Truyền thống lịch sử dân tộc Việt không ăn thịt chó
Tượng đồng người dắt hai con chó di tích khảo cổ Phú Lương, Hà Đông, Văn hóa Đông Sơn trung kỳ niên đại 2,000 năm Tr.CN Trần Ngọc Phương Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang đề xuất cấm bán, chế biến, ăn thịt chó mèo trên địa bàn Hà Nội đã gặp nhiều ý kiến phản đối cho rằng ...
Trần Ngọc Phương
Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang đề xuất cấm bán, chế biến, ăn thịt chó mèo trên địa bàn Hà Nội đã gặp nhiều ý kiến phản đối cho rằng “ Thịt Chó là món ăn truyền thống của dân tộc Việt nam”, lập luận cho rằng thịt Chó là món ăn truyền thống dân tộc thuần túy chỉ dựa trên cảm tính vì hàng trăm năm qua Dân Việt, nhất là người ở miền Bắc Việt Nam thường ăn thịt Chó. Vậy sự thật lịch sử là thế nào? Hãy tra cứu nguyên văn các thư tịch sử sách cổ Trung Hoa và Việt Nam.
Ngược dòng lịch sử, năm 247 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc lúc đó có địa giới chủ yếu là phía bắc sông Hoàng Hà và một phần của nước Sở ở lưu vực sông Dương Tử (sông Trường Giang) kết thúc thời Chiến quốc. Năm 218 trước Công nguyên, Nhà Tần sai Hiệu úy Đồ Thư cầm 50 vạn quân (Nửa triệu quân chưa kể dân phu) chia làm 5 đạo cùng với các tội nhân tiếp vận lương cùng vượt sông Dương Tử tiến về phía Nam đánh chiếm đất của Bách Việt. Chỉ trong khoảng hơn một năm (217 Tr.CN), quân Tần đã chiếm được gần hết vùng đất rộng lớn của Bách Việt từ nam sông Dương Tử ngày nay ở Trung Quốc là các tỉnh Hồ Bắc, An Huy, Chiết Giang, Hồ Nam, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông,… đến Hải Nam. Thiên Trần Thiệp thế gia – Sử ký Tư Mã thiên có viết:” Đến đời Tần Thủy Hoàng, nhờ cái sự nghiệp sáu đời để lại, cầm cái roi dài mà chế ngự cả thiên hạ,…Phía nam lấy đất Bách Việt, lập thành Quế Lâm, Tượng quận. Vua Bách Việt cúi đầu, buộc cổ nộp tính mạng cho quan coi ngục,…Năm thứ ba mươi ba (năm 188 Tr.CN) Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những ngưởi rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đi đầy đến đấy canh giữ”. Sau khi chiếm đất Bách Việt, Nhà Tần đưa những người bị tội vào ở lẫn lộn với người Bách Việt 13 năm, thực hiện lần đầu tiên chính sách đồng hóa chủng tộc của người Hoa Hạ – sau gọi là Hán.
Sách Nam Việt Vương Úy Đà liệt truyện Sử ký Tư Mã Thiên, Sách Hoài Nam tử của Hoài Nam Vương Lưu An viết năm 190 Tr.CN – Sách đã dẫn. Sách Hoài Nam tử ghi: “Nhà Tần lại ham sừng tê, ngà voi, long trả, ngọc châu, ngọc cơ của đất việt, bèn sai úy Đồ Thư phát 50 vạn binh, chia làm năm đạo. Trong ba năm không cởi giáp dãn nỏ,… nhưng người Việt đều vào rừng ở với cầm thú không ai chịu để quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ thư. Quân Tần thây phơi máu chảy hàng mấy chục vạn người.” . Khi Đại quân Nhà Tần với hơn nửa triệu người cùng hàng trăm vạn tội nhân làm quân lương đi theo tấn công về phía nam vào vùng Lĩnh Nam (phía Nam dẫy Ngũ Lĩnh thuộc đất Việt cổ nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc) thì gặp sức kháng cự rất mạnh của người Âu Việt và Lạc Việt. Sử Lộc là người Việt theo Nhà Tần làm đến chức Ngự sử Giám quân của nhà Tần. Sử Lộc thông thạo địa hình vùng Bách Việt nên đã làm hướng đạo cho Đồ Thư. Sách Hoài Nam Tử, Nhân gia huấn viết: “ (Tần Hoàng) cho quân đào kênh thông đường vận lương, rồi đánh người Việt, giết được vua Tây Âu là Dịch Hu Tống”.淮 南 子·人 间 训:“(秦 皇)又 以 卒 凿 渠 而 通 粮 道,以 与 越 人 战,杀 西 呕 君 译 吁 宋。”. Trong suốt 3 năm quân Tần vừa phải đào kênh chuyển vận quân lương xuống phía Nam, vừa phải chống đỡ các cuộc tấn công du kích của người Âu Việt, Lạc Việt. Sau khi chiếm được vùng đất rộng lớn của Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử, Tần Thuỷ Hoàng sai Nhâm Ngao 壬 嚣 cùng với một số quan lại người Hán trong đó có Triệu Đà – 趙 佗 (sau nhân loạn Nhà Tần chiếm đất Bách Việt lập ra Nam Việt tự xưng là Triệu Vũ đế 趙 武 帝, 257 Tr.CN – 137 Tr.CN, tự Bá Uy 伯 倭, hiệu Nam Hải lão phu 南 海 老 夫. Triệu Đà gốc là Người Hoa Hạ (sau gọi là người Hán), quê ở huyện Chân Định 真 定, quận Hằng Sơn 恒 山, đời nhà Tần. Ngày nay là huyện Chính Định 正定, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) đến cai trị quận Nam Hải, nay là Quảng Đông và đảo Hải Nam.
