Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của con người và quy luật của tự nhiên
Nhưng nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, chỉ cần một tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó sẽ bị xoá sạch dấu vết; mọi thành quả của quá trình tiến hoá tự nhiên sẽ trở lại điểm xuất phát ban đầu hoặc biến thành tro bụi vì những phát minh vĩ đại của chính con người. Như vậy, chiến ...
Nhưng nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, chỉ cần một tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó sẽ bị xoá sạch dấu vết; mọi thành quả của quá trình tiến hoá tự nhiên sẽ trở lại điểm xuất phát ban đầu hoặc biến thành tro bụi vì những phát minh vĩ đại của chính con người. Như vậy, chiến tranh hạt nhân chính là sự phản lại quy luật và sự tiến hoá của thế giới tự nhiên. Năm 1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thuộc Nhật Bản, biến hai thành phố đông dân này ...
A. TÌM HIỂUĐỀ
- Đề bài này chỉ có một mệnh đề, không có câu mệnh lệnh, không nêu rõ kiểu đề, yêu cầu thực hiện. Các em phải tự xác định vấn đề cần bàn và kiểu văn bản thích hợp để làm sáng tỏ vấn đề đó.
- Kiểu đề: Nghị luận kết hợp với thuyết minh.
- Phạm vi kiến thức cần sử dụng: Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình và những thông tin xác thực về tác hại của chiến tranh mà em được biết.
B. DÀN Ý
I. Mở bài
- Chiến tranh đồng nghĩa với đau thương, chết chóc, đổ máu và huỷ diệt.
- Chạy đua vũ trang là đua nhau tăng cường vũ khí để chuẩn bị chiến tranh.
- Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của con người và tự nhiên.
II. Thân bài
1. Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của con người
a. Chi phí cho việc sản xuất vũ khí hạt nhân vô cùng tốn kém, tốn kém đến mức cực kì phi lí.
b. Chi phí tốn kém đó đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
- Theo Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới phải chịu bao nỗi bất hạnh vì là nạn nhân của chiến tranh và bạo lực; hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm boạ của đói nghèo, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
- Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để cứu trợ cấp bách về y tế, tiếp tế thực phẩm và nước uống, xoá nạn mù chữ, cải thiện điều kiện vệ sinh cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới. Để thực hiện được chương trình này phải cần tới 100 tỉ đô la, nhưng tất cả đã tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được bởi số tiền quá lớn. Trong khi đó, số tiền này chỉ gần bằng chiphí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và 7.000 tên lửa vượt đại châu.
- Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn một tỉ người, cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi thoát khỏi cái chết.
- Chỉ hại chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới, v.v...
Điều mong muốn lớn nhất của tất thảy con người trên Trái Đất này là sự sống sinh sôi, cuộc đời của con người ngày càng tốt đẹp hơn lên. Nhưng cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đã đi ngược lại mong muốn, khát vọng của con người. Chưa nói đến việc chiến tranh hạt nhân bùng nổ, chỉ sự tồn tại của vũ khí hạt nhân không thôi cũng đã gieo vào lòng chúng ta nỗi ám ảnh khủng khiếp về "cái cảnh tận thế" do những bệ phóng hạt nhân mang lại, khiến chúng ta luôn sống trong nỗi lo lắng, bất an. Chi phí quá tốn kém cho việc sản xuất vũ khí hạt nhân đã làm mất đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống, cướp đi nhiều cơ hội để cứu giúp hàng tỉ người, đặc biệt là trẻ em, thoát khỏi nghèo đói, bệnh tật và chết chóc.
2. Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của tự nhiên
a. Lí trí của tự nhiên có thể hiểu là quy luật của tự nhiên, lôgíc tất yếu của tự nhiên.
b. Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của con người, tiêu diệt loài người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên, huỷ diệt mọi sự sống trên Trái Đất.
- Sự sống ngày nay trên Trái Đất là kết quả của một quá trình tiến hoá lâu dài hàng trăm triệu năm của tự nhiên với biết bao cuộc hoài thai nhọc nhằn, đau đớn. Theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé, từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nở chỉ để làm đẹp cho đời. Theo Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được...
- Nhưng nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, chỉ cần một tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó sẽ bị xoá sạch dấu vết; mọi thành quả của quá trình tiến hoá tự nhiên sẽ trở lại điểm xuất phát ban đầu hoặc biến thành tro bụi vì những phát minh vĩ đại của chính con người. Như vậy, chiến tranh hạt nhân chính là sự phản lại quy luật và sự tiến hoá của thế giới tự nhiên. Năm 1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thuộc Nhật Bản, biến hai thành phố đông dân này trở về thời kì hồng hoang là một ví dụ tiêu biểu.
III. Kết bài
- Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân là một tai hoạ khủng khiếp đối với sự sống, loài người.
- Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, vì một thế giới hoà bình, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của con người là nhiệm vụ của tất cả chúng ta.