31/05/2017, 13:06

Khả năng chịu nóng của con người như thế nào?

Con người chịu đựng với nóng nực dẻo dai hơn là người ta tưởng: ở các nước miền Nam con người có khả năng chịu đựng nhiệt độ rất cao, với nhiệt độ đó thì ở vùng ôn đới khó nhọc lắm chúng ta mới vượt qua được. Mùa hè ở miền Trung Ôxtrâylia nhiệt độ trong bóng dâm thường là 46°c, có khi đến 55°c. Từ ...

Con người chịu đựng với nóng nực dẻo dai hơn là người ta tưởng: ở các nước miền Nam con người có khả năng chịu đựng nhiệt độ rất cao, với nhiệt độ đó thì ở vùng ôn đới khó nhọc lắm chúng ta mới vượt qua được. Mùa hè ở miền Trung Ôxtrâylia nhiệt độ trong bóng dâm thường là 46°c, có khi đến 55°c. Từ biển Đỏ sang vùng vịnh Pecxich nhiệt độ trong tàu thủy — 50°c và cao hơn mặc dù có quạt gió liên tục.

Trên Trái Đất nhiệt độ cao nhất trong tự nhiên — không quá 57°c. Nhiệt độ này đo được ở vùng gọi là «Thung lũng Chết» thuộc bang Caliphonia. Oi bức ở Trung Á — nơi nóng gay gắt nhất ở Liên Xô—không quá 50°c.

Bây giờ chúng ta nói đến các nhiệt độ đo được trong bóng râm. Tiện thể tôi xin giải thích, tại sao nhà khí tượng học lại quan tâm đến nhiệt độ trong bóng râm chứ không phải ở ngoài nắng. Vân đề là ở chỗ, nhiệt độ không khí chỉ đo bằng nhiệt kế đặt trong bóng râm. Nhiệt kế đặt ngoài nắng có thể bị các tia Mặt Trời làm cho nó nóng hơn không khí ở xung quanh và do đó số độ đo được trên nhiệt kẽ sẽ không còn tiêu biểu cho trạng thái nhiệt của môi trường không khí nữa. Vì thế mà chẳng có ý nghĩa gì khi nói về thời tiết oi bức lại dựa vào chỉ số độ đo của nhiệt kế đặt ở ngoài nắng.

Người ta đã tiến hành các thí nghiệm để xác định nhiệt độ cao nhất mà con người có thể chịu đựng nổi. Té ra là khi làm nóng rất chậm và không khí khô ráo, cơ thể con người có thể chịu đựng không những ở nhiệt độ nước sôi (100°C) mà có lúc còn cao hơn, đến 160°c, như các nhà vật lý Anh Blagơđen và Chentri đã chứng minh sau khi tự mình tiến hành thí nghiệm hàng giờ trong lò nướng bánh mì. «Có thể luộc trứng và rán thịt trong không khí của lò, nơi mà con người chẳng bị tổn hại gì cho bản thân cả», — Tin đan đã nhận xét về điều này như vậy.

Thế thì sức chịu đựng đó được giải thích bằng cách nào? Bằng cách là, cơ thể chúng ta thực tế không tiếp nhận được nhiệt độ này, mà luôn luôn duy trì ở nhiệt độ gần với nhiệt độ bình thường. Cơ thể trực tiếp chống lại nóng nực bằng cách ra mồ hôi dầm dề; mồ hôi bốc hơi hấp thu một số nhiệt lượng khá lớn ở lớp không khí tiếp cận trực tiếp với da, và nhờ đó mà nhiệt độ hạ xuống được một mức nhất định. Điều kiện duy nhất là thân thể tuyệt đối không được chạm vào nguồn nhiệt và không khí khô ráo.

Ai đã từng đến vùng Trung Á, người đó tất đã nhận thấy & đây chịu đựng với nhiệt độ 37°c và nóng hơn, tương đối dễ dàng. Trời nóng 24°c ở Lêningrat lại khó chịu hơn nhiều. Nguyên nhân, tất nhiên đó là độ ẩm của không khí ở Lêningrat và sự khô ráo ở Trung Á, nơi mà mưa — là hiện tượng cực kỳ hiếm hoi[1].


[1]Đáng chú ý là ở đó cái ấm kế bỏ túi vào tháng Sáu đã hai lần chỉ vào số không.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0