Sau khi chiếm được thiên hạ là những vùng đất rộng lớn mà trước đó chưa từng có: “Tần Thủy Hoàng chia thiên hạ làm 36 quận, thống nhất pháp luật, cân, đo, trục xe, chữ viết cùng một lối như nhau, … Cấm không được thờ ” ( Tần Thủy Hoàng bản kỷ, Sử ký Tư Mã Thiên)- Đây chính là bước mở đầu thực hiện sự nô dịch, đồng hóa của người Hán cả về văn hóa, tôn giáo, chủng tộc,… lên các dân tộc bị chiếm đóng. Chữ Việt cổ và tôn giáo Đạo Thánh Mẫu Việt bị cấm. Để bảo tồn được Giáo lý lấy truyền thống đạo lý tốt đẹp của Gia đình là tín điều của Đạo Thánh Mẫu đã lấy thờ cúng Gia Tiên, Tam Tòa Thánh Mẫu ẩn thành tục thờ 3 bát hương. Ngày nay các dấu tích rõ nhất chữ Việt cổ đã được ghi trên nhiều hiện vật khảo cổ học Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn, …. cũng như trên bãi đá Sapa, ở các di chỉ khảo cổ học, các di tích khắc trên đá ở vùng Ngũ Lĩnh, các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây,… cả vùng hữu ngạn, tả ngạn sông Dương Từ và lưu vực sông Hoàng Hà, Trung Quốc. Cuộc Nam chinh của quân Tần xâm chiếm đất của Bách Việt kéo dài khoảng 10 năm, người Lạc Việt đánh quân Tần gần 7 năm từ năm 214 Tr.CN đến năm 207 tr.CN.Theo nhiều sử liệu, sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, Thủ lĩnh Âu Việt là Thục Phán đã thay thế Hùng Vương, nhập Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc, lên ngôi An Dương Vương vào khoảng năm 207 Tr.CN. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Tần Nhị Thế kế vị. Sự thất bại trước Lạc Việt của Đại quân Tần là nguyên nhân chính làm suy yếu cai trị của Nhà Tần tạo thời cơ cho các nước ở Sơn Đông nổi dậy chống Tần. Nhị Thế buộc phải ra lệnh bãi binh đánh Lạc Việt. Đến khoảng cuối năm 207 Tr.CN, đầu năm 206 Tr.CN, Nhà Tần bị diệt.
Lần đầu tiên trong lịch sử Nhân loại xuất hiện Chiến tranh Nhân Dân của Dân tộc Lạc Việt. Người Lạc Việt đã thực hiện chiến tranh chống ngoại xâm với chiến lược, chiến thuật chiến tranh Du Kích, kết hợp cầm cự, bảo toàn lực lượng vận động chiến, đánh tiêu hao sinh lực địch rồi Tổng tấn công quyết chiến chiến lược. Sau này Chiến tranh Nhân Dân Việt đã được đúc rút cải tiến để Dân tộc Việt thực hiện hơn 2,250 năm sau trong suốt các cuộc chiến tranh Giữ Nước. Đây là một phương thức chống ngoại xâm rất hiệu quả, quân xâm lược có thể đánh thắng Một Đội Quân bản địa nhưng không bao giờ đánh thắng được cả một Dân tộc Việt có tinh thần yêu nước, bất khuất, kiên cường. Những chiến sỹ Vệ quốc Việt từ thời cổ đến nay gần hết đều chiến đấu kiên cường, hy sinh, không đầu hàng giặc Ngoại xâm.,… Những đặc tính quý giá vô cùng đó đã thành một truyền thống bất tử tinh thần bất khuất Việt có từ ngày lập nước hàng vạn năm trước đến vô cùng trong đấu tranh vì Độc lập, Tự do, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam ngày nay “ Thà hy sinh tất cả, quyết không chịu mất nước, quyết không chịu làm nô lệ”
Sử sách thời cổ đại ở Trung Quốc viết năm 214 Tr.CN, quân Tần đi xuyên sơn vào đất Lạc Việt, bị khốn gần 10 năm, Người Tây Âu và Lạc Việt không chịu hàng bỏ vào rừng, đêm ra đánh, lâu ngày quân Tần hết lương, bèn phá tan quân Tần chết mấy trăm vạn, giết được Đồ Thư. Quân Tần đại bại, đến năm 207 Tr.CN, vua Tần Nhị Thế phải cho quân Tần rút về nước. Mười phần lúc Nhà Tần khởi binh xâm lược Bách Việt, khi thua trận tàn quân chạy về chỉ còn 2 ~ 3 phần chạy về Trung Nguyên (Trung Hoa). Đây chính là một trong những cuộc kháng chiến chống Ngoại xâm đầu tiên, vĩ đại nhất Thời Cổ đại của người Lạc Việt được ghi rất nhiều trong sử sách Trung Hoa. Những sự kiện lịch sử của Người Lạc Việt phần lớn được ghi trong hàng trăm thư tịch cổ Trung Hoa. vào những năm cuối thập niên 60 và thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, khảo cổ học Trung Quốc đã khai quật được rất nhiều di vật khảo cổ về vũ khí, áo giáp, xe, hài cốt người,… có niên đại thời nhà Tần. Trong các di chỉ khảo cổ học của Người Việt được khai quật có Xương Chó, vũ khí in, đúc, khắc hình Con Chó.
Nền văn minh Lạc Việt thời kỳ này đã được các tư liệu khảo cổ học, thư tịch cổ xác nhận là một quốc gia phát triển cao trên Thế giới thời cổ đại. Kinh tế Lạc Việt để lại các bằng chứng di chỉ khảo cổ về kỹ thuật chế tác vải sợi bông, đồ đồng, áo giáp, giáo, mác, kiếm, qua và đặc biệt vũ khí đánh xa là nỏ liên châu,… là một Cường quốc Thế giới lúc đó, nhưng dân số Lạc Việt ít nên trong chiến tranh giáo, kiếm dùng sức người thời cổ, quân dân Việt không thể đối đầu ngay với gần 1 triệu quân Hán và tội nhân đi theo. Vì thế Người Việt đã phát huy ưu thế chiến đấu trên địa hình núi rừng hiểm trở tại quê hương nên đã duy trì phần lớn sức mạnh bằng cách cầm cự, đánh du kích tiêu hao lực lượng địch, đẩy lùi rồi mới Tổng tấn công tiêu diệt phần lớn quân Tần, giết Thống lĩnh quân Tần là Hiệu úy Đồ Thư.
