóa giải mâu thuẫn sau chiến tranh.

Chúng ta hãy xem xét cách ứng xử của vua Trần Nhân Tông sau chiến tranh; nhất là việc hóa giải các mâu thuẫn xã hội để tập trung vào việc xây dựng lại đất nước:

a) Hóa giải mối quan hệ trong hoàng tộc và bộ máy nhà nước: trong chiến tranh nội bộ hoàng gia đều đồng tâm đánh giặc, tuy nhiên cũng không ít người không vượt qua được sự sợ hãi và có tư tưởng đầu hàng. Sử sách ghi lại: Trước kia khi người Nguyên vào cung, vương hầu quan liêu phần nhiều đều đến xin hàng. Đến khi giặc thua, triều đình bắt được một hòm các tờ biểu xin đầu hàng. Thượng hoàng sai đốt hết các tư liệu đó để yên lòng những kẻ hèn nhát. Điều này giải tỏa được tâm lý hoang mang sợ sệt trong hoàng tộc và bộ máy quan lại. Việc đốt các tài liệu liên quan đến kẻ thù đều có chung một thông điệp: Sau chiến thắng những ai còn lại đều là người yêu nước, đều là người chiến thắng. Điều đó làm cho nội bộ hoàng tộc trở nên đoàn kết, hết lòng xây dựng đất nước. Đây là đường lối chính trị nhân đạo thể hiện tấm lòng độ lượng của nhà vua đối với những người có lầm lỗi.

Đồng thời nhà vua đã tổ chức lại bộ máy hành chính nhà nước vốn đã bị quân sự hóa để phục vụ chiến tranh. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, mùa xuân tháng hai năm Canh Dần (1290) nhà vua đã chọn quan văn chia đi cai trị các lộ. Khi nhìn thấy cuốn sổ bổ quan, phong tước của vua Trần Anh Tông, thượng hoàng Trần Nhân Tông đã phải thốt lên: Sao lại có một nước bé như bàn tay mà phong quan tước nhiều đến thế!

Khi khen thưởng còn có người chưa bằng lòng, thượng hoàng bèn bảo: “các khanh quả biết giặc Hồ không lại vào cướp nước ta nữa, thì hãy nói rõ cho Trẫm biết. Dù có thăng đến cực phẩm, Trẫm cũng không tiếc gì. Nếu không vậy mà đã vội thưởng hậu hết, thì vạn  nhất giặc Hồ lại đến và các khanh lại có công thì Trẫm sẽ lấy gì mà thưởng để khuyến khích thiên hạ. Mọi người đều vui phục”(Đại việt sử ký toàn thư).

b) Hóa giải mâu thuẫn trong đời sống nhân dân: sau chiến tranh nhiều gia đình ly tán, kẻ mất người còn, làng nước hoang tàn, nhà cửa bị phá, đất đai bỏ hoang, cuộc sống cơ cực. Mặc dù ai nấy đều yên tâm vì không còn bóng quân xâm lược, nhưng cuộc sống quá đói nghèo. Ai cũng muốn nhanh chóng ổn định cuộc sống, nhất là cuộc sống vật chất. Tâm lý của con người càng trở nên phức tạp đan xen nhiều chiều đầy nghịch lý. Vua Trần Nhân Tông đã đại xá thiên hạ, trước hết rất chăm lo đến đời sống nhân dân theo chủ trương khoan thứ sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, như miễn tô thuế, phát thóc cho dân khi năm đói hoành hành… Cuộc sống dần dần được ổn định. Bên cạnh công cuộc tái thiết đời sống vật chất, Vua Trần Nhân Tông hết sức quan tâm xây dựng đời sống tinh thần. Vua Trần Nhân Tông đã phong thần cho những người có công với đất nước, xây dựng đền miếu để thờ các vị. Việc phong hai mươi bảy thần là anh hùng liệt nữ, cùng với những thần sông, thần đất, thần nước… nói lên ý đồ Trần Nhân Tông muốn xây dựng một chỗ dựa vững chắc trong đời sống tâm linh. Điều quan trọng hơn là nhà Vua Trần Nhân Tông đã đưa Phật giáo vào cuộc sống. Đó là quan niệm "cư trần lạc đạo”, gắn kết đạo với đời – là một nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh tam giáo đồng nguyên và là nền tảng cho hành xử của thiền phái trúc lâm mà Trần Nhân Tông đã sáng lập trong sự kế tục tư tưởng của các vua và thiên sư đời Trần. Với khái niệm Phật tại Tâm, Trần Nhân Tông đã đánh thức cái tâm thánh thiện bên trong mỗi con người Đại Việt để họ phát huy nội lực bền vững của từng người, từng cộng đồng và cả dân tộc, để cùng nhau xây dựng đất nước, sống cân bằng giữa đời và đạo. Bài phú của người “Cư Trần Lạc Đạo” đã có một giá trị lịch sử lâu dài.

“Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên

Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền

Báu sẵn trong nhà thôi khỏi kiếm

Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”

Ngài đã lôi cuốn cả triều đình tham gia Phật giáo. Toàn thể vua quan đều học hạnh của Bồ tát để cho cuộc sống được thánh thiện và làm điều tốt cho dân. Chính vua Trần Nhân Tông đã xuất gia, ngài đã đi hoàng pháp khắp mọi nơi và sống một cuộc đời thanh bạch (Mình ngồi thành thị. Nết dụng sơn lâm) và được suy tôn là Giác Hoàng Điếu Ngự Tổ Phật. Bằng nội lực của toàn dân, của hoàng tộc nhà nước Đại Việt đã xây dựng quốc gia một thời hưng thịnh.

c) Hóa giải mối quan hệ với vương quốc Chăm pa:

Chúng ta đều biết Đại Việt và Chăm pa thường xuyên xung đột. Trần Nhân Tông ông vua duy nhất của Đại Việt đã hoá giải được mối quan hệ bất hòa đó, nhân cơ hội khi cả hai nước đều đã hợp tác với nhau chống lại kẻ thù chung. Hơn ai hết, Trần Nhân Tông qua thực tiễn chiến đấu đã nhận thức rất sâu sắc về vấn đề sống còn của Đại Việt trong mối quan hệ với Chăm Pa. Điều đó cho đến cuối đời của mình, ngay cả khi xuất gia vua Trần Nhân Tông vẫn trăn trở, vẫn mong muốn xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp. Vua Trần Nhân Tông là ông vua đầu tiên của Đại Việt sau chiến thắng quân Nguyên giao lại Vương quyền cho con và ngài tiến hành một cuộc vân du 9 tháng trên đất Chăm pa. Nhà vua đi thăm chùa chiền, đi khất thực với sư sãi, thăm cuộc sống của dân chúng. Đi đến đâu ngài cũng được sư sãi và dân chúng đón tiếp nồng hậu, vua Chăm pa rất ngưỡng mộ ngài. Có lẽ trong chuyến vân du Chăm pa đã làm cho ngài thấy được những hy sinh to lớn của bao sinh linh, dù đó là người Việt, người Chàm, người Hán. Với Tâm Phật sẵn tấm lòng từ bi, nay lại càng có sự thương cảm đối với sinh linh đã chết trong chiến tranh, Ngài càng mở rộng tâm để thương yêu được chúng sinh. Để thắt chặt quan hệ giữa Đại Việt và Chăm pa, ngài đã hứa gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân. Tôi đã có bài viết “Nốt nhạc thiền hòa hiếu giữa Đại Việt và Chăm pa thời Trần Nhân Tông”. Có lẽ trong lịch sử Đại Việt và Chăm pa, chỉ duy nhất trong thời Trần Nhân Tông mới duy trì được mối liên kết này. Trước ông và sau ông đều không có ai thực hiện được ý tưởng tốt đẹp đó. Năm 1283, Trần Nhân Tông đã không thực hiện yêu cầu của quân xâm lược Nguyên Mông mượn đường Đại Việt đến đánh Chăm pa mà thực chất là bày thế trận vu hồi để tiêu diệt Đại Việt, nhà Vua đã chi viện cho Chăm pa 2 vạn quân và 5 trăm chiến thuyền để chống quân Nguyên. Tất nhiên việc gửi quân chi viện này là nhằm lợi ích lâu dài của Đại Việt. Đó là hành động xây đắp tình đoàn kết Việt – Chăm để cùng nhau chống kẻ thù chung là đế quốc Nguyên Mông. Việc xây dựng hòa hiếu đối với thời xưa được thực hiện qua việc hôn nhân. Nhà vua hứa gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân. Trong triều đình và các sử gia Đại Việt lúc đó bộc lộ hai khuynh hướng. Một số người cho rằng, Trần Nhân Tông đã đem gả cành vàng lá ngọc cho man di, mọi rợ. Nhà Hán đưa Chiêu quan cống Hồ còn có lý, trái lại vua Trần Nhân Tông cần gì phải làm việc đó. Thế là cả triều đình, nhất là cánh nho sĩ, bàn tán, viết văn, viết thơ chế nhạo. Đó là biểu hiện của tư tưởng Đại Việt coi Chăm pa là phên dậu của mình. Một số khác thì ca ngợi Trần Nhân Tông đã biết gả con gái để lấy châu Ô, châu Rí, mở rộng bờ cõi về phía Nam. Đó cũng là xu hướng Nam tiến của nhà nước Đại Việt. Theo tôi cả hai khuynh hướng ấy đều nằm ngoài tư tưởng Trần Nhân Tông. Với Trần Nhân Tông, ông cần một Chăm pa vững mạnh, hòa hiếu với Đại Việt, để hợp lực chống kẻ thù chung là Nguyên Mông và tư tưởng bành trướng của Đại Hán. Tư tưởng của những thiên tài là bứt phá vượt qua cách nghĩ thông thường để xây dựng một ý tưởng lâu bền. Trần Nhân Tông đã hoá giải được quan hệ giữa Đại Việt và Chăm pa thời ông, một sự hóa giải vô tiền khoáng hậu.

