Truyện cười: Chàng cử nhân và nàng hoa hậu

Tôi cho con Mercedes S600 dừng lại trước cổng nhà sư phụ rồi hồi hộp mở cửa xe xách giỏ quà bước xuống. Mười năm xa quê hương không có dịp về thăm sư phụ, nhưng tự đáy lòng, lúc nào tôi cũng quan tâm và dõi theo người: tất cả các tút sư phụ post lên Phây, tôi tuy không đọc, nhưng đều like, còm-men, ...

Tôi cho con Mercedes S600 dừng lại trước cổng nhà sư phụ rồi hồi hộp mở cửa xe xách giỏ quà bước xuống. Mười năm xa quê hương không có dịp về thăm sư phụ, nhưng tự đáy lòng, lúc nào tôi cũng quan tâm và dõi theo người: tất cả các tút sư phụ post lên Phây, tôi tuy không đọc, nhưng đều like, còm-men, và chia sẻ.

Mười năm mới hội ngộ nên cả sư và trò đều xúc động, mừng mừng tủi tủi, đến nỗi cả khi đã vào nhà, ngồi xuống bàn, và sư phụ đã rót đầy tách trà đẩy về phía tôi rồi, mà giọng sư phụ vẫn chưa hết bồi hồi: “Nghe nói con lập nghiệp ở nước ngoài hả? Nào, kể cho sư phụ nghe: mười năm qua con ở đâu? Làm gì để đạt được thành công như hôm nay?”.

Tôi cười, lễ phép nhấp một hụm trà rồi chầm chậm cất giọng: “Dạ, mười năm qua, con công tác bên Lào, làm ô-sin quét dọn, nấu nướng ở một xưởng mộc. Công việc vô cùng thấp hèn, khóc nhọc, nhưng con chưa bao giờ từ bỏ ước mơ, khát vọng của mình. Bởi vậy, những lúc rảnh rỗi, con thường chăm chú đứng xem đám thợ làm việc. Vốn thông minh, sáng dạ từ nhỏ, cộng với đức tính ham học hỏi, chịu khó quan sát, nên chỉ một thời gian ngắn sau, con đã nắm hết được các bí quyết và kỹ thuật làm nghề…”.

“Sau đó, con tách ra mở xưởng riêng để khởi nghiệp đúng không?” – giọng sư phụ háo hức. Tôi lắc đầu: “Dạ không! Sau đó con trúng Laolott, được hơn trăm tỉ”. “Laolott là cái gì?”. “Dạ, là xổ số kiểu Mĩ ở Lào, giống Vietlott ở mình đó sư phụ!”.

Sư phụ “À” lên một tiếng khoái trá, rồi gật gù, tấm tắc khen tôi giỏi quá! Xong, như chợt nhớ ra, sư phụ hỏi: “Hình như nãy bước vào con có xách giỏ quà?”. Tôi giật mình: “À vâng, mải nói chuyện con quên mất. Có chút quà, toàn là đặc sản của Lào, con biếu sư phụ ạ!”. Rồi tôi mở giỏ quà, lấy ra một đôi dép lào, một gói thuốc lào, và một lọ thuốc trị hắc lào.

Truyện cười bựa : Chàng cử nhân và nàng hoa hậu

“Đợt này con về Việt Nam chơi lâu không?” – sư phụ vừa hỏi, vừa mở nắp lọ thuốc trị hắc lào tôi vừa tặng quệt một ít bôi vào bẹn. Tôi đáp: “Dạ! Con không đi nữa! Con ở lại Việt Nam để cống hiến cho quê hương!”

Sư phụ đột nhiên lặng người đi – không biết do cái chỗ hắc lào vừa bôi thuốc bị xót hay là vì xúc động nữa – rồi cất giọng rưng rưng: “Mấy đứa vô địch cái cuộc thi Đường lên đỉnh Ốt-trây-li-a sang Úc du học thành đạt rồi có đứa nào thèm về đâu, vậy mà con sang Lào làm ô-sin thành đạt vẫn muốn trở về cống hiến cho quê hương, thật đáng trân trọng. Mà con định cống hiến thế nào?”. Tôi nghẹn ngào: “Dạ, con muốn đầu tư mở một trường đại học để đào tạo ra những cử nhân làm giàu cho đất nước!”.

Sư phụ nghe vậy thì giọng bỗng trầm lại: “Ta có đứa cháu trai, cử nhân đại học, đang chạy Grab. Hồi đầu còn tạm ổn, chứ giờ cử nhân ra trường nhiều, cạnh tranh khốc liệt, ngày chả nổi chục cuốc, thu nhập chỉ được khoảng 250 nghìn Việt Nam đồng, rất khó khăn! Ta lại có đứa cháu gái, chả học hành mẹ gì, nhưng nhờ tham gia cuộc thi hoa hậu gì đó, giành được cái giải “hoa hậu dâm đãng”, nên cuộc đời nó sang trang: ngày chạy sô chục cuốc, mỗi cuốc 25 nghìn Đô la. Ta nói vậy, mong là con sẽ lựa chọn được cho mình cách đầu tư hiệu quả!”.

Sau cái hôm nói chuyện và được nhận những lời khuyên quý báu từ sư phụ, tôi đã lập tức từ bỏ ý định đầu tư xây trường đại học, bởi tôi không muốn gây thêm khó khăn cho những cử nhân đang chạy Grab nữa. Thay vào đó, tôi sẽ dùng tiền ấy để tổ chức thật nhiều các cuộc thi hoa hậu, tạo điều kiện cho những cô gái trẻ lười lao động nhưng lại có quyết tâm và khát vọng làm giàu nhanh chóng.

Đôi khi, cách nhanh nhất để đến đích không phải là đi, là chạy, mà lại là quỳ gối xuống và chổng mông lên.

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo

0