Dã Sử và truyền thuyết thời cổ nói rằng các Đội quân Việt khi đánh quân xâm lược thì trong các Đoàn quân Việt thường nuôi hàng trăm con chó, được huấn luyện để canh gác nơi đóng quân cũng như được đưa ra xung trận đầu tiên làm rối loạn hàng ngũ quân giặc rồi quân Việt mới tiến công. Sự việc nuôi chó trong quân Việt đã được ghi lại trong sách Đại Nam nhất thống chí về việc Tướng quân Nguyễn Xí huấn luyện hàng trăm con chó trong quân khởi nghĩa của Lê Lợi chống Nhà Minh. Trong các di vật Khảo cổ Văn hóa Hòa Bình đến Văn hóa Đông Sơn có nhiều chứng tích về thuần dưỡng chó và sự quý mến của Người Việt với con chó nhà.
Trong bài viết: “ Quan hệ nhân – khuyển qua minh chứng của Khảo cổ học” ngày 07/03/2018 của Học giả – Tiến sỹ Nguyễn Việt đã chứng minh nhiều sự vật minh chứng cho Người Việt đã thuần hóa và nuôi chó cách đây vài chục nghìn năm – xin lược trích có biên tập dưới đây:
“ Trong số xương cốt động vật mà E. Patte, nhà khảo cổ học người Pháp khai quật tại cồn sò điệp Đa Bút (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) từ những năm 30 thế kỷ XX, đã có xuất hiện một số mảnh xương hàm chó. Những mảnh xương đó được các nhà khoa học xác nhận thuộc một loài chó nhà gần với loài chó Phú Quốc. Địa điểm khảo cổ học Đa Bút có niên đại carbon phóng xạ C14 có niên đại 7000 năm cách ngày nay được coi như niên đại sớm nhất thuần dưỡng chó ở Việt Nam. Năm 2004 khai quật khảo cổ mộ bó xương người có niên đại gần 20 ngàn năm khai quật tại mái đá Đú Sáng (Kim Bôi, Hòa Bình) thuộc Văn hóa Hòa Bình cũng đã phát hiện một cặp hàm trên và hàm dưới của một loài chó. Cặp hàm này thuộc một cá thể chó trưởng thành được chôn như vật tùy táng trong ngôi mộ, có thể thấy đây phải là vật nuôi thân thiết với con người khi còn sống.
Trong các di vật đồ đồng Văn hóa Đông Sơn thời kỳ 2,500 năm Tr.CN đến thế kỷ trước và sau Công Nguyên. Con Chó được thể hiện rất nhiều trong sinh hoạt, chiến trận của Người Việt. Hình ảnh chạm khắc, tượng chó giúp người săn hươu là hình ảnh tiêu biểu trên hàng trăm rìu chiến hình mũi hài Đông Sơn. Ở đây, những chú chó luôn chặn đầu đàn hươu đang chạy, đối diện phía bên kia là những thợ săn giương cung, vung rìu trên các con thuyền độc mộc. Trên những tang trống hay thân thạp đồng có trang trí thuyền chúng ta thấy chó còn được đưa lên thuyền chiến đi cùng các chiến binh hóa trang tham dự lễ xuất quân hoặc lễ khải hoàn chiến thắng. Chó cũng từng thấy gắn bó với cảnh sinh hoạt của một nhóm người Đông Sơn hành lễ được đúc trên một cán dao găm bằng đồng và được đúc trên các vật trang trí gắn trên đồ gỗ hay trang phục, đầu tóc quý tộc Đông Sơn. Nhưng có lẽ bức tượng người bằng đồng đứng thẳng trong tư thế hai tay thân thiện đặt trên lưng hai con chó được khai quật trong khu mộ thân cây khoét rỗng Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) là hình ảnh tiêu biểu và sinh động nhất về quan hệ giữa người Đông Sơn và “loài khuyển” đáng quý này. Cho đến nay đã phát hiện được hai khối tượng như vậy. Nghệ nhân đúc đồng đã thể hiện một người đàn ông búi tó cao khoảng 8cm với cặp chó như sinh đôi ở hai bên đứng cao tới trên thắt lưng của người đàn ông đó. Hai tay người đàn ông đặt ngang lưng hai con chó, rất khoan thai, thân thiết.
Trải qua trên 7000 năm gắn bó Nhân – Khuyển, chó càng trở thành người bạn không thể thiếu trong đời sống người Việt. Chó được trân trọng đặt canh cổng trong các kiến trúc tâm linh như: đền, miếu, lăng mộ… và có lẽ đã được gia nhập linh vật Việt dưới dạng Nghê thần. Thậm chí chó còn được lập đền thờ cúng như một Linh Cẩu. Đặc biệt, từ hơn hai ngàn năm trước, chó còn được chọn đặt trong số 12 con vật tượng trưng cho mùa màng, cho số phận của con người và trời đất: Cứ mười hai năm lại quay một vòng trở về với Tuất. Năm nay là năm Mậu Tuất.
Có thể vì thế mà con chó được Người Việt tôn thờ làm Linh vật Chó Đá canh giữ cổng đền, chùa hay trước cổng những gia đình khá giả ở xã thôn miền Bắc, ở trước nhiều ngôi mộ cổ, lăng, … Nhiều nơi dưới chân tượng chó đá thường có một bát hương để thắp lễ vào các ngày Rằm, Mùng Một, ngày Tết Nguyên Đán,… Trong đời sống tâm linh người Việt, đặc biệt là người dân ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, ở các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương thì người ta tin rằng con chó đá để ở ngoài cổng có thể đuổi được tà ma. Dân gian có câu: “ Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang” là ý coi trọng con chó đã được người Việt thuần hóa, gắn bó từ hàng vạn năm. Con Mèo là một gia súc tự thuần hóa vì thấy nơi ở của con người nhiều chuột, sẵn thức ăn, vậy nên bản tính hoang dã của con mèo cao hơn con chó.
