Truyền thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy
Từ đó, nghề nông ở nước ta càng được mở mang và phát triển. Ngày Tết có tục làm bánh chưng, bánh giầy. Bánh chưng, bánh giầy là hương vị tết cổ truyền dân tộc. I. ĐỀ LUYỆN TẬP Đề 1: Kể lại truyền thuyết " Bánh chưng, bánh giầy ". Đề 2: Phân tích và nêu cảm nghĩ ...
Từ đó, nghề nông ở nước ta càng được mở mang và phát triển. Ngày Tết có tục làm bánh chưng, bánh giầy. Bánh chưng, bánh giầy là hương vị tết cổ truyền dân tộc.
I. ĐỀ LUYỆN TẬP
Đề 1: Kể lại truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy".
Đề 2: Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về truyện “Bánh chưng, bánh giầy”.
II. BÀI VĂN TỰ LUẬN
Đề 1: Kể lại truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy".
Vua Hùng thứ 6 có 20 hoàng tử. Nhà vua ngày một già yếu. Việc truyền ngôi cho thế tử biết chọn ai bây giờ? Nhà vua băn khoăn lo nghĩ mãi: "Giặc ngoài đã dẹp yên, giặc trong phải đề phòng; dân ấm no, ngai vàng mới vững...".
Một hôm nhà vua triệu các hoàng tử đến và phán: “Ta đã già. Người nối dõi không nhất thiết là con trưởng mà phải là người nối chí ta. Lễ Tiên Vươn ạ sắp tới, hễ con nào làm vữa V ta, ta tríivêiì IIÍỊÔÌ cho, có Tiên Vương chứng giám”.
Các ông Lang tưng bừng chuẩn bị, ai cũng muốn ngôi báu về mình. Riêng Lang Liêu là con thứ 18, mẹ mất sớm chịu nhiều thiệt thòi, lâu nay chỉ biết trồng lúa, trồng khoai... Nhẩm lại lời vua cha, Lang Liêu buồn lắm. Đêm đó, nằm mộng, ông thấy thần đến bảo:
"Gạo là thứ quý nhất trên đời. Ăn mãi không chán, lại do người làm ra... Hãy lấy gạo làm bánh, làm như thế... như thế... mà lễ Tiên Vương...".
Tỉnh mộng, Lang Liêu mừng thầm. Ông chọn thứ gạo nếp thơm ngon nhất đem ngâm, vo thật sạch. Lấy đậu xanh đãi sạch vỏ, lấy thịt lợn làm nhân, dùng lá dong đùm thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thành bánh. Một nửa số gạo nếp đã vo sạch còn lại, đem đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên Vương, các hoàng tử mang cỗ đến với bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng... Còn Lang Liêu chỉ có 2 mâm đầy với hai loại bánh bình dị ấy. Vua Hùng đi xem xét từng mâm cỗ một. Nhà vua dừng lại rất lâu trước hai mâm bánh của Lang Liêu rồi gật đầu, vui lòng lắm. Vua cho gọi Lang Liêu lại hỏi. Vị hoàng tử thứ 18 kể lại giấc mộng gặp thần linh... Vua cha ngẫm nghĩ rồi chọn hai mâm bánh ấy đặt lên bàn thờ, nơi cao nhất để lễ Tiên Vương. Lễ xong, vua ban bánh cho quần thần và các hoàng tử. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua nói với họ:
"Thứ bánh hình tròn, trắng tinh khiết này tượng Trời, đặt tên là bánh giầy. Thứ bánh hình vuông là tượng Đất; thịt mỡ, đậu xanh, lá dong làtượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, đặt tên là bánh chưng. Lá xanh bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm học nhau...". Ngập ngừng một lát, nhà vua kính cẩn nhìn lên bàn thờ Tiên Vương, nghiêm trang nhìn quần thần và các hoàng tử rồi phán:
"Lang Liêu đã dânglễ phẩm hợp ý tua Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, kính xin Tiên Vương chứng giám".
Đề 2: Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về truyện “Bánh chưng, bánh giầy”.
1. Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật.... đã tạo nên yếu tố hoang đường, yếu tố kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời.. Truyện cổ "Sự tích bánh chưng, bánh giầy" cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu làm bánh đễ lễ Tiên Vương. Nói rằng: "Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua" tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Chưa thật đầy đủ ở điểm nào? Vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.
Lang Liêu là một ông hoàng "chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai...". Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ông mồ côi mẹ, một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: "Thần bảo như nhân bảo".
Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chi nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp dem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu a9ã sử dụng chất liệu hương vị sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng lạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.
2. Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ. đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha. xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu. có Tiên Vương chứng giám.
3. Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hiến Việt Nam.
Sâu xa hơn nữa, "Sự tích bánh chưng, bánh giầy" còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.
Lê Thị Lành, 8B
(Trường THCS, Quận Lê Chân, Hải Phòng)