d) Hóa giải với nhà Nguyên:

Trần Nhân Tông cũng như người dân Đại Việt, khi cầm gươm anh dũng đánh lại bọn xâm lược để giành độc lập là điều bất đắc dĩ, họ chỉ cần có độc lập và tự do cho đất nước. Tư tưởng chủ đạo trong quan hệ với nhà Nguyên là quyết phá tan ý đồ xâm lược của chúng, nhưng mặt khác là ứng xử mềm dẻo, nhân nhượng trong quan hệ với nước lớn. Với Trần Nhân Tông chúng ta không thấy Ngài nổi giận trước sự xấc xược của Hốt Tất Liệt cũng như rất mềm dẻo và rất nhân đạo khi chúng thua trận. Chúng ta có dịp đọc lại những ghi chép thời Trần về việc đón tiếp những sứ giả nhà Nguyên với tất cả sự trọng thị. Khi Toa Đô chết, Trần Nhân Tông đã cởi chiếc áo bào ngài đang mặc đắp lên thi thể người tướng bại trận. Hành động ấy là một giải pháp “tâm công” đánh vào quân xâm lược, có giá trị chinh phục kẻ thù. Gần một vạn quân địch bị bắt làm tù binh, nhà vua đã ra lệnh thả hết và Ngài đã không khen thưởng cho Hưng Trí Vương vì ông này vẫn theo đánh đám tàn quân Nguyên khi đã có chiếu chỉ cho người Nguyên về nước các tướng không được cản trở….

Tóm lại, những giải pháp quan trọng và cấp thiết sau chiến tranh về mặt tư tưởng và hành động là phải hoá giải các mâu thuẫn bởi vì chiến tranh là đỉnh cao của sự xung đột, buộc người ta phải nói chuyện với nhau bằng gươm, bằng súng. Với một thiên tài như Trần Nhân Tông ông đã hóa giải được những mâu thuẫn chủ yếu mà người thường không thể nghĩ tới, tạo môi trường cho Đại Việt phát triển bền vững khi bước sang xây dựng cuộc sống hòa bình.

Theo: vanhoanghean.org.vn

hoc mua bán đàn guitar tai tphcm công ty thiết kế web tai tphcm cong ty may áo thun đồng phục hoc phát âm tiếng anh chuan khoa học thiết kế web tphcm tphcm mua container văn phòng cu dia chi thay man hinh iphone tai tphcm thiet bi bếp công nghiệp bep nha hang dai ly ống nhựa tiền phong ong nuoc du an Căn hộ Scenic Valley ban thuoc kich duc nu chuyen thi cong phong karaoke vip
0