Tiến sĩ Dương Văn Sáu, Trưởng khoa Văn hóa Du lịch – Đại học Văn hóa Hà Nội có nhận xét ý nghĩa của tục thờ chó đá tại những làng quê Bắc bộ Việt Nam xưa:“Con chó rất quan trọng trong đời sống người dân nên người ta đã linh thiêng hóa hình ảnh của nó và đưa nó thành chó đá để thờ và ra đời phong tục thờ Chó Đá. Bởi vì đá là một vật rất cứng rắn, trường tồn, thấm đẫm linh vị của trời đất, âm dương, vũ trụ nên con chó lại được tạc hình bằng đá là để mong muốn cái sự vững chãi, trường tồn, bền vững cùng với thời gian và gắn với việc xua đuổi, trừ tà, trừ ma cho con người. Hình tượng chó đá thường được đặt trước cửa nhà dân, những nhà giàu có, quyền quý, những lăng mộ của người giàu sang, các cổng đình đền, để bảo vệ cho thân chủ, cho làng quê được bình yên. Tục chó đá xuất phát từ cuộc sống như vậy”.
Những năm đầu thế kỷ XX trở về trước, ở nhiều nơi cổng thôn, cổng làng người Việt ở Bắc Bộ đều có tượng chó đá. Chó đá canh giữ cho nơi thờ này thể hiện sự tôn nghiêm về mặt tâm linh. Chẳng hạn, tại di tích Đình làng Địch Vĩ, xã Phương Đình – Đan Phượng – Hà Nội, có thờ nhóm tượng chó đá. Nhóm tượng này gồm nhiều con, làm bằng đá xanh, có kích cỡ nhỏ khoảng 50 đến 60 cm, ước đoán được tạc thế kỉ XVIII. Tại đình và chùa ở Làng Phù Trung (nay là Trung Hiền) , Hà Nội, trong khuôn viên di tích có tượng chó đá. Tượng chó đá đặt trên bệ thờ bên trái sân đình. Bệ thờ xây bằng gạch, trát xi măng, giữa đặt một hòn đá tảng chân cột của ngôi đình cũ. Tượng Chó cao một mét tạc bằng đá xanh ở tư thế ngồi, hai chân sau áp sát xuống đất. Trước tượng để bát hương, lễ vật đặt vào chân đá tảng hình tròn như cái mâm. Dân làng gọi là quan Hoàng Thạch.
Phủ thờ quận công Nguyễn Ngọc Trì ở làng Hát Môn, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, có 4 con chó đá, 2 con nghê đá, toàn bộ bằng đá xanh nguyên khối. Bốn con chó đá đặt trước và sau phủ gọi là Thạch cẩu, hai chân trước đứng, chân sau gập lại ở tư thế ngồi, trước tượng có bát hương thờ. Trong đình làng Ngọc Canh, xã Tam Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có bức chạm gỗ hình đoàn người, ngựa đi săn trở về có đòn gánh buộc một con nai. Một con chó săn chạy đầu đoàn người về làng diễn tả niềm vui săn bắn. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi Lăng Ngải Sơn còn có tên gọi là An Lăng, hiện nay còn ở chân đồi khu Ao Bèo, thôn Trại Lốc, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh nằm trong Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều có một tượng chó đá dài khoảng 60cm, nằm khoanh tròn chân, thu vào trong lòng, đầu gục xuống, đuôi cong xuống. Tại hai làng Phổ Trung, Phổ Đông thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế có chó đá cũng được thờ có mái che, đặt ngay đầu xóm. Trước tượng chó đá có đĩa hương, đèn để thờ phụng. Dân hai làng ở đây cung kính gọi hai bức tượng chó đá là ngài “Thiên cẩu”. Những ngày rằm, mùng một người dân thường đến thắp nhang và cầu khấn.
Chùa Cầu ở Hội An, Quảng Nam ở miền Trung được xây dựng vào thế kỷ 17 có bảng câu đối chữ Hán có nhắc đến Chó là Thiên Cẩu – là một linh vật, Nhà Văn hóa Dân gian Nguyễn Bội Liên (1911-1996) có dịch và giải nghĩa câu đối chữ Hán ở phía cửa đông cầu:
“Thiên cẩu song tinh an cấn thổ,
Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân”.
Dịch là:
“Hai sao thiên cẩu ở yên nơi đất cấn
Hai tướng tử vi định được chốn quẻ khôn”.
Đôi câu đối chữ Hán ở cửa phía tây của cầu:
“Ngoạn nguyệt khách du châu vĩ điện,
Khán hoa nhân đáo mã đề lôi”
Dịch là:
“Khách ngắm trăng thuyền nhanh như chớp
Người xem hoa vó ngựa sấm vang”
Ở Hà Nội, gần sát đoạn lên dốc đường Thanh Niên, trên hồ Trúc Bạch có một gò đất nhỏ nổi lên, xưa có một ngôi miếu nhỏ, hoang phế gọi là Đền Cẩu Nhi. Thời kỳ 1980 – 1990 trong giới học giả Văn hóa đã từng có nhiều tranh luận về có hay không tục thờ Chó của người Việt, người phản đối tục thờ chó gay gắt nhất lúc đó là cố Giáo sư Đỗ Văn Ninh, ông là một Học giả uyên thâm, rất giỏi Hán văn và Pháp văn lại là một trong những học giả hàng đầu về khảo cổ học, sử học,…Tuy nhiên cuộc tranh luận cũng không phân thắng bại. Sau những năm 1995 – 2005, chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng đã phục hồi nhiều nghi lễ thờ phụng cổ truyền trong dân gian. Sau khi được xã hội hóa cho phép phục dựng lại ngôi miếu hoang phế thành đền đã được khánh thành tháng 08/2017, trên cửa đền có biển là Thủy Trung Tiên. Sách Tây Hồ Chí có ghi lại sự tích đền Cẩu Nhi có liên quan đến cuộc định đô Thăng Long của vua Lý Công Uẩn. Thời Hậu Lê, đền có tên là Thủy Tiên Từ. Theo một số tài liệu và bài viết về lịch sử ngôi đền Cẩu Nhi có dẫn tài liệu của Thư viện Quốc gia về một tấm ảnh chụp ở đây khoảng cuối thế kỷ 19 thấy có tấm hoành của miếu cũ ghi chữ Thủy Tiên Từ.
Nghiên cứu Dân tộc học đã cho thấy Con Chó được coi là Vật Tổ ( Totem) trong tín ngưỡng của người Cơ Tu. Truyền thuyết kể rằng, thuở xưa có một trận đại hồng thuỷ tiêu diệt muôn loài. Chỉ còn một cô gái và một con chó sống sót nhờ trốn vào một chiếc trống. Cô gái sống cùng với con chó như vợ chồng, sinh ra hai người con, một trai, một gái. Lớn lên, người con trai xuống đồng bằng, người con gái ở lại miền núi. Cuối cùng hai người lại gặp lại và lấy nhau, sinh ra một quả bầu. Từ quả bầu đó, người Cơ Tu, người Bru, người Tà Oi, người Việt…ra đời.
Truyền thuyết về ông Tổ Chó cũng còn thấy ở nhiều dân tộc khác ở Việt Nam như Chăm, Xê Đăng, Lô Lô, S’tiêng, Giẻ Triêng, Dao, … Người Dao có truyền thuyết và phong tục thờ ông Tổ Chó. Truyền thuyết kể rằng: “Xưa kia có ông vua của người Dao không có con trai chỉ sinh được 12 người con gái. Một ngày giặc sang xâm lược, vua liền truyền rằng ai đánh thắng giặc vua sẽ gả cả cho 12 cô con gái, vua cầu khấn Trời để xin. Rồi xuất hiện một Long Khuyển ngũ sắc, đầu Chó, mình Rồng, lông ngũ sắc, lại có 12 cái đuôi, đến xin vua cho đánh giặc. Long Khuyển ra trận diệt hết giặc rồi trở về gặp Vua. Nhà vua liền gả các con gái cho Long Khuyển được vua truyền ngôi báu”. Để nhớ ơn con Long Khuyển đã có công dẹp giặc cứu dân nên người Dao thêu hình con chó với bốn chân chó ở sau áo.
Văn học dân gian có tác phẩm Lục súc tranh công (khuyết danh) viết bằng chữ Nôm, xuất hiện khoảng đầu TK XX, con chó có mặt để nói về công trạng của mình:
“Đêm năm canh con mắt như chong:
Đứa đạo tặc nép oai khủng động.
Ngày sáu khắc, lỗ tai bằng trống,
Đứa gian tham thấy bóng cũng kinh.
Lại đến ngày kỵ lạp tiên sinh,
Cũng ra sức săn chồn, đuổi sóc.
Bao quản chui gai, lước góc,
Chi này múa mỏ, lòn hang…”
“Khi sống thì giữ gìn của đời,
Khi thác xuống giữ cầu âm giải,
Người có phước, muông đưa ra khỏi,
Ai vô nhân, qua chẳng đặng đâu!
Chủ có lòng suy trước, xét sau,
Khi lâm tử gạo tiền tống táng.
Chủ đã có công dày ngãi rộng,
Muông dễ không tiếp rước đãi đưa…”
Trước thời điểm ra đời của Lục súc tranh công, có lẽ dân Việt chỉ biết chó qua văn chương Hán học. Khi được coi là Linh vật, chó đá được đục khắc một hình hài oai nghiêm tĩnh lặng đặt hai bên trước cổng đền, chùa, miếu. Trong nghệ thuật tín ngưỡng Việt, từ hình ảnh Chó – một gia súc, qua sáng tạo, thần hóa thành Chó Đá, rồi để tăng thêm sự linh thiêng, quyền uy trấn giữ ma quỷ nhưng vẫn gần gũi với đời sống người Việt thì Chó Đá biến thành Con Nghê, với tư thế bốn chân ngồi canh giữ giống chó đá, nhưng về hình thức lại biến hóa có vây, có vẩy, dáng ngồi như chó, thân hình lại như rồng mà không phải là rồng.
Tra chữ Nghê trong Từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế, tại trang 1213 có ghi chú giải chữ Nghê là Ráng Trời, viết bộ Võ, nghĩa là: “Trời mây sắc đỏ”. Không rõ chữ “ Nghê” là một danh từ thuần Việt, không có trong Hán tự, hay là chữ Nôm? Khác chó đá ở hình thái linh vật bên ngoài, Con Nghê có lúc được đưa lên cao hơn khi Chó Đá chỉ ngồi ở dưới đất. Nhiều tượng Con Nghê được đặt trên đỉnh trụ tam quan, trên mái đền, chùa ở khắp các vùng Bắc bộ Việt Nam. Con Nghê còn được dùng để trang trí trong các ngôi đình cổ ở Việt Nam. Hình tượng Con Nghê được chạm xà bẩy từ cột ra để đỡ xà dọc ở mái ngoài, được gắn trên đầu đao đình, chùa, đền, phủ.
Lược trích một số thông tin về hình tượng Con Nghê: Một số cổ vật tượng và hình Con Nghê đang lưu giữ tại Bảo tàng Guimet, Paris, Pháp: 1/ Chân đèn có tượng Nghê, chế tạo vào năm 1637 tại Bát Tràng, Hà Nội.2/ Đĩa vẽ hình Con Nghê. Tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Hà Nội hiện đang lưu giữ 08 cổ vật hình Con Nghê được làm qua nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Con Nghê thường được thấy qua các món đồ gốm cổ như: Tượng con Nghê, bình đốt trầm hương trên bàn thờ, nậm rượu hình con Nghê, chân đèn hình con nghê, đĩa trang trí hình con nghê. Còn lưu giữ được các hiện vật Con Nghê thời Lý làm bằng gốm ở chùa Cổ Chất, tỉnh Nam Định.
Nghê đá, thế kỷ 17, lăng Họ Ngọ, Hiệp Hòa, Bắc Giang, hai Con Nghê đá, thế kỷ 18, lăng Dinh Hương, Hiệp Hòa, Bắc Giang, Nghê đá, thế kỷ 17, đền Gióng, Gia Lâm,Hà Nội,
Về chữ “Cẩu” có thể được dùng đầu tiên của Cao Bá Quát làm bài thơ tả hai ông quan chửi nhau vào thời vua Tự Đức (1847-1883). Các danh từ về chó có trong thơ văn như Khuyễn mã hay Sài lang, là nói về giống Chó Rừng hung dữ, xấu xí đáng ghét, không phải là loài chó nhà hiền lành thông minh, có hình dáng, lông sắc phong phú như sau này. Trong các sách truyện đời xưa, khi dùng từ “quân cẩu trệ” là muốn ám chỉ sự nhục mạ đối tượng. Đây là mặt trái, xấu bẩn và ác của “Con” chó cũng như phần xấu, ác trong “ Con” của Người.
Trong đời sống hàng ngày, chó là con vật thông minh, trung thành nhất trong các gia súc. Nhiều tác phẩm văn học đã ví tình yêu trung thủy, sự trung thành như: “ Con Chó”. Có nhiều chuyện về sự trung thành, chí tình của con chó với chủ nuôi. Dân gian có câu: “ Chó không chê chủ khó, Con không chê bố mẹ nghèo”. Trong hồi ký “ Những năm tháng ấy” của Nhà văn Vũ Ngọc Phan có viết chuyện cảm động về một con chó vàng, lùn đặt tên là Con Vịt rất khôn, khi chủ chết, nó bỏ ăn năm dưới gầm gường cũ của chủ, rồi chết: “ Bà ngoại tôi có nuôi một con chó thấp lè lè tè đặt tên là Vịt. Khi nhà có giỗ, bà ngoại tôi bảo con Vịt rằng: “ Hôm nay nhà có giỗ đấy. Vịt lên Hàng Bồ mà ăn cỗ” Thế là Vịt ta ve vẩy cái đuôi, tỏ ra đã hiểu, một lát sau nó từ Hàng Gai chạy lên Hàng Bồ một mình, ăn cỗ xong, nó lại trở về Hàng Gia là nơi ông bà ngoại tôi ở. Sau khi ông ngoại tôi mất, con vịt cứ nằm dưới gầm gường ông ngoại tôi, nhịn ăn, rồi chết” .
Chính tác giả viết sách này cũng thích nuôi chó, cũng chỉ nuôi chó ta. Những năm 1990 ở Triệu Việt Vương, Hà Nội nhà tôi ở có sân vườn cũng đã nuôi hàng chục lần chó. Khi tôi đi các nơi đều chăm chú hỏi kinh nghiệm chọn chó ta thế nào là khôn. Tuy nhiên chọn được con chó ta khôn rất khó. Chó ta khôn thì sự hiểu của nó gần như đứa bé dưới 10 tuổi, không cần ra hiệu chỉ nói cũng biết làm theo lệnh chủ. Tôi (tác giả) có một người bạn nuôi được con chó ta độ 3 tuổi, khôn, đang độ khỏe, lông mượt bóng. Một hôm bạn tôi đùa bảo: “ Tao cho mày vào nồi,…”, tưởng nó không hiểu, chỉ đùa, con chó hiểu sợ nhất định không ăn uống rồi chết. Sau lần ấy, bạn tôi ân hận mãi, rồi cũng không bao giờ chọn mua hay nuôi được con chó nào nữa, cứ mang về nuôi không chết thì bỏ nhà đi. Những người nuôi chó lâu năm nói: “ Bị con chó trước nó oán,…” .
Như vậy con chó là một trong những loài vật được Người Việt nuôi từ rất sớm, nếu không nói là một trong những Dân tộc đầu tiên thuần hóa Chó Rừng thành Chó Nhà trong buổi bình minh Nhân loại. Từ nhiều những chứng khoa học đã được công bố, xác minh, trong phong tục truyền thống Việt đã không ăn thịt chó. Giáo lý cổ xưa nay còn lưu giữ truyền kỳ của Đạo Thánh Mẫu Việt có trên di tích Thiên Đàn do Vua Việt là Đế Minh lập để tế cáo Trời, Đất, dấu tích hiện vẫn còn trên núi Đại Minh, Quảng Tây, Trung Quốc có niên đại khá chính xác là năm Nhâm Tuất, cách đây 4,879 năm có khắc hàng nghìn chữ Việt cổ về chiêm bói, cúng tế và hình khắc vẽ chim và các biểu tượng khác được giải nghĩa thờ Tam vị là Trời, Đất, Nước,… đến nay vẫn còn tồn tại trong tục thờ phụng Gia Tiên của Tam Tòa Thánh Mẫu là cấm kỵ ăn thịt chó, vì ăn thịt chó không khác gì ăn thịt người bạn trung thành. Người Việt gọi Chó là Tuất, được xếp hạng thứ 11 trong Lịch 12 con Giáp, Tuất đứng trước Con Lợn – Là Hợi.
Về nguồn gốc phong tục ăn thịt chó của người Bắc Việt Nam hiện vẫn chưa có một tài liệu, chứng cứ khoa học xác thực nào.Sự ăn thịt chó của người Bắc Việt Nam có được một số giáo sỹ người Pháp viết trong bài “Bản tường trình về xứ Đàng Ngoài của cha Baladinotti” được dịch theo bản tiếng Pháp: “La relation sur le Tonkin du P. Buldinotti. BEFEO. 1903. tr. 71 -78, được viết từ Ma Cao, ngày 12-11-1626 và chuyện người Việt ăn thịt chó trong bài “Những ghi chép về xứ Bắc kỳ của đức ông De la Bissachère” được ghi như sau: “Thịt chó được xem là tuyệt hảo hơn cả và giá bán là rất đắt. Lần đầu tiên 1 người Châu Âu ăn thịt chó cần phải dằn lòng và cảm thấy bị cứa nát trái tim song đã qua rồi thì chẳng còn thấy khổ đau chi nữa”. Cuốn nữa là cuốn “Lịch sử tự nhiên, dân sự và chính trị xứ đàng ngoài” của tác giả người anh là Richard, ông này cũng là thầy tu. Về tục ăn thịt chó thì ông ta viết như sau: “Tôi đã chứng kiến họ mổ thịt con chó, sau đó họ chế biến ra các món” cho thấy người dân Đàng ngoài (miền Bắc Việt Nam) đã ăn thịt chó từ thế kỷ 18, các thư tịch trước đó hiện chưa tra cứu được tục ăn thịt chó của người Việt. Bác sỹ Horcacs có viết trong sách “Một chiến dịch ở Bắc kỳ” . Tác giả là bác sĩ trong đội quân Pháp đánh thành Hà Nội vào cuối thế kỷ 19. Horcacs viết chuyện khi ở Thăng Long –Hà Nội có kể bán thịt chó: “Năm 1883, tôi từ trong thành Hà Nội đi ra chợ Cửa Đông chơi, tôi thấy có quá nhiều người bày bán thịt chó, họ để cả con vàng ươm. Nó được mang từ ngoại ô vào…”.
Tập sách Món ngon Hà Nội, khi đề cập món thịt chó, nhà văn Vũ Bằng đã viết:
“Ngả con cầy ra đánh chén! “Sống ở trên đời, ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không?”. Thôi thì được ngày nào hãy cứ biết chiều ông thần khẩu ngày ấy đã, sau ra sao sẽ liệu. Ấy thế mà chưa biết chừng ăn một bữa cầy vào, cái vận mình nó lại chuyển hung thành cát, chuyển đen thành đỏ thì lại càng hay, chớ có sao đâu?Thật vậy, thịt cầy ở nước ta không phải là một món ăn như thịt dê, thịt lợn, nhưng nó lại còn là một niềm tin tưởng trong dân gian nữa. Vận đương xúi quẩy, ăn một bữa thịt chó vào, người ta rất có hy vọng giải đen. Đánh bạc thua liền ba đêm, này! Ăn một bữa thịt chó, có người gỡ lại hết cả tiền thua, mà lại còn được thêm là khác. Thử hỏi trong tất cả các món ăn trên thế giới có món ăn nào khả dĩ lại di chuyển được vận hạn của con người đến thế hay không?Nhưng dẫu sao, chuyện di chuyển vận hạn cũng là chuyện của tương lai huyền bí. Nói ngay chuyện thiết thực ở trước mắt mà chơi.” Dù sao, đây mới chỉ là cách viết của một Nhà văn Lãng tử trong đám “Nghiện rượu thịt chó”, chưa lấy gì tin cậy.
Trên website MonngonHanoi.com, một bài viết có đoạn với nội dung tương tự: “Trước tiên đó là thói quen “giải đen” cuối tháng bằng thịt chó. Người Việt kiêng không bao giờ ăn thịt chó vào ngày đầu năm, đầu tháng, song họ tin rằng ăn thịt chó vào những ngày cuối năm, cuối tháng lại có thể xua đi vận đen đủi, “rửa sạch” rủi ro để bước sang năm mới may mắn hơn. Sang đến đầu tháng người ta thường ăn những món ăn như tiết canh với màu đỏ của huyết hi vọng cả tháng sẽ gặp nhiều điềm lành. Thế mới nói, niềm tin về thực phẩm may mắn không chỉ dừng lại ở những món ăn may mắn đó còn là những món ăn giúp xua đi vận hạn, rủi ro. Như thế có thể nói rằng: thịt chó không phải là món ăn truyền thống của người Việt, vì thế việc kiêng cữ ăn thịt chó trong những thời điểm nhất định chắc chắn là do đệ tử của món Cờ tây – Cầy tơ sau này đặt ra mà thôi !”
Tác giả Tôn Thất Thọ viết trong bài: “ Thịt chó có phải món ăn truyền thống của người Việt” đăng trên Web nghiencuulichsu có nhận xét (lược trích):
“Khoảng thập niên 1930, Hà Nội chỉ mới có 4 hay 5 quán thịt chó. Trong khi đó ở Nam Bộ Việt Nam không có quán nào, gần như không mấy người biết ăn. Nguyên nhân là là vì miền Nam lệ thuộc nhiều vào văn hóa Pháp, họ rất thương chó, dĩ nhiên là họ có đủ mọi phương tiện luật pháp để ngăn cấm. (Nhưng cũng có thể là do chưa có ai bày cách làm thịt chó, nhất là cách dùng các thứ gia vị!). Cũng theo nhà văn này, ở trong Nam, tương tự như món Phở, chỉ biết thưởng thức món thịt chó từ sau phong trào “di cư” 1954 của dân miền Bắc. Trước 1975, tại một vài xóm đạo, chợ Ông Tạ, giáo xứ Tân Hương ở Tân Bình và Thủ Đức,… những “tông đồ” có thể tìm cho mình những thứ khoái khẩu, “nguyên zin” với cách pha chế được bê nguyên từ phương Bắc vào.
Như vậy từ cách ăn thịt chó chưa trở thành trào lưu, phong tục, có thể đoán là thịt chó chỉ phổ biến và thịnh hành trong dân gian ở miền Bắc vào khoảng thập niên 1910-1920. Thời điểm này trùng hợp với tình trạng chiến tranh và loạn sứ quân bên Trung Quốc sau Cách mạng Tân Hợi (1911), phải chăng sự thiếu thốn là lý do đầu tiên đưa đến việc nhiều người phải dùng đến món thịt chó như bên Trung Quốc, và từ đó mới phổ biến lan sang tới Việt Nam.
Như vậy có thể đoán là thịt chó chỉ phổ biến và thịnh hành trong dân gian ở miền Bắc vào khoảng thập niên 1910-1920. Thời điểm này trùng hợp với tình trạng chiến tranh và loạn sứ quân bên Trung Quốc sau Cách mạng Tân Hợi (1911), phải chăng sự thiếu thốn là lý do đầu tiên đưa đến việc nhiều người phải dùng đến món thịt chó như bên Trung Quốc, và từ đó mới phổ biến lan sang tới Việt Nam, Trung Quốc, thì thế nào cũng lan truyền qua Việt Nam theo đường biên giới. Điều này có thể kiểm chứng được bằng dữ kiện cho thấy, đa số cư dân ở các vùng ven biển từ Móng Cái- Lạng Sơn chạy dọc theo bờ biển về đến Hải Phòng đều biết ăn và làm thịt Cầy ( có người cho rằng, từ Cầy có lẽ xuất phát từ chữ Cẩu nhưng được đọc âm khác đi vì kiêng cữ, sợ nói thành “thịt Cậu” chăng ?),…”
Người dân bản địa Sài Gòn có nhận xét: “ Những quán thịt chó chỉ xuất hiện lần đầu tiên tại Sài Gòn là vào những năm 30-40 của thế kỷ trước, và cũng chỉ bó hẹp trong cộng đồng những người Bắc vào Nam lập nghiệp. Trước 1975, tại một vài xóm đạo, chợ Ông Tạ, giáo xứ Tân Hương ở Tân Bình và Thủ Đức,… những “tông đồ” có thể tìm cho mình những thứ khoái khẩu, “nguyên zin” với cách pha chế được bê nguyên từ phương Bắc vào.”
Việc ăn thịt chó tại miền Bắc Việt Nam xuất hiện khi người Trung Quốc chạy sang cư ngụ ở Bắc bộ Việt Nam từ loạn Bạch Liên giáo ở Trung Quốc thời kỳ vua Gia Khánh (1796 – 1820) đến các triều đại Hàm Phong, Đồng trị Nhà Thanh đến loạn Thái Bình Thiên quốc, Thiên địa Hội, loạn Người Mèo và Giáo phái ở Quý Châu, lại còn có Hồng Hiệu, Thanh Hiệu, Bạch hiệu,… mỗi cuộc biến loạn tập hợp được từ vài vạn đến hàng mấy chục vạn quân vì “ Dân thù quan binh hơn thù giặc” . Thêm vào đó các Giáo phái Hồi, Hán, Di đều kêu gọi “ Phản Thanh, Phục Minh”. Lúc đó Trung Quốc thành một chảo lửa khổng lồ, bên trong thì nội chiến, bên ngoài Liên quân năm nước Anh, Đức, Pháp, Nga, Nhật Bản bao vây xâm chiếm. Nạn xâm lăng Trung Quốc mở đầu bằng cuộc chiến Nha Phiến 1838 của Anh với triều đình Mãn Thanh làm Trung Quốc thua trận đầu hàng ký Hiệp ước Nam Kinh 1842, cùng lúc cuộc khởi nghĩa của Thái Bình Thiên Quốc đã làm cho hơn 30 triệu người thương vong. Vùng lãnh thổ trù phú rộng lớn phía nam Trung Quốc trở thành hoang vu. Rất có thể tục ăn thịt chó ở Nam Trung Quốc đã truyền vào miền Bắc Việt Nam thời kỳ loạn lạc, đói kém khủng khiếp này, khi mà ở Trung Quốc có ghi ăn cả thịt người. Thịt Chó do Người Hán chạy loạn sang Bắc Việt được các Giáo sỹ Pháp đã ghi lại trong tự chuyện của họ về sự buôn bán thịt chó ở Thăng Long – Hà Nội.
Ngay ở Nhật Bản, sự truyền bá các giáo lý của Phật giáo Đại thừa, Thiền giáo, Thần đạo nên người Nhật hạn chế ăn thịt chó. Không vì thế mà người Nhật không ăn, thịt chó rất phổ biến ở Nhật-bản Năm 675 sau CN. Chỉ từ khi Hoàng đế Temmu ra chiếu chỉ cấm ăn thịt chó từ tháng 4 cho đến tháng 9 hàng năm vì Temmu khi ra trận thường có chó đi theo. Ngày 17/6/2014 Chính phủ Nhật Bản ban hành Luật về việc cấm ăn thịt chó vì ở đất nước Nhật Bản chó là một con vật linh thiêng và được tôn thờ. Tuy nhiên đến nay giữa phong tục và luật pháp chưa thể triệt để, theo số liệu thống kê năm 2008 Nhật bản vẫn nhập khẩu 5 tấn thịt chó từ Trung quốc, trong khi nhập khẩu thịt bò là 4, 714. Thông tin Du lịch Nhật Bản cho biết: “ Có một nhà hàng tại Ikebukuro, Tokyo có tên là Fun Fun Shop và món ăn Trung Quốc nhưng lại phục vụ khách hàng bằng 7 món thịt chó khác nhau với giá khá cao. Một nồi lẩu thịt chó thịnh soạn [Nhỏ] 3.800 yên (US$47) [Lớn] 5.000 yên (US$62).Thịt chó rán 2.000 yên (US$25).Súp thịt chó 1.100 yên (US$13).Thịt chó được làm tươi 1.680 yên (US$21).Lẩu thịt chó và đậu hũ 1.600 yên (US$20).Một suất thịt chó 1.800 yên (US$22). Không rõ xuất xứ của những chú chó đến từ đâu. Một vài nguồn tin cho rằng thịt chó được nhập khẩu đông lạnh từ Trung Quốc.” – Trích từ Websit VIETSENSE TRAVEL ngày 26/05/2018.
Theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng, cội nguồn ăn thịt chó bắt đầu từ lễ hiến tế chó trong tín ngưỡng dân gian. Kết quả khảo cứu thực tiễn hơn 37 năm lại cho thấy trong tất cả các Lễ Hội dân gian cũng như thư tịch cổ ở miền Bắc Việt Nam chưa từng có mâm Lễ nào có món thịt chó, đến ngay mâm cúng giỗ Gia tiên cũng tuyệt đối không có thịt chó. Tra cứu các Giáo lý truyền kỳ mấy nghìn năm thì thịt chó là một trong các điều cấm kỵ của của Đạo Thánh Mẫu Việt. Khi tra cứu về khảo sát Dân tộc học cũng như thư tịch cổ đều không rõ Gs Trần Quốc Vượng căn cứ vào đâu để đưa ra nhận định như vậy? Sau này có nhiều báo chí, bài viết chỉ copy một cách vô thức, đã không đối chiếu khoa học cứ chép nguyên như vậy là một sai lầm tai hại.